ĐBCL của GDNN. Với tổng quan những vấn đề đã nghiên cứu trên, QLĐT ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL cần giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
Một là, trên cơ sở
kế thừa các luận điểm khoa học
ở trong, ngoài
nước về QLĐT, ĐBCL ở các cơ sở giáo dục và cùng với những đặc trưng
về QLĐT của các trường trung cấp CAND để xây dựng khung lý luận
QLĐT theo tiếp cận ĐBCL trong các trường trung cấp CAND cho phù hợp với thực tiễn đào tạo của nhà trường và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
đào tạo trong giai đoạn hiện nay. QLĐT ở các trường trung cấp CAND
phải tuân thủ những yêu cầu, nguyên lý chung, đồng thời cũng có những
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Nghiên Cứu Có Liên Quan Đến Quản Lý Đào Tạo Ở Các Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Theo Tiếp Cận Đảm Bảo Chất Lượng
- Các Nghiên Cứu Về Đảm Bảo Chất Lượng Và Quản Lý Đào Tạo
- Giá Trị Của Các Công Trình Khoa Học Đã Vấn Đề Đặt Ra Luận Án Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Đào Tạo Ở Các Trường Trung Cấp Công An Nhân Dân
- Quản Lý Đào Tạo Ở Các Trường Trung Cấp Công An Nhân Dân
- Quản Lý Chất Lượng Và Các Cấp Độ Quản Lý Chất Lượng
Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.
đặc điểm riêng biệt.
Hai là, tiến hành khảo sát thực trạng QLĐT
ở các trường trung cấp
CAND trên cơ sở khung lý luận ĐBCL đã đề ra, bao gồm thực trạng: quản lý đầu vào (quản lý xây dựng, điều chỉnh chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo;
quản lý hoạt động tuyển sinh; quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý;
quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học,...); quản lý quá trình (quản lý hoạt động dạy học; quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của học viên; quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập,..); quản lý đầu ra (công nhận kết quả học tập, cấp phát văn bằng tốt nghiệp; quản lý đánh giá, phản hồi sau đào tạo,…) và thực trạng bối cảnh tác động đến hoạt động giáo dục, đào tạo của nhà trường.
Từ đó đánh giá hiện trạng QLĐT ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL và phân tích những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở đề ra các biện pháp QLĐT theo ĐBCL phù hợp.
Ba là, các trường trung cấp CAND cần phải xác định các biện pháp và triển khai thành công các biện pháp QLĐT theo tiếp cận ĐBCL trong nhà trường.
Biện pháp QLĐT ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL cần được vận dụng có chọn lọc và tích hợp những ưu việt một số mô hình ĐBCL, coi trọng đầu vào, quá trình đào tạo và chất lượng của sản phẩm
đào tạo thể hiện ở đầu ra, đảm bảo điều kiện thực hiện đánh giá trong.
ĐBCL các nhân tố
này sẽ
góp phần nâng cao chất lượng QLĐT và chất
lượng đào tạo ở các trường trung cấp CAND, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho Công an các đơn vị, địa phương.
Kết luận Chương 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu của các nhà khoa học,
quản lý giáo
dục
trong và ngoài nước có liên quan đến QLĐT
ở các trường trung cấp
theo tiếp cận ĐBCL có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu đề tài luận án; kết quả khái quát được trong quá trình tổng quan tình hình nghiên cứu là cơ sở để có được những nhận định toàn diện hơn về QLĐT ở các cơ sở GDNN nói chung, QLĐT ở các trường trung cấp CAND nói riêng và về ĐBCL trong giáo dục và QLĐT ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL.
Bản chất của QLĐT ở một cơ sở giáo dục đó là nắm và điều khiển mối quan hệ tương tác giữa các thành tố cấu thành của quá trình đào tạo để đạt tới những mục tiêu nhất định.
Các công trình nghiên cứu về QLĐT, ĐBCL, ĐBCL các cơ sở giáo dục và QLĐT theo tiếp cận ĐBCL, cho thấy rằng vấn đề chất lượng đào tạo và ĐBCL đang được các nhà khoa học và quản lý giáo dục rất quan tâm. Tuy nhiên, khi nghiên cứu QLĐT theo tiếp cận ĐBCL ở các cơ sở giáo dục thì còn nhiều quan điểm khác nhau, phần lớn các công trình đều nghiên cứu tập trung vào vấn đề quản lý chất lượng và ĐBCL, chưa đi sâu nghiên cứu QLĐT hoặc có những cách tiếp cận khác nhau khi xác định nội dung QLĐT theo tiếp cận ĐBCL, vấn đề QLĐT ở các trường trung cấp chưa được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Kết quả nghiên cứu và tổng hợp các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước, tác giả cũng nhận thấy các công trình nghiên cứu về QLĐT theo tiếp cận ĐBCL ở các trường trung cấp CAND chưa được thực hiện. Do vậy, những công trình nghiên cứu có liên quan là cơ sở khoa học,
tạo thuận lợi về mặt lý luận, giúp cho tác giả luận án có điểm tựa khoa
học để triển khai nghiên cứu đề tài “Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng”.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG AN NHÂN DÂN THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
2.1. Những vấn đề lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân
2.1.1. Khái niệm đào tạo
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kĩ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển văn minh loài
người” [66, tr.120]. Theo đó, đào tạo là sự
phát triển có hệ
thống những
kiến thức, kỹ năng mà mỗi con người cần có để thực hiện có hiệu quả một nghề hoặc một nhiệm vụ cụ thể, sự cần thiết đó có thể do nhu cầu cá nhân của người được đào tạo hoặc do yêu cầu phát triển nhân lực của tổ chức; đào tạo còn có thể hiểu là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm hình thành và phát triển hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ,… để hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả, quá trình này chủ yếu được tiến hành trong các cơ sở đào tạo như các nhà trường, trung tâm hoặc ở các doanh nghiệp theo những mục tiêu, nội dung, chương trình hoàn chỉnh và hệ thống cho mỗi khóa học với thời gian quy định và những
trình độ khác nhau. Cuối mỗi khóa học thường được cấp bằng hay chứng chỉ đào tạo.
Từ điển Giáo dục học quan niệm: "Đào tạo là quá trình chuyển giao có hệ thống, có phương pháp những kinh nghiệm, những tri thức, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, chuyên môn, đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế cho người học để họ sẵn sàng đi vào cuộc sống lao động tự lập, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ
đất nước" [65, tr.68]. Như
vậy, đào tạo là quá trình tác
động sư phạm để người học lĩnh hội được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một
cách có hệ thống, hình thành các phẩm chất nhân cách cần thiết nhằm
chuẩn bị thích nghi với cuộc sống và tiếp nhận sự phân công lao động xã hội.
Theo tác giả Nguyễn Minh Đường “Đào tạo là hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các kiến thức, kỹ năng, và thái độ để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho người học có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả” [21, tr.55].
Từ những quan niệm trên, có thể hiểu: Đào tạo là hoạt động có mục đích, tổ chức, hệ thống, phối hợp thống nhất giữa các thành viên trong cơ
sở giáo dục và người học, nhằm hình thành cho người học những năng
lực, phẩm chất cần thiết đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội.
Đào tạo là hoạt động trong một cơ sở đào tạo (nhà trường, trung tâm dạy nghề và huấn luyện, đào tạo nghề cơ bản cho người lao động), mà ở đó tính chất, phạm vi, quy trình của các hoạt động được quy định một cách chặt chẽ, cụ thể theo mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức, thời gian đào tạo,....; đào tạo không phải là hoạt động mang tính ngẫu nhiên và không chỉ đơn thuần là hoạt động dạy học, mà bao gồm 3 hoạt động cơ
bản, đó là hoạt động dạy học (trung tâm, cốt lõi), hoạt động quản lý đào tạo và hoạt động phục vụ, đảm bảo quá trình đào tạo; đó là tổng hợp các hoạt động của các thành viên tham gia vào quá trình đào tạo, từ khâu xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tuyển sinh,…cho đến kiểm tra, đánh giá kết quả đầu ra.
Đào tạo làm cho người học có những thay đổi, chuyển biến về kiến thức, kĩ năng và thái độ, theo mục tiêu yêu cầu xã hội, nhằm nâng cao tính hiệu quả cho tổ chức, xã hội. Điều này có nghĩa là đào tạo có nhiệm vụ tạo ra những con người có hệ thống tri thức cơ bản, cơ sở của chuyên ngành và
hệ thống những kỹ
năng, kỹ
xảo tương
ứng về
một ngành khoa học, kĩ
thuật, văn hóa nhất định chứ
không phải là những tri thức phổ
thông cơ
bản. Đào tạo có nhiều dạng, như đào tạo cấp tốc, đào tạo chuyên sâu, đào tạo cơ bản, đào tạo ngắn hạn, đào tạo từ xa, đào tạo lại.
Mục đích chủ yếu của đào tạo là chuẩn bị cho con người có khả năng tiếp nhận sự phân công lao động xã hội bằng cách hình thành, phát triển ở người học các kiến thức, kỹ năng, thái độ và phẩm chất nhân cách cần thiết đối với hoạt động nghề nghiệp và đời sống xã hội. Nói cách khác, thông qua đào tạo con người sẽ có được phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ
năng thực hành nghề
nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển
ứng dụng
khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc.
Điểm khác biệt giữa đào tạo (đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp)
với truyền nghề
đơn thuần là ở
chỗ, việc chuẩn bị
học vấn và nghề
nghiệp cho người học được thực hiện một cách có tổ chức, trong một thiết chế đào tạo cụ thể đó là cơ sở đào tạo. Trong từng cơ sở đào tạo, chủ thể
đào tạo là những tổ chức và cá nhân, trước hết là những nhà giáo thực hiện những tác động sư phạm để hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở đối tượng đào tạo. Đối tượng đào tạo là những người có nhu cầu, đủ điều kiện theo quy định, được cơ sở đào tạo tiếp nhận và tổ chức học tập, rèn luyện theo mục tiêu, chương trình đào tạo của từng ngành nghề nhất định.
Như vậy, nhìn nhận đào tạo như một quá trình từ lúc cơ sở đào tạo xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo, tiếp nhận người học có nhu cầu,
đủ điều kiện theo quy định, đến việc tổ chức đào tạo theo mục tiêu,
chương trình ở từng ngành nghề nhất định, có thể thấy quá trình đào tạo gồm những yếu tố cấu thành sau: xây dựng mục tiêu và chương trình, nội dung đào tạo; tuyển sinh; giảng dạy của giáo viên; học tập của học sinh/sinh viên; hoạt động giám sát, đánh giá kết quả học tập; môi trường đào tạo….
2.1.2. Đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân
2.1.2.1. Đào tạo ở các trường trung cấp
Các trường trung cấp có mục tiêu đào tạo chung là“đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề
tương
ứng với trình độ
đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm
nghề
nghiệp; có khả
năng sáng tạo, thích
ứng với môi trường làm việc
trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả
năng tìm việc làm, tự
tạo việc làm hoặc học lên trình độ
cao hơn”
[47,
tr.3]; và mục tiêu cụ thể là hình thành cho người học năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề, thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng
kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm. Đào tạo luôn là chức năng quan trọng nhất đối với các trường trung cấp
Từ quan niệm về
đào tạo và mục tiêu đào tạo
ở các trường trung
cấp, có thể
hiểu:
Đào tạo
ở các trường trung cấp là
hoạt động có mục
đích, có tổ chức, phối hợp thống nhất giữa các thành viên trong nhà trường và người học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.
Về bản chất, đào tạo ở trường trung cấp cũng giống như đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học, đó cũng là hoạt động có mục đích, có tổ chức, phối hợp thống nhất giữa các thành viên trong nhà trường và người học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học.
Chương trình đào tạo ở trường trung cấp phải đáp ứng mục tiêu, yêu
cầu đào tạo trình độ trung cấp theo quy định tại Luật Giáo dục nghề
nghiệp; đáp ứng các yêu cầu và quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu và năng lực mà người học phải đạt được ở trình độ trung cấp theo Khung
trình độ
quốc gia Việt Nam; đáp
ứng tiêu chuẩn kỹ
năng nghề
quốc gia
(đối với những nghề
đã ban hành bộ
tiêu chuẩn kỹ
năng nghề). Chương
trình đào tạo trình độ trung cấp, thời gian học lý thuyết chiếm 25% 45%, thực hành, thực tập từ 55% 75% tùy theo ngành nghề đào tạo.
Thời gian khóa học đối với trình độ trung cấp từ 1 đến 2 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu là 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở tùy theo từng ngành, nghề đào tạo.
Các trường trung cấp đào tạo chính quy (đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian tại trường) và đào tạo thường xuyên (đào tạo