Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo Dục Việt Nam Hướng Tới Tương Lai: Vấn Đề Và Giải Pháp , Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

1.1 Theo quy luật tự nhiên thì con người nói chung và học sinh nói triêng không có sự cào bằng về khả năng trí tuệ, về thể chất và những yếu tố khác tác động đến sự thu nhận và thể hiện ra bên ngoài, nghĩa là sự phát triển của mỗi người cũng như sự thể hiện và tác động của họ tới môi trường sống xã hội cũng như ở học đường là khác nhau.

Dạy học ở các cấp học nói chung và dạy học ở phổ thông nói riêng, dù theo phương án nào thì giáo viên cũng cần có phương pháp sư phạm theo nguyên tắc chung đồng thời cũng cần chú ý áp dụng thích hợp với từng học sinh. Thời xa xưa gọi là nguyên tắc "Dạy học vừa sức học sinh" tức là đã chú ý tới sự phân hóa, về sau này có sự phân hóa sâu hơn, cao hơn, giáo viên chú ý đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém, mở ra hệ thống trường chuyên lớp chọn, phương án phân ban và phương án tự chọn. Tất cả đều có chung một cơ sở là dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và điều kiện của học sinh, gọi chung là dạy học phân hóa.

Quản lý dạy học phân hóa ở các trường THPT là quá trình nhà quản lý lập kế hoạch, tổ chức, tạo điều kiện để giáo viên thức hiện dạy học theo hướng "Dạy tốt - Học tốt", đồng thời tiến hành việc kiểm tra đánh giá kết q uả giảng dạy của giáo viên qua công việc của giáo viên và kết quả học tập của học sinh.

1.2. Trên cơ sở những kinh nghiệm và lý luận dạy học hàng trăm năm trên thế giới và hàng chục năm ở Việt Nam, trong thập niên cuối thế kỷ XX và thập niên đầu thế kỷ XXI cấp THPT của nước ta được định hình theo phương án phân ban với mục đích đáp ứng tốt hơn nhu cầu và đặc điểm tâm sinh lý khác nhau của học sinh. Việc chuyển dần từ dạy học phân ban đến dạy

học theo sự phân hóa học sinh bằng phương án tự chọn là xu hướ ng phát triển tất yếu ở nước ta trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.

Thực trạng giáo dục THPT cho thấy, kết quả học tập của HS chưa tương xứng với yêu cầu xã hội và còn có sự chênh lệch lớn giữa nhiều trường do các nơi có trình độ kinh tế - xã hội khác nhau. Đồng thời cũng còn có sự khác biệt nhiều về khả năng của GV cũng như cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.

Việc quản lý dạy học ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay tuy đã có những điểm đổi mới, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập do cơ c hế quản lý chưa tạo điều kiện để phát huy nội lực; do quá trình đào tạo và tự đào tạo của cán bộ quản lý chưa được quan tâm đầy đủ và chưa được đầu tư thỏa đáng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

1.3. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp QLDH theo quan điểm DHPH, đó là: Nâng cao nhận thức về DH theo quan điểm DHPH cho mọi lực lượng sư phạm - xã hội; Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tổ chuyên môn và GV; Tchức cho GV thực hiện cam kết chất lượng qua các hợp đồng; Kiểm soát việc thực hiện cam kết chất lượng ; Tạo điều kiện cho DH theo quan điểm DHPH .

Những biện pháp đề xuất này đã được kiểm chứng và một bộ phận đã được thực nghiệm. Đại bộ phận chuyên gia được hỏi bày tỏ sự đồng tình và khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đxuất. Nếu áp dụng tốt những biện pháp này sẽ từng bước ổn định và nâng cao chất lượng dạy và học ở từng trường nói riêng và cả nước nói chung, thúc đẩy công cuộc đổi mới giáo dục một cách căn bản và toàn diện theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng XI đã đề ra.

Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường Trung học phổ thông Việt Nam hiện nay - 25


2. Khuyến nghị

2.1. Dạy học phân hóa đang được triển khai theo phương án phân ban, tuy đã được nghiên cứu và có sự đầu tư, phương án này đang bộc lộ những

khó khăn, trong đó có nhiều nguyên nhân, mà một trong những nguyên nhân có liên quan trực tiếp là chương trình và SGK còn khá nặng. Để khắc phục tình trạng này chúng tôi đề nghị lãnh đạo ngành chỉ đạo sự nghiêm cẩn để giảm tải nội dung chương trình, lược bớt một số nội dung không thật cần thiết và chỉnh sửa tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng c ho rõ ràng hơn, phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội các vùng, miền. Ngành phân cấp cho địa phương được quyền chủ động tăng giảm một số kiến thức phù hợp với nhu cầu đào tạo nhân lực của địa phương.

2.2. Để thực hiện dạy học ở trường THPT theo sự phân hóa HS, đội ngũ GV cần được đào tạo bồi dưỡng và tự bồi dưỡng một cách hệ thống, cơ bản, thiết thực. Cần thực hiện sự cải cách các trường sư phậm để việc đào tạo và bồi dưỡng tập trung vào cả ba nội dung: nâng cao tri thức, đổi mới phương pháp giảng dạy trong đó bồi dưỡng có hệ thống về quy trình dạy học hướng vào người học, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và nâng cao trách nhiệm xã hội. Đặc biệt là bồi dưỡng và tạo điều kiện cho giáo viên tự học , t bồi dưỡng.

2.3. Tăng cường sự đầu tư cho giáo dục THPT để t ừng bước tăng cường

CSVC trường học và các điều kiện phục vụ cho các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường theo hướng các trường THPT đều có thư viện, phòng học bộ môn để họ thực hiện được DH và QLDH theo quan điểm DHPH có kết quả.

2.4. Thúc đẩy việc kiểm định và đánh giá kết quả giáo dục, dạy học của từng giáo viên và đánh giá trong, đánh giá ngoài nhà trường, trước hết là xây dựng các yêu cầu, tiêu chuẩn đánh giá việc dạy học và các hoạt động giáo dục của giáo viên. Những chuẩn mực này cần tường minh và ổn đinh trong một số năm nhất định.

2.5. Có chính sách quản lý hữu hiệu để các nhà trường THPT được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cam kết chất lượng đào tạo với xã hội .

Nhà trường được tự chủ về nhân sự, về tài chính, kịp thời tổng kết được các kinh nghiệm QLGD tiên tiến đối với các trường thực hiện tốt việc DHPH và QL tốt công tác này.

2.6. Tạo các điều kiện để đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPT được cải thiện, giúp họ có thể yên tâm, toàn tâm toàn ý với nghề, để họ thực hiện sứ mệnh Tất cả vì học sinh thân yêu.

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Lê Hoàng Hà (2009), Dạy học phân hóa tại một số trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên , Tạp chí Giáo dục (sđặc biệt tháng 3), tr.46 -48.

2. Lê Hoàng Hà (2010), Nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên

theo quan điểm dạy học phân hóa, Tạp chí Giáo dục (236), tr.14-15, 24.

3. Lê Hoàng Hà (2011), Tăng cường quản lý cơ sở vật chất và thiết

bị dạy học đáp ứng yêu cầu dạy học theo quan điểm phân hóa , Tạp chí Giáo dục ( 253), tr. 32 -34.

4. Lê Hoàng Hà (2011), Thực hiện cam kết chất lượng thông qua

các hợp đồng về kết quả công việc giữa hiệu trưởng và giáo viên ,

Tạp chí thiết bị Giáo dục ( 73). tr 45 - 46.

5. Lê Hoàng Hà (2011), Bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học phân hóa theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường Trung học phổ thông, Tạp chí Giáo dục (271), tr. 25- 26, 38.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:


1. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, Nxb Thống kê.

2. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm QLGD, Trường CBQL-ĐTTW 1, Hà Nội

3. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai: Vấn đề và giải pháp , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Báo cáo tổng kết năm học 2007-2008, 2008-2009 của Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hưng Yên.

5. Báo cáo sơ kết ba năm thực hiện phân ban của Sở Giáo dục &Đào tạo tỉnh Hưng Yên

6. Nguyễn Thanh Bình (2007), Dạy học phân hóa nhìn từ góc độ của giáo dục học, Kỷ yếu hội thảo khoa học phân hoá giáo dục phổ thông, Trường ĐHSP Hà Nội

7. Bộ GD&ĐT (2000), Điều lệ trường trung học, Nxb Giáo dục, Hà Nội

8. Bộ GD&ĐT(2002), Thực hiện nghị quyết TW 2 khóa VIII và nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nxb Giáo dục, Hà Nội

9. Bộ GD&ĐT (1990), Quyết định số 329/QĐ ngày 31/3/1990 ban hành mục tiêu và kế hoạch đào tạo phổ thông.

10. C.Mac và Ăngghen toàn tập (1993), tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

11. Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục .

12. Nguyễn Hữu Châu (chủ biên), Nguyễn Văn Cường, Trần Bá Hoành, Nguyễn Bá Kim, Lâm Quang Thiệp (2007), Sách trợ giúp giảng viên cao đẳng sư phạm (sách dùng chung cho các môn học ), Nxb ĐHSP

13. Nguyễn Quốc Chí (2003),Tài liệu bài giảng cao học QLGD, Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục, Trường ĐHQuốc gia Hà Nội

14. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương về khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội .

15. Chiến lược phát triển Giáo dục & Đào tạo 2001-2010, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2002.

16. Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư ngày15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và QLGD

17. Nguyễn Đức Chính (2010), Cần có cách tiếp cận hệ thống trong việc xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ c ho nhà giáo, Đại học Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội

18. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học , Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

19. Nguyễn Đức Chính, Tập bài giảng cao học QLGD, Chất lượng v à quản lý chất lượng trong giáo dục, Trường ĐHQG Hà Nội.

20. Hoàng Chúng (1984), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học GD, Nxb thống kê, Hà Nội

21. Phạm Khắc Chương (1992), « JAN-Amốt-nhà sư phạm lỗi lạc », Tạp chí nghiên cứu GD (3), tr.15.

22. Chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học phổ thông .

23. Nguyễn Thị Doan (chủ biên), Đỗ Minh Cương, Phùng Kỳ Sơn (1996), Các học thuyết quản lý, Nxb chính trị Quốc gia.

24. Nguyễn Thị Kim Dung (2007), Dạy học phân hóa – khái niệm và các khía cạnh thể hiện , Kỷ yếu hội thảo khoa học phân hoá giáo dục phổ thông, Trường ĐHSP Hà Nội.

25. Hồ Ngọc Đại (2000), Tâm lý học dạy học, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội.

26. Nguyễn Văn Đản (2007), Quan niệm về phân hóa giáo dục và nguyên tắc phân hóa, Kỷ yếu hội thảo khoa hc phân hoá giáo dục phổ thông, Trường ĐHSP Hà Nội

27. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội .

28. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29.Phạm Văn Đồng (1969), Đào tạo thế hệ trẻ của dân tộc thành những người chiến sĩ cách mạng dũng cảm, thông minh, sáng tạo, Nxb Giáo dục

30. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam

31. Nguyễn Minh Đườn g, Phan Văn Kha (Đồng chủ biên) (2006), Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

32. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về GD và khoa học GD, Nxb Giáo dục.

33. Phạm Minh Hạc (2002) (chủ biên), GD thế giới đi vào thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia.

34. Phạm Minh Hạc (2008), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Nxb Chính trị.

35. Đặng Xuân Hải (2004), Chuyên để cao học QLGD, Quản lý sự thay đổi và vận dụng nó trong QLGD/QLNT, Trường ĐH Quốc gia Hà Nội.

36. Đặng Xuân Hải (2010), Đổi mới công tác bồi dưỡng giảng viên sư phạm trong bối cảnh hội nhập của giáo dục hiện nay, Đại học Giáo dục- ĐH Quốc gia Hà Nội, Kỷ yếu hội thảo khoa học.

37. Vũ Ngọc Hải, Trần Khánh Đức (2003), Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI , Nxb Giáo dục.

38. Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2007), Giáo dục Việt Nam: Đổi mới và phát triển hiện đại hóa , Nxb Giáo dục .

39. Nguyễn Kế Hào (2011) Dạy và học phổ thông trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia về khoa học giáo dục Việt Nam (Tập II).

40. Nguyễn Kế Hào (Chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn (2004), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư ph ạm, Nxb Đại học Sư phạm.

41. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

42. Đoàn Duy Hinh (2007), Phân hóa trong dạy học ở bậc trung học trên thế giới, Kỷ yếu hội thảo khoa học.

43. Hồ Chí Minh toàn tập(1984), tập 5, Nxb Sự thật

44. Phó Đức Hòa, Ngô Quang Sơn (2007), Ứng dụng CNTT &TT trong dạy học tích cực, Nxb Giáo dục.

45. Nguyễn Thanh Hoàn (2007), Dạy học phân hóa-một vài vấn đề lý luận – Kỷ yếu hội thảo khoa học phân hóa giáo dục phổ thông, trường ĐHSP Hà Nội

46. Nguyễn Thanh Hoàn (2007), Dạy học phân hóa-mục tiêu, đặc điểm, con đường và quy trình kê hoạch hóa, Kỷ yếu hội thảo khoa học phân hóa giáo dục phổ thông, Trường ĐHSP Hà Nội.

47. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1998), Giáo dục học tập II, Nxb Giáo dục.

48. Đào Thị Hồng (2007), Vài ý kiến trao đổi về dạy học phân hóa , Kỷ yếu hội thảo khoa học phân hoá giáo dục phổ thông,Trường ĐHSP Hà Nội

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2022