Đào Tạo Ở Các Trường Trung Cấp Công An Nhân Dân


vừa làm vừa học, học từ xa hoặc tự học có hướng dẫn,… được thực hiện linh hoạt về chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học). Việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, tu dưỡng, tham gia các hoạt động xã hội của người học; tổ chức kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp cho người học ở các trường trung cấp được thực hiện theo quy định của Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội.

2.1.2.2. Đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân

Từ khái niệm, những đặc điểm đào tạo ở các trường trung cấp, có thể hiểu: Đào to các trường trung cp CAND là hot động phi hp,

thống nhất giữa các thành viên trong nhà trường với

học viên

trong quá

trình đào tạo nhằm trang bị kiến thức, hình thành năng lực và những phẩm chất cần thiết cho học viên, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở.

Đào tạo ở các trường trung cấp CAND là hoạt động phối hợp thống nhất giữa giữa cán bộ, giáo viên và học viên, giữa nhà trường với công an các đơn vị, địa phương, trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Các hoạt động của cán bộ, giáo viên, học viên được thực hiện thống nhất, gắn kết với nhau, phù hợp với mục tiêu, sứ mệnh của nhà trường và theo sự điều chỉnh của hệ thống các văn bản quy định, hướng dẫn của Nhà nước, Bộ Công an và nhà trường.

Mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra của các trường trung cấp CAND phù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ trung cấp được quy định trong Luật Giáo dục nghề nghiệp và gắn với mục tiêu xây dựng lực lượng CAND, gắn với yêu cầu công tác của công an các đơn vị, địa phương. Học viên các trường trung cấp CAND sau khi tốt nghiệp ra trường có phẩm chất chính trị, đạo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

đức, lối sống và tư cách người Công an cách mạng theo 6 điều Bác Hồ


Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng - 7

dạy; hiểu đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, biết phê phán những quan điểm sai trái; có khả năng giao tiếp,

làm việc, công tác, chiến đấu độc lập; thành thạo các kỹ năng công tác

chiến đấu theo Tổ, Đội,…được bố trí công tác ở đơn vị cơ sở thuộc Công

an các tỉnh, thành phố

trực thuộc trung

ương; Bộ

Tư lệnh Cảnh sát cơ

động, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ; Cục Cảnh sát Quản lý Trại giam, cơ sở giáo

dục, trường giáo dưỡng,… có khả

năng tiếp tục học tập

ở trình độ

cao

hơn. Mục tiêu đào tạo của các trường trung cấp CAND là đào tạo ra những cán bộ thực hành, trực tiếp công tác ở địa bàn cơ sở.

Hoạt động tuyển sinh ở các trường trung cấp CAND được nhà

trường phối hợp với công an các đơn vị, địa phương thực hiện mỗi năm một lần theo chỉ tiêu và hướng dẫn tuyển sinh hàng năm của Bộ Công an; đó là hoạt động lựa chọn học viên vào học một ngành hoặc chuyên ngành

nào đó của nhà trường, khi người đó đáp

ứng đầy đủ

các điều kiện theo

quy định của Bộ Công an và của nhà trường. Tuyển sinh là khâu đầu tiên trong quá trình đào tạo và có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Đối tượng tuyển sinh vào đào tạo trong các trường trung cấp CAND bao gồm: công dân phục vụ có thời hạn trong CAND (chiến sĩ nghĩa vụ) dự thi đại học và được xét tuyển đào tạo trung cấp (nếu không trúng tuyển đại học) theo chỉ tiêu kế hoạch của Bộ Công an, đối tượng này tuyển sinh đồng nghĩa với tuyển dụng vào CAND; cán bộ Công an các đơn vị, địa phương được cử tuyển đi học theo chỉ tiêu kế hoạch của Bộ (không phải xét tuyển như chiến sĩ nghĩa vụ). Do đó, đối tượng tuyển sinh trong đào tạo ở các trường trung cấp CAND có sự khác biệt với các trường trung cấp trong hệ thống GDNN.


Hoạt động dạy học của giáo viên ở trường trung cấp CAND được thực

hiện theo kế hoạch, lịch giảng dạy của nhà trường và khoa; đó là toàn bộ

những tác động sư phạm của giáo viên nhằm tổ chức, điều khiển hoạt động lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thái độ cho học viên nhằm hình thành các phẩm chất, năng lực cho học viên giúp họ giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ lý luận và thực tiễn, đủ khả năng giải quyết các tình huống thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp và nhanh chóng thích nghi với thực tiễn công việc tại các đơn vị cơ sở.

Các hoạt động tổ chức đào tạo, kiểm tra đánh giá kết quả học tập

được các trường trung cấp CAND thực hiện theo Quy chế đào tạo hiện

hành của nhà nước, đồng thời theo hướng dẫn của Bộ

Công an để

đảm

bảo mục tiêu đào tạo theo yêu cầu xây dựng lực lượng của ngành Công an. Ngoài ra, để các trường trung cấp CAND tiến hành các hoạt động đào tạo theo đặc thù của lực lượng vũ trang, trên cơ sở nghiệp vụ chuyên môn của từng chuyên ngành và nội dung phân định kiến thức giữa các trình độ đào tạo trong các trường CAND, từng trường trung cấp CAND quy định một số nội dung đặc thù và ban hành chương trình đào tạo, chương trình môn học đối với từng chuyên ngành cụ thể do nhà trường tổ chức đào tạo.

Các trường trung cấp CAND đào tạo theo niên chế, thời gian đào tạo là 2 năm. Nội dung chương trình đào tạo trong các trường trung cấp CAND thực hiện theo các các quy định hiện hành của nhà nước và hướng dẫn thực hiện

của Bộ Công an. Chương trình đào tạo trong các trường trung cấp CAND

đảm bảo tính thực tiễn, liên thông với các trình độ đào tạo trong các trường CAND; các nội dung dạy học đảm bảo trang bị cho học viên kiến thức tương


đối toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, xã hội, nghiệp vụ chuyên ngành và thể lực.

Các trường trung cấp CAND tổ chức đào tạo trình độ trung cấp chính quy tập trung liên tục tại trường (không đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học hoặc từ xa). Phương pháp đào tạo trong các trường trung cấp CAND gắn liền với mục tiêu và nội dung đào tạo, đây là tổng hợp các cách thức phối hợp hoạt động giữa giáo viên và học viên trong dạy học và giáo dục nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng, phương pháp và chuẩn mực cho học viên phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường và yêu cầu của thực tiễn của công an các đơn vị, địa phương.

Học tập và rèn luyện là nội dung nhiệm vụ quan trọng của học viên trong các trường CAND nói chung và các trường trung cấp CAND. Học viên trong các trường trung cấp CAND thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, chấp hành tổ chức, quản lý, hướng dẫn của giáo viên và cán bộ quản lý học viên. Kết quả học tập, rèn luyện của học viên được các khoa, phòng chức năng của nhà trường giám sát, đánh giá thường xuyên, chặt chẽ theo hệ thống các

văn bản quy định, hướng dẫn của Bộ Công an và của nhà trường, đảm

bảo khách quan, công khai, minh bạch và kịp thời. Công tác quản lý học viên có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần hình thành thói quen, tác phong điều lệnh CAND đối với mỗi học viên, cùng với các hoạt động giáo dục giúp học viên đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường đã đặt ra. Học viên trong các trường CAND nói chung và các trường trung cấp

CAND nói riêng được tổ

chức các hoạt động ăn, ở

tập trung 24/24h tại

trường; được hưởng các chế độ chính sách theo tiêu chuẩn của lực lượng


vũ trang; tổ chức quản lý và giáo dục theo chế độ điều lệnh của Bộ Công an; thực hiện nhiệm vụ ứng trực sẵn sàng chiến đấu khi có yêu cầu của Bộ.

Điều kiện cơ sở

vật chất (giảng đường, thư

viện, thao trường bãi

tập, nhà thi đấu thể thao, bể bơi, hội trường, phòng học đa năng, phòng học

thực hành nghiệp vụ

chuyên ngành,…), phương tiện, thiết bị

dạy học,

huấn luyện luôn đóng vai trò quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến cách thức tiến hành, chất lượng hoạt động dạy và học của giáo viên và học viên trong các trường trung cấp CAND, khi mà thời gian thực hành, thực tập của học viên chiếm 60%­ 65% chương trình đào tạo. Phát triển hệ thống cơ sở vật chất ­ kỹ thuật dạy học là một trong những khâu ĐBCL tại các trường trung cấp CAND.

Các hoạt động giảng dạy, quản lý và học tập, rèn luyện của giáo viên và học viên trong các trường trung cấp CAND được quy định một cách chặt chẽ, cụ thể và phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, hình thức, điều kiện đảm bảo của nhà trường.

Tóm lại, các yếu tố cấu thành hoạt động đào tạo ở các trường trung cấp CAND bao gồm các hoạt động đầu vào, các hoạt động quá trình, các hoạt động đầu ra, như: xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo; tuyển sinh; cơ sở vật chất ­ kỹ thuật; hoạt động dạy; hoạt động học; kiểm tra đánh giá, cấp bằng, lấy ý kiến phản hồi của học viên,.... Mỗi yếu tố đóng một vai trò nhất định, nhưng luôn quan hệ mật thiết với các yếu tố khác và chi phối tới chất lượng đào tạo của nhà trường.

2.1.3. Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân

2.1.3.1. Quản lý đào tạo


Thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một khái niệm thống nhất, đã có nhiều công trình khoa học, sách và bài viết của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về quản lý với các cách tiếp cận và nhiều

luận điểm khác nhau. Henry Fayol (1841­1925), người đề xuất ra thuyết

“quản lý khoa học” cho rằng quản lý là biết được điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. Xuất phát từ nghiên cứu các loại hình hoạt động quản lý, ông đã

phân biệt chúng thành 5 chức năng cơ bản: (i) kế hoch hóa, (ii) tchc,

(iii) chhuy, (iv) phi hp, (v) kim tra [14, tr.31]. Tác giả Trần Khánh Đức, trong cuốn “Giáo dc và phát trin ngun nhân lc trong thế kXXI” cho rằng: “Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất”. [19, tr.328]. Theo tác giả Phan Văn Kha: “Quản lý là một tập hợp các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các quá trình tự nhiên, xã hội, khoa học, kỹ thuật và công nghệ để chúng phát triển hợp quy luật, các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng) vật chất và tinh thần, hệ thống tổ chức và các thành viên thuộc hệ thống, các hoạt động để đạt được các mục đích đã định” [35, tr.10].

Những quan niệm về quản lý của các tác giả trên tuy có khác nhau về cách tiếp cận, nhưng đều thể hiện một số điểm chung nhất về quản lý đó là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu chung, hiệu quả quản lý phụ thuộc vào các yêu tố chủ thể, khách thể, mục tiêu, phương pháp, công cụ quản lý. Từ những quan niệm trên của các nhà quản lý, có thể định nghĩa Qun lý là stác động có tchc, có hướng đích ca chthqun lý ti đối tượng qun lý nhm thc hin các mc tiêu đề ra.


Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định; quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận chủ thể quản lý và

đối tượng quản lý, đây là mối quan hệ giữa ra lệnh ­ phục tùng, không

đồng cấp và có tính bắt buộc; quản lý là sự tác động mang tính chủ quan

của chủ

thể

quản lý nhưng phải phù hợp với quy luật vận động khách

quan của đối tượng quản lý; quản lý có khả năng tạo ra sự thích nghi giữa chủ thể với đối tượng quản lý và ngược lại. Mục tiêu của quản lý là tạo dựng một môi trường mà trong đó mỗi người có thể hoàn thành được mục đích của mình, của tổ chức với thời gian, tiền bạc, vật chất ít nhất. Đối

tượng của quản lý là các quan hệ quản lý, tức là quan hệ giữa người và

người trong quản lý, quan hệ

giữa chủ

thể

và đối tượng quản lý. Trong

khoa học quản lý, các nhà nghiên cứu cơ bản thống nhất xác định bốn chức năng cơ bản của quản lý là: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra.

Từ những định nghĩa về quản lý và đào tạo, có thể

hiểu:

QLĐT là

tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý vào quá trình đào tạo thông qua việc vận dụng các chức năng quản lý nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách người học theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Chủ

thể

QLĐT là ban giám hiệu, các khoa, phòng, người dạy và

người học trong nhà trường. Đối tượng quản lý là các quan hệ quản lý

trong quá trình đào tạo, do người dạy, người học và các thành viên của nhà trường thực hiện theo mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo.

Hình thức QLĐT là việc nhà trường xây dựng, ban hành, tổ chức

thực hiện các quy chế, quy định, điều lệ, kế hoạch,…để đảm bảo cho quá

trình đào tạo

ở nhà trường được diễn ra một cách có tổ

chức, kế

hoạch,

nhằm thực hiện và đạt được mục tiêu đã xác định.


Quản lý đào tạo bao gồm: quản lý mục tiêu, chương trình đào tạo,

tuyển sinh, giáo viên, cơ

sở vật chất, trang thiết bị

phục vụ

đào tạo,…;

quản lý các hoạt động dạy học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, nghiên

cứu khoa học, kiểm tra, đánh giá,…; quản lý đánh giá và công nhận kết quả đào tạo, cấp bằng; thu thập thông tin phản hồi từ người học và theo dõi người học sau khi tốt nghiệp ra trường.... Các nội dung quản lý trên liên quan chặt chẽ với nhau, đan xen vào nhau và tác động qua lại, chi phối lẫn nhau.

Nhiệm vụ QLĐT là tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho người dạy thực hiện đổi mới phương pháp dạy học; tạo động lực và kích thích tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia quá trình đào tạo; kết hợp việc phát huy cao độ tính sáng tạo của mỗi giáo viên với sự quản lý thống nhất của đội ngũ cán bộ quản lý; xây dựng cơ chế và có chính sách phù hợp để phát huy tối đa nội lực đi đôi với sự tranh thủ tiềm lực của các lực lượng ngoài nhà trường.

Quản lý đào tạo mang tính chất quản lý hành chính ­ sư phạm (tính hành chính là các chủ thể thực hiện quản lý theo pháp luật, nội qui, qui chế; tính sư phạm là các hoạt động quản lý phải phù hợp với qui luật của quá trình dạy học diễn ra trong môi trường sư phạm lấy hoạt động giáo dục ­ đào tạo làm đối tượng quản lý); mang tính chất đặc trưng của khoa học quản lý (các chủ thể thực hiện quản lý theo các chức năng quản lý, đó là lập kế hoạch ­ tổ chức ­ lãnh đạo ­ kiểm tra; và vận hành theo các nguyên tắc, phương pháp quản lý); có tính chất xã hội hóa cao (các hoạt động quản lý chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế ­ xã hội và huy động nhiều lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục, đào tạo).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022