Biểu đồ 3.1: Kết quả học tập năm học 2019 2020
Kết quả rèn luyện: Xuất sắc: 407 chiếm 19%; Giỏi: 1578 chiếm
74%; khá: 136 chiếm 6.4%; TB khá: 8 chiếm 0.37%; TB: 2 chiếm 0.1%; được thể hiện ở biểu đồ sau đây :
Biểu đồ 3.2: Kết quả rèn luyện năm học 2019 2020
3.3.4. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân
Bảng 3.6: Kết quả
điều tra, khảo sát thực trạng cơ
sở vật chất,
trang thiết bị, phương tiện đào tạo ở các trường trung cấp CAND (chi tiết tại Bảng 4 Phụ lục 3).
Nội dung | CBQL, giáo viên (N=135) | Học viên (N=270) | |||
X | Thứ bậc |
X | Thứ bậc | ||
1 | Phòng dạy học tích hợp | 3,04 | 1 | 3,01 | 2 |
2 | Phòng học lý thuyết chuyên môn | 2,99 | 2 | 3,04 | 1 |
3 | Phòng thực hành chuyên môn | 2,81 | 6 | 2,78 | 5 |
4 | Hệ thống mạng, máy tính và trang tin của nhà trường | 2,94 | 3 | 2,86 | 4 |
5 | Tài liệu, giáo trình | 2.90 | 4 | 2,97 | 3 |
6 | Các thiết bị, phương tiện, đồ dùng khác | 2,87 | 5 | 2,73 | 6 |
Điểm trung bình | X = 2,92 | X = 2,89 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng - 12
- Khái Quát Về Các Trường Trung Cấp Công An Nhân Dân
- Đối Tượng, Địa Bàn, Thời Gian Điều Tra, Khảo Sát
- Kết Quả Điều Tra, Khảo Sát Thực Trạng Quản Lý Các Yếu Tố Quá Trình Đào Tạo Ở Các Trường Trung Cấp Cand (Chi Tiết Tại Bảng 6 Phụ Lục 3)
- Đánh Giá Chung Thực Trạng Và Nguyên Nhân Thực Trạng Quản
- Các Biện Pháp Quản Lý Đào Tạo Ở Các Trường Trung Cấp Công An Nhân Dân Theo Tiếp Cận Đảm Bảo Chất Lượng
Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát)
Kết quả khảo sát thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương
tiện phục vụ
đào tạo
ở các trường trung cấp CAND cho thấy: CBQL và
giáo viên đánh giá với điểm trung bình X = 2,92 ở mức khá; học viên đánh
giá thấp hơn với điểm trung bình X = 2,89 ở mức khá.
Về các nội dung: Phòng dạy học tích hợp CBQL, giáo viên đánh giá
tốt nhất với giá trị
điểm trung bình là
X = 3,04 trong khi đó các học viên
đánh giá cao thứ 2 với điểm trung bình là X = 3,01; Phòng học lý thuyết
chuyên môn được CBQL, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện cao thứ 2
với điểm trung bình X = 2,99 trong khi các học viên đánh giá cao nhất với
điểm trung bình là 3,04; Hệ thống mạng, máy tính và trang tin của nhà
trường được CBQL, giáo viên đánh giá cao thứ 3 với điểm trung bình X =
2,94 và được các học viên đánh giá cao thứ 4 với điểm trung bình X = 2,86.
Nội dung: Tài liệu, giáo trình được CBQL, giáo viên đánh giá cao thứ
4 với điểm trung bình X = 2,94 trong khi đó các học viên đánh giá cao thứ 3
với điểm trung bình X = 2,97. Nội dung: Các thiết bị, phương tiện, đồ dùng
khác được CBQL, giáo viên đánh giá cao thứ 5 với điểm trung bình X = 2,87
và được các học viên đánh giá thấp nhất với điểm trung bình X = 2,73. Nội
dung: Phòng thực hành chuyên môn nhận được đánh giá thấp nhất từ
CBQL, giáo viên với điểm trung bình đánh giá cao thứ 5 với điểm trung bình
X = 2,81 trong khi đó các học viên
X = 2,78 điểm.
Qua trao đổi, phỏng vấn CBQL, giáo viên và học viên cho rằng trong quá trình sáp nhập cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo cho đào tạo bị phân tán, cơ sở mới chưa được đầu tư kịp thời, gây khó khăn nhất định cho giáo viên và học viên.
Với hệ số tương quan R = 0,83 cho thấy giữa 2 mức độ đánh giá có tính tương quan thuận và rất cao.
3.4. Thực trạng quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
3.4.1. Thực trạng quản lý các yếu tố đầu vào
Bảng 3.7: Kết quả điều tra, khảo sát thực trạng quản lý các yếu tố đầu vào ở các trường trung cấp CAND (chi tiết tại Bảng 5 Phụ lục 3)
Nội dung | CBQL, giáo viên (N=135) | Học viên (N=270) | |||
X | Thứ bậc |
X | Thứ bậc | ||
I | Quản lý xây dựng, điều chỉnh chuẩn đầu ra | ||||
1 | Quy trình xây dựng, điều chỉnh chuẩn đầu ra | 3,30 | 5 | 3,27 | 6 |
2 | Tính khoa học, sự phù hợp với thực tiễn của chuẩn đầu ra | 3,39 | 2 | 3,33 | 2 |
3 | Kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện xây dựng, điều chỉnh chuẩn đầu ra | 3,15 | 13 | 3,21 | 10 |
II | Quản lý chương trình, nội dung đào tạo | ||||
4 | Tính hiện đại, khoa học của của chương trình, nội dung đào tạo | 3,36 | 3 | 3,31 | 3 |
Sự phù hợp với thực tiễn của chương trình, nội dung đào tạo | 3,24 | 8 | 3,25 | 8 | |
6 | Tổ chức đánh giá, điều chỉnh chương trình, nội dung đào tạo cho phù hợp với thực tiễn | 3,16 | 12 | 3,14 | 14 |
III | Quản lý chất lượng tuyển sinh | ||||
7 | Xây dựng các tiêu chí tuyển sinh | 3,41 | 1 | 3,35 | 1 |
8 | Tổ chức tuyển sinh | 3,28 | 6 | 3.,26 | 7 |
9 | Kiểm tra, giám sát công tác tuyển sinh | 3,13 | 14 | 3.,17 | 12 |
IV | Quản lý đội ngũ giáo viên và CBQL | ||||
10 | Kếhoạch,quyhoạchxâydựngđội ngũgiáoviên vàCBQL | 3,20 | 9 | 3,23 | 9 |
11 | Quản lý số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên và CBQL | 3,26 | 7 | 3,30 | 4 |
12 | Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên và CBQL | 3,33 | 4 | 3,28 | 5 |
V | Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ đào tạo | ||||
13 | Kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị hỗ trợ đào tạo | 3,18 | 11 | 3,16 | 13 |
14 | Kế hoạch sử dụng trang thiết bị hỗ trợ đào tạo | 3,19 | 10 | 3,19 | 11 |
15 | Bồi dưỡng giáo viên, học viên sử dụng thiết bị dạy học | 3,12 | 15 | 3,13 | 15 |
Điểm trung bình | X = 2,92 | X = 2,82 |
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát)
Kết quả
khảo sát thực trạng các yếu tố
đầu vào đào tạo ở
các
trường trung cấp CAND cho thấy: CBQL và giáo viên đánh giá với điểm trung bình X = 3,25 (ở mức khá); học viên đánh giá thấp hơn với điểm trung bình X = 3,24 (ở mức khá), cụ thể:
* Về thực trạng quản lý xây dựng, điều chỉnh chuẩn đầu ra
Nội dung: Tính khoa học và sự phù hợp với thực tiễn của chuẩn
đầu ra được cả CBQL, giáo viên và học viên đánh giá mức độ thực hiện
cao thứ
2 với giá trị
điểm trung bình lần lượt là
X = 3,39 và X = 3,33
điểm. Nội dung: Quy trình xây dựng, điều chỉnh chuẩn đầu ra được
CBQL, giáo viên đánh giá mức độ
thực hiện xếp thứ
5 và các học viên
đánh giá nội dung này có mức độ
thực hiện xếp thứ
6 với giá trị
điểm
trung bình lần lượt là X = 3,30 và X = 3,27.
Qua trao đổi, phỏng vấn CBQL, giáo viên, một số ý kiến cho rằng
việc tổ chức rà soát, điều chỉnh chuẩn đầu ra chưa được thực hiện thường xuyên; chưa cập nhật, bổ sung bám sát thực tiễn công tác bảo đảm an ninh
trật tự tại công an các địa phương. Bộ Công an chậm có văn bản hướng
dẫn thực hiện Thông tư số 12/2017/TT BLĐTBXH ngày 20/4/2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng đối với các cơ sở GDNN, do đó đến nay các trường trung cấp CAND đang lúng túng và thực hiện không thống nhất nhiệm vụ này.
* Về thực trạng quản lý chương trình, nội dung đào tạo
Nội dung: Tính hiện đại, khoa học của của chương trình, nội dung đào tạo được cả CBQL, giáo viên và học viên đánh giá mức độ thực hiện
cao thứ 3 với giá trị điểm trung bình lần lượt là X = 3,36 và X = 3,31 điểm.
Nội dung: Sự phù hợp với thực tiễn của chương trình, nội dung đào
tạo, được CBQL, giáo viên và học viên đánh giá mức độ thực hiện đứng
thứ 8 với giá trị điểm trung bình là X = 3,24, và X = 3,25.
Qua trao đổi và nghiên cứu thực tế cho thấy, từ năm 2015 các trường
trung cấp CAND xây dựng và tổ chức đào tạo theo Thông tư số
22/2014/TTGDĐT ngày 09/7/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo và theo nội dung phân định kiến thức các trình độ đào tạo do Bộ Công an ban hành (từ sau năm 2017 xây dựng và tổ chức đào tạo theo Thông tư số 09/2017/TT BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), nội dung chương trình đào tạo đã có sự thay đổi cơ bản theo hướng phù hợp với từng chuyên ngành đào tạo và đảm bảo tính liên thông giữa các trình độ đào tạo.
Đa số CBQL, giáo viên đều đánh giá cao việc các nhà trường xây
dựng chương trình, lựa chọn nội dung đào tạo. Nội dung đào tạo đã được cập nhật, hiện đại hóa, phù hợp với từng chuyên ngành đào tạo. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến cho rằng còn có nội dung đào tạo trong từng chuyên
ngành chưa thực sự phù hợp, thiết thực, chưa đáp ứng được sự biến đổi
nhanh chóng của tình hình thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ
trong từng chuyên ngành của lực lượng CAND.
Qua nghiên cứu Báo cáo Tổng kết chương trình nhiệm vụ năm học 2020 2021 và trao đổi trực tiếp với cán bộ lãnh đạo nhà trường, đến nay các trường trung cấp CAND chưa nghiên cứu cụ thể hóa chuẩn chất lượng
đối với chương trình, giáo trình đào tạo của nhà trường theo Bộ tiêu chí,
tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ trung cấp
CAND theo Quyết định số 3648/QĐ BCA X02 ngày 20/5/2021 của Bộ
trưởng Bộ Công an ban hành Quy định công tác kiểm định chất lượng giáo
dục nghề
nghiệp trong CAND; chưa ban hành quy trình về
xây dựng và
điều chỉnh chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học.
* Về thực trạng quản lý chất lượng tuyển sinh
Nội dung: Xây dựng các tiêu chí tuyển sinh được cả CBQL, giáo viên và học viên đánh giá mức độ thực hiện cao nhất với giá trị điểm trung bình
lần lượt là X = 3,41 và X = 3,35 điểm.
Nội dung: Tổ chức tuyển sinh, được CBQL, giáo viên đánh giá mức
độ thực hiện đứng thứ 6 với giá trị điểm trung bình là X = 3,28, và các học
viên đánh giá nội dung này có mức độ thực hiện cao thứ 7 với X = 3,26.
Đa số các ý kiến được hỏi đều cho rằng các trường trung cấp CAND đã căn cứ vào kế hoạch, chỉ tiêu phân bổ của Bộ và các điều kiện đảm bảo
của nhà trường để
xây dựng kế
hoạch tuyển sinh. Kế
hoạch tuyển sinh
đảm bảo được tinh khả thi, tính công khai, minh bạch. Họ nhận định công
tác tuyển sinh đã đi vào nề
nếp. Những năm gần đây đã hạn chế
được
những tiêu cực trong công tác tuyển sinh. Tuy nhiên, một số ý kiến cho
rằng chất lượng tuyển sinh của các trường trung cấp CAND vẫn còn những hạn chế, bất cập. Một số học viên được lựa chọn có những mặt chưa đáp ứng được các yêu cầu tuyển chọn.
Ngoài ra, chất lượng công tác tuyển sinh vào đào tạo tại các trường trung cấp CAND phụ thuộc rất nhiều vào công tác sơ tuyển tại công an các
đơn vị, địa phương; một số đơn vị, địa phương thực hiện chưa đúng quy
định về chiều cao khi tuyển công dân phục vụ có thời hạn (chiến sĩ nghĩa vụ), công tác khám sức khỏe, sơ tuyển chưa bám sát quy định của Bộ, thiếu
chặt chẽ nên vẫn còn tình trạng thí sinh không đảm bảo tiêu chuẩn sức
khỏe khi nhập học; còn xảy ra tình trạng thẩm tra, xác minh, kết luận tiêu chuẩn chính trị kéo dài đến sau khi công bố điểm trúng tuyển ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh.
* Về thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên và CBQL
Nội dung: Kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên và
CBQL cùng được CBQL, giáo viên và học viên đánh giá mức độ thực hiện
đứng thứ 9 với giá trị điểm trung bình là X = 3,20, và X = 3,23 điểm.
Nội dung: Quản lý số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên và CBQL được CBQL, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện cao thứ 7 với giá
trị điểm trung bình là X = 3,26, trong khi đó, các học viên đánh giá nội dung
này có mức độ thực hiện cao thứ 4 với X = 3,30 điểm.
Nội dung: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên và CBQL được CBQL, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện đứng thứ 4 và học viên đánh giá mức
độ thực hiện đứng thứ 5 với giá trị điểm trung bình lần lượt là và X = 3,28 điểm.
X = 3,33,
Một số CBQL, giáo viên đánh giá việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho CBQL, giáo viên đã được tiến hành nhưng mang tính thời vụ và chưa bài bản nên hiệu quả chưa cao; chưa có biện pháp, chế tài cụ thể chỉ đạo cho CBQL, giáo viên tự bồi dưỡng, không ngừng nâng cao năng lực, trình độ.
* Về thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ đào tạo
Nội dung: Kế
hoạch đầu tư
mua sắm trang thiết bị hỗ trợ
đào tạo
được CBQL, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện đứng thứ 11 và học viên đánh giá mức độ thực hiện đứng thứ 13 với giá trị điểm trung bình lần lượt là X = 3,18 và X = 3,16 điểm.
Nội dung: Kế
hoạch sử
dụng trang thiết bị hỗ
trợ
đào tạo được
CBQL, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện đứng thứ 10 với giá trị điểm trung bình là X = 3,19 và và học viên đánh giá mức độ thực hiện đứng thứ
11 với giá trị điểm trung bình là X = 3,19 điểm.
Nội dung: Bồi dưỡng giáo viên, học viên sử dụng trang thiết bị dạy học được cả CBQL, giáo viên và học viên cho rằng có mức độ thực hiện
thấp nhất, xếp thứ 15 với giá trị điểm trung bình lần lượt là điểm.
X = 3,12 và X = 3,13
Qua trao đổi CBQL, giáo viên, học viên cho rằng trong quá trình sáp nhập, cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo cho đào tạo bị phân tán, cơ sở mới chưa được đầu tư kịp thời, ảnh hưởng nhất định cho giáo viên, học viên.
Đánh giá của CBQL, giáo viên với đánh giá của học viên về thực
trạng các yếu tố
đầu vào đào tạo ở
các trường trung cấp CAND có tính
tương quan thuận một cách tuyệt đối.
3.4.2. Thực trạng quản lý các yếu tố quá trình đào tạo