- Về độ tuổi:
+ Độ tuổi của CBQL giáo dục trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao 57,0 %. Số CBQL này có thâm niên làm công tác quản lý, đây là lực lượng nòng cốt của ngành, họ có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý ngành. Tuy nhiên lực lượng này khả năng sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đổi mới quản lý nhà trường và đổi mới PPDH bị hạn chế.
+ Số CBQL có độ tuổi 40- dưới 50 tuổi chiếm 37,3% có thâm niên quản lý trên 5 năm, ở lứa tuổi đủ chín chắn, sung sức trong sự nghiệp và còn nhiều khả năng tiếp nhận cái mới trong hoạt động quản lý, họ sẽ là lực lượng chính trong việc lãnh đạo đổi mới giáo dục và đổi mới PPDH.
+ Số CBQL có độ tuổi từ 35 đến dưới 40 chiếm 5,7%, đây là lực lượng CBQL trưởng thành từ đội ngũ GV có năng lực chuyên môn vững vàng, giữ vai trò chuyên môn cốt cán trong ngành. Có khả năng sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin tốt, nhanh nhạy trong việc tiếp cận cái mới trong hoạt động quản lý. Đội ngũ CBQL trẻ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nhà trường, quản lý đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường THCS huyện Lâm Thao. Tuy nhiên số này còn ít so với tổng số CBQL, nhưng trong 1-2 năm tới đội ngũ này chiếm số đông vì số lượng CBQL trên 50 tuổi trong 1-2 năm tới cơ bản sẽ về nghỉ hưu.
Bảng 2.4: Đội ngũ CBQL cấp THCS huyện Lâm Thao
Trình độ | Độ tuổi | |||||||||||||
Thạc sĩ | Đại học | Cao đẳng | Học qua các lớp QLGD | Dưới 40 | Từ 40-49 | Từ 50-60 | ||||||||
SL | (%) | SL | (%) | SL | (%) | SL | (%) | SL | (%) | SL | (%) | SL | (%) | |
35 | 2 | 5,7 | 33 | 91,4 | 1 | 2,9 | 33 | 100 | 2 | 5,7 | 13 | 37,3 | 20 | 57,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đổi Mới, Đổi Mới Ppdh; Đổi Mới Ppdh Các Môn Khtn
- Nội Dung Đổi Mới Ppdh Các Môn Khtn Ở Trường Thcs
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lí Đổi Mới Ppdh Các Môn Khtn Ở Trường Thcs
- Thực Trạng Sử Dụng Các Ppdh Đặc Trưng Của Các Môn Khtn
- Thực Trạng Tạo Cơ Chế, Tạo Động Lực Cho Giáo Viên Đổi Mới Ppdh
- Đánh Giá Thực Trạng Quản Lí Đổi Mới Ppdh Các Môn Khtn Ở Trường Thcs Huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng GD&ĐT Lâm Thao
Có thể khẳng định, về cơ bản, đội ngũ CBQL cấp THCS đủ năng lực để quản lý đổi mới PPDH nói chung và quản lí PPDH các môn KHTN nói riêng.
d) Đội ngũ giáo viên các môn KHTN cấp THCS
Đội ngũ giáo viên các môn KHTN cơ bản đảm bảo nhu cầu giảng dạy của các trường, đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp. 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó tỷ lệ
giáo viên trên chuẩn chiếm 78,3%; số lượng giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường đạt: 93,3% giáo viên dạy giỏi cấp huyện đạt 66,7%, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh đạt 12,5%.
Bảng 2.5: Đội ngũ giáo viên các môn KHTN trường THCS huyện Lâm Thao, năm học 2017-2018
Trường THCS | T/ số | Toán | Lý | Hóa | Sinh | Trình độ | Danh hiệu GVG | |||||
Th sĩ | ĐH | CĐ | Cấp trường | Cấp huyện | Cấp tỉnh | |||||||
1 | Bản Nguyên | 9 | 4 | 2 | 1 | 2 | 2 | 6 | 6 | 4 | ||
2 | Cao Mại | 10 | 5 | 1 | 2 | 2 | 1 | 8 | 1 | 11 | 8 | 1 |
3 | Cao Xá | 10 | 5 | 2 | 2 | 1 | 6 | 4 | 10 | 7 | 1 | |
4 | Hợp Hải | 4 | 2 | 1 | 1 | 0 | 4 | 3 | 2 | |||
5 | Kinh Kệ | 7 | 3 | 1 | 2 | 1 | 5 | 2 | 7 | 4 | ||
6 | Lâm Thao | 12 | 6 | 3 | 2 | 1 | 3 | 9 | 12 | 12 | 8 | |
7 | Sơn Dương | 6 | 3 | 1 | 1 | 1 | 6 | 6 | 5 | |||
8 | Supe | 9 | 5 | 1 | 2 | 2 | 9 | 1 | 11 | 8 | 2 | |
9 | Sơn Vy | 8 | 3 | 1 | 2 | 2 | 6 | 2 | 8 | 5 | ||
10 | Tiên Kiên | 7 | 3 | 2 | 1 | 1 | 7 | 1 | 7 | 4 | ||
11 | Thạch Sơn | 7 | 5 | 1 | 1 | 0 | 4 | 3 | 5 | 3 | ||
12 | Tứ Xã | 9 | 4 | 2 | 2 | 1 | 7 | 3 | 10 | 7 | 2 | |
13 | Vĩnh Lại | 7 | 4 | 1 | 1 | 1 | 6 | 1 | 7 | 7 | ||
14 | Xuân Huy | 5 | 2 | 2 | 1 | 0 | 3 | 2 | 5 | 3 | ||
15 | Xuân Lũng | 5 | 2 | 1 | 1 | 1 | 5 | 4 | 1 | 1 | ||
Cộng | 116 | 56 | 22 | 23 | 16 | 4 | 86 | 26 | 111 | 80 | 15 |
Nguồn: Phòng GD&ĐT Lâm Thao
Bảng 2.6: Kết quả đánh giá năng lực giáo viên các môn KHTN năm học 2017-2018
Điểm <5 | Điểm 5-6,75 | Điểm 7-8,75 | Điểm 9-10 | |||||
TS | % | TS | % | TS | % | TS | % | |
120 | 0 | 0 | 35 | 29,2 | 64 | 53,3 | 21 | 17,5 |
Nguồn: Phòng GD&ĐT Lâm Thao
Qua kết quả đánh giá năng lực giáo viên 100% đều đạt mức từ trung bình trở lên đã đạt so với quy định, nhưng phổ điểm từ 5 đến dưới 7 còn nhiều chiếm 29,2%, điều đó chứng tỏ những giáo viên này năng lực còn hạn chế, cần tiếp tục được bồi dưỡng. Đồng thời qua kết quả thi HSG cấp huyện các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh thì học sinh đạt giải chỉ tập chung vào các trường có đội ngũ giáo viên bồi dưỡng có năng lực chuyên môn tốt.
Những hạn chế trên là nguyên nhân chính làm trở ngại cho việc triển khai kế hoạch đổi mới giáo dục, đổi mới PPDH ở các nhà trường. Điều này đòi hỏi các cấp lãnh đạo quản lý giáo dục của huyện cũng như hiệu trưởng các nhà trường cần quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng nâng cao kiến thức trình độ, nghiệp vụ, đổi mới PPDH cho giáo viên và tăng cường đổi mới quản lý PPDH nới chung và PPDH môn KHTN nói riêng.
- Cơ cấu độ tuổi giáo viên các môn KHTN:
Có 15,0% giáo viên các môn KHTN có tuổi đời trên 50 tuổi, số giáo viên này có nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn vững nhưng sức khỏe đã có phần giảm sút và gặp nhiều khó khăn trong đổi mới phương pháp dạy học vì họ đã quen với PPDH truyền thống, đa số ngại đổi mới. Mặt khác với việc đổi mới PPDH hiện nay áp dụng nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại do đó họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận CNTT và phương tiện kỹ thuật hiện đại. Trên thực tế có một bộ phận trong độ tuổi này sắp đến tuổi nghỉ hưu nên có tư tưởng an bài, "nhường lại sự đổi mới cho lớp trẻ".
Có 77,5% giáo viên các môn KHTN chiếm số đông trên tổng số giáo viên của huyện có độ tuổi trên 30 tuổi đến dưới 50 tuổi là lực lượng quyết định việc đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và PPDH nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Đa số độ tuổi này là các giáo viên có thâm niên giảng dạy trên 10 năm đã quen với PPDH truyền thống, tuy nhiên việc tiếp cận các phương pháp dạy học tích cực và ứng dụng CNTT, sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học cũng khó khăn đối với họ.
Có 7,5% giáo viên bộ môn KHTN có độ tuổi dưới 30 tuổi được tiếp cận lí luận dạy học hiện đại và sử dụng tốt các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, nhiệt tình, được học tập và giảng dạy ngay từ đầu về đổi mới phương pháp giáo dục và PPDH nhạy bén với cái mới, lứa tuổi này thích ứng nhanh với đổi mới PPDH, và sử dụng các thiết bị giáo dục hiện đại. Tuy nhiên với đội ngũ giáo viên này cũng gặp một số khó
khăn vì kinh nghiệm giảng dạy và nghiệp vụ sư phạm còn ít. Vì vậy Hiệu trưởng nhà trường phải tạo điều kiện cho họ nâng cao nghiệp vụ sư phạm, tích lũy kinh nghiệm.
Bảng 2.7: Cơ cấu độ tuổi giáo viên các môn KHTN năm học 2017-2018
Tuổi dưới 30 | Từ 30 - dưới 40 | Từ 40-50 | Từ 51-60 | |||||
T/số | % | T/số | % | T/số | % | T/số | % | |
120 | 9 | 7,5 | 36 | 30,0 | 57 | 47,5 | 18 | 15,0 |
Nguồn: Phòng GD&ĐT Lâm Thao
đ) Chất lượng giáo dục- đào tạo
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục THCS ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Lâm Thao được duy trì, giữ vững, ổn định và có sự phát triển, được đánh giá là một trong những huyện có chất lượng giáo dục tốp đầu của tỉnh Phú Thọ.
ăm học | Số trường | Số lớp | Số HS | Xếp loại HK (Tỉ lệ%) | Xếp loại HL (Tỉ lệ%) | Tỉ lệ HS lưu ban (%) | Tỉ lệ HS bỏ học (%) | |||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | Giỏi | Khá | TB | Yếu | Kém | ||||||
2014- 2015 | 15 | 167 | 5435 | 87,9 | 10,0 | 2,0 | 0,1 | 25,6 | 42,1 | 29,7 | 2,5 | 0,1 | 0,1 | 0,1 |
2015- 2016 | 15 | 170 | 5537 | 89,2 | 9,6 | 1,2 | 27,6 | 44,5 | 25,8 | 2,0 | 0,1 | 0,1 | 0,1 | |
2016 2017- | 15 | 170 | 5637 | 88,8 | 9,4 | 1,8 | 26,4 | 42,3 | 28,9 | 2,3 | 0,1 | 0,1 | 0,1 |
Bảng 2.8: Chất lượng giáo dục cấp THCS huyện Lâm Thao
N
Nguồn: Phòng GD&ĐT Lâm Thao
Chất lượng HSG của Lâm Thao trong những năm gần đây được nâng cao, xếp thứ hạng trong tỉnh, có nhiều môn học đã trở thành “thương hiệu"của huyện khi tham gia các cuộc thi, như các bộ môn Toán, Vật lý, Tin học. Riêng môn Toán, Vật lý trong ba năm gần đây đều có học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh với số lượng, chất lượng giải ổn định. Tuy nhiên, bộ môn Hóa học, Sinh học chất lượng, và số lượng HSG chưa ổn định, chưa có học sinh đạt giải nhất cấp tỉnh. Nhìn chung chất lượng HSG đã có chuyển biến tích cực nhưng chưa xứng tầm với vị thế giáo dục của huyện.
Năm học | Cấp huyện | Cấp Tỉnh | ||||||||
T/Số | Toán | Lý | Hóa | Sinh | T/Số | Toán | Lý | Hóa | Sinh | |
2015-2016 | 148 | 59 | 27 | 27 | 35 | 40 | 13 | 12 | 8 | 8 |
2016-2017 | 145 | 49 | 29 | 35 | 32 | 35 | 12 | 11 | 6 | 6 |
2017 -2018 | 140 | 52 | 30 | 28 | 30 | 35 | 11 | 12 | 6 | 8 |
Cộng | 433 | 160 | 86 | 90 | 97 | 110 | 36 | 35 | 20 | 22 |
Bảng 2.9: Chất lượng học sinh giỏi lớp 9 môn KHTN cấp THCS huyện Lâm Thao
Nguồn: Phòng GD&ĐT Lâm Thao
2.2. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát
2.2.1. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực trạng đổi mới PPDH và thực trạng sử dụng các biện pháp
quản lí của hiệu trưởng các trường THCS trong huyện đối với hoạt động đổi mới PPDH các môn KHTN, rút ra được những mặt mạnh và những mặt yếu trong công tác quản lí để đề xuất một số biện pháp quản lí đổi mới PPDH các môn KHTN nhằm nâng cao chất lượng dạy học các môn KHTN ở các trường THCS ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Thực trạng đổi mới PPDH ở các trường THCS huyện Lâm Thao - Phú Thọ: Nhận thức của CBQL, GV về đổi mới PPDH; Tầm quan trọng và sự cần thiết của đổi mới PPDH; Mức độ năng lực, kỹ năng thực hiện đổi mới PPDH của giáo viên.
- Thực trạng quản lí đổi mới PPDH ở các trường THCS huyện Lâm Thao - Phú Thọ: Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động quản lí đổi mới PPDH; quản lí nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về đổi mới PPDH; Quản lí lập kế hoạch đổi mới PPDH; Tổ chức hoạt động đổi mới PPDH; Chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH; Quản lí kiểm tra, đánh giá thực hiện đổi mới PPDH; Quản lí ứng dụng CNTT, CSVC, trang thiết bị phục vụ đổi mới PPDH; Quản lí tạo cơ chế, tạo động lực thực hiện đổi mới PPDH.
2.2.3. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu
a) Phương pháp khảo sát
- Phỏng vấn trực tiếp, trao đổi trò chuyện với lãnh đạo, cán bộ Phòng GD&ĐT Lâm Thao; CBQL các nhà trường THCS.
- Lập phiếu điều tra để lấy ý kiến CBQL và giáo viên.
- Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của CBQL các trường THCS thông
qua báo cáo tổng kết năm học của Phòng GD&ĐT; Thông qua hội nghị chuyên đề, thông qua biên bản sinh hoạt cụm chuyên môn liên trường và qua các báo cáo của các trường THCS.
b) Phương thức xử lý số liệu
- Các phiếu điều tra, các ý kiến của chuyên gia, CBQL, giáo viên và các tài liệu có liên quan được tập hợp lại theo phương pháp thống kê để có nhận xét cụ thể.
- Trong quá trình khảo sát, để có cơ sở nhận xét, đánh giá tác giả quy ước sử dụng điểm số để đánh giá các mức độ như sau:
+ Mức độ tốt: 3 điểm
+ Mức độ bình thường: 2 điểm
+ Mức độ chưa tốt: 1 điểm
- Sau khi thu thập dữ liệu từ phiếu điều tra, được quy ra điểm ở các mức độ khác nhau của từng tiêu chí, dùng phương pháp thống kê toán học, sử dụng phần mềm hỗ trợ để tính trị số trung bình và xếp thứ bậc từng tiêu chí, từ đó phân tích và rút ra kết luận nghiên cứu.
- Công thức tính trị số trung bình: X
Trong đó: X : Điểm trung bình
X1i
n
∑: Tổng số điểm của các khách thể khảo sát n: Số khách thể khảo sát
Xi: Điểm số đạt được tại Xi của khách thể khảo sát ở mỗi lần đo
- Xác định điểm số cho các mức độ đánh giá: Trong quá trình điều tra, để lượng hóa các mức độ đánh giá (mức độ thực hiện, mức độ chất lượng, mức độ ảnh hưởng), chúng tôi đã tiến hành cho điểm tương ứng với các mức độ đó, cách tính điểm được thể hiện như sau:
Dựa trên điểm X , quy ước:
+ Với X <2: Mức độ đánh giá thấp.
+ Với 2 ≤ X <2,5: Mức độ đánh giá trung bình.
+ Với 2,5≤ X ≤3: Mức độ đánh giá cao.
2.3. Thực trạng đổi mới PPDH các môn KHTN ở trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
2.3.1. Nhận thức của CBQL, GV các trường THCS về đổi mới PPDH các môn KHTN
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của CBQL và giáo viên các trường THCS huyện Lâm Thao - Phú Thọ về khái niệm thế nào là đổi mới PPDH bằng cách thông qua phiếu điều tra. Số liệu điều tra được tổng hợp và xử lý qua bảng số liệu 2.10.
Bảng 2.10: Nhận thức của CBQL và giáo viên về đổi mới PPDH
Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý | T/S khách thể ĐT | X | Xếp hạng | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1. Thay thế các phương pháp dạy học cũ bằng các phương pháp dạy học mới tích cực hơn. | 42 | 27.8 | 24 | 15.9 | 85 | 56.3 | 151 | 2.3 | 4 |
2. Sử dụng các phương pháp dạy học cũ theo một cách thức mới. | 0 | 0.0 | 0 | 0.0 | 151 | 100.0 | 151 | 3.0 | 1 |
3. Sử dụng các phương pháp dạy học mới, tích cực, hiện đại | 2 | 1.3 | 58 | 38.4 | 91 | 60.3 | 151 | 2.6 | 3 |
4. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và các TBDH hiện đại trong dạy học | 26 | 17.2 | 76 | 50.3 | 49 | 32.5 | 151 | 2.2 | 5 |
5. Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại để tích cực hóa hoạt động nhận thức, tư duy của học sinh | 37 | 24.5 | 91 | 60.3 | 23 | 15.2 | 151 | 1.9 | 6 |
6. Phát huy mặt tích cực của PPDH truyền thống đồng thời vận dụng các PPDH hiện đại để tích cực hóa hoạt động nhận thức, tư duy, tình cảm của học sinh, phát huy tối đa tiềm năng, năng lực của học sinh trong học tập | 115 | 76.2 | 31 | 20.5 | 5 | 3.3 | 151 | 2.7 | 2 |
ĐTB của nhóm | 2,4 |
Nguồn: Số liệu điều tra tại 15 trường THCS
Nhận xét: Từ bảng số liệu 2.10 số điểm các tiêu chí đạt được như sau: Có 3/6 tiêu chí đạt điểm trung bình trên 2,5; Có 2/6 tiêu chí đạt điểm trung bình 2 đến dưới 2,5; Có 01 tiêu chí đạt dưới 2 và điểm trung bình chung của cả nhóm là 2,4. Điều đó cho thấy rằng đa số CBQL và giáo viên đều có nhận thức đúng đắn về đổi mới PPDH. Tuy nhiên còn có 115/906 lượt ý kiến trả loài sai và 280 lượt ý kiến còn phân vân điều đó chứng tỏ rằng vẫn còn nhiều CBQL,GV nhận thức chưa đúng đắn về đổi mới PPDH. CBQL nhà trường cần phải có các biện pháp thích hợp để nâng cao hơn nữa nhận thức của CBQL,GV về vấn đề đổi mới PPDH.
2.3.2. Thực trạng đổi mới PPDH các môn KHTN của giáo viên
Để tìm hiểu Thực trạng thực hiện đổi mới PPDH các môn KHTN, tôi đã sử dụng phiếu điều tra cán bộ quản lí và giáo viên dạy các môn KHTN của 15 trường THCS trong huyện về mức độ đổi mới PPDH và việc áp dụng các phương pháp đặc trưng của các môn KHTN trong giảng dạy của giáo viên. Kết quả điều tra thể hiện qua bảng 2.11 và 2.12 như sau:
Bảng 2.11: Thực trạng đổi mới PPDH của giáo viên
Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Không thường xuyên | T/S khách thể ĐT | X | Xếp hạng | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1. Cải tiến các PPDH truyền thống | 53 | 35.1 | 58 | 38.4 | 40 | 26.5 | 151 | 2.1 | 7 |
2. Phối hợp các PPDH trong bài giảng để tích cực hóa HĐ nhận thức của học sinh | 82 | 54.3 | 43 | 28.5 | 26 | 17.2 | 151 | 2.4 | 3 |
3. Sử dụng các PPDH tích cực trong giảng dạy | 31 | 20.5 | 61 | 40.4 | 59 | 39.1 | 151 | 1.8 | 10 |
4. Tham gia SH tổ, nhóm CM về đổi mới PPDH | 112 | 74.2 | 27 | 17.9 | 12 | 7.9 | 151 | 2.7 | 4 |
5. Chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp về đổi mới PPDH | 102 | 67.5 | 40 | 26.5 | 9 | 6.0 | 151 | 2.6 | 2 |
6. Sử dụng có hiệu quả CSVC, CNTT, TBDH phục vụ đổi mới PPDH | 52 | 34.4 | 49 | 32.5 | 35 | 33.1 | 151 | 2.0 | 5 |
ĐTB của nhóm | 2.3 |
Nguồn: Số liệu điều tra tại 15 trường