Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng - 2


trị, năng lực và phẩm chất nhân cách cao đẹp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giai đoạn hiện nay.

Sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội Đảng bộ Công an trung ương lần VII đã xác định xây dựng lực lượng CAND đến năm 2030 cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường CAND là một trong những nhiệm vụ, giải pháp đã, đang được triển khai thực hiện. Chính vì vậy, các trường trung cấp CAND, nơi đào tạo, cung cấp nhân lực trực tiếp công tác tại địa bàn cơ sở của Công an các đơn vị, địa phương ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng lực lượng CAND và đào tạo, QLĐT được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ở các trường trung cấp CAND.

Để nâng cao chất lượng QLĐT ở các trường trung cấp CAND, toàn bộ quá trình đào tạo ở các trường trung cấp CAND phải được thực hiện và đánh giá bởi một hệ thống các chuẩn mực chất lượng và các quy trình nhất định. Nhận thức được vấn đề này, các trường trung cấp CAND đã không ngừng đổi mới QLĐT và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, kết quả đạt được, công tác này ở các trường trung cấp CAND cũng còn những hạn chế nhất định, như: trong quản lý xây dựng CTĐT, việc rà soát, điều chỉnh chuẩn đầu ra, mục tiêu, nội dung, chương trình chưa được thực hiện thường xuyên, chuẩn đầu ra còn mang tính hình thức, chưa chú trọng đến các yếu tố đảm bảo chuẩn đầu ra; cơ cấu đội ngũ giáo viên còn bất hợp lý, hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa được nhân rộng; đội ngũ cán bộ chuyên trách thực hiện công tác khảo thí và ĐBCL trong thời gian qua đã được kiện toàn nhưng đánh giá khách quan vẫn chưa đáp ứng


được yêu cầu; các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên còn chưa thực sự phù hợp và góp phần tích cực trong việc rèn luyện kỹ năng, tay nghề cho học viên theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo; nội dung thi, kiểm tra chưa đổi mới theo hướng phát triển năng lực học viên; phong trào tự học, rèn luyện của học viên chưa thực sự sâu rộng, vẫn còn có một bộ phận học viên có

tư tưởng trung bình chủ

nghĩa, chưa tích cực học tập, rèn luyện; hệ

thống

phòng học thực hành nghiệp vụ, thao trường, bãi tập chưa được quy hoạch tổng thể, việc đầu tư xây dựng còn chắp vá, chưa phù hợp mục tiêu đào tạo và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

yêu cầu nâng cao kỹ năng thực hành cho học viên; tiến độ nghiên cứu, xây

dựng, hoàn thiện hệ thống các quy trình công tác theo từng nội dung QLĐT còn chậm; bố trí sử dụng học viên sau khi tốt nghiệp ra trường còn bất cập…

Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng - 2

Mặc dù các trường đang đào tạo trình độ trung cấp và số lượng học viên đã, đang được đào tạo trình độ trung cấp chiếm tỷ trọng khá cao trong

hệ thống các trường CAND, nhưng những năm vừa qua, việc nghiên cứu

nâng cao chất lượng đào tạo trình độ trung cấp trong các trường CAND nói chung và các trường trung cấp CAND nói riêng chưa được coi trọng. Các công trình nghiên cứu khoa học, các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo chủ yếu tập trung cho các học viện, trường đại học CAND. Đặc biệt, vấn đề ĐBCL giáo dục trong các học viện, trường đại học CAND hiện đang rất được quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, đối với các trường trung cấp CAND, vấn đề QLĐT và ĐBCL chưa có một công trình khoa học nào của cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an hoặc các nhà QLGD quan tâm nghiên cứu.

Với những lý do trên, việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, khảo sát đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả QLĐT đối với các trường trung cấp CAND là đòi hỏi cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận


và thực tiễn đối với công tác quản lý giáo dục trong CAND, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và xây dựng lực lượng CAND trong tình hình hiện

nay. Vì vậy, tác giả

lựa chọn

Quản lý đào tạo

ở các trường trung cấp

Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng”

tiến sĩ Quản lý giáo dục.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

làm đề tài luận án

Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ lý luận và thực tiễn QLĐT ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL, luận án đề xuất các biện pháp QLĐT ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các trường trung cấp CAND, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và yêu cầu nhiệm vụ xây dựng lực lượng CAND trong tình hình mới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.

Xây dựng cơ sở lý luận về QLĐT ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL.

Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo và QLĐT các trường

trung cấp CAND; đánh giá những ưu điểm, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân.

Đề xuất các biện pháp QLĐT ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL.

Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả

thi và thử

nghiệm khả

năng

ứng dụng thực tiễn của biện pháp đã đề xuất trong luận án.

3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp CAND


3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung:

Có nhiều mô hình và phương thức ĐBCL có thể áp dụng vào quản lý đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo, nhưng Luận án chỉ đi sâu nghiên cứu và vận

dụng mô hình CIPO vào ĐBCL.

QLĐT ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận

Phạm vi về khách thể khảo sát:

Luận án tập trung khảo sát đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học viên hệ chính quy thuộc 04 trường trung cấp CAND: Trung cấp CSND III, Trung cấp Cảnh sát vũ trang, Trung cấp CSND V, Trung cấp CSND VI ( từ năm 2015 đến trước tháng 4 năm 2020) và khảo sát đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học viên hệ chính quy thuộc Trường Trung cấp CSND I, Trung cấp CSND II (sau tháng 4/2020).

Trong quá trình nghiên cứu luận án, Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang và cơ sở 1 của Trường Trung cấp CSND VI sáp nhập vào trường Cao

đẳng CSND

I và trở

thành Trường Trung cấp CSND I; Trường Trung cấp

CSND III, Trung cấp CSND V, cơ sở 2 của Trường Trung cấp CSND VI sáp nhập vào Trường Cao đẳng CSND II và trở thành Trường Trung cấp CSND II.

Các số liệu nghiên cứu sinh sử dụng cho quá trình nghiên cứu luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2015 đến nay.

4. Giả thuyết khoa học

Đảm bảo chất lượng giáo dục là yêu cầu khách quan, một nội dung quan trọng của QLĐT ở các các cơ sở GDNN. QLĐT ở các cơ sở GDNN


sẽ đạt hiệu quả cao khi được định hướng theo tiếp cận ĐBCL. Nếu các

trường trung cấp CAND vận dụng mô hình CIPO vào QLĐT theo tiếp cận ĐBCL, chú trọng việc ĐBCL đầu vào, chất lượng quá trình đào tạo và kết

quả

đầu ra thì sẽ

nâng cao được chất lượng QLĐT, góp phần nâng cao

chất lượng giáo dục, đào tạo ở các trường trung cấp CAND hiện nay.

5. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của

chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; Tư tưởng Hồ Chí Minh; các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đổi mới giáo dục, đào tạo và quản lý giáo dục, đào tạo.

5.2. Phương pháp luận

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài vận dụng tiếp cận theo các quan

điểm: Hệ

thống ­ cấu trúc; thực tiễn; lịch sử

­ logic;

tiếp cận CIPO,…

nhằm làm sáng tỏ những vấn đề cứu.

lý luận và thực tiễn của vấn đề

nghiên

Tiếp cận hệ thống­ cấu trúc

Quá trình đào tạo ở các trường trung cấp CAND là một hệ thống các thành tố có quan hệ tương tác nhằm thực hiện những mục tiêu đào tạo đã xác định. Do vậy, khi xem xét, giải quyết các nội dung nghiên cứu của đề tài luận án cần đặt trong hệ thống có mối quan hệ chi phối lẫn nhau.

Tiếp cận lịch sử ­ logic

Luận án tiến hành nghiên cứu lý luận và thực tiễn

QLĐT

ở các

trường trung cấp CAND trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Vận dụng cách tiếp cận lịch sử ­ logic sẽ giúp cho việc xác định các luận cứ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh từng trường, đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo


trong từng thời điểm lịch sử và tình hình kinh tế xã hội của đất nước nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án.

Tiếp cận thực tiễn

Đây là cách tiếp cận dựa trên việc tính đến thực tế giáo dục, đào tạo ở các trường trung cấp CAND và những nhu cầu cán bộ của ngành Công an đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh trật tự xã hội trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, để giải quyết vấn đề QLĐT ở các trường trung cấp CAND phải tính đến những đặc điểm, thực trạng cơ cấu tổ chức, các nguồn lực, chất lượng đào tạo của từng trường, cũng như đặc điểm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

Tiếp cận CIPO (Context – Input ­ Process ­ Outcome)

Luận án vận dụng tiếp cận CIPO để xem xét các yếu tố “đầu vào” của hoạt động đào tạo ở các trường trung cấp CAND, như chất lượng học viên qua tuyển sinh, chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, tài chính,... xem xét các yếu tố “quá trình” như hình thức tổ chức, phương pháp đào tạo, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên,...và xem xét đến các yếu tố “đầu ra” như đánh giá, phân loại kết quả học tập, rèn luyện của học viên, cấp bằng tốt nghiệp, thu thập ý kiến, phản hồi sau đào tạo… được đặt trong “bối cảnh” nhất định.

5.3. Phương pháp nghiên cứu

* Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các các công trình khoa học (sách

chuyên khảo, tham khảo, đề tài khoa học các cấp, luận án tiến sĩ, bài báo,

…) bàn về vấn đề QLĐT và ĐBCL giáo dục ở các cơ sở GDĐH và GDNN. Ngoài ra, luận án còn nghiên cứu các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, thông tư,

… của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động ­ Thương


binh và Xã hội, Bộ Công an về QLĐT và ĐBCL ở các cơ sở GDĐH và cơ sở GDNN.

* Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

­ Phương pháp điu tra: Sử dụng các phiếu điều tra về các vấn đề: đối tượng đào tạo, đội ngũ giáo viên, các điều kiện đảm bảo cho hoạt

động đào tạo của nhà trường, kết quả tốt nghiệp trong 3 năm gần nhất.

Trưng cầu ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên, học viên về mức độ thực hiện các nội dung QLĐT và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình QLĐT ở các trường.

­ Phương pháp ta đàm, trao đổi: Tọa đàm, trao đổi với các đồng chí lãnh đạo nhà trường, cán bộ quản lý các phòng, khoa về đặc điểm và điều kiện

tổ chức thực hiện nhiệm vụ

đào tạo, về

QLĐT và ĐBCL giáo dục ở

các

trường hiện nay.

­ Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát hoạt động quản lý,

lãnh đạo, giáo dục và chỉ

đạo

việc xác định các chuẩn, xây dựng và

thực hiện quy trình tiến hành QLĐT ở các trường trung cấp CAND.

­ Phương

pháp chuyên gia: Xin ý kiến

các chuyên gia giáo dục ­

những nhà nghiên cứu về lĩnh vực quản lý giáo dục, trên cơ sở đó phối hợp với trưng cầu ý kiến cán bộ, giáo viên để xác định tính cần thiết, khả thi

của các ĐBCL.

biện

pháp QLĐT

ở các trường

trung cấp CAND theo

tiếp cận

­ Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm: tiến hành nghiên cứu các

sản phẩm hoạt động QLĐT của cán bộ quản lý các cấp; các văn bản chỉ

đạo của Bộ Công an, của nhà trường liên quan đến QLĐT nhằm đưa ra

những luận cứ, luận chứng để chứng minh thực trạng vấn đề nghiên cứu, làm cơ sở đề xuất các biện pháp QLĐT ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL.


­ Phương pháp kho nghim và thnghim: Được sử dụng để khảo nghiệm, thử nghiệm thực tế tại 01 trường trung cấp CAND, nhằm kiểm nghiệm sự cần thiết và tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.

* Các phương pháp htr: Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử

dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu làm minh chứng cho những nhận định, đánh giá của đề tài.

6. Những đóng góp mới của luận án

Luận án góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng về QLĐT

ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL.

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp những luận cứ cho việc đề xuất các biện pháp QLĐT ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL, giúp cho các trường trung cấp CAND tiến hành hoạt động tự đánh giá, phục vụ đoàn đánh giá ngoài của Bộ Công an và đăng ký kiểm định chất lượng (nếu có yêu cầu), góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong CAND.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Về mặt lý luận: Luận án làm sáng tỏ cơ sở lý luận về QLĐT ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL.

Về mặt thực tiễn: Luận án phân tích và đánh giá khách quan thực trạng QLĐT ở các trường trung cấp CAND, chỉ rõ những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLĐT theo tiếp cận ĐBCL. Luận án có thể là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giúp cơ quan quản lý về giáo dục, đào tạo trong CAND cũng như các trường trung cấp CAND trong việc hoạch định các chủ trương, giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong CAND nói chung và đối với các trường trung cấp CAND nói riêng.

8. Kết cấu của luận án

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí