Xây Dựng Cơ Chế, Tạo Động Lực Thúc Đẩy Đổi Mới Ppdh Các Môn Khtn Ở Trường Thcs

- Ban hành nội quy về sử dụng CSVC, TBDH, phòng học bộ môn, sân chơi, bãi tập...; Yêu cầu giáo viên lập kế hoạch sử dụng TBDH, mở sổ theo dõi, đánh giá, xếp loại việc sử dụng TBHD của giáo viên. Tổ chức đánh giá hiệu quả việc sử dụng TBDH trong giảng dạy của giáo viên.

b) Xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng CNTT đảm bảo cho việc đổi mới PPDH

- Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch dài hạn, hàng năm cho việc xây dựng hạ tầng CNTT, có lộ trình cho việc xây dựng, mua sắm bổ sung. Để đáp ứng đủ hạ tầng CNTT một sớm một chiều không thể làm được vì nó đòi hỏi phải có nguồn tài chính lớn.

- Làm tốt công tác XHH, vận động tài trợ ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân như các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các thế hệ học sinh thành đạt, phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm hay các tổ chức phi chính phủ… để tăng cường cơ sở hạ tầng CNTT.

- Liên kết với các nhà mạng như Viettel, Vinaphon đang có hỗ trợ cho giáo dục lắp đặt miễn phí hệ thống mạng để phục vụ công tác quản lí, khai thác tài liệu trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

- Chỉ đạo tăng cường sử dụng các phần mềm vào công tác quản lí, đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá, khai thác tài liệu qua internet, thiết lập thư viện giáo án điện tử, bài giảng đổi mới PPDH, ngân hàng đề, quản lí học sinh vào hoạt động quản lí đổi mới PPDH trong nhà trường.

- Mở các lớp tập huấn về sử dụng CNTT và tạo điều kiện cho CB,GV tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về CNTT.

- Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ để bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị CNTT kịp thời. Tăng cường vai trò của giáo viên tin học trong việc tự khắc phục, tự sửa chữa những hư hỏng nhỏ và hỗ trợ giáo viên trong quá trình sử dụng thiết bị CNTT trong đổi mới PPDH.

- Tổ chức đánh giá hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy của giáo viên.

3.3.5.4 Điều kiện thực hiện của biện pháp

- Bám sát vào các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT ban hành quy định đảm bảo CSVC, TBDH, như: Thông tư 47/2012/TT-BGD&ĐT ban hành về quy chế công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; Thông tư 19/2009/TT-BGD&ĐT ban hành về danh mục tối thiểu TBDH cấp THCS…

- Xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí xây dựng, sửa chữa CSVC, mua sắm TBDH.

- Thành lập ban chỉ đạo tổ chức rà soát, xây dựng kế hoạch, tổ chức, kiểm tra hoạt động xây dựng CSVC, sử dụng TBDH. Thành lập ban vận động tài trợ ủng hộ của nhà trường.

- Bám sát vào các văn bản chỉ đạo của ngành về việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, dạy học trong nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch ứng dụng CNTT phù hợp với điều kiện của nhà trường.

- Sử dụng nguồn kinh phí nhà nước, nguồn kinh phí do vận động tài trợ để trang bị các thiết bị CNTT cho giáo viên làm việc và học sinh học tập.

- Tham mưu với các cấp quản lí để trường có giáo viên Tin học hoặc hợp đồng giáo viên Tin học để phụ trách mảng CNTT trong nhà trường.

3.3.6. Xây dựng cơ chế, tạo động lực thúc đẩy đổi mới PPDH các môn KHTN ở trường THCS

3.3.6.1. Mục tiêu của biện pháp

- Sử dụng cơ chế thi đua, khen thưởng kịp thời trong đội ngũ giáo viên có tác dụng rất lớn khích lệ giáo viên hăng say lao động. Trong công tác quản lí đổi mới PPDH, Hiệu trưởng cần tác động đến nhu cầu được tôn trọng, được tự khẳng định mình được khen thưởng về tinh thần và vật chất nhằm tạo động lực, phát huy tiềm năng trong mỗi con người.

- Năng lực của giáo viên trong việc đổi mới PPDH cũng được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, để giáo viên tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của mình từ đó có kế hoạch rèn luyện, khắc phục những hạn chế, yếu kém đồng thời là kênh thông tin để Hiệu trưởng nhà trường, tổ chuyên môn đánh giá chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên.

3.3.6.2. Nội dung của biện pháp

a) Xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng:

- Tạo không khí thi đua sôi nổi trong nhà trường trong công tác đổi mới PPDH; Tạo không khí làm việc đoàn kết, vui tươi, thoái mái trong nhà trường để CB,GV gắn bó, cống hiến và phát huy tối đa khả năng của mình.

- Huy động nguồn kinh phí để tổ chức khen thưởng cho CB,GV đạt thành tích trong việc đổi mới PPDH.

b) Thực hiện đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS:

Hiệu trưởng tổ chức đánh chuẩn nghề nghiệp giá giáo viên THCS theo 6 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí tại Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 do Bộ GD&ĐT ban hành.

3.3.6.3. Cách thực hiện của biện pháp

a) Xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng

- Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn nhà rường xây dựng kế hoạch, phát động thi đua, xây dựng quy chế thi đua, khen thưởng trong đơn vị. Tổ chức ký cam kết công tác thi đua vào đầu các năm học. Tổ chức biểu dương, khen thưởng những giáo viên có thành tích tiên phong trong hoạt động đổi mới PPDH, vì đây là những nhân tố làm lan tỏa công tác thi đua đổi mới PPDH, coi đây là những minh chứng để xét tặng các danh hiệu thi đua cuối năm và đề nghị khen thưởng ở cấp cao hơn. Khi tổ chức biểu dương, khen thưởng phải đảm bảo tính trang trọng, trước tập thể để phát huy sức lan tỏa trong tập thể.

- Hiệu trưởng xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy định mức thưởng trong quy chế chi tiêu nội bộ, ngoài mức khen thưởng từ nguồn ngân sách, nhà trường cần làm tốt công tác XHH, vận động ủng hộ tài trợ cho nguồn quỹ khen thưởng của nhà trường.

b) Thực hiện đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS

- Hiệu trưởng tổ chức đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo đúng hướng dẫn tại Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 do Bộ GD&ĐT ban hành.

- Đảm bảo đúng quy trình, khách quan, chính xác, dân chủ, công bằng tạo niềm tin để giáo viên nhận thấy việc đánh giá, xếp loại có tác dụng trong nhận thức, nâng cao năng lực của giáo viên. Qua đánh giá, xếp loại cần làm cho giáo viên thấy rõ những ưu điểm, tồn tại để có kế hoạch học tập, rèn luyện, bồi dưỡng, sửa chữa những mặt hạn chế.

3.3.6.4. Điều kiện thực hiện

- Bám sát vào các văn bản chỉ đạo phong trào thi đua của ngành, có đánh giá sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua của đơn vị.

- Thành lập ban vận động tài trợ, ủng hộ quỹ thi đua khen thưởng của nhà trường.

- Chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức khen thưởng, như các quyết định công nhận, giấy khen, tài chính, hội trường hoặc sân khấu ngoài trời, nhà báo đài…; đảm bảo trang trọng phát huy được công tác tuyên truyền sâu rộng.

- Trang bị cho giáo viên cách đánh giá và tự đánh giá, cung cấp cho giáo viên các minh chứng liên quan.

- Chuẩn bị đủ mẫu phiếu đánh giá, phiếu đánh giá phải rõ ràng.

- Chuẩn bị đầy đủ CSVC cho hội nghị đánh giá chuẩn nghề nghiệp.

3.3.7. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động đổi mới PPDH các môn KHTN ở trường THCS

3.3.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc xây dựng phương thức kiểm tra, đánh giá hoạt động đổi mới PPDH giúp CBQL, tổ trưởng chuyên môn có căn cứ để đánh giá giờ dạy, năng lực của giáo viên trong hoạt động đổi mới PPDH. Việc kiểm tra, đánh giá đổi mới PPDH chính xác, khách quan sẽ kích thích giáo viên tích cực hơn để hoàn thiện hơn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tăng cường việc đầu tư thiết kế bài dạy và tổ chức hoạt động dạy học có hiệu quả.

- Rà soát tiến độ thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH, qua kiểm tra các tổ chuyên môn phát hiện các điểm mạnh, điểm yếu, tư vấn để các tổ có sự điều chỉnh bổ sung hoàn thành kế hoạch đổi mới PPDH đã đề ra.

3.3.7.2. Nội dung của biện pháp

a) Xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy đổi mới phương pháp dạy học: Đánh giá giờ dạy đổi mới PPDH cần chú trọng 3 nội dung sau:

- Đánh giá về kế hoạch và tài liệu dạy học: Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu nội dung và phương pháp được sử dụng; Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kỹ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập; Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động của học sinh; Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh

- Đánh giá về tổ chức hoạt động học cho học sinh: Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập; Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh; Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh; Mức độ

hiệu quả trong việc sử dụng học liệu, phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học trong quá trình tổ chức hoạt động học cho học sinh; Tổ chức hoạt động liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống và giao nhiệm vụ học tập ở nhà cho học sinh.

- Đánh giá về hoạt động của học sinh: Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của đa số học sinh trong lớp; Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập; Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của đa số học sinh trong lớp. Khả năng liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết và ứng xử với các tình huống thực tiễn cuộc sống và tiếp nhận nhiệm vụ ở nhà.

b) Tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác quản lí của tổ trưởng và thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên:

- Đánh giá công tác quản lí của tổ trưởng: Thông qua hệ thông hồ sơ của tổ chuyên môn.

- Đánh giá về tiến độ thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH; việc sinh hoạt tổ chuyên môn về đổi mới PPDH, thông qua biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn và các tài liệu, minh chứng về nội dung sinh hoạt tổ.

- Đánh giá công tác bồi dưỡng đội ngũ của tổ về năng lực chuyên môn, phương pháp dạy học tích cực, sử dụng TBDH …

- Đánh giá về việc tổ chức dự giờ thăm lớp về đổi mới PPDH, việc sử dụng phiếu đánh giá giờ dạy theo hướng đổi mới…và các vấn đề quan đổi mới PPDH.

- Đánh giá về việc chỉ đạo thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong đổi mới PPDH, thiết kế bài dạy theo hướng đổi mới…

3.3.7.3. Cách thực hiện của biện pháp

a) Xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy đổi mới phương pháp dạy học

- Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy đổi mới PPDH đảm bảo theo ba nội dung: Đánh giá về kế hoạch và tài liệu dạy học; Đánh giá về tổ chức hoạt động học cho học sinh; Đánh giá về hoạt động của học sinh. Các tiêu chí đánh giá được quy ra điểm theo các mức độ khác nhau, tối đa mỗi tiêu chí là 2 điểm. Tổ chức thảo luận ở các tổ chuyên môn, tập hợp những ý kiến góp ý của giáo viên, sau đó tổ chức hội thảo và đi đến thống nhất.

- Hiệu trưởng ban hành tiêu chí đánh giá giờ dạy đổi mới PPDH.

b) Tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác quản lí của tổ trưởng và thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên.

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ đồng thời ban hành quy chế kiểm tra nội bộ. Quy chế được thống nhất trong tập thể sư phạm nhà trường, kế hoạch kiểm tra sau khi được thông qua thì được niêm yết công khai. Nội dung kiểm tra thể hiện trên các lĩnh vực hồ sơ tổ chuyên môn, hồ sơ giáo viên trong tổ, sau khi có kết quả kiểm tra thông báo cho người được kiểm tra và nghi biên bản, tổng hợp gửi về trưởng ban kiểm tra.

- Hình thức kiểm tra:

+ Đối với tổ chuyên môn: Kiểm tra toàn diện các hoạt động của tổ 2 lần/năm

+ Đối với giáo viên: Kiểm tra toàn diện giáo viên: 60% tổng số giáo viên Kiểm tra chuyên đề giáo viên: 40% tổng số giáo viên

+ Kiểm tra đột xuất giáo viên: Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm quy chế chuyên môn, kiểm tra giáo án, kiểm tra việc chấm trả bài cho học sinh…

+ Khảo sát chất lượng: Khảo sát từ 10 đến 15 phút. Hình thức KSCL: cả lớp hoặc chọn ngẫu nhiên khoảng 10 em; hoặc căn cứ vào kết quả học tập của lớp. Người kiểm tra trực tiếp KSCL và chấm bài.

+ Kiểm tra nền nếp của học sinh: chuẩn bị sách, vở, đồ dùng học tập, các hoạt động ngoài giờ lên lớp…

+ Kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp, công tác TV - TB, công tác đội, hồ sơ sổ sách của GV...

* Yêu cầu khi kiểm tra:

- Không gây áp lực với giáo viên được kiểm tra.

- Sau khi kiểm tra phải tư vấn về chuyên môn, tham gia góp ý cho giáo viên về ưu điểm để phát huy và tồn tại để khắc phục.

- Nhận xét, xếp loại giáo viên phải khách quan, vô tư đảm bảo tính chính xác, đúng hướng dẫn.

- Đánh giá xếp loại giáo viên phải được công khai với tập thể giáo viên để phát huy được tác dụng của kiểm tra.

Bảng 3.1. Mẫu phiếu đánh giá và xếp loại giờ dạy

1. Tiết ……. Thứ ……..ngày..…./.…../2018............ Lớp: ……………….

2. Họ và tên GV dạy: …………………………Trường THCS…………... 3. Môn học/ HĐGD: …………………………….……Tiết PPCT: ………

4. Tên bài/ Chuyên đề: …………………………..……………………………….


Nội

dung

Tiêu chí

Điểm

0

0,5

1,0

1,5

2


Kế hoạch và tài liệu dạy học

1

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục

tiêu nội dung và phương pháp được sử dụng






2

Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kỹ thuật tổ chức

và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập






3

Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu

được sử dụng để tổ chức các hoạt động của học sinh






4

Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá

trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh







Tổ chức hoạt động học cho học sinh

5

Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương

pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập






6

Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời

những khó khăn của học sinh







7

Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ

và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập







8

Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc

tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh







9

Mức độ hiệu quả trong việc sử dụng học liệu, phương

tiện, thiết bị đồ dùng dạy học trong quá trình tổ chức hoạt động học cho học sinh






10

Tổ chức hoạt động liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc

sống và giao nhiệm vụ học tập ở nhà cho học sinh







11

Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ

học tập của đa số học sinh trong lớp






12

Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở huyện Lâm Thao, Phú Thọ - 12

Tiêu chí

Điểm

0

0,5

1,0

1,5

2

Hoạt động của học sinh


sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập







13

Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập







14

Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của đa số học sinh trong lớp.








15

Khả năng liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết và ứng xử với các tình huống thực tiễn cuộc sống và tiếp nhận nhiệm vụ ở nhà






Nội dung


Tổng điểm: …………./30 điểm Xếp loại: ………………………


HD cách đánh giá:

1. Các tiêu chí trên dùng để phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm bài học/ Chuyên đề dạy học.

2. Nếu có nhu cầu đánh giá, xếp loại giờ dạy thì thực hiện như sau:

- Loại giỏi: Tổng điểm đạt từ 25 điểm trở lên, trong đó: Nội dung (1) phải có 3/4 tiêu chí, nội dung(2) phải có 4/6 tiêu chí, nội dung (3) phải có 3/5 tiêu chí đạt 2 điểm và không có tiêu chí nào dưới 1 điểm.

- Loại khá: Tổng điểm đạt từ 20 điểm trở lên, trong đó: Nội dung (1) phải có 2/4 tiêu chí, nội dung(2) phải có 3/6 tiêu chí, nội dung (3) phải có 3/5 tiêu chí đạt 2 điểm và không có tiêu chí nào dưới 0,5 điểm.

- Loại TB: Tổng điểm đạt từ 15 điểm trở lên, trong đó: Nội dung (1) phải có 1/4 tiêu chí, nội dung (2) phải có 2/6 tiêu chí, nội dung (3) phải có 2/5 tiêu chí đạt 2 điểm và không có tiêu chí nào dưới 0,5 điểm.

- Loại yếu: Các trường hợp còn lại


NGƯỜI DẠY NGƯỜI DỰ

(Ký tên) (Ký tên)

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí