Khái Quát Về Các Trường Trung Cấp Công An Nhân Dân


thiết bị

dạy học, hệ

thống thao trường, bãi tập, các điều kiện bảo đảm

sinh hoạt, học tập còn khó khăn, đã và đang làm hạn chế chất lượng giáo dục đào tạo và QLĐT của các trường trung cấp CAND.


Kết luận chương 2

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, có thể rút ra một số kết luận sau:

Thnht, QLĐT ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL

là những tác động có tổ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

chức, có hệ

thống, hướng đích của

Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng - 13

các chủ

thể

quản lý vào quá trình đào tạo theo các chuẩn mực chất lượng, bằng các quy trình, cơ chế nhằm hình thành cho học viên những năng lực, phẩm chất cần thiết đáp ứng yêu cầu của công an các đơn vị, địa phương ở địa bàn cơ sở.

Các hoạt động QLĐT ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận

ĐBCL thông qua các bước: (i) Xác định các chuẩn mực chất lượng đối với từng hoạt động đào tạo của nhà trường; (ii) Xây dựng và thực hiện các quy trình đối với từng hoạt động đào tạo (iii) Giám sát, đo lường, đánh giá việc thực hiện quy trình.

Thhai, luận án đã nghiên cứu mô hình ĐBCL giáo dục nghề nghiệp ở

Việt Nam hiện nay và vận dụng mô hình CIPO vào QLĐT ở các trường trung

cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL. Trên cơ sở

đó, tác giả

xác định nội dung

QLĐT theo tiếp cận ĐBCL ở các trường trung cấp CAND thông qua: quản lý

đầu vào (xây dựng, điều chỉnh chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo; tuyển

sinh; giáo viên và cán bộ quản lý; cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ đào tạo); quản lý quá trình (dạy học của giáo viên; học tập, thực tập và rèn luyện của học viên; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập); quản lý đầu ra (công nhận kết quả học tập, rèn luyện và cấp phát văn bằng đối với học viên tốt nghiệp; thu thập thông tin đánh gia,́ phản hồi sau đào tạo) và quản lý điều tiết các yếu tố thuộc về bối cảnh.

Những kết quả nghiên cứu tại Chương 2 là cơ cở lý luận để triển

khai các nội dung nghiên cứu ở các chương tiếp theo của luận án.


Chương 3

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG AN NHÂN DÂN THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

3.1. Khái quát về các trường trung cấp Công an nhân dân

3.1.1. Hệ thống trường trung cấp Công an nhân dân

Trước tháng 4/2020, Bộ Công an có 19 trường, gồm: 04 học viện, 04 trường đại học, 04 trường cao đẳng, 03 trường văn hóa và 04 trường trung cấp CAND. Các trường trung cấp CAND bao gồm:

(i) Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang;

(ii) Trường Trung cấp CSND III;

(iii) Trường Trung cấp CSND V;

(iv) Trường Trung cấp CSND VI.

Theo Quyết định số 106/QĐ­ TTg, ngày 31/12/2019 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo thuộc

Bộ Công an, 04 trường trung cấp CAND nêu trên và Trường Cao đẳng

CSND I, Trường Cao đẳng CSND II sắp xếp lại thành 02 trường trung cấp:

(i) Trường Trung cấp CSND I: gồm Trường Cao đẳng CSND I,

Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang và cơ CSND VI; trụ sở tại Thành phố Hà Nội.

sở 1 của Trường Trung cấp

(ii) Trường Trung cấp CSND II: gồm Trường Cao đẳng CSND II, Trường Trung cấp CSND III, Trường Trung cấp CSND V và cơ sở 2 của Trường Trung cấp CSND VI; trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.

Đến tháng 4 năm 2020, do các Trường Cao đẳng CSND I và Trường Cao đẳng CSND II vẫn còn đào tạo trình độ cao đẳng (khóa cuối cùng tốt

nghiệp ra trường vào tháng 10/2020), để

đảm bảo tiến độ

kiện toàn các


trường CAND, theo đề

nghị

của Bộ

Công an, Bộ

trưởng Bộ

Lao động­

Thương binh và Xã hội đã quyết định:

Sáp nhập Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang, cơ sở 1 của Trường Trung cấp CSND VI vào Trường Cao đẳng CSND I, địa điểm đào tạo tại

thôn Xuân Thủy, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà

Nội. Theo lộ trình, Bộ Công an sẽ hoàn thiện thủ tục chuyển Trường Cao đẳng CSND I thành Trường Trung cấp CSND I. Hiện nay trường có 6 phòng, 14 khoa và 02 trung tâm; với 603 cán bộ, giáo viên (315 giáo viên, 104 cán bộ quản lý giáo dục, 184 cán bộ tham mưu, phục vụ), trong đó có 01 phó giáo sư, 37 tiến sĩ, 313 thạc sĩ và 117 cử nhân.

Sáp nhập Trường Trung cấp CSND III, Trường Trung cấp CSND V, cơ sở 2 của Trường Trung cấp CSND VI vào Trường Cao đẳng CSND II,

địa điểm đào tạo tại 115 Nguyễn Văn Tăng, Quận 9, thành phố Hồ Chí

Minh. Theo lộ trình, Bộ Công an sẽ hoàn thiện thủ tục chuyển Trường Cao đẳng CSND II thành Trường Trung cấp CSND II. Hiện nay trường có 6 phòng, 14 khoa và 02 trung tâm; với 523 cán bộ, giáo viên (255 giáo viên, 65 cán bộ quản lý giáo dục, 203 cán bộ tham mưu, phục vụ), trong đó có: 21 tiến sĩ, 208 thạc sĩ và 113 cử nhân.

Ngoài ra, trong hệ

thống các trường CAND, còn có một số

trường

sau cũng đào tạo trình độ trung cấp:

Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy: Cùng với đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, nhà trường còn đào tạo trình độ trung cấp ngành Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Người học bao gồm học viên CAND và dân sự.

Trường Đại học Kỹ thuật­ Hậu cần CAND: Cùng với đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, nhà trường còn đào tạo trình độ trung cấp ngành


Kỹ thuật mật mã, Hồ

sơ nghiệp vụ, Hậu cần CAND, Kỹ

thuật CAND.

Người học là học viên CAND.

Thực hiện Quyết định số 106/QĐ­ TTg, ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công an, Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I và Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II sáp nhập lại thành Trường Trung cấp

An ninh nhân dân. Do hiện nay nhà trường vẫn đang đào tạo trình độ cao

đẳng (khóa cuối), nên theo lộ trình, cuối năm 2022, Trường Cao đẳng An

ninh nhân dân I và II sẽ chuyển thành Trường Trung cấp An ninh nhân dân, nhà trường đào tạo trình độ trung cấp ngành Trinh sát an ninh, Trinh sát đặc biệt, Cảnh vệ.

3.1.2. Công tác giáo dục, đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân

dân


3.1.2.1. Vị trí, chức năng

Các trường trung cấp CAND trực thuộc Bộ trưởng Bộ Công an, là cơ

sở GDNN trong hệ thống giáo dục quốc dân. Các hoạt động giáo dục, đào tạo của các trường trung cấp CAND tuân thủ theo các quy định hiện hành của nhà nước và Bộ Công an về GDNN.

Các trường trung cấp CAND thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo Điều

lệ trường trung cấp do Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội ban hành

(trước năm 2017 là Điều lệ

trường trung cấp chuyên nghiệp do Bộ

Giáo

dục và Đào tạo ban hành), theo Thông tư quy định của Bộ trưởng Bộ Công an và theo chuẩn đầu ra được Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt.

3.1.2.2. Kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh


Các trường trung cấp CAND không được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của các trường trung

cấp CAND được thực hiện trên cơ sở nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của

Công an các đơn vị, địa phương và theo Chỉ thị, Chương trình nhiệm vụ

năm học, chỉ

tiêu đào tạo, bồi dưỡng của Bộ

Công an giao. Các trường

trung cấp CAND tổ chức tuyển sinh hệ năm.

đào tạo chính quy một lần trong

Tất cả các đối tượng tuyển sinh vào các trường trung cấp CAND

đều được xác minh lý lịch, kiểm tra học bạ và có sức khỏe tốt, đảm bảo tiêu chuẩn chính trị, năng lực học tập, rèn luyện. Trước năm học 2017­ 2018, các trường trung cấp CAND tuyển sinh theo hình thức xét tuyển với 2 đối tượng: một là đối tượng học sinh phổ thông, chiến sĩ nghĩa vụ dự thi hệ đại học chính quy tại các học viện, trường đại học an ninh, cảnh sát (dùng kết quả thi đại học để xét vào trung cấp theo chỉ tiêu Bộ giao); hai là đối tượng chiến sĩ nghĩa vụ đã được chuyển chuyên nghiệp tại Công an các đơn vị, địa phương (Công an các đơn vị, địa phương cử đi học theo chỉ tiêu Bộ giao). Từ năm học 2017­ 2018, các trường trung cấp CAND không xét tuyển đối tượng là học sinh phổ thông.

3.1.2.3. Ngành nghề đào tạo

Các ngành nghề đào tạo trong các trường trung cấp CAND thuộc

danh mục các ngành nghề được Nhà nước và Bộ Công an phê duyệt, có liên thông đào tạo lên trình độ cao hơn. Hiện nay, các trường trung cấp CAND đang đào tạo 06 ngành với 09 chuyên ngành. Cụ thể là:


Ngành Trinh sát cảnh sát, với 03 chuyên ngành: Trinh sát phòng,

chống tội phạm trật tự xã hội; Trinh sát phòng, chống tội phạm ma túy;

Trinh sát phòng, chống tội phạm kinh tế, môi trường.

Ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự, với chuyên ngành Quản lý hành chính về trật tự xã hội.

Ngành Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, với 02 chuyên ngành:

Quản lý, giáo dục và cải tạo phạm nhân; Bảo vệ pháp.

mục tiêu và hỗ

trợ tư

Ngành Vũ trang bảo vệ an ninh trật tự, với chuyên ngành Cơ động đặc nhiệm.

Ngành Kỹ thuật hình sự, với chuyên ngành Kỹ thuật hình sự

Ngành Quản lý trật tự an toàn giao thông, với chuyên ngành: Quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy.

3.1.2.4. Đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giáo viên các trường trung cấp CAND được đào tạo cơ bản, đạt chuẩn theo quy định của nhà nước và ngành Công an. Điểm khác biệt của đội ngũ giáo viên các trường trung cấp CAND đó là số giáo viên ở các khoa chuyên ngành, phần lớn là tốt nghiệp từ các học viện, trường đại học CAND hoặc các trường quân đội. Thời gian giảng dạy thực hành trên thao trường bãi tập hoặc các phòng học thực hành nghiệp vụ chiếm trên 60% thời gian lên lớp, đặc thù này cũng phù hợp với mục tiêu đào tạo của trình độ trung cấp và đòi hỏi đội ngũ giáo viên các trường trung cấp CAND phải có kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng thực hành cao.

3.1.2.5. Điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy và học

Cơ sở vật chất, thiết bị

đào tạo, thư

viện,…trong các trường trung

cấp CAND được đầu tư xây dựng, trang cấp theo kế hoạch của Bộ Công


an. Với mục tiêu đào tạo ra cán bộ trực tiếp xử lý, giải quyết các vụ việc ở đơn vị cơ sở và chương trình đào tạo trên 60% là thực hành nên cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phục vụ huấn luyện thực hành ở các trường trung cấp CAND rất được coi trọng.

3.2. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng

3.2.1. Mục đích điều tra, khảo sát

Nhằm đánh giá đầy đủ, toàn diện về

thực trạng đào tạo và

thực

trạng QLĐT

ở các trường trung cấp CAND hiện nay, trên cơ sở

đó đề

xuất các biện pháp QLĐT ở

ĐBCL.

các trường trung cấp CAND theo tiếp cận

3.2.2. Nội dung điều tra, khảo sát

Nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào những vấn đề sau:

Điều tra, khảo sát thực trạng

đào tạo,

thực trạng QLĐT ở

các

trường trung cấp CAND hiện nay; đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu,

thời cơ, thách thức trong QLĐT ở các trường trung cấp CAND theo tiếp

cận ĐBCL; đánh giá

ưu điểm, hạn chế

và rút ra

nguyên nhân của ưu

điểm, hạn chế của thực trạng QLĐT ở các trường trung cấp CAND hiện nay.

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí