Các Nghiên Cứu Về Đảm Bảo Chất Lượng Và Quản Lý Đào Tạo


Tác giả Nguyễn Thiện Nam (2014), trong luận án tiến sĩ: “Qun lý hot động ging dy các môn chuyên ngành trong trường dy nghthuc Bcông thương Vit Nam” đã luận giải các vấn đề về hoạt động giảng dạy, hoạt động học tập và quản lý các hoạt động đó. Theo tác giả, để quản lý hoạt động giảng dạy có kết quả, trường dạy nghề phải chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo trình dạy nghề, phát triển đội ngũ giảng viên, có quy chế quản lý sinh viên, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường và làm cho sản phẩm đào tạo đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động [42].

Tác giả Trần Văn Long (2015), trong luận án tiến sĩ: “Qun lý đào

tạo của các trường cao đẳng du lịch đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các

doanh nghiệp khu vực đồng bằng Bắc Bộ” đã vận dụng mô hình CIPO để

xây dựng cơ

sở lý luận về

QLĐT và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến

QLĐT

ở các trường cao đẳng du lịch, trong đó để

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

quản lý phát triển

chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, các trường phải tổ

Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng - 4

chức phối hợp với doanh nghiệp trong xây dựng mục tiêu, nội dung các chương trình đào tạo. Mục tiêu phải xuất phát từ chuẩn nghề nghiệp mà doanh nghiệp ngành đang sử dụng. Nội dung chương trình đào tạo phải thể hiện chuẩn đầu ra và được cấu trúc theo mô đun kỹ năng hành nghề gắn với việc làm của các doanh nghiệp [38].

Cũng theo tác giả Đặng Quốc Bảo (2014), trong bài viết “Tiếp cn

qun lý hin đại vn dng vào qun lý nhà trường” nhiều “tinh hoa quản lý” trong thế kỷ XXI đã áp dụng thành công cho quản lý xí nghiệp mà nay cần vận dụng để quản trị hiệu quả nhà trường. Ông đã giới thiệu một số tiếp cận quản lý hiện đại vận dụng vào quản lý nhà trường, như: Tiếp cận chức năng quản lý (POLCI); tiếp cận đối tượng (5M); tiếp cận trạng thái (SWOT); tiếp cận quá trình CIPO; tiếp cận cấu trúc (7S); tiếp cận 4P; tiếp


cận 4C, tiếp cận kết quả (Result based management),.…Ông cho rằng quản lý nhà trường trong bối cảnh hiện nay chúng ta cần tổng kết được các mô hình này [7].

Qua các công trình nghiên cứu ở trong nước về QLĐT, có thể thấy rằng có nhiều quan điểm thống nhất với các công trình nghiên cứu ở nước ngoài. Có

một số

luận điểm khoa học có thể kế

thừa trong nghiên cứu QLĐT ở

các

trường trung cấp CAND như: các chức năng quản lý chủ yếu và phổ biến đối với mọi nhà quản lý đó là kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra; các mô hình QLGD đều có ưu điểm, hạn chế, người quản lý cần rèn luyện kỹ năng, kết hợp kinh nghiệm thực tiễn với sự hiểu biết các mô hình quản lý để vận dụng vào các tình huống cụ thể một cách thích hợp; các yếu tố cấu thành của quá trình đào tạo gắn bó hữu cơ, quan hệ chặt chẽ với nhau và tạo nên chất lượng tổng thể của nhà trường. Theo tác giả luận án, những mô hình quản lý đã được đúc kết và vận dụng thành công ở nước ngoài, việc nghiên cứu, lựa chọn và áp dụng mô hình phù hợp vào thực tiễn QLĐT ở các trường trung cấp CAND là rất thiết thực, như mô hình CIPO.

1.1.2. Các nghiên cứu về đảm bảo chất lượng và quản lý đào tạo

ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

nước ngoài, giữa thế kỷ 20, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 đã diễn ra trên quy mô toàn thế giới, thúc đẩy sản xuất phát triển nhảy vọt và tăng cường cạnh tranh thương mại quốc tế. Hoạt động quản lý chất lượng được tiêu chuẩn hoá cao và thiết lập một hệ thống quản lý mới, dựa trên sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ những diễn biến về chất lượng thông qua các công cụ quản lý khoa học. Từ đây dẫn đến sự hình thành phương thức ĐBCL (Quality Assurance). Vào những năm 60 của thế kỷ 20, Deming, Juran, Philip B. Crosby, Ishikawa,… đã nghiên cứu và đưa ra luận điểm


“hướng tới khách hàng” và mô hình ĐBCL được ra đời, đây là mô hình quản lý nhằm minh chứng cho khách hàng về chất lượng của sản phẩm, tạo niềm tin cho khách hàng bằng sự đảm bảo rằng các yêu cầu về chất lượng sẽ được thực hiện. Có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về ĐBCL trong sản xuất kinh doanh cũng như trong giáo dục, tiêu biểu như:

Tác giả

W.Edwards Deming (1986), trong cuốn sách:

“Out of the

Crisis” (Thoát ra khi khng hong) đã đưa ra 14 nguyên tắc quản lý quan trọng nhằm quản lý cải tiến chất lượng, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải cải tiến liên tục trong một tổ chức, trái ngược với việc phải sửa chữa sau khi sự việc đã xảy ra, chấm dứt việc kiểm tra chất lượng đầu ra, việc kiểm tra chất lượng nên thực hiện ngay trong quá trình để sớm có những điều chỉnh [72]. Thực chất việc áp dụng 14 nguyên tắc quản lý của Deming là việc thay đổi hình thức quản lý chất lượng từ kiểm soát chất lượng sang ĐBCL, được dựa trên cơ sở bánh xe chất lượng mô tả hoạt động di chuyển liên tục theo một quá trình, giúp cho tổ chức thay đổi và có được một diện mạo hoàn toàn mới.

Trong cuốn sách: “Quality Assurance in Higher Education” (ĐBCL

trong giáo dc đại hc), tác giả Frazer (1992) đã xác định phạm trù ĐBCL

theo bốn chỉ số sau đây: mỗi thành viên trong trường đại học đều có trách

nhiệm duy trì chất lượng sản phẩm hay dịch vụ (sản phẩm chất lượng kém không đến được người kiểm tra do đã được phòng ngừa hoặc loại bỏ bởi mỗi người tham gia quá trình đào tạo); mỗi người trong trường đại học có trách nhiệm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ; mỗi người trong trường đại học đều hiểu, sử dụng và làm chủ hệ thống duy trì và nâng cao chất lượng; và giới quản lý trường học (nhiều khi cả khách hàng) kiểm tra


thường xuyên độ

tin cậy và tính chính xác của cả

hệ thống quản lý chất

lượng này. Tác giả

Frazer đã nhấn mạnh vai trò nhân tố

con người trong

ĐBCL giáo dục thông qua việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trình độ làm chủ hệ thống, duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo và dịch vụ của cơ sở giáo dục [74]. Quan điểm trên của tác giả Frazer hoàn toàn có thể nghiên cứu, vận dụng đối với các cơ sở GDNN.

Với quan niệm chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu, trong cuốn

sách: “Quality and Quality assurance, Quality and Internationalisation in

Higher Education” (Chất lượng và

đảm bảo

chất lượng, chất lượng và

quốc tế hóa trong giáo dục đại học) tác giả Woodhouse (1992), cho rằng

ĐBCL là các hệ thống, chính sách, thủ tục, quy trình, hành động và thái độ được cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ sở giáo dục xác định, xây dựng và triển khai nhằm đạt được, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng [96].

Tác giả Sallis (1993), trong cuốn sách: “Total Quality Management in Education” (Qun lý cht lượng tng thtrong giáo dc) đã chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa ĐBCL và kiểm soát chất lượng, đó là không giống như kiểm soát chất lượng, ĐBCL phải diễn ra trước và trong tiến trình sự kiện nhằm tránh lỗi và dựa rất nhiều vào việc trình bày công khai. Mục đích đầu tiên của ĐBCL là tránh các lỗi có thể có ngay từ đầu [85].

Tác giả

Freeman

(1994), trong cuốn sách:

Quality assurace in

training and education” (Đảm bảo chất lượng trong giáo dục và đào tạo)

cho rằng ĐBCL là một cách tiếp cập mà công nghiệp sản xuất sử dụng

nhằm đạt được chất lượng tốt nhất, ĐBCL là một cách tiếp cận có hệ

thống nhằm xác định nhu cầu thị trường và điều chỉnh các phương thức

làm việc nhằm đáp ứng được các nhu cầu đó. Theo cách hiểu đó, ĐBCL là một cách tiếp cận việc tổ chức công việc, nhằm đảm bảo rằng: sứ mạng


và mục đích của tổ chức được tất cả mọi người trong tổ chức biết một

cách rõ ràng (sự phổ biến, sự minh bạch); hệ thống mà theo đó công việc được thực hiện là được suy tính cẩn thận, rõ ràng và được truyền đạt đến tất cả mọi người (có kế hoạch); tất cả mọi người đều biết rõ trách nhiệm của mình (tính tự chịu trách nhiệm); cái mà tổ chức cho là chất lượng đều

được định nghĩa rõ ràng và có lưu trữ đồng tâm) [75].

lại trong tài liệu của tổ

chức (sự

Trong công trình: “Quality Assurance Agency for Higher Education” (Cơ quan đảm bo cht lượng trong giáo dc đại hc) tác giả Navigation (1997), cho rằng mỗi cơ sở giáo dục cần có một quy trình ĐBCL nội bộ

riêng. Trên cơ sở

đó các cơ

quan quản lý bên ngoài viếng thăm để

thực

hiện đánh giá ngoài từ đó đưa ra báo cáo về các ưu điểm, các khuyến nghị

để cho các cơ sơ

giáo dục tự

cải thiện [79].

Quan điểm trên của

tác giả

Navigation cũng có thể nghiên cứu, vận dụng đối với các cơ sở GDNN.

Tác giả

Danielle Colardyn (1998), trong cuốn sách:

Quality

assurance in continuing vocational training” (Đảm bảo chất lượng trong

đào to ngh) khẳng định đào tạo nghề thường xuyên trong khuôn khổ

học tập suốt đời cũng nhấn mạnh về ĐBCL. Trước tiên, mỗi quốc gia phát

triển theo cách tiếp cận riêng của mình về

ĐBCL. Thứ

hai, các tiêu chí

ĐBCL chung được sử dụng như là một điểm tham chiếu ở từng quốc gia.

Thứ

ba, các tiêu chí sẽ

trả

lời bằng những câu hỏi khác nhau và sự

cần

thiết của “bên thứ ba” để cung cấp đánh giá một cách khách quan [71].

Trong công trình: “Framework For Regional Quality Assurance”

(Khuôn khổ về

đảm bảo chất lượng trong khu vực) của Tổ

chức các Bộ

trưởng giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO) (2003), đã chỉ ra hệ thống ĐBCL bao gồm cơ cấu tổ chức, các thủ tục, các quá trình và các nguồn lực cần


thiết của các cơ sở đào tạo dùng để thực hiện quản lý đồng bộ, nhằm đạt được những tiêu chuẩn, tiêu chí và các chỉ số cụ thể do nhà nước ban hành, để nâng cao và liên tục cải tiến chất lượng nhằm thõa mãn yêu cầu của người học và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động [86].

Tổng quan vấn đề ĐBCL trong GDNN ở nước ngoài cũng được các nhà khoa học và nhà QLGD Việt Nam quan tâm, nghiên cứu.

Theo tác giả

Trần Khánh Đức (2010), trong cuốn

“Giáo dục và phát

trin ngun nhân lc trong thế kXXI” [19], để có cơ sở đánh giá, phân loại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo các điều kiện ĐBCL như cơ sở vật chất, giáo viên, chương trình đào tạo,... Tổ chức Lao động thế giới (ILO) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã đưa ra một bộ tiêu chí và quy trình kiểm định các điều kiện ĐBCL của các cơ sở GDNN cho các nước Tiểu vùng sông Mê Kông, trong đó có Việt Nam. Các tiêu chí được phân tích theo từng mặt và cho điểm đánh giá tương ứng, bao gồm 9 lĩnh vực: (i) Triết lý và mục tiêu; (ii) Tổ chức quản lý; (iii) Chương trình giáo dục­ đào tạo; (iv) Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; (v) Thư viện và các nguồn lực cho dạy ­ học; (vi) Tài chính; (vii) Khuôn viên và các cơ sở vật chất; (viii) Xưởng thực hành ­ thiết bị và vật liệu;

(ix) Dịch vụ và người học.

Việc nghiên cứu

ứng dụng các tiêu chí và quy trình

kiểm định

trên

vào thực tế Việt Nam là một việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn,

góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý và đào tạo của hệ thống

GDNN ở nước ta, đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập với các nước trong khu vực ở lĩnh vực GDNN.

Theo tác giả Nguyễn Hồng Tây (2017), trong cuốn: “Qun lý đào to

nghề

nghiệp

ở Việt Nam

­ Lý luận, kinh nghiệm và vấn đề

đặt ra” để

ĐBCL đối với GDNN, Chính phủ Nhật Bản quy định các chuẩn nghề


nghiệp mang tính pháp lý. Các chuẩn GDNN này bao gồm: yêu cầu đào tạo, các nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, thời gian và thời lượng

đào tạo, các phương tiện cần thiết cho đào tạo, số lượng học viên trong

một lớp, tỷ lệ giáo viên /học viên, kiểm tra,…. cho mỗi khóa học. Các

chuẩn đào tạo được xem xét liên tục để có thể chỉnh sửa để đáp ứng với yêu cầu của chất lượng đào tạo. Các chuẩn được xây dựng cho các khóa đào tạo được phân loại theo nhóm nghề và khóa đào tạo [50].

Từ những công trình nghiên cứu ở nước ngoài về ĐBCL và ĐBCL ở các cơ sở giáo dục và cơ sở GDNN, có thể thấy rằng ĐBCL là bước tiến trong quản lý chất lượng, có thể áp dụng hệ thống ĐBCL từ lĩnh vực kinh doanh vào GDĐT, một cơ sở giáo dục ĐBCL thì sản phẩm đào tạo cũng sẽ có chất lượng. ĐBCL có thể sẽ liên quan đến một chương trình, một cơ sở giáo dục và một hệ thống giáo dục. QLĐT là hoạt động trọng tâm ở mỗi cơ sở giáo dục, để ĐBCL một cơ sở giáo dục, trong đó có các trường trung cấp, thì các nội dung QLĐT ở các cơ sở giáo dục cũng phải thực hiện theo hướng ĐBCL. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu của nước ngoài về QLĐT ở các cơ sở GDNN theo tiếp cận ĐBCL còn hạn chế, chủ yếu là các công trình nghiên cứu theo hướng như đã tổng quan ở phần trước (tiếp cận theo mục tiêu, theo kết quả, theo quá trình, theo tiếp cận năng lực,…).

Ở Việt Nam,

vấn đề

ĐBCL trong các cơ

sở giáo dục cũng được

nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong cuốn sách: “Qun lý cht

lượng giáo dc đại hc” của tác giả Phạm Thành Nghị (2000), cho rằng

ĐBCL có trọng tâm là phòng ngừa sự xuất hiện những sai sót bằng các quy trình và cơ chế nhất định. Hình thức quản lý có sự phối hợp rất chặt chẽ giữa người quản lý và người thừa hành, gữa cấp trên và cấp dưới,…. ĐBCL bao giờ cũng phải được bắt đầu từ quản lý chất lượng bên trong cơ


sở GDĐH. Việc thiết kế và đưa các quy trình, cơ chế ĐBCL vào thực hiện, mặc dù có sự hỗ trợ của các cơ quan bên ngoài, vẫn chủ yếu là trách nhiệm của trường đại học. Ông cũng cho rằng: các cơ sở GDĐH có sự đa dạng trong cung cấp dịch vụ nên từ chỗ mỗi cơ sở phải tuân theo một quy trình kiểm tra chung, theo cùng một hệ thống chuẩn mực thì ngày nay, mỗi cơ sở bắt đầu đưa ra những chỉ số thực hiện của riêng mình. Bên cạnh các chỉ số thực hiện, các cơ sở còn xây dựng các quy trình, cơ chế hoạt động để đạt được các chỉ số đó [43].

Cùng với các nghiên cứu trên, còn có một số luận án tiến sĩ nghiên

cứu về

ĐBCL

hoặc QLĐT theo tiếp cận ĐBCL, như:“Cơ

sở khoa học

và giải pháp quản lý đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng tại các

trường đại học sư phạm kỹ thuật” của tác giả Nguyễn Văn Hùng [30];

“Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bảo đảm chất lượng đào tạo đại

học từ xa ở Việt Nam” của tác giả Trình Thanh Hà [23]; “Xây dựng hệ

thống bảo đảm chất lượng quá trình dạy học các môn chuyên ngành ở

trường đại học ngoại ngữ” của Nguyễn Quang Giao [22]; “Quản lý đào tạo tại Học viện Phật giáo Việt Nam theo tiếp cận đảm bảo chất

lượng’’

của

tác giả Trần Văn Cát [13]

và các bài viết về

ĐBCL

trong

giáo dục của các nhà khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học, sách chuyên khảo, tài liệu hội thảo khoa học. Các công trình nghiên cứu

trên đều cho rằng ĐBCL rất quan trọng đối với

các cơ

sở giáo dục ở

nước ta trong giai đoạn hiện nay và cần phải triển khai, áp dụng.

Đối với các trường cao đẳng và trung cấp thuộc lĩnh vực GDNN,

trong bài viết:

“Các giải pháp chiến lược phát triển đào tạo nghề

cấp

tnh’’, tác giả Nguyễn Xuân Vinh (2008), cho rằng đào tạo nghề được coi là một quá trình bao gồm các yếu tố: đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022