Năng Lực Quản Lý Của Cán Bộ Quản Lý Nhà Trường

Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường phục vụ cho dạy học nói chung, dạy học nội dung GDĐP nói riêng cần chú ý những vấn đề sau: Tài liệu tham khảo phục vụ cho GV và HS; Bố trí phòng hội họp, phòng học bộ môn có đủ trang thiết bị, tạo điều kiện cho giáo viên chủ động sinh hoạt chuyên môn, xây dựng chuyên đề; Nhà trường cần đầu tư nguồn kinh phí nhất định phục vụ cho các tiết dạy chuyên đề, kinh phí tổ chức các hoạt động ngoại khoá. Đặc biệt là nên đầu tư kinh phí khen thưởng cho GV, tập thể có thành tích trong hoạt động chuyên môn hàng năm.

1.5.4. Năng lực quản lý của cán bộ quản lý nhà trường

Đội ngũ CBQL là lực lượng trực tiếp quản lý tất cả các khâu của quá trình giáo dục nói chung và dạy học nội dung GDĐP nói riêng. Có thể nói CBQL, đứng đầu là hiệu trưởng nhà trường là những người “tạo dựng hoặc phá hủy tiến trình phát triển của nhà trường”. Trình độ, năng lực của CBQL sẽ ảnh hưởng, quyết định sự thành bại của quá trình phát triển của nhà trường. Do đó, các cấp quản lý cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết, năng lực quản lý cho CBQL nhà trường.

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng ít nhất phải có năng lực chuyên môn giỏi một môn học nào đó; được đào tạo quản lý và có nghiệp vụ quản lý nhà trường. Năng lực quản lý của CBQL còn được thể hiện ở khả năng tư duy khoa học, óc quan sát, đánh giá thực tế để kết hợp kinh nghiệm đưa ra những kế sách mang tính tầm nhìn chiến lược cho công tác quản lý. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cần có trình độ chuyên môn giỏi của một môn học nào đó để có thể tham gia sinh hoạt chuyên môn cùng một tổ chuyên môn trong nhà trường. Có thể đưa ra các biện pháp bồi dưỡng chuyên môn sâu cho GV có cùng chuyên môn.

Ngoài việc cần có trình độ chuyên môn, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cũng cần có trình độ quản lý nhất định. Ít nhất phải được đào tạo về công tác quản lý chương trình 3 tháng. Có trình độ quản lý, Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nắm được quy trình, nội dung quản lý từ đó cụ thể hoá được các công

việc cần làm trong quá trình quản lý; thực hiện được một cách có chất lượng công tác quản lý của mình và thể hiện được những việc đã làm được thông qua hồ sơ, sổ sách và kế hoạch quản lý.

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cũng cần có trình độ chính trị. Hiểu và thông suốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước là yêu cầu đầu tiên của một cán bộ làm công tác quản lý. Khi CBQL có trình độ chính trị, sẽ quản lý và chỉ đạo tập thể nhà trường thực hiện đạt mục tiêu giáo dục theo định hướng của Đảng và Nhà nước, biện pháp quản lý, cách thức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương.

Năng lực của CBQL sẽ được thể hiện qua các biện pháp quản lý áp dụng. CBQL có năng lực tốt sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý mềm dẻo, chặt chẽ, huy động được sự ủng hộ của GV trong nhà trường.

1.5.5. Công tác phối hợp giữa ban giám hiệu và các bộ phận chức năng trong nhà trường

Ban giám hiệu và các bộ phận có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ vận động tổ chức phong trào quần chúng cán bộ, GV, HS và người lao động trong nhà trường thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết và đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn trong đó có dạy học nội dung GDĐP.

Ban giám hiệu tạo điều kiện thuận lợi để các bộ phận chức năng tham gia quản lý trường học, quản lý chuyên môn, tham gia kiểm tra giám sát hoạt động của nhà trường, giải quyết kịp thời các kiến nghị hợp pháp của đội ngũ cán bộ công chức trong nhà trường. Tập hợp các ý kiến của đoàn viên công đoàn tham gia với chính quyền nhà trường cùng giải quyết.

Khi xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm và dài hạn, ban giám hiệu mời các tổ chức tham gia phát biểu ý kiến và triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học.

Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên cung cấp các tư liệu cần thiết để các tổ chức tham gia hiệu quả. Trước khi ban hành, bổ sung sửa đổi kế hoạch, chủ

trương công tác của nhà trường, hoặc triển khai thực hiện về chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước có liên quan đến đội ngũ cán bộ, viên chức thì ban giám hiệu cần trao đổi thống nhất với các bộ phận trong trường để cùng chỉ đạo thực hiện đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của đội ngũ đoàn viên, GV và HS.

Ban giám hiệu và các tổ chức quán triệt đến đội ngũ GV, HS các văn bản pháp quy của Nhà nước, động viên và tổ chức giáo dục đội ngũ nghiêm túc thực hiện, đồng thời giám sát việc thực hiện các hoạt động trong nhà trường. Kết hợp khen thưởng, kỷ luật kịp thời.

Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của tổ; xây dựng tiết dạy nội dung GDĐP; xây dựng tham luận chuyên môn trong các hội nghị chuyên đề, làm đồ dùng dạy học…Tổ trưởng chuyên môn đề xuất, tham mưu, tham vấn cho hiệu trưởng khi xây dựng kế hoạch quản lý chương trình giáo dục, quản lý dạy học nội dung GDĐP. Đề xuất các biện pháp thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của tổ một cách hợp lý nhất. Tham mưu với hiệu trưởng để đổi mới về nội dung, hình thức tổ chức dạy học nội dung GDĐP.

1.5.6. Nhận thức và năng lực của giáo viên

Đội ngũ GV là lực lượng trực tiếp tham gia dạy học nội dung GD ĐP. Nhận thức, năng lực của GV sẽ quyết định thành công việc tổ chức dạy học nội dung GDĐP. Đa số GV có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, yêu nghề. Nhưng còn một số ít GV chưa thực sự tâm huyết với nghề, năng lực chuyên môn, năng lực tự quản, năng lực khai thác và chuyển hóa kiến thức địa phương vào hoạt động giáo dục còn hạn chế. Đây là một tồn tại là bài toán nan giải mà thời gian qua các nhà trường THCS tập trung giải quyết.

Qua dự giờ thường kỳ, các đợt thao giảng, hội thi, sinh hoạt chuyên môn các nhà trường THCS đều nhận thấy: Đa số GV đều ngại thiết kế và giảng dạy những tiết dạy thuộc nội dung GDĐP vì ít tài liệu để nghiên cứu.

Những tồn tại trên một phần cũng do đội ngũ CBQL chưa có biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy GV tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Kết luận Chương 1

Từ lịch sử nghiên cứu, các khái niệm cơ bản, một số đặc trưng chủ yếu của quản lý và quản lý dạy học nội dung GDĐP của CBQL trường THCS đặt cơ sở lý luận cho việc khảo sát chương 2.

Mặt khác, CBQL nhà trường với vai trò của mình là nhân tố quyết định hiệu quả quản lý nhà trường dẫn đến việc tìm ra các biện pháp quản lý, đặc biệt là các biện pháp quản lý dạy học nội dung GDĐP ở trường THCS đạt hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao sự hiểu biết cho HS về kiến thức địa phương, khả năng thích ứng đổi mới. Hay nói một cách khác, để quản lý thực hiện dạy học nội dung GDĐP ở trường THCS đạt hiệu quả đòi hỏi người CBQL nhà trường phải có biện pháp khả thi trên cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục hiện nay là yếu tố quan trọng, quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục.

Trên đây là cơ sở lý luận của việc xác định các nhiệm vụ, biện pháp quản lý dạy học nội dung GDĐP của CBQL các trường THCS. Các biện pháp cụ thể của người của cán bộ quản lý còn được xác định trên cơ sở thực tiễn và hiệu quả quản lý của nhà trường THCS trong giai đoạn hiện nay.

Vấn đề đó sẽ được trình bày ở các chương tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG Ở CÁC TRƯỜNG THCS THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG


2.1. Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, xã hội của thị xã Chí Linh có ảnh hưởng đến công tác quản lý dạy học nội dung giáo dục địa phương; nội dung dạy học địa phương tại các trường THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

2.1.1. Một số đặc điểm về kinh tế - văn hóa - xã hội của thị xã Chí Linh

Về địa lý, dân số: Thị xã Chí Linh nằm phía Đông Bắc tỉnh Hải Dương, cách thành phố Hải Dương 40 km, là đô thị lớn thứ hai của tỉnh Hải Dương. Diện tích tự nhiên của toàn thị xã là 28.202,8 ha. Dân số 172.850 người. Thị xã có đường giao thông thuận lợi. Đường bộ có Quốc lộ 18 chạy dọc theo hướng đông-tây qua trung tâm thị xã nối liền Hà Nội - Quảng Ninh, đường Quốc lộ 37 nối Quốc lộ 5 và đường 18, là đường vành đai chiến lược quốc gia từ trung tâm thị xã đi tỉnh Bắc Giang. Đường thủy có chiều dài 40 km đường sông bao bọc phía đông, tây, nam của thị xã thông thương với Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh.

Về kinh tế: Thị xã có lợi thế nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội, giao thông thuận lợi, địa hình đa dạng phong phú, có diện tích đồi núi, đồng bằng xen kẽ. Người dân Chí Linh cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với kinh tế thị trường. Nhờ có định hướng phát triển đúng đắn trong quy hoạch phát triển các vùng và các thành phần kinh tế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, theo hướng phát triển du lịch, dịch vụ. Kinh tế Chí Linh phát triển với tốc độ cao GDP tăng bình quân 16%/năm, thu ngân sách trên địa bàn tăng nhanh, tỷ trọng cơ cấu kinh tế theo hướng giảm nhanh ở khu vực nông nghiệp và tăng nhanh thương mại, dịch vụ.

Về văn hóa xã hội: Chí Linh còn là đô thị dịch vụ du lịch lịch sử - văn hóa cấp quốc gia trong chuỗi du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc, khu sinh thái Bến

Tắm, Yên Tử - Bãi Cháy - Hạ Long và nằm trên tuyến hành lang thuộc chương trình hợp tác quốc tế hai hành lang một vành đai kinh tế. Thị xã Chí Linh là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử với 303 di tích, di chỉ, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt là Côn Sơn, Kiếp Bạc, và 9 di tích cấp quốc gia và nhiều di tích cấp tỉnh... tiêu biểu là đền Cao, đền Chu Văn An, Lăng mộ Chu Văn An, chùa Thanh Mai, đền thờ bà Chúa Sao Sa - Nguyễn Thị Duệ, đền Sinh, đền Hóa, đền Quốc Phụ, chùa Ngũ Đài. Ngoài ra còn có “Chí Linh bát cổ” là 8 di tích điển hình của Chí Linh, đồng thời cũng là 8 di tích quan trọng của tỉnh Hải Dương, gắn liền với nhiều nhân vật và sự kiện lịch sử nổi tiếng của dân tộc, hàng năm thu hút hơn 900.000 lượt khách du lịch đến tham quan lễ hội các di tích trên địa bàn thị xã.

2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Giáo dục đào tạo thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương tương đối ổn định, phát triển khá toàn diện với tốc độ nhanh. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo ngày càng được các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư về chủ trương, chính sách, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, GV…công tác khuyến học được phát triển rất mạnh mẽ từ các gia đình, dòng họ đến các xã, phường. Hội khuyến học thị xã hoạt động mạnh, hàng năm tổ chức nhiều hoạt động thúc đẩy việc nâng cao chất lượng như tuyên dương HS giỏi các cấp, tuyên dương HS đỗ đại học, biểu dương các gia đình hiếu học, các tấm gương vượt khó học tốt…Các chỉ số phát triển giáo dục về mạng lưới, quy mô, cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, CBQL, chất lượng và hiệu quả giáo dục năm sau cao hơn năm trước. Giáo dục đào tạo thị xã Chí Linh luôn đứng trong những đơn vị tốp đầu tỉnh Hải Dương.

Toàn thị xã Chí Linh có 19 trường THCS công lập, trong đó có 18 trường thuộc 18 xã, phường (01 xã không có trường THCS) và 1 trường THCS chất lượng cao là trường THCS Chu Văn An. 100% các trường đạt chuẩn quốc gia. Quy mô số lớp của các trường thường dao động từ 8 đến 20 lớp, nghĩa là ở

mức vừa và nhỏ không có trường nào quá đông về số lớp nên khá thuận lợi cho công tác quản lý dạy học nói chung và quản lý dạy học nội dung GDĐP nói riêng, cũng như tổ chức các hoạt động khác của nhà trường.

2.1.3. Nội dung dạy học địa phương tại các trường trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Khung phân phối chương trình dạy nội dung GDĐP ở trường THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

* Môn Ngữ văn:


Khối

Tuần

Tiết

Tên bài


6

18

70

Những yêu cầu chung về sử dụng Tiếng Việt

18

71

Từ ngữ địa phương

22

87

Phát âm chuẩn và viết đúng chính tả

35

139

Truyền thuyết về Yết Kiêu


7

17

66

Tục ngữ về lao động sản xuất và sản vật địa phương

18

71

Ca dao về quê hương Hải Dương

34

135

Ngọc tỉnh liên phú (Phú hoa sen giếng ngọc)

35

139

Đăng Thạch mô (1) Sơn lưu đề

35

140

Bài ca Côn Sơn


8

8

32

Chiều xuân

14

53

Phá vây

24

95

Hạt gạo làng ta

32

125

Tình sử Loa Thành

35

139

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh và làng nghề

truyền thống ở Hải Dương


9

18

88

Thuyết minh về di tích lịch sử và danh nhân tiêu biểu ở

Hải Dương

35

171

Nghị luận về sự vật hiện tượng đời sống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học nội dung giáo dục địa phương ở các trường trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương - 5

*Môn Lịch sử:


Khối

Tuần

Tiết

Tên bài

6

32

32

Bài 1: Lịch sử Hải dương từ nguồn gốc đến thế kỷ X


7

16

31

Bài 2: Lịch sử Hải dương từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV

28

56

Bài 3: Sự hình thành và phát triển của đô thị cổ Hải

Dương

33

65

Bài 4: Các phong trào đấu tranh của nhân dân HD ( từ

TK XV đến TK XIX

33

66

Bài 5: Những thành tựu về kinh tế – văn hóa của Hải

Dương

8


44

Bài 6: Lịch sử Hải Dương 1858-1918

9

33

47

Bài 7: Lịch sử Hải Dương 1919-1945

34

50

Bài 8: Lịch sử Hải Dương 1945-2010

*Môn Địa lý:


Khối

Tuần

Tiết

Tên bài

6

16

16

Vị trí địa lý và sự phân chia hành chính

34

34

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

7

17

33

Một số vấn đề về tài nguyên và môi trường

34

68

Đặc điểm dân số và phân bố dân cư


8

17

34

Vấn đề lao động và việc làm

18

35

Vấn đề phát triển giáo dục, văn hóa và y tế

34

52

Khái quát đặc điểm kinh tế tỉnh Hải Dương


9

17

34

Vấn đề phát triển nông, lâm nghiệp và thủy văn

18

35

Vấn đề phát triển ngành công nghiệp

34

52

Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải, thông tin

truyền thông, thương mại và du lịch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022