Khảo Nghiệm Tính Cấp Thiết Và Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất

3.3.7.4. Điều kiện thực hiện của biện pháp

- Bám sát vào các văn bản 1344/SGD&ĐT - GDTrH của Sở GD&ĐT Phú Thọ về hướng dẫn đánh giá giờ dạy của giáo viên.

- Thành lập tổ kiểm tra nội bộ nhà trường theo quyết định của hiệu trưởng.

- Phải có kế hoạch kiểm tra nội bộ, quyết định thành lập ban kiểm tra nội bộ, phân công nhiệm vụ các thành viên, công khai kế hoạch kiểm tra.

- Phải có các tiêu chí đánh giá, xếp loại tổ, xếp loại giáo viên.

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp đề xuất trong luận văn có mối quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ cho nhau trong quá trình quản lý đổi mới PPDH. Vì vậy cần thực hiện một cách đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ để phát huy tác dụng của chúng, hạn chế tối đa việc sử dụng từng biện pháp riêng lẻ, rời rạc. Tất cả 7 biện pháp nêu trên đều hướng đến một mục đích chung là nâng cao hiệu quả quản lý đổi mới PPDH các môn KHTN tại các trường THCS. Tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tiễn, điều kiện của từng nhà trường mà CBQL xem xét, lựa chọn cần tập trung ưu tiên sử dụng từng biện pháp cho phù hợp để đem lại hiệu quả cao.

Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay và bắt nhịp tốt với việc đổi mới chương trình, nội dung, SGK bắt đầu từ năm học 2019-2020 thì đổi mới PPDH các môn KHTN ở các trường THCS là rất cần thiết việc áp dụng tốt các biện pháp nêu trên sẽ đem lại hiệu quả trong công tác quản lí đổi mới PPDH nói chung, các môn KHTN nói riêng. Cả 7 biện pháp được đề xuất trong luận văn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống các biện pháp. Kết quả của biện pháp này làm tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung và cùng nhau phát triển, việc thực hiện đầy đủ và sáng tạo các biện pháp sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường THCS.

3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

3.5.1. Mục đích khảo nghiệm

Khảo nghiệm nhằm đánh giá nhận thức của CBQL, chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo; CBQL, giáo viên giảng dạy các môn KHTN các trường THCS huyện Lâm Thao về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí đổi mới PPDH các môn KHTN để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.

3.5.2. Nội dung khảo nghiệm

Để đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các nhóm biện pháp đề xuất, tôi thu thập thông tin từ 154 phiếu trưng cầu ý kiến, trong đó có 03 phiếu của CBQL và chuyên viên phòng GD&ĐT, 31 phiếu của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và 120 phiếu của tổ trưởng và giáo viên các môn KHTN thuộc 15 trường THCS trong toàn huyện. Kết quả khảo sát được thống kê qua bảng số liệu 3.2 và thể hiện qua biểu đồ

3.1 như sau:

Bảng 3.2. Đánh giá về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp



Biện pháp

T/S KT ĐT

Tính cần thiết


X

Tính khả thi


X

Rất

cần thiết

Cần thiết

Không

cần thiết

Rất

khả thi

Khả thi

Không

khả thi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

154

129

83.8

25

16.2

0

0

2.8

134

87.0

20

13.0

0

0

2.9

2

154

109

70.8

45

29.2

0

0

2.7

129

83.8

25

16.2

0

0

2.8

3

154

104

67.5

50

32.5

0

0

2.7

124

80.5

30

19.5

0

0

2.8

4

154

144

93.5

10

6.5

0

0

2.9

145

94.2

9

5.8

0

0

2.9

5

154

106

68.8

48

31.2

0

0

2.7

127

82.5

27

17.5

0

0

2.8

6

154

93

60.4

61

39.6

0

0

2.6

133

86.4

21

13.6

0

0

2.9

7

154

152

98.7

2

1.3

0

0

3.0

148

96.1

6

3.9

0

0

3.0

Điểm trung bình của nhóm

2.8

Điểm trung bình của nhóm

2.9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở huyện Lâm Thao, Phú Thọ - 13

Nguồn: Số liệu điều tra CBQL phòng GD và 15 trường THCS



ĐTB tính cần thiết

ĐTB tính khả thi

3.1

3

2.9

2.8

2.7

2.6

2.5

2.4

BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5 BP 6 BP 7


Biểu đồ 3.1. Mức độ cấp thiết và khả thi của các nhóm biện pháp

Qua bảng số liệu 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy đa số CBQL, chuyên viên phòng GD&ĐT; CBQL và giáo viên các môn KHTN các trường THCS đều đồng thuận với việc Hiệu trưởng cần phải tiến hành các biện pháp quản lí đổi mới PPDH các môn KHTN ở trường THCS huyện Lâm Thao - Phú Thọ.

Hầu hết số người được hỏi đều cho rằng cả 7 biện pháp quản lí đổi mới PPDH các môn KHTN ở trường THCS là rất cần thiết và rất khả thi; Tỉ lệ đánh giá từ mức độ cần thiết/ khả thi trở lên đạt 100%, mức độ rất cần thiết của các biện pháp đều đạt từ 90% trở lên.

Từ kết quả khảo nghiệm trên cho thấy các biện pháp đề xuất đều được đánh giá đạt mức độ cần thiết và khả thi. Đó là những thuận lợi cho công tác quản lí đổi mới PPDH các môn KHTN trong các trường THCS huyện Lâm Thao - Phú Thọ nếu áp dụng các biện pháp này trong công tác đổi mới PPDH nói chung và các môn KHTN nói riêng.

Kết luận chương 3


Qua nghiên cứu lý luận về PPDH, đổi mới PPDH, quản lí đổi mới PPDH các môn KHTN và qua khảo sát thực trạng quản lý đổi mới PPDH các môn KHTN tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lâm Thao - Phú Thọ; Từ định hướng phát triển giáo dục THCS nói chung và định hướng phát triển của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Lâm Thao nói riêng, luận văn đã đưa ra các nguyên tắc xác định các biện pháp quản lý đổi mới PPDH các môn KHTN ở các trường THCS trên địa bàn huyện Lâm Thao. Từ cơ sở lí luận và phân tích thực trạng, xác định tính khả thi, luận văn đã đề xuất 7 biện pháp nhằm quản lí đổi mới PPDH các môn KHTN ở các trong các trường THCS huyện Lâm Thao.

Các biện pháp quản lí đổi mới PPDH các môn KHTN ở các trường THCS huyện Lâm Thao được đề xuất nhằm tác động vào tất cả các chủ thể và các khâu của quá trình quản lý đổi mới PPDH các môn KHTN, từ việc Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới PPDH các môn KHTN cho CBQL, tổ tưởng chuyên môn và giáo viên đến Quản lí xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH các môn KHTN; Tổ chức bồi dưỡng cho CBQL, tổ trưởng chuyên môn quản lý đổi mới PPDH các môn KHTN; Chỉ đạo GV đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh; Quản lý, khai thác CSVC - TBDH phục vụ đổi mới PPDH các môn KHTN; Biện pháp kiểm tra, đánh giá đổi mới PPDH các môn KHTN và xây dựng cơ chế, tạo động lực thúc đẩy đổi mới PPDH các môn KHTN. Từ đó tạo nên tác động tổng hợp và đồng bộ đến hoạt động đổi mới PPDH các môn KHTN ở các trường THCS huyện Lâm Thao.

Kết quả thăm dò ý kiến của lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT; CBQL và giáo viên trực tiếp dạy các môn KHTN đã chứng tỏ rằng các biện pháp mà luận văn đề xuất có tính cấp thiết và tính khả thi cao là cơ sở để áp dụng các biện pháp quản lí đổi mới PPDH các môn KHTN ở huyện Lâm Thao đồng thời mở ra hướng để tiếp tục nghiên cứu và phát triển của luận văn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Đổi mới PPDH các môn KHTN tại thời điểm hiện nay có vai trò vô cùng quan trọng vì nó góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng dạy học đồng thời chuẩn bị cho thực hiện đổi mới chương trình, thay SGK được thực hiện từ năm học 2019-2020. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, hoạt động này đang gặp nhiều trở ngại, khó khăn, chưa mang lại hiệu quả cao, nhất là trong việc quản lý đổi mới PPDH các môn KHTN ở các trường THCS huyện Lâm Thao - Phú Thọ;

Để giải quyết những trở ngại, khó khăn trên, qua nghiên cứu tôi thấy rằng phải tìm ra cách quản lí phù hợp với đặc thù, điều kiện huyện Lâm Thao. Với phương pháp nghiên cứu, tiếp cận phù hợp những trở ngại, khó khăn đã được giải quyết khá thoả đáng trong đề tài này. Trên cơ sở phân tích thực trạng tôi đã đề xuất 7 nhóm biện pháp cho việc quản lý đổi mới PPDH các môn KHTN ở các trường THCS huyện Lâm Thao, cụ thể gồm:

- Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới PPDH các môn KHTN cho CBQL, tổ tưởng chuyên môn và giáo viên;

- Quản lí xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH các môn KHTN;

- Tổ chức bồi dưỡng cho CBQL, tổ trưởng chuyên môn quản lý đổi mới PPDH các môn KHTN;

- Chỉ đạo GV đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh;

- Quản lý, khai thác CSVC - TBDH phục vụ đổi mới PPDH các môn KHTN;

- Biện pháp kiểm tra, đánh giá đổi mới PPDH các môn KHTN;

- Xây dựng cơ chế, tạo động lực thúc đẩy đổi mới PPDH các môn KHTN.

Thực hiện tốt các nhóm biện pháp trên sẽ tạo nên sức mạnh động tổng hợp và đồng bộ đến hoạt động đổi mới PPDH các môn KHTN. Các biện pháp này được thực hiện dưới nguyên tắc trong quản lí giáo dục tác động vào tất cả các khâu của quá trình quản lý huy động mọi nguồn lực vào hoạt động đổi mới PPDH.

Bằng cách trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, kết quả cho thấy các biện pháp đã đề xuất hoàn toàn có tính cấp thiết và tính khả thi.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ

- Triển khai đầy đủ, kịp thời những chủ trương của Đảng; Bộ GD&ĐT về việc thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, đánh giá kết quả dạy học các môn KHTN.

- Tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng các lớp đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học cho giáo viên cốt cán các huyện thị thành.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lâm Thao

- Tích cực tham mưu với UBND huyện Lâm Thao tăng cường xây dựng CSVC các nhà trường, nhất là những trường đến giai đoạn công nhận lại trường đạt chuẩn Quốc gia đồng thời bổ sung nguồn ngân sách để các trường mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học, phục vụ đổi mới PPDH.

- Tham mưu với UBND để bổ sung đội ngũ giáo viên các môn KHTN vì hiện nay các trường đang thiếu giáo viên các bộ môn này.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán tham gia bồi dưỡng đổi mới PPDH do sở giáo dục, Bộ GD&ĐT tổ chức và triển khai nhân rộng trong huyện.

- Đối mới trong công tác thi đua - khen thưởng nhằm khuyến khích cán bộ GV tích cực tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí, năng lực chuyên môn và có những sáng kiến trong đổi mới PPDH.

2.3. Đối với các trường THCS huyện Lâm Thao

- CBQL nhà trường nhất là Hiệu trưởng phải là người gương mẫu, tiên phong trong việc tu dưỡng phẩm chất chính trị, nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp quản lý, PPDH.

- Vận dụng linh hoạt 7 biện pháp đã nêu trong luận văn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường và đổi mới PPDH các môn KHTN.

2.4. Đối với đội ngũ giáo viên giảng dạy môn KHTN

- Nghiêm túc thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH mà nhà trường và tổ chuyên môn triển khai.

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục tích cực nghiên cứu, có những sáng kiến kinh nghiệm đóng góp tham gia vào hoạt động đổi mới PPDH tại nhà trường.

- Chủ động học tập để trang bị cho mình tri thức khoa học hiện đại, sáng tạo trong việc sử dụng những phương tiện dạy học hiện đại hỗ trợ hoạt động dạy học.

- Tích cực sử dụng TBDH trong giảng dạy và phải trở thành thói quen sử dụng TBDH khi lên lớp.

- Tích cực trong việc đổi mới phương pháp, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, đổi mới các hình thức tổ chức dạy học các môn KHTN.

- Đổi mới PPDH để học sinh yêu thích bộ môn của mình và rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1 Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Thống kê, Hà Nội.

2 Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý GD&ĐT, Hà Nội.

3 Ban Chấp hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29/NQ - TƯ về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam.

4 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Vật lí, Nxb Giáo dục.

5 Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia.

6 Bộ GD & ĐT - Viện Chiến lược và chương trình giáo dục (2007), Báo cáo tổng kết đề tài: Định hướng và các giải pháp đổi mới phương pháp dạy học trường trung học phổ thông,Hà Nội.

7 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT Ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

8 Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

9 Nguyễn Hải Châu, Ngô Văn Hưng (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Sinh học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

10 Dự án Việt - Bỉ (2000), Hỗ trợ từ xa"giải thích thuật ngữ tâm lí - giáo dục học, Hà Nội.

11 Trần Ngọc Giao (2013), Quản lí trường phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

12 Phạm Minh Hạc (1992), Một số vấn đề về tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13 Hà Sĩ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14 Nguyễn Phương Hồng, Trịnh Thị Hải Yến, Cao Thị Thặng, Nguyễn Phú Tuấn, Ngô Văn Hưng, Trần Quý Thắng, Nguyễn Mai Vân, Phạm Đình Vượng, Trần Mai Thu (2004), Một số vấn đề về đổi mới PPDH môn: Vật lý, Hóa Học, Sinh Học, Công Nghệ, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

15 Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015), Quản lí và lãnh đạo nhà trường,

Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

16 Phạm Quang Huân (2014), “Đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH ở trường phổ thông", Tạp chí khoa học Đại học sư phạm Hà Nội.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí