Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lí Đổi Mới Ppdh Các Môn Khtn Ở Trường Thcs

Việc tự học đối với các môn KHTN là thời gian để học sinh kiểm tra tính đúng đắn giữa lý thuyết và thực tế cuộc sống hàng ngày và áp dụng những lý thuyết đã học trên lớp vào thực tiễn đồng thời khám phá kiến thức mới…

d) Kiểm tra, đánh giá hoạt động đổi mới PPDH các môn KHTN ở trường THCS

* Mục đích kiểm tra

- Kiểm tra là một nhiệm vụ trong chu trình quản lý, thông qua kiểm tra để người quản lý nắm được kết quả đạt được đến đâu của việc đổi mới PPDH của các môn KHTN, rút ra được những ưu điểm, hạn chế trong công tác triển khai kế hoạch, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, ngăn chặn các sai phạm, giúp đỡ đối tượng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời giúp cho nhà quản lý điều chỉnh hoạt động quản lý đổi mới PPDH đi đúng hướng.

* Các nội dung kiểm tra, đánh giá đổi mới PPDH

- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH của nhà trường, tổ / nhóm chuyên, giáo viên.

- Kiểm tra việc sinh hoạt chuyên môn theo nội dung đổi mới.

- Kiểm tra việc soạn giáo án/ chuyên đề dạy học đổi mới PPDH (Giáo án/chuyên đề dạy học theo 5 bước).

- Dự giờ dạy học theo đổi mới PPDH.

- Kiểm tra việc sử dụng TBDH, ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

- Kiểm tra việc chấm, chữa bài cho học sinh.

- Kiểm tra CSVC, TBDH, tài chính đáp ứng đổi mới PPDH.

* Tổ chức kiểm tra đổi mới PPDH

- Xây dựng lực lượng kiểm tra: Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban

kiểm tra nội bộ trường học gồm những thành viên có uy tín, có nghiệp vụ chuyên môn sư phạm giỏi, hiệu trưởng là trưởng ban kiểm tra.

- Phân cấp kiểm tra: Hiệu trưởng có thể kiểm tra trực tiếp hoặc ủy quyền cho phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và các thành viên của Ban kiểm tra nội bộ.

- Xây dựng chế độ kiểm tra: Hiệu trưởng quy định thể thức làm việc, nhiệm vụ, quy trình, thời gian tiến hành.

- Kết quả kiểm tra được tổng hợp gửi về cho trưởng ban kiểm tra trong một thời gian quy định.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đổi mới PPDH các môn KHTN ở trường THCS

1.4.1. Các yếu tố chủ quan

- Năng lực, phẩm chất của CBQL, GV:

Để đạt hiệu quả trong công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn KHTN, người làm công tác quản lý phải hiểu rõ mục tiêu đổi mới PPDH nói chung và PPDH các môn KHTN nói riêng, phải có sự quyết tâm, đi đầu trong việc đổi mới PPDH; Người quản lý phải là nhà giáo có kinh nghiệm, có năng lực, có uy tín chuyên môn, biết cách tổ chức các hoạt động đổi mới một cách có hiệu quả, ưu tiên nội dung nào trước, nội dung nào sau.

Hiệu trưởng là người tiên phong trong đổi mới PPDH, phải tạo mọi điều kiện cho giáo viên được giúp đỡ về công tác chuyên môn, vượt qua tâm lý ngại khó khăn, ngại thay đổi để họ hoàn thành nhiệm vụ và trưởng thành. Nếu thiếu sự giúp đỡ của tập thể, của đồng nghiệp, họ sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Vì vậy, nhà trường và tổ chuyên môn là môi trường thuận lợi nhất cho hoạt động, cho sự trưởng thành của họ, rèn luyện cho họ những phẩm chất nhân cách công dân và phẩm chất nhân cách nghề nghiệp phù hợp.

Đổi mới PPDH có đạt được kết quả mong muốn hay không phụ thuộc phần lớn vào năng lực của đội ngũ giáo viên. Nếu từng thành viên chẳng những có tinh thần trách nhiệm cao mà còn có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt thì hoạt động đổi mới PPDH sẽ diễn ra thuận lợi, kết quả thực hiện sẽ được nâng cao.

Đội ngũ giáo viên dạy môn KHTN ở trường THCS hiện nay được đào tạo theo chuẩn đạt trình độ cao đẳng, nhiều giáo viên đã học lên Đại học để nâng cao trình độ chuyên môn, một số ít có trình độ thạc sỹ. Nhiều giáo viên đã tích cực đổi mới PPDH, bắt nhịp được với xu thế đổi mới giáo dục hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh đó có một số ít giáo có năng lực chưa cập với chuẩn đầu ra, chưa tích cực trong việc đổi mới PPDH, thiếu sự đầu tư cho chuyên môn, kỹ năng sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học hạn chế, kỹ năng sử dụng máy vi tính, chưa biết khai thác ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, chưa chủ động tổ chức hoạt động cho học sinh... hoặc chịu ảnh hưởng cơ chế thị trường, quan tâm làm việc khác không có thời gian để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy.

- Tính tích cực trong học tập của học sinh:

Trong một thời gian dài chất lượng giáo dục chưa được đánh giá thực chất còn chạy theo "bệnh thành tích"và học sinh quen với cách học cũ nên chất lượng thấp thì việc quản lý hoạt động đổi mới PPDH sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, thời gian triển khai sẽ phải kéo dài và cần thực hiện nhiều biện pháp trong cùng một thời điểm. Từ việc dạy của giáo viên nên các kỹ năng cần có để học sinh học tốt các môn KHTN còn gặp nhiều khó khăn, chưa thành nề nếp.

1.4.2. Các yếu tố khách quan

- Yêu cầu đổi mới của giáo dục và đào tạo:

Giáo dục là một hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến lợi ích, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế - xã hội, là động lực cơ bản để đẩy nhanh tiến trình phát triển của mọi quốc gia. Từ cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, hầu hết các nước phát triển, đang phát triển và chậm phát triển đều tiến hành đổi mới và cải cách giáo dục. Mọi quốc gia đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, tất cả đều quan tâm đến giáo dục, luôn tạo điều kiện để giáo dục đi trước một bước. Giáo dục thực sự trở thành yếu tố quyết định trong phát triển đất nước và cạnh tranh quốc tế.

Trong nhiều thập kỷ qua Việt Nam luôn đổi mới giáo dục để bắt kịp với xu thế phát triển của thế giới. Sau khi có Nghị quyết 29 về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Đào tạo, các dự thảo đề án Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam và đề án Đổi mới chương trình và SGK cũng đã được soạn thảo và tích cực hoàn thiện. Đây chính là những cơ sở pháp lý và vững chắc cho việc chuẩn bị đổi mới, phát triển chương trình nói chung và các môn KHTN nói riêng và cũng là động lực to lớn tác động đến định hướng đổi mới phương pháp dạy học các môn KHTN.

Đất nước ta đang hội nhập sâu rộng với thế giới, đòi hỏi nguồn nhân lực phải đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế, là động lực để phát triển giáo dục. Nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, người dạy, người học có nhiều điều kiện tiếp cận với những kênh thông tin, nguồn học liệu từ các kênh thông tin, mạng Internet …

Quá trình đổi mới giáo dục, xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia dẫn đến cơ sở vật chất, phòng bộ môn, các phương tiện dạy học hiện đại được tăng cường. Công tác Kiểm định chất lượng đang được triển khai rộng khắp, các trường học phải

đảm bảo đủ CSVC, nâng cao chất lượng đảm bảo các tiêu chí kiểm định chất lượng hiện nay.

- Sự quan tâm tới công tác giáo dục của địa phương:

Các địa phương hiện nay luôn quan tâm đến phong trào giáo dục địa phương mình, các cấp ủy Đảng, chính quyền ra các nghị quyết về giáo dục, quan tâm xây dựng CSVC…cho nhà trường. Phong trào hiếu học địa phương được nâng cao hơn, các gia đình quan tâm, coi trọng việc học của con em đã có ảnh hưởng to lớn đến đổi mới PPDH.

Kết luận chương 1


Trong chương 1 luận văn đã tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu; phân tích và làm rõ thêm một số khái niệm công cụ, đó là quản lý đổi mới PPDH các môn KHTN ở trường THCS.

Qua nghiên cứu lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý PPDH, quản lý đổi mới PPDH các môn KHTN ở trường THCS tôi nhận thấy:

Để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường hiện nay, đổi mới PPDH đóng vai trò then chốt. Một trong những mục tiêu phát triển giáo dục của nước ta trong giai đoạn hiện nay là phải nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng với yêu cầu của đổi mới giáo dục, đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao về nguồn nhân lực trong công cuộc CHH- HĐH đất nước.

Quản lý đổi mới PPDH nói chung và PPDH các môn KHTN nói riêng luôn là một hoạt động đặc thù và cốt lõi của người hiệu trưởng. Chính vì vậy, người Hiệu trưởng phải nắm vững kiến thức lý luận về quản lý, quản lý PPDH, có trình độ lý luận vững vàng trên cơ sở đó đề ra những biện pháp quản lý tốt nhất, linh hoạt phù hợp với thực tế nhà trường, vận dụng sáng tạo trong quản lý đổi mới PPDH thực hiện mục tiêu của cấp học.

Để quản lý đổi mới PPDH các môn KHTN đạt hiệu quả cần chú trọng những nội dung quản lý sau:

Quản lý đổi mới PPDH của giáo viên, phương pháp học của học sinh; quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả dạy và học tập; quản lý các điều kiện hỗ trợ đổi mới PPDH. Bên cạch đó nhà quản lý phải linh hoạt mềm dẻo, nhạy bén trong việc thực hiện các hoạt động của nội dung quản lý trên cơ sở thực hiện đầy đủ các chức năng của người quản lý như: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đặc biệt phải chú ý các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý đổi mới PPDH trong nhà trường.

Những cơ sở lý luận trên là căn cứ khoa học để tôi tiến hành điều tra khảo sát thực trạng đổi mới quản lý PPDH các môn KHTN và đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới PPDH các môn KHTN ở trường THCS huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ‌

HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ


2.1. Khái quát về giáo dục của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Khái quát về tình hình giáo dục THCS của huyện Lâm Thao

a) Quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh

Bảng 2.1: Quy mô, mạng lưới trường lớp cấp THCS huyện Lâm Thao



TT


Tên trường THCS

Số lớp

Số HS

CBQL; GV; NV

Tỉ lệ

TN THCS

Tỷ lệ

vào THPT

Hạng trường

T/Số

CBQL

GV

NV

1

TH&THCS Hợp Hải

4

118

11

2

9

1

100

68,0

3

2

THCS Lâm Thao

16

631

38

3

32

3

100

100,0

3

3

THCS Cao Mại

13

451

29

3

24

2

100

71,1

3

4

THCS Sơn Vi

13

454

29

3

24

2

100

90,6

3

5

THCS Sơn Dương

8

224

20

2

16

2

100

67,4

3

6

THCS Tứ Xã

16

637

35

3

30

2

100

98,1

3

7

THCS Kinh Kệ

8

226

21

2

16

3

100

70,5

3

8

THCS Bản Nguyên

12

444

24

2

21

1

100

83,0

3

9

THCS Vĩnh Lại

12

326

28

2

24

2

100

79,8

3

10

THCS Cao Xá

12

426

34

2

27

5

100

63,4

3

11

THCS Thạch Sơn

12

339

25

2

21

2

100

46,8

3

12

THCS Supe

16

540

34

3

28

3

100

88,2

3

13

THCS Xuân Lũng

8

259

20

2

16

2

100

70,7

3

14

THCS Xuân Huy

8

226

19

2

15

2

100

82,5

3

15

THCS Tiên Kiên

12

367

30

2

23

5

100

43,2

3

Cộng

170

5668

397

35

326

37

100

87,1


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở huyện Lâm Thao, Phú Thọ - 5

Nguồn: Phòng GD&ĐT Lâm Thao

Mạng lưới trường lớp cấp THCS huyện Lâm Thao được phân bổ đều cho các xã, thị trấn, 15/15 xã, thị trấn đều có trường có cấp THCS.

Trong những năm gần đây cùng với việc xây dựng nông thôn mới, huyện Lâm Thao cũng quan tâm đến việc xây dựng hệ thống CSVC các trường trong huyện, đặc biệt là quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng HSG các cấp. Huyện xây dựng 01 trường chất lượng cao đó là trường THCS Lâm Thao, có thể nói đây là trung tâm đổi mới PPDH, bồi dưỡng HSG cấp THCS cho huyện nhà, trường được tuyển học sinh trong toàn huyện có đủ năng lực tham gia các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi. Phòng Giáo dục và Đào tạo Lâm Thao đã có tham mưu, tạo điều kiện thuận lợi về đội ngũ giáo viên có năng lực tốt, giàu kinh nghiệm về công tác tại trường THCS Lâm Thao. Huyện có 01 trường trường liên cấp TH&THCS mặc dù có số lớp ít, lượng học sinh không nhiều song đều nhận được sự đầu tư cơ bản về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học theo đúng yêu cầu cấp THCS.

b) Đội ngũ cán bộ, giáo viên

Mặt bằng đội ngũ giáo viên THCS huyện Lâm Thao có tỉ lệ thấp hơn so với các huyện khác trong tỉnh, cơ cấu tương đối đồng bộ, tuy nhiên ở một số đơn vị vẫn xảy ra tình trạng thiếu giáo viên ở một số môn: Toán, Lý, Địa, Sử tin học; thiếu nhân viên thư viện, thiết bị thí nghiệm, y tế. Tình trạng giáo viên phải dạy chéo môn, dạy kiêm nhiệm, dạy môn không được đào tạo vẫn xảy ra.

Trình độ đào tạo chuyên môn của giáo viên 100% đạt chuẩn và 79,4% trên chuẩn. Nhìn chung toàn bộ đội ngũ CBQL, giáo viên hiện nay của các trường THCS trong huyện về cơ bản đều đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Điều này cũng đã có những tác động tích cực trong việc thực hiện đổi mới PPDH trong các nhà trường THCS.

Hàng năm, các trường đều có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, động viên, khuyến khích giáo viên tham gia thi Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, tham dự thi Giáo viên dạy giỏi cấp huyện 2 năm/ lần; dự thi Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh 4 năm/ lần. Các hoạt động này giúp đội ngũ giáo viên có nghiệp vụ vững vàng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; Hàng năm giáo viên đều tích cực tham gia BDTX; ngoài ra phòng GD còn tổ chức thi năng lực các bộ môn cho giáo viên; Vì vậy đa sô giáo viên trong huyện có tay nghề vững.

Tuy vậy, còn có giáo viên của một số trường tuổi cao nên việc tiếp cận, sử dụng CNTT, các phương tiện hiện đại để soạn giáo án, thiết kế bài giảng, SHCM trên trường học kết nối, tính để cộng điểm, xếp loại và thông báo kết quả trên mạng để học sinh, phụ huynh nắm bắt còn chưa hiệu quả nên đã làm chậm đổi mới phương pháp dạy học và chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển giáo dục và yêu cầu hiện nay của xã hội.

Bảng 2.2: Đội ngũ cán bộ giáo viên THCS huyện Lâm Thao năm học 2017 - 2018

Tổng số GV

Cao đẳng

Đại học

Thạc sỹ

Danh hiệu

GV dạy giỏi

SKKN đã được

xếp loại

TS

%

TS

%

TS

%

Huyện

Tỉnh

Huyện

Tỉnh

335

69

20,6

260

70,7

6

8,7

80

15



Nguồn: Phòng GD&ĐT Lâm Thao


Bảng 2.3: Cơ cấu độ tuổi giáo viên THCS năm học 2017 - 2018



T/ số GV

Tuổi dưới 30

Từ 30 - dưới

40

Từ 40-50

Từ 51-60

T/số

%

T/số

%

T/số

%

T/số

%

335

15

4,5

103

30,7

182

54,3

35

10,4

Nguồn: Phòng GD&ĐT Lâm Thao


c) Cán bộ quản lý cấp THCS

Về trình độ chuyên môn: 100% CBQL của 15 trường THCS đã đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn đạt 97,1%. Về trình độ quản lí: 100% CBQL đã qua các lớp bồi dưỡng về quản lý giáo dục, quản lý nhà nước. Đây là một thuận lợi trong công tác quản lý nhà trường và quản lý đổi mớiPPDH.

Đánh giá về chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tỉ lệ đạt Xuất sắc trên 96%; không có xếp loại Trung bình, tuy nhiên nhưng vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu, vị thế giáo dục của huyện. Còn một số cán bộ quản lý giáo dục chưa tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới công tác quản lý; tỷ lệ đội ngũ có trình độ ngoại ngữ, tin học cũng còn hạn chế nên có ảnh hưởng tới hoạt động quản lý của các nhà trường.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí