Đánh giá về sự quản lý phân công giảng dạy của hiệu trưởng, chúng tôi sử dụng câu hỏi 13, phụ lục 1, kết quả ở Bảng dưới đây:
Bảng 2.11: Quản lý việc phân công giảng dạy
Những căn cứ để phân công nhiệm vụ cho GV | Mức độ nhận thức (%) | Mức độ thực hiện (%) | |||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | Đã làm tốt | Làm nhưng chưa tốt | Chưa làm | ||
1 | Theo năng lực, trình độ | 43,8 | 56,2 | 0 | 78,1 | 21,9 | 0 |
2 | Theo nguyện vọng và đúng chuyên ngành đào tạo | 40,6 | 59,4 | 0 | 62,5 | 37,5 | 0 |
3 | Theo đề nghị của tổ bộ môn hóa học | 31,3 | 53,1 | 15,6 | 46,9 | 53,1 | 0 |
4 | Phù hợp với điều kiện thực tế của đợn vị trường | 56,3 | 43,7 | 0 | 78,1 | 21,9 | 0 |
5 | Tổ chức kiểm tra, thi công khai, dân chủ, công bằng | 62,5 | 37,5 | 0 | 84,4 | 15,6 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đối Với Phân Hóa Ở Tầm Vi Mô (Trong Giờ Học Hóa Học)
- Thực Trạng Hoạt Động Dạy Học Môn Hóa Theo Hướng Phân Hóa Của Giáo Viên Và Học Sinh Ở Các Trường Thpt Huyện Bình Giang
- Thực Trạng Hoạt Động Học Tập Của Học Sinh Theo Hướng Phân Hóa
- Nhóm Các Biện Pháp Quản Lý Dạy Học Môn Hóa Học Theo Hướng Phân Hóa Ở Các Trường Thpt Huyện Bình Giang, Tỉnh Hải Dương
- Nhóm Biện Pháp 3: Quản Lý Hoạt Động Học Tập Môn Hóa Học Của Học Sinh Theo Hướng Phân Hóa
- Ý Kiến Chuyên Gia Về Tính Khả Thi Và Tính Cấp Thiết Của Các Biện Pháp
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
*) Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị bài:
Việc soạn bài, chuẩn bị bài trước khi lên lớp không chỉ là quy đinh chuyên môn mà còn giúp người GV có tâm thế tốt, chủ động về nội dung kiến
thức, phương pháp và hình thức DH tốt nhất từ đó đảm bảo và nâng cao chất lượng DH.
Đánh giá cao khâu chuẩn bị của GV, hiệu trưởng đã QL việc soạn bài, chuẩn bị bài qua các nội dung sau:
- Đề ra các quy định cụ thể, thống nhất về yêu cầu soạn bài và chuẩn bị tiết dạy theo hướng DHPH, xuất phát từ tình hình thực tế của HS.
- Chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, các tổ chuyên môn và GV ngoài việc dựa trên chương trình ban hành cần dựa trên tình hình thực tế của HS để thống nhất trong tổ chuyên môn, bộ môn hóa học về mục tiêu DH, chi tiết nội dung DH, hình thức tổ chức dạy học.
- Dự giờ, đánh giá việc chuẩn bị qua bài giảng.
*) Quản lý việc dạy học trên lớp của GV hóa học theo hướng DHPH: Để tìm hiểu nội dung này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 14, phụ lục 1.
Việc thực hiện hoạt động DH của GV hóa học ở trường THPT huyện Bình Giang đã đạt được những kết quả tốt. Do đặc trưng riêng của nhà trường (Các nhà trường được thi tuyển những học sinh có kết quả học tập tốt; GV được tuyển về trường phần lớn là GV đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó môn hóa học vốn là môn thế mạnh của các nhà trường) nên khi thực hiện DH môn Hóa học theo hướng phân hóa, phần lớn các GV không gặp nhiều khó khăn. Khảo sát việc quản lý dạy học trên lớp của giáo viên, chúng tôi thu được kết quả ở Bảng sau đây:
Bảng 2.12: Quản lý dạy học trên lớp của GV theo hướng DHPH
Nội dung đánh giá | Mức độ nhận thức (%) | Mức độ thực hiện(%) | |||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | Đã làm tốt | Làm nhưng chưa tốt | Chưa làm | ||
1 | Chỉ đạo xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp thể hiện theo hướng DHPH | 53,1 | 46,9 | 0 | 71,9 | 28,1 | 0 |
2 | Tổ chức dự giờ và phân tích sư phạm bài học | 59,4 | 40,6 | 0 | 84,4 | 15,6 | 0 |
3 | Sử dụng kết quả thực hiện nề nếp DHPH trong đánh giá, xếp loại thi đua của GV | 37,5 | 62,5 | 0 | 65,6 | 34,4 | 0 |
2.4.2.3. Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn và hồ sơ chuyên môn, công tác bồi dưỡng giáo viên
Việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn của các nhà trường thực hiện theo Điều lệ trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), các tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần/tháng. Một trong những nội dung sinh hoạt chuyên môn mà nhà trường quán triệt các tổ cần triển khai trong sinh hoạt chuyên môn dưới hình thức chuyên đề là DH theo hướng phân hóa. Trên cơ sở quán triệt các văn bản hướng dẫn, nhà trường yêu cầu các tổ bộ môn xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện DHPH các môn học. Qua câu hỏi số 15, phụ lục 1, kết quả được thể hiện trong Bảng sau:
Bảng 2.13: Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn và hồ sơ chuyên môn, công tác bồi dưỡng giáo viên
Nội dung đánh giá | Mức độ nhận thức (%) | Mức độ thực hiện(%) | ||||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | Tốt | Khá | TB | Yếu | ||
1 | Chỉ đạo tổ chuyên môn lập kế hoạch, xây dựng nội dung sinh hoạt tổ đáp ứng theo hướng DHPD | 46,9 | 53,1 | 0 | 56,3 | 34,3 | 9,4 | 0 |
2 | Có kế hoạch định kỳ tổ trưởng chuyên môn báo cáo nội dung, kết quả hoạt động chuyên môn của tổ | 37,5 | 62,5 | 0 | 40,6 | 53,1 | 6,3 | 0 |
3 | Thường xuyên tổ chức công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV | 71,9 | 28,1 | 0 | 65,7 | 31,2 | 3,1 | 0 |
4 | Khen thưởng, động viên kịp thời những GV thực hiện tốt hoạt động DHPH | 59,4 | 40,6 | 0 | 31,2 | 56,3 | 12,5 | 0 |
2.4.3. Quản lý hoạt động học môn hóa của học sinh theo hướng DHPH
Chúng tôi sư dụng câu hỏi phỏng vấn để tìm hiểu. Do đặc trưng riêng của các nhà trường nên việc quản lý hoạt động học tập nói chung và quản lý hoạt động học tập môn hóa theo hướng phân hóa nói riêng gặp nhiều thuận lợi.
- Về động cơ, thái độ học tập: 100% CBQL và Gv, HS được hỏi đều trả lời HS đã xác định được động cơ và thái độ học tập tốt.
Về việc tổ chức bồi dưỡng các phương pháp học tập tích cực cho HS: nhà trường đã chỉ đạo sát sao tổ bộ môn Hóa học bồi dưỡng các phương pháp cụ thể về học tập tích cực cho học sinh. 100% CBQL, GV và HS đều đánh giá việc làm này thực hiện ở mức độ tốt và khá, không có ở mức trung bình và yếu.
- Về xây dựng những quy định cụ thể về nền nếp học tập trên lớp và việc tự học của HS: Ban giám hiệu kết hợp với toàn thể cán bộ giáo viên trong trường phổ biến những quy định cụ thể về nền nếp học tập trên lớp và việc tự học của HS ở nhà trong đó đề cao việc tự học của các trò.
Quản lý hoạt động tự học của HS tốt sẽ có tác động lớn tới chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập. Để tìm hiểu nội dung này chúng tôi sử dụng câu hỏi 16, phụ lục 1 và câu 9, phụ lục 2. Vấn đề này thực hiện khá tốt (52/64 = 81,25% CBQL và GV; 264/360 = 73,33% HS đánh giá thực hiện tốt và khá; có 12/64 = 18.75% GV và 96/360 = 26,67% HS đánh giá thực hiện ở mức trung bình; không có CBQL, GV và HS nào đánh giá ở mức độ yếu). Điều này cũng hợp lý với ý thức và kết quả học tập, thi học sinh giỏi tỉnh, tỷ lệ thi đỗ vào các trường Đại học và cao đẳng.
- Khen thưởng và xử lý kịp thời HS về việc thực hiện nền nếp học tập. Công tác thi đua khen thưởng, xử lý HS đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên, kịp thời và thực sự trở thành động lực để HS học tập. Vì vậy, phần lớn HS của nhà trường đều tự giác rèn luyện, chăm chỉ trong học tập. 100% CBQL, GV và HS đều đánh giá ở mức tốt và khá.
2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý HĐDH môn Hóa học theo hướng phân hóa
2.5.1. Mặt mạnh và thuận lợi
*)Về nhận thức:
Tất cả CBQL, cán bộ, GV và nhân viên nhà trường đã nhận thức sâu sắc sự cần thiết phải đổi mới trong DH và DH theo hướng DHPH là tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế chung của thời đại và yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD trong giai đoạn hiện nay. Do đó bằng nhiều con đường (học tập và tự học), mối người đã trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng tổ chức DH môn hóa học theo hướng DHPH
*) Về đội ngũ CBQL, GV và HS:
Lãnh đạo nhà trường năng động, sáng tạo, biết khai thác triệt để thế
mạnh của từng GV, phân công giảng dạy hợp lý, động viên GV tự giác học tập và nâng cao trình độ về mọi mặt. Việc giảng dạy và học tập thực chất đã đi vào nền nếp. Đội ngũ giáo viên Hóa học vững về chuyên môn, soạn giảng đáp ứng được chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học. Các thầy cô giáo dạy hóa học đã chịu khó tìm tòi, đổi mới phương pháp và hình thức DH. Đặc biệt các thầy giáo, cô giáo trẻ tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, sử dung các phần mềm trong dạy hóa học nhằm đem lại chất lượng giờ lên lớp cao hơn, HS hứng thú học tập hơn. Công tác kiểm tra
hoạt động sư phạm của nhà giáo, đánh giá được thực hiện nghiêm túc, đa số GV đều mong muốn được GV cùng bộ môn dự giờ để góp ý kiến cho giờ giảng của mình. Xây dựng chế độ khen thưởng, tổ chức khen chê, tuyên dương kịp thời, đúng mức có tác dụng đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt và học tốt.
2.5.2. Hạn chế và khó khăn
Sự kết nối giữa kế hoạch của nhà trường với kế hoạch của tổ chuyên môn và kế hoạch cá nhân của từng giáo viên có lúc chưa được chú trọng, đầu tư chỉnh sửa do đó ở một số nội dung tính hiệu lực chưa cao. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch có khi chưa khoa học, thiếu tính thường xuyên. Quản lý khâu soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp, đổi mới phương pháp giảng dạy chủ yếu giao cho tổ chuyên môn chưa thường xuyên đi vào chiều sâu của DH theo hướng phân hóa. Việc tổ chức những buổi hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ yêu thích hóa học, tổ chức các hội thi như: hội thảo về phương pháp bộ môn, để tìm ra phương pháp DH tốt nhất cho bộ môn Hóa học, đồng thời tạo ra sân chơi bổ ích, lành mạnh thu hút niềm đam mê hóa học đối với GV và HS chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức. Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn đôi khi còn nặng về hình thức chưa có chiều sâu.
2.5.3. Nguyên nhân
*)Nguyên nhân chủ quan:
- Trong một thời gian dài do xuất phát điểm đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta thấp và trải qua các cuộc chiến tranh kéo dài,kinh tế - xã hội nghèo, lạc hậu nên ít có điều kiện đầu tư cho sự phát triển GD&ĐT.
- Bản thân ngành giáo dục đào tạo còn chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn, như:
+ Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển quy mô và điều kiện còn thiếu
+ Mâu thuẫn giữa chương trình, trình độ dạy của giáo viên và nhận thức của học sinh.
+ Mâu thuẫn giữa năng lực và khả năng, thời lượng với khối lượng và chất lượng công việc.
+ Mâu thuẫn giữa chế độ đãi ngộ giáo viên và những yêu cầu cần thiết của đời sống giáo viên.
- Trước sự đổi mới giáo dục phổ thông công tác QLHĐ bồi dưỡng còn nhiều hạn chế nhất là trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên...
- Do địa bàn huyện Bình Giang ở vùng nông thôn xa trung tâm thành phố, thu nhập thấp nên các giáo viên có trình độ cao, không muốn về công tác tại trường gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp giảng dạy đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục.
- Một số CBQL, giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ vai trò, vị trí của mình trong giai đoạn mới, làm việc còn dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu.
- CBQL, giáo viên chưa quan tâm tới công tác dự báo, thời cơ, thách thức, chiến lược hoạt động lâu dài.
*)Nguyên nhân khách quan:
- Do điều kiện phát triển KT-XH của đất nước và địa phương còn khó khăn,CSVC của nhà trường còn thiếu so với yêu cầu của sự đổi mới.
- Do chưa có văn bản để tạo hành lang pháp lý, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tổ chuyên môn và GV. Việc tập huấn, bồi dưỡng cho GV về DHPH môn hóa học còn chưa bài bản và hệ thống.
- Công tác quản lý của lãnh đạo nhà trường chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, còn thiếu hụt về lý luận quản lý, chưa được đào tạo bài bản.
- Công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên chưa thật chặt chẽ và chưa được coi trọng đúng mức.
- Các văn bản hướng dẫn của cấp trên chưa thực sự quyết liệt trong yêu cầu các trường tổ chức bồi dưỡng theo hướng phân hóa.
- Công tác tuyên truyền các văn bản chỉ đạo về đổi mới giáo dục của các trường còn mang tính hình thức, chưa thường xuyên.
- Các trường chưa chú ý đúng mức đến việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV đặc biệt là bồi dưỡng trên chuẩn, bồi dưỡng về tin học và ngoại ngữ. Chưa có chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với các giáo viên giỏi do vậy không giữ chân được các giáo viên giỏi ở lại trường và thu hút được các giáo viên giỏi từ nơi khác.
Kết luận Chương 2
Trong Chương 2, chúng tôi đã điều tra, khảo sát tình hình dạy và học,QLDH môn Hóa học theo hướng DHPH ở trường THPT huyện Bình Giang. Chúng tôi đã phân tích được thực trạng QLDH theo hướng DHPH ở các trường THPT huyện Bình. Các nhhà trường đã có nhiều sáng kiến nhằm đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng DH nói chung và hoạt động DH môn hóa học theo hướng DHPH nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý đôi khi còn lúng túng về điều hành công việc, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo hoạt động chuyên môn, thiếu tính cương quyết, còn nặng về tình nhiều hơn lý khi xử lý công việc. Công tác đổi mới phương pháp quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động trong nhà trường chưa thật sự đi vào chiều sâu chất lượng.
Trong Chương này tôi cũng đi sâu phân tích những nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra các hạn chế đó. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất một số biện pháp QL hoạt động DH môn Hóa học theo hướng DHPH nhằm giúp hiệu trưởng các trường THPT huyện Bình Giang quản lý tốt công tác DH môn Hóa học theo quan điểm này, qua đó nâng cao chất lượng dạy và học hóa ở các trường THPT huyện Bình Giang. Nội dung này tác giả tập trung nghiên cứu ở Chương 3.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC THEO HƯỚNG
PHÂN HÓA Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN BÌNH GIANG, HẢI DƯƠNG
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
Khi nghiên cứu để đề xuất các biện pháp quản lý DH môn hóa học theo hướng DHPH, chúng tôi cho rằng phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau đây:
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Các biện pháp đề ra cần hướng tới mục đích thực hiện mục tiêu GD, mục tiêu DH nói chung và mục tiêu DH môn hóa học cấp THPT nói riêng theo chuẩn kiến thức kĩ năng theo cả 3 cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Cần tác động tích cực, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa theo hướng DHPH. Mục đích của DHPH nói chung và DHPH môn hóa học nói riêng là tạo điều kiện và giám sát, đánh giá, điều chỉnh HĐDH của GV trong cả quá trình DH để HS học tập đạt hiệu quả tốt nhất.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Các biện pháp QL hoạt động DHPH môn hóa học cần phải có mối quan hệ biện chứng với nhau, nghĩa là có mối quan hệ phụ thuộc và hỗ trợ nhau nhằm đạt được mục tiêu DH. Do đó, khi xây dựng và thực hiện không nên chú trọng biện pháp này mà coi nhẹ biện pháp kia, các biện pháp không mâu thuẫn nhau, không tách rời nhau, tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau trong mối quan hệ biện chứng chặt chẽ, tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh nhằm tác động tới nhiều mặt khác nhau của vấn đề đang được QL. Đảm bảo tính đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động DH cũng đồng nghĩa với việc tạo môi trường thuận lợi về CSVC, đội ngũ cán bộ, GV, những người phục vụ, CSVC - thiết bị DH, nhằm xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí cao để cùng nâng cao chất lượng DH đáp ứng được nhu cầu mà xã hội đặt ra cho nhà trường.
3.1.3. Nguyên tắc đảm tính thực tiễn, tính hiệu quả và tính khả thi
- Mỗi nhà trường đều có những mặt mạnh và mặt hạn chế khác nhau. Tính thực tiễn của biện pháp đòi hỏi phải tìm các biện pháp QL phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, tận dụng các nguồn lực: nhân lực, tài lực, vật lực… môi trường của nhà