Ý Nghĩa Khoa Học, Thực Tiễn Của Vấn Đề Nghiên Cứu

câu hỏi phỏng vấn sâu sẽ tập trung vào đánh giá thực trạng, khó khăn đối với người cung cấp thông tin về lĩnh vực ngân hàng; thực trạng, khó khăn đối với người cung cấp thông tin; vấn đề giải pháp của nhà báo, cán bộ truyền thông thuộc cơ quan QLNN về lĩnh vực ngân hàng để tăng cường hiệu quả tiếp cận thông tin.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả tìm, tập hợp, lập phiếu đọc, trích dẫn, phân tích các loại tài liệu nhằm hệ thống hoá các vấn đề lý luận, xây dựng khung lý thuyết làm cơ sở lý luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp điều tra xã hội học (bảng hỏi anket): Để đánh giá được kỹ năng tác nghiệp của các nhà báo hoạt động trong tòa soạn báo điện tử của Đảng bộ tỉnh, tác giả luận văn đã tiến hành phát phiếu khảo sát 200 người gồm: phóng viên, nhà báo, biên tập viên, kỹ thuật viên và lãnh đạo quản lý cơ quan báo chí. Nội dung khảo sát sẽ tập trung vào những vấn đề nhằm nêu lên được đặc điểm, nguyên tắc và thực trạng của nhà báo khi tác nghiệp về lĩnh vực ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả đã cũng tiến hành khảo sát 50 người cung cấp thông tin tại các chi nhánh ngân hàng tỉnh. Phiếu khảo sát sẽ đi vào tìm hiểu thực tế, những vướng mắc khi cung cấp thông tin cho nhà báo.

Ngoài những phương pháp trên, đề tài còn sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích đối chiếu, nghiên cứu tài liệu, thống kê, phân loại để từ đó đi đến những kết luận mang tính khoa học.

6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

Ý nghĩa khoa học

Luận văn sẽ góp phần hệ thống hoá thêm khung lý luận về kỹ năng tác nghiệp, thu thập và xử lý thông tin của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử. Là tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực báo chí truyền thông về ngân hàng sau này. Một số kiến nghị và giải pháp đề cập trong luận văn có thể giúp ích tích cực cho các nhà báo khi tiếp xúc với nguồn tin, phân tích và xử lý thông tin trong quá trình truyền thông của mình.

Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn có giá trị tham khảo về mặt thực tiễn về kỹ năng tác nghiệp về lĩnh

vực ngân hàng cho các cơ quan báo chí, nhà báo nói chung, các cơ quan báo chí và nhà báo trong toà soạn có báo điện tử nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Thông qua việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá ưu điểm và hạn chế về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng, luận văn cung cấp tài liệu tham khảo có cơ sở khoa học, góp phần giúp nhà báo có thêm kiến thức và rèn luyện kỹ năng tác nghiệp của mình.

Đối với các cơ quan báo chí, luận văn có ý nghĩa trong việc tham khảo sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạt động truyền thông, được cung cấp thêm một số kiến thức chuyên môn sâu về ngân hàng, cũng như sự tác động của thông tin ngân hàng có ảnh hưởng gì đối với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội.

Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay - 3

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

Chương 2: Thực trạng về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay

Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng tác nghiệp về ngân hàng trên báo điện tử hiện tại và thời gian tới.

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Báo điện tử

Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với loại hình báo chí này.

Báo điện tử là một siêu kênh thông tin toàn cầu, cho phép liên kết con người lại bằng kênh thông tin và kết nối nguồn tri thức đã tích luỹ của toàn nhân loại trong một mạng lưu thông nhất quán. Bên cạnh đó, báo điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và được phát hành trên internet. Dù còn nhiều khái niệm khác nhau về Báo điện tử, nhưng những định nghĩa về nó đều dựa trên một cơ sở nhất định về kỹ thuật, phương thức truyền tải, hình thức phát hành…Nhìn chung, các định nghĩa đều hướng tới các thông tin cơ bản sau: báo điện tử là loại hình báo chí phát hành trên internet, sử dụng công nghệ world wide web, dành cho công chúng sử dụng internet. Vì vậy, có thể hiểu khái niệm của báo điện tử một cách dễ hiểu như sau: Báo điện tử là một loại hình báo chí truyền tải thông tin đến công chúng qua hệ thống mạng máy tính kết nối toàn cầu bằng ngôn ngữ đa phương tiện.

Hiện nay, việc sử dụng thuật ngữ định danh loại hình báo chí mà thông tin được truyền tải và tiếp nhận qua mạng internet vẫn chưa thống nhất và là vấn đề đang được tranh cãi. Trên thế giới loại hình có nhiều tên gọi khác nhau như online newspaper ( báo chí trên mạng/trực tuyến), e-journal (electronic journal – báo chí điện tử), e-zine (electronic magazine – tạp chí điện tử)…

Ở Việt Nam, báo điện tử gắn liền với tên gọi của nhiều tờ báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in, như Nhân Dân điện tử, Lao động điện tử, Quê hương điện tử…Trong các bản pháp quy của Nhà Nước cũng sử dụng thuật ngữ “báo điện tử”. Trong Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23-8-2001 của Chính phủ về quản lý và cung cấp dịch vụ internet, Điều 12 ghi: “Dịch vụ thông tin trên internet là một loại

hình dịch vụ ứng dụng internet, bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo in, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên internet và dịch vụ cung cấp các loại hình điện tử khác trên Internet” [41, tr.2].

Thuật ngữ “báo điện tử” được sử dụng trong Điều 3 Luật Báo chí năm 1999. Theo định nghĩa tại Luật này, “báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên hệ thống máy tính” [84, tr.2]. Thuật ngữ báo điện tử đang được sử dụng được dịch tử các thuật ngữ “Online newspaper” (báo trực tuyến), “Internet Newspaper” (báo internet) hoặc “Electronic Newspaper” (báo điện tử). Phổ biến nhất hiện nay là tên gọi “báo điện tử” đã được sử dụng trong nhiều văn bản pháp quy của Nhà nước và đã gần như được thừa nhận trong thực tế.

Báo điện tử là loại hình báo chí một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng internet.

Báo điện tử là tờ báo của một tổ chức chính trị - xã hội nhất định, phải đăng ký và được chấp thuận của các cơ quan quản lý nhà nước trước khi hoạt động; là hoạt động chính trị, phục vụ công tác tư tưởng, lợi ích của Tổ quốc, nhân dân; hoạt động theo Luật Báo chí. Báo điện tử cung cấp nguồn thông tin chính thống, mang tính định hướng, được kiểm duyệt, kiểm tra chặt chẽ trước khi đăng, góp phần quản lý xã hội. Đội ngũ sản xuất thông tin trên báo điện tử là các nhà báo chuyên nghiệp.

Báo điện tử khác với mạng xã hội. Mạng xã hội của tổ chức xã hội, công ty, đơn vị kinh tế, cá nhân; có thể được phép hoạt động hoặc không. Mạng xã hội – còn gọi là mạng xã hội ảo – là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau (chủ yếu vì mục đích riêng), không phân biệt không gian và thời gian. Mạng xã hội có những tính năng như chat, email, phim ảnh, voice chat, chia sẻ tệp, blog và xã hội. Mạng xã hội đề cập tới một tập hợp kết nối các thành viên với nhau trong một cộng đồng, còn báo điện tử đề cập đến hình thức sản xuất và phân phối nội dung. Mạng xã hội là một xã hội ảo với hai thành tố chính tạo là các thành viên và liên kết giữa các thành viên đó. Thông tin trên mạng xã hội không được xem là nguồn thông tin chính thống như báo điện tử, vì có thể có thông tin có động cơ, mục đích không lành mạnh, thậm chí không có lợi cho Đảng

và Nhà nước. Đội ngũ sản xuất thông tin trên mạng xã hội là tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu thông tin về mình.

Khi mới ra đời, hầu hết các báo điện tử là trang điện tử của báo in, chỉ đưa tin bài sang điện tử, tức là cánh tay nối dài của báo in. Gần đây, những trang điện tử của báo in đã có sự thay đổi, không những đưa tin bài từ báo in sang, mà còn tổ chức khai thác, viết mới để đăng trên trang điện tử, được độc giả đón đọc nhiều hơn báo in. Những báo điện tử này hoàn toàn độc lập, tự chủ về việc tổ chức thực hiện tin bài để đăng trên báo.

Báo điện tử là loại hình báo chí mà thông tin được truyền tải bởi sự kết hợp của hai giải pháp và giải pháp công nghệ thông tin và giải pháp truyền thông. Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, báo điện tử là loại hình truyền tải thông tin – gồm: tin tức và quảng cáo (theo Wikipedia) trên mạng thông tin điện tử. Cũng giống như các loại hình báo chí khác, báo điện tử cũng được chia làm nhiều chuyên mục với ý nghĩa định hướng thu thập thông tin cho độc giả. Số lượng chuyên mục phản ánh quy mô của trang báo; nội dung và hình thức phản ánh tính chất đặc thù của trang báo.

1.1.2. Nhà báo

Theo Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung và được Quốc hội Việt Nam khoá X, thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999: “Nhà báo là người có quốc tịch Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí do Nhà nước quy định đang hoạt động hoặc công tác thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ Nhà báo” [60, tr.4].

PGS.TS Nguyễn Văn Dững, trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” cho rằng: “Nhà báo là chủ thể trực tiếp hoạt động báo chí, chịu trách nhiệm trước pháp luật và dư luận xã hội về những thông tin mà họ cung cấp cho công chúng xã hội, trên cả hai bình diện pháp lý và đạo đức” [13, tr. 300 – 301].

TS Đức Dũng, trong cuốn “Viết báo như thế nào?”, cho rằng: “Nhà báo có nghĩa là tất cả những người trực tiếp tham gia hoạt động báo chí, được Nhà nước công nhận, được cấp thẻ Nhà báo” [10, tr35]

Qua đó, có thể thấy, nhà báo là người được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

cấp thẻ Nhà báo để hoạt động trong lĩnh vực báo chí, tuân thủ các quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá trình hoạt động sáng tạo ra tác phẩm (sản phẩm) báo chí, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin trong tác phẩm (sản phẩm) báo chí của mình.

1.1.2.1. Đặc trưng nghề nghiệp

Hoạt động nghề báo là một quy trình lao động của cá nhân hoặc một tập thể để sáng tạo ra tác phẩm, sản phẩm báo chí nhằm cung cấp cho công chúng những thông tin thời sự chính xác và đáng tin cậy.

Hoạt động của phóng viên, nhà báo là đi thực tế, quan sát, ghi chép, phỏng vấn, điều tra, thu thập thông tin… các vấn đề hiện thực khách quan xã hội, qua đó đánh giá, phân tích, xử lý thông tin và đưa thông tin về các sự việc, hiện tượng, vấn đề xã hội đó một cách trung thực thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

1.1.2.2. Yêu cầu đối với nhà báo

Trong thư gửi thầy và trò lớp báo chí Huỳnh Thúc Kháng mùa hè năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nói đến báo chí, trước hết phải nói đến người làm báo chí”, tức là nhà báo. “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”.

Chính vì thế, nhà báo phải đáp ứng được các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức rộng, giàu nghị lực, nhạy bén trước các vấn đề xã hội, giỏi nghiệp vụ… tựu chung lại là các tố chất sau:

- Về chính trị

Phẩm chất chính trị của nhà báo được thể hiện ở quan điểm, lập trường trong việc lựa chọn, phân tích và thông tin các vấn đề, sự kiện trong cuộc sống.

Phẩm chất chính trị được xem là nền tảng tư tưởng, bản lĩnh nghề nghiệp để nhà báo sáng tạo tác phẩm báo chí của mình có ích cho xã hội. Nhà báo không chỉ đơn thuần là “người đưa tin” mà nhà báo phải là “chiến sĩ” trên mặt trận tư tưởng nên nhà báo vừa là người đưa tin và vừa người phản hồi thông tin, nhà báo vừa là người chiến đấu và vừa là người “xây dựng” trên mặt trận văn hoá tư tưởng để mang lại lợi ích cho xã hội.

Thực tiễn đã chứng minh, người hoạt động báo chí là người hoạt động chính trị, có sứ mệnh lịch sử trong từng thời điểm, giai đoạn hoạt động nghiệp vụ báo chí của mình.

Tác giả Lê Thị Nhã, trong cuốn “Lao động nhà báo lý thuyết và kỹ năng cơ bản”, nhận định: “Toàn bộ quá trình sáng tạo ra sản phẩm báo chí đều trực tiếp bị chi phối bởi những quan hệ chính trị. Ngược lại, chính báo chí cũng tồn tại như một thứ quyền lực của xã hội hiện đại, hàng ngày, hàng giờ tác động, ảnh hưởng vào các tiến trình chính trị xã hội” [49, tr75].

Từ đó cho thấy, hiểu biết và có bản lĩnh chính trị là một yếu tố không thể thiếu đối với một nhà báo. Một nhà báo thiếu hiểu biết và thiếu bản lĩnh về chính trị sẽ có cách nhìn nhận, phân tích, đánh giá và phán xét vấn đề sẽ khác hơn so với một nhà báo có bản lĩnh chính trị vững vàng.

Nhà báo không có nhận thức chính trị đúng đắn thì khi phán xét vấn đề, sự kiện dễ mất phương hướng, đôi khi nhìn nhận lệch lạc bản chất sự kiện, vấn đề từ tích cực thành tiêu cực. Thực tế có nhiều vấn đề, sự kiện được các nhà báo thông tin nhiều chiều khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Điều đó bắt nguồn từ nhận thức chính trị của các nhà báo khác nhau. Chọn góc độ nào, sự kiện nào và phản ánh theo hướng nào là do sự nhạy cảm chính trị của nhà báo. Nhà báo phản ánh góc độ sự kiện, vấn đề như thế nào thì độc giả tiếp nhận được thông tin ở góc độ đó. Nhà báo phải chịu trách nhiệm trước xã hội và công chúng của mình về những thông tin mình đưa ra. Chính vì thế, trước khi viết nhà báo phải tự đặt ra cho mình những câu hỏi: Viết cái gì, viết cho ai, viết để làm gì, nhằm mục đích gì, nó sẽ như thế nào? Do nhà báo không chỉ là người đưa tin mà còn là người định hướng dư luận xã hội theo hướng tích cực, tiến bộ.

Muốn đảm đương được trọng trách đó, trước hết nhà báo phải có bản lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức nghề nghiệp trong sáng. Tất cả những người làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành...) phải có lập trường chính trị vững chắc.

Trong bối cảnh kinh tế thị trường, đồng tiền có sức mạnh chi phối đến tư tưởng và hành động của mọi người. Vì vậy, nhà báo muốn làm tròn trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với công chúng thì phải ra sức học tập, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Chỉ khi nào vững vàng về chính trị, nhận thức chính trị đúng thì mới có thể hành động đúng, nếu nhận thức chính trị sai chắc chắn sẽ dẫn đến hành động sai. Do đó, bản lĩnh chính trị vững vàng là một yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi nhà báo cách mạng Việt Nam.

- Tri thức và thực tiễn

Tri thức và vốn sống thực tiễn là hai yếu tố giúp nhà báo sáng tạo nên những tác phẩm báo chí có giá trị cao. Tri thức của nhà báo bao gồm tri thức chung từ trường học, từ sách… và tri thức chuyên sâu, am hiểu về lĩnh vực nào đó. Do nghề làm báo là liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề của đời sống xã hội nên yêu cầu nhà báo phải biết và hiểu nhiều lĩnh vực, ngành nghề, phải có kiến thức rộng, tổng hợp về: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, lịch sử, khoa học… để khi gặp vấn đề, sự kiện liên quan đến lĩnh vực, ngành nghề nào thì nhà báo cũng có đủ tri thức hiểu biết để phân tích, đánh giá và sáng tạo tác phẩm báo chí đạt chất lượng thông tin.

Nhà báo không những có kiến thức tổng hợp mà còn cần có kiến thức chuyên sâu ở một lĩnh vực nào đó để thực hiện những đề tài, chủ đề chuyên trách ở các các toà soạn báo. Thường ở các toà soạn báo có chia ra nhiều ban chuyên đề và phân công những nhà báo, phóng viên am hiểu và chuyên sâu về từng lĩnh vực để phụ trách việc thực hiện tin, bài. Bởi ngày nay yêu cầu của công chúng đối với nhà báo ngày càng cao. Nhà báo không chỉ đưa tin mà còn phải phân tích, đánh giá như thế nào về thông tin đó cho công chúng với tư cách là người “quan sát”.

Không chỉ vậy, để phân tích, đánh giá được sát với bản chất của sự kiện, vấn đề một cách thấu đáo, đòi hỏi nhà báo ngoài tri thức, hiểu biết tổng hợp thì còn phải có kinh nghiệm vốn sống thực tiễn. Cũng cùng một vấn đề, sự kiện nhưng nhiều nhà báo, phóng viên có thể đưa ra những đánh giá, phân tích khác nhau do trình độ hiểu biết, vốn sống, kinh nghiệm thực tiễn khác nhau. Người có hiểu biết rộng, vốn sống, kinh nghiệm thực tiễn nhiều thì đưa ra nhận định thường chặt chẽ, sâu sắc hơn

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí