Thực Trạng Công Tác Quản Lý Dạy Học Nội Dung Gdđp

Từ kết quả khảo sát của Bảng 2.6, có thể thấy:

Các nội dung được khảo sát từ nội dung 1 đến nội dung 5 có ĐTB dao động từ 3,54 đến 3,83. Kết quả đó cho thấy, đa số CBQL đã thường xuyên xây dựng các loại kế hoạch phục vụ cho công tác quản lý dạy học nội dung GDĐP như: kế hoạch năm học; Kế hoạch tổ chuyên môn; Kế hoạch cá nhân GV; Kế hoạch về phát triển chương trình nội dung GDĐP hàng năm; kế hoạch đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nội dung GDĐP.

Tuy nhiên, một số CBQL nhà trường chưa thường xuyên quan tâm xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dạy học nội dung GDĐP. Chính vì vậy, công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dạy học nội dung GDĐP ở một số trường chưa được quan tâm đúng mức, do đó ảnh hưởng đến kết quả tổ chức dạy học nội dung GDĐP.

b) Thực trạng nội dung quản lý dạy học nội dung GDĐP cấp THCS

*Thực trạng công tác quản lý dạy học nội dung GDĐP

Quản lý nghiêm túc, đầy đủ các khâu trong quá trình dạy học nội dung GDĐP, bao gồm: Quản lý kế hoạch năm học của tổ chuyên môn, GV về dạy học nội dung GDĐP; việc thực hiện nội dung chương trình GDĐP; cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học nội dung GDĐP; phương pháp và hình thức dạy học; đánh giá kết quả học tập của HS trong học tập nội dung GDĐP sẽ nâng cao hiệu quả dạy học nội dung GDĐP của nhà trường, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ GV.

Để khảo sát thực trạng công tác quản lý dạy học nội dung GDĐP, tôi sử dụng câu hỏi 2 (Phụ lục 2) để khảo sát trên 24 CBQL ở 12 trường THCS trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, kết quả như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng công tác quản lý dạy học nội dung GDĐP



TT


Nội dung khảo sát

Mức độ thực hiện


ĐTB )


Rất TX

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Đôi khi

Không

bao giờ


1.

Quản lý kế hoạch năm họccủa tổ chuyên môn về dạy học nội dung

GDĐP


6


10


4


4


0


3.75


2.

Quản lý kế hoạch dạy học nội dung GDĐP

của cá nhân GV


7


9


5


3


0


3.83


3.

Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình

GDĐP


5


12


4


3


0


3.79


4.

Quản lý cơ sở vật chất

phục vụ hoạt động dạy học nội dung GDĐP


4


4


6


8


2


3.00


5.

Quản lý hình thức tổ

chức dạy học nội dung GDĐP


7


4


5


8


0


3.42


6.

Quản lý đánh giá kết quả học tập của HS trong học tập nội dung

GDĐP


2


3


8


8


3


2.71

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Quản lý dạy học nội dung giáo dục địa phương ở các trường trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương - 7

Từ kết quả khảo sát của Bảng 2.7, có thể thấy:

Các nội dung được khảo sát, gồm nội dung 1, 2,3 và nội dung 5 có ĐTB dao động từ 3,42 đến 3,83. Kết quả khảo sát cho thấy, đa số CBQL đã thường xuyên quan tâm đến công tác quản lý dạy học nội dung GDĐP như: Quản lý kế hoạch năm học của tổ chuyên môn về dạy học nội dung GDĐP; Quản lý kế hoạch dạy học nội dung GDĐP của cá nhân GV; Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình GDĐP; Quản lý hình thức tổ chức dạy học nội dung GDĐP.

Tuy nhiên, hai nội dung 4 và 6 có ĐTB dao động từ 2,71 đến 3,0. Do đó có thể thấy, một số CBQL nhà trường chưa thường xuyên quan tâm đến việc quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học nội dung GDĐP, quản lý đánh giá kết quả học tập của HS trong học tập nội dung GDĐP.

* Thực trạng hình thức quản lý tổ chức dạy học nội dung GDĐP

Để khảo sát thực trạng hình thức quản lý dạy học nội dung GDĐP, tôi sử dụng câu hỏi 3 (Phụ lục 2) để khảo sát trên 24 CBQL ở 12 trường THCS trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, kết quả như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng quản lý hình thức tổ chức dạy học nội dung GDĐP



TT


Nội dung khảo sát

Mức độ thực hiện


ĐTB )


Rất TX

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Đôi khi

Không

bao giờ


1.

Ban giám hiệu định hướng hình thức tổ chức dạy học nội dung

GDĐP


6


8


6


4


0


3.67


2.

Ban Giám hiệu giao nhiệm vụ triển khai hình thức tổ chức dạy học nội dung GDĐP

cho từng GV


7


6


5


6


0


3.58


3.

Ban giám hiệu giao nhiệm vụ triển khai hình thức tổ chức dạy học nội dung GDĐP

cho nhóm GV


8


7


5


4


0


3.79


4.

Ban giám hiệu giao nhiệm vụ triển khai hình thức tổ chức dạy học nội dung GDĐP

cho tổ chuyên môn


6


8


5


5


0


3.63


5.

Tổ chức dạy học nội

dung GDĐP theo hướng nghiên cứu bài học


3


5


7


6


3


2.96


6.

Tổ chức dạy học nội dung GDĐP thông qua trải nghiệm, tham quan, ngoại khóa, tìm

hiểu thực tế


3


5


5


7


4


2.83

Từ kết quả khảo sát của Bảng 2.8, có thể thấy:

Các nội dung khảo sát từ 1 đến 4 có ĐTB dao động từ 3,58 đến 3,79. Kết quả đó cho thấy, đa số CBQL đã thường xuyên quan tâm định hướng hình thức tổ chức dạy học nội dung GDĐP, giao nhiệm vụ triển khai hình thức tổ chức dạy học nội dung GDĐP cho từng GV, nhóm GV, tổ chuyên môn.

Tuy nhiên, ở nội dung khảo sát 5 và 6, ĐTB dao động từ 2,83 đến 2,96. Kết quả này cho thấy hình thức quản lý tổ chức dạy học nội dung GDĐP hiệu quả chưa cao thể hiện ở việc nhiều nhà trường chưa thường xuyên tổ chức dạy học nội dung GDĐP theo hướng nghiên cứu bài học, cũng như tổ chức dạy học nội dung GDĐP thông qua trải nghiệm, tham quan, ngoại khóa, tìm hiểu thực tế.

* Hình thức quản lý tổ chức dạy học nội dung GDĐP

Để khảo sát hình thức quản lý dạy học nội dung GDĐP, tôi sử dụng câu hỏi 4 (Phụ lục 2) để khảo sát trên 24 CBQL ở 12 trường THCS trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, kết quả như sau:

Bảng 2.9. Hình thức quản lý tổ chức dạy học nội dung GDĐP



TT


Nội dung khảo sát

Mức độ thực hiện

ĐTB )

Rất

TX

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Đôi

khi

Không

bao giờ


1.

Ban giám hiệu quản lý trực

tiếp hoạt động dạy nội dung GDDP của GV


8


6


6


4


0


3.75


2.

Tổ trưởng chuyên môn trực

tiếp chỉ đạo hoạt động dạy nội dung GDDP của GV


9


8


6


1


0


4.04


3.

Tổ trưởng chuyên môn cùng ban giám hiệu trực tiếp quản lý hoạt động dạy học nội

dung GDĐP của GV


10


8


6


0


0


4.17

Từ kết quả khảo sát của Bảng 2.9, có thể thấy:

Các nội dung khảo sát có ĐTB dao động từ 3,75 đến 4,17. Kết quả này cho thấy, đa số CBQL, tổ trưởng chuyên môn các nhà trường đã thường xuyên quan tâm, trực tiếp quản lý hoạt động dạy học nội dung GDĐP của GV.

*Quản lý nội dung kiến thức dạy học nội dung GDĐP

Để khảo sát việc quản lý nội dung dạy học nội dung GDĐP, tôi sử dụng câu hỏi 5 (Phụ lục 2) để khảo sát trên 24 CBQL ở 12 trường THCS trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, kết quả như sau:

Bảng 2.10. Quản lý nội dung kiến thức dạy học nội dung GDĐP



TT


Nội dung khảo sát

Mức độ thực hiện


ĐTB )


Rất TX

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Đôi khi

Không bao

giờ


1.

Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình GDĐP (do Sở

GD&ĐT biên soạn)


8


9


7


0


0


4.04


2.

Xây dựng, điều chỉnh nội dung bài giảng phù hợp với kiến thức của

thực tiễn địa phương


6


8


8


2


0


3.75


3.

Biên soạn học liệu phục vụ hoạt động dạy học nội dung GDĐP

của nhà trường


8


6


5


5



3.71


4.

Cấu trúc lại nội dung dạy học địa phương cho phù hợp với HS và điều kiện thực tiễn

địa phương


5


8


5


6



3.50

Từ kết quả khảo sát của Bảng 2.9, có thể thấy:

Tất cả các nội dung được khảo sát đều có điểm ĐTB dao động từ 3,5 đến 4,04. Kết quả đó cho thấy, đa số CBQL đã thường xuyên quan tâm quản lý nội dung kiến thức dạy học nội dung GDĐP cấp THCS do Sở GD&ĐT biên soạn; Xây dựng, điều chỉnh nội dung bài giảng phù hợp với kiến thức của thực tiễn địa phương; Biên soạn học liệu phục vụ hoạt động dạy học nội dung GDĐP của nhà trường; Cấu trúc lại nội dung dạy học địa phương cho phù hợp với HS và điều kiện thực tiễn địa phương.

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học nội dung giáo dục địa phương

Để khảo sát đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học nội dung GDĐP, tôi sử dung câu hỏi 3(Phụ lục 3) để khảo sát trên 24 CBQL và 96 GV ở 12 trường THCS trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, kết quả như sau:

Bảng 2.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học nội dung GDĐP



TT


Nội dung khảo sát

Mức độ

ĐTB )

Ảnh

hưởng

Phân

vân

Không ảnh

hưởng

1.

Hệ thống các văn bản pháp quy; Công tác

quản lý, chỉ đạo của các cấp QLGD

110

10

0

3.92

2.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, truyền

thống, văn hóa, lịch sử của địa phương

105

10

5

3.83

3.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho

dạy học nội dung GDĐP

103

12

5

3.82

4.

Năng lực quản lý của CBQL nhà trường

114

6

0

3.95

5.

Công tác phối hợp giữa ban giám hiệu và

các bộ phận chức năng trong nhà trường

100

12

8

3.77

6.

Nhận thức và năng lực của GV

120

0

0

4.00

Từ kết quả khảo sát của Bảng 2.11, có thể thấy:

Các nội dung khảo sát có ĐTB dao động từ 3,77 đến 4,0. Điều đó có thể thấy, cán bộ quản lý, GV đều đánh giá cao mức độ ảnh hưởng của 6 yếu tố đến dạy học nội dung GDĐP: Hệ thống các văn bản pháp quy; Công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp QLGD; Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, truyền thống,

văn hóa, lịch sử của địa phương; Cơ sở vật chất,trang thiết bị phục vụ cho dạy học nội dung GDĐP; Năng lực quản lý của CBQL nhà trường; Công tác phối hợp giữa ban giám hiệu và các bộ phận chức năng trong nhà trường; Nhận thức và năng lực của GV. Trong đó, yếu tố nhận thức và năng lực của GV được đánh giá quan trọng và có ý nghĩa quyết định nhất, sau đó đến các yếu tố: Năng lực quản lý của CBQL nhà trường; Hệ thống các văn bản pháp quy; Công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp QLGD….

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý dạy học nội dung giáo dục địa phương ở các trường trung học cơ sở thị xã Chí Linh

2.5.1. Điểm mạnh

Trong quá trình quản lý dạy học nội dung GDĐP ở các trường THCS thị xã Chí Linh, phòng GDĐT thị xã đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo giúp các trường tháo gỡ những khó khăn trong việc triển khai thực hiện dạy học nội dung GDĐP. Các CBQL nói riêng và đội ngũ GV nói chung đều thể hiện sự nhiệt tình và trách nhiệm cao. Đặc biệt các đồng chí hiệu trưởng luôn có sự lãnh đạo sát sao, kịp thời, tìm tòi đưa ra các biện pháp quản lý chương trình GDĐP phù hợp mang lại kết quả tích cực.

2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

Trong quá trình đưa ra các biện pháp quản lý còn có một số biện pháp mang tính lý thuyết chưa thực sự sát với tình hình thực tế địa phương. Đồng thời, vẫn còn một số hạn chế nhất định như:

Một số CBQL, GV nhận thức chưa đầy đủ về nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của nội dung GDĐP trong chương trình giáo dục THCS;

Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dạy học nội dung GDĐP, quản lý cơ sở vật chất phục vụ dạy học nội dung GDĐP chưa được quan tâm đúng mức;

Việc tổ chức dạy học nội dung GDĐP theo hướng nghiên cứu bài học và thông qua trải nghiệm, tham quan, ngoại khóa, tìm hiểu thực tế chưa được thường xuyên thực hiện;

Công tác đánh giá dạy học nội dung GDĐP chưa được tổ chức thường xuyên.

Nguyên nhân do công tác chỉ đạo, quản lý của các cấp QLGD chưa quan tâm thỏa đáng đến dạy học nội dung GDĐP; điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư tổ chức hoạt động dạy học nội dung GDĐP còn khó khăn chưa đáp ứng yêu cầu; năng lực thiết kế và tổ chức dạy học nội dung dạy học nội dung GDĐP của GV còn hạn chế.

Kết luận Chương 2


Như vậy, qua nghiên cứu thực trạng quản lý dạy học nội dung GDĐP ở các trường THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, chúng tôi nhận thấy:

1. Công tác quản lý thực hiện giảng dạy nội dung GDĐP của các nhà trường THCS hiện nay có nhiều mặt tích cực nhưng vẫn còn những hạn chế. Nguyên nhân chủ quan ở chỗ công tác quản lý dạy học nội dung GDĐP chưa được quan tâm, chú trọng, chất lượng giảng dạy các bài nội dung GDĐP còn thấp, thể hiện ở khâu thiết kế, tổ chức dạy học; công tác kiểm tra đánh giá chưa được quan tâm đúng mức.

2. Kết quả khảo sát đã cho thấy: Về mặt nhận thức của CBQL và GV, đa số đã nhận thức được nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của dạy học nội dung GDĐP, tuy nhiên nhận thức của một bộ phận CBQL, GV chưa đầy đủ.

3. Hệ thống các biện pháp của các nhà trường tuy có sự thống nhất cao trong bộ máy quản lý nhưng còn rời rạc thiếu tính hệ thống. Do vậy, khi chỉ đạo triển khai ở cấp độ bài giảng còn gặp nhiều khó khăn.

Từ thực trạng công tác quản lý dạy học nội dung GDĐP trên địa bàn thị xã Chí Linh, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng công tác quản lý dạy học nội dung GDĐP, những nội dung này tôi sẽ đề cập đến ở phần Chương 3.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí