Mối Quan Hệ Giữa Dạy Nghề Và Chuyển Dịch Cơ Cấu Lao Động

Các chính sách của Đảng và Nhà nước cũng ảnh hưởng rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Các chính sách mở rộng và phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế, các ngành kinh tế mũi nhọn, các ngành nghề mới sẽ tạo ra nhu cầu về lao động để đáp ứng, giải quyết các chính sách này.

+ Điều kiện kinh tế xã hội và chính trị

Các điều kiện về kinh tế và xã hội cho phép biết được tình hình hiện tại cũng như dự đoán được một tương lai gần. Mức thu nhập, các ưu đãi, trợ cấp, địa vị xã hội là động lực cho người lao động lựa chọn ngành nghề, địa điểm lao động,...nên ảnh hưởng đến việc chọn nghề. Từ đó, tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động.

Điều kiện chính trị ổn định thì số người tham gia vào các thành phần kinh tế tư nhân, liên doanh, hộ gia đình càng tăng dẫn đến sự di chuyển lao động từ các thành phần kinh tế nhà nước và tập thể sang các thành phần kinh tế khác. Chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện kiện thuận lợi cho sự di chuyển lao động giữa các vùng nhanh và liên tục làm cho chuyển dịch cơ cấu lao động có tốc độ nhanh và có chiều sâu hơn.

+ Các điều kiện dân số, tự nhiên, môi trường

Điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, môi trường ảnh hưởng rất nhiều đến sự di chuyển dân số và lao động. Nếu những điều kiện này khó khăn sẽ là động lực cho sự ra đi tìm vùng đất mới. Khi dân cư tập trung đông vào một vùng thì tài nguyên suy giảm, cuộc sống cộng đồng gặp khó khăn, đó là động lực để họ đi tìm một nơi mới hoặc làm các ngành nghề có thu nhập cao hơn.

1.3.2.3. Mối quan hệ giữa dạy nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động

Lao động của con người là một trong ba yếu tố đầu vào của sản xuất, hơn thế nữa lại là nhân tố thực hiện kết hợp các yếu tố khác để tạo ra sản phẩm. Khi cơ cấu kinh tế thay đổi thì kéo theo nhu cầu về lao động cũng sẽ thay đổi để phù hợp với sản xuất. Tức là thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Vậy, trước khi có sự chuyển dịch thì đã có sự dư thừa lao động ở các ngành, vùng, thành phần kinh tế này nhưng lại có sự thiếu hụt ở ngành,

vùng, thành phần kinh tế khác và số lao động dư thừa này sẽ phải trải qua một qúa trình đào tạo lại để phù hợp với ngành, vùng, thành phần kinh tế khác. Như vậy, công tác đào tạo nghề phải nhanh chóng, kịp thời để vừa đảm bảo sản xuất, vừa đảm bảo cuộc sống cho người lao động.

Chuyển dịch cơ cấu lao động có thể hiểu là quá trình tổ chức lại lao động theo hướng hiện đại hơn, tiên tiến hơn để tận dụng tối đa và có hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội. Do người lao động luôn phải học hỏi kiến thức kĩ năng mới nên công tác đào tạo nghề luôn phải bám sát, đón trước xu hướng vận động của nền kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Khi có sự chuyển dịch cơ cấu lao động sang ngành mới áp dụng những kiến thức khoa học cần có những lao động tay nghề cao. Điều này, bắt buộc phải có những trường dạy nghề công nghệ cao thì mới có lao động để phục vụ sản xuất.

Như vậy, đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động có mối quan hệ mật thiết hợp tác và bổ sung cho nhau. Đào tạo nghề vừa là nền tảng, vừa động lực cho chuyển dịch cơ cấu lao động. Còn chuyển dịch cơ cấu lao động lại quyết định trở lại về quy mô, cơ cấu và chất lượng cho đào tạo nghề.

Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Thanh Miện, tỉnh Hải Dương - 4

1.3.3. Đặc điểm của của người học các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Người học là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động nhưng ở các độ tuổi khác nhau, có trình văn hoá thấp , không đồng đều. Họ chưa từng được đào tạo nghề hoặc đă được đào tạo nhưng muốn chuyển đổi nghề

1.3.3.1. Đa số đối tượng chưa qua đào tạo nghề, họ lao động sản xuất chủ yếu dựa vào thói quen, truyền thống địa phương kế thừa từ những thế hệ trước, năng xuất lao động thấp, không hiệu quả, thu nhập thấp. Học viên muốn được đào tạo nghề để có trình độ nghề áp dụng nâng cao hiệu quả lao động sản xuất

1.3.3.2. Một số đối tượng đã được đào tạo nghề nhưng đến nay nghề đó không còn phù hợp với họ. Học viên muốn được đào tạo nghề mới phù hợp với bản thân và nhu cầu xã hội

1.3.3.3. Một số đối tượng đã được đào tạo nghề nhưng học viên muốn được đào tạo nghề đã học ở trình độ cao hơn

1.4. Nội dung quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tai cơ sở đào tạo

1.4.1. Quản lý công tác tuyển sinh

Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu đào tạo nghề lao động nông thôn mà cơ sở đào tạo được giao, cơ sở đào tạo lập kế hoạch tuyển sinh. Cơ sở đào tạo phối hợp với các tổ chức xã hội, thông báo rộng dãi trên hệ thống thông tin của địa phương tới tận nơi dân cư, thông báo chi tiết: Đối tuợng đào tạo, thời gian đào tạo, hình thức đào tạo, nội dung đào tạo. quyền lợi, nghĩa vụ của học viên. Thời gian đăng ký, địa chỉ liên hệ.

1.4.2. Quản lý chương trình, hình thức đào tạo nghề

Căn cứ vào chỉ tiêu được giao, nhu cầu người học, điều kiện của cơ sở đào tạo, nhu cầu lao đông trên địa bàn. Cơ sở đào tạo lựa chọn mô hình đào tạo, hình thức phù hợp đa số đào tại địa phương để nâng cao hiệu quả đào tạo. Giúp cho học viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội tìm được việc làm phù hợp, tăng thu nhập nâng cao chất ợnng đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.

1.4.3. Quản lý công tác dạy của giáo viên, việc học của học viên

Căn cứ vào chỉ tiêu được giao, mô hình đào tạo, hình thức đào tạo phù hợp cơ sở đào tạo bố trí giáo viên giảng dạy. Giáo viên thực hiện theo đúng quy chế chuyên môn, nội quy của cơ sở đào tạo. Để nâng cao chất lương đội ngũ giáo viên thương xuyên phải tự bồi dưỡng, dự các chương trình bồi dưỡng để nâng cao kiến thức nghề nghiệp. Học viên được tạo điều kiện học tập tiếp thu kiến thức. học viên phải thực hiện tốt nội quy của trung tâm, học viên phải đạt yêu cầu các đợt kiểm tra theo quy định được công nhân tốt nghiệp, Sau khi tốt nghiệp học viên được tư vấn hỗ trợ tìm được việc làm

1.4.4. Quản lý CSVC trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo

Cơ sở đào tạo quản lý CSVC phục vụ hoạt động thương xuyên, quản lý trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo. Việc quản lý tuân theo quy định, hàng năm tiến hành kiểm kê đanh giá để mua sắm bổ xung phục vụ công tác đào tạo

1.4.5. Kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo nghề

Việc kiểm tra đánh giá thương xuyên từng công đoạn để kịp thời điều chỉnh phù hợp. kết quả công tác đào tạo được đánh giá bằng viêc người học sau khi học xong áp dung kiến thức vào thực tế lao động sản xuất. Có việc làm bằng chính nghề đã học, tăng thu nhập góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.

1.4.6. Phối hợp với các đơn vị sử dụng lao động giải quyết học viên sau tốt nghiệp

Cơ sở đào tạo duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các cơ sở sử dụng lao đông trên địa bàn, nắm đươc nhu cầu của họ để xây dưng kế hoach đào tạo phù hợp cung cấp nhân lực cho các cơ sở này. Tao điều kiện để người học sau khi hoc xong có việc làm

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy nghề cho lao động nông thôn

1.5.1.Yếu tố khách quan

- Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Khi nền kinh tế nước ta thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng và có mức tăng trưởng khá thì nhu cầu công nhân kĩ thuật, nhân viên nghiệp vụ tăng cả về số lượng và chất lượng đòi hỏi công tác đào tạo nghề phải phát triển theo.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo sự chuyển dịch về cơ cấu lao động. Sự chuyển dịch này đòi hỏi phải đào tạo nghề cho người lao động đang hoạt động trong những lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá và yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế

Hiện nay, chất lượng lao động là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại trong cạnh tranh quốc tế.

Những năm gần đây, Việt Nam gặp rất nhiều bất lợi trong cạnh tranh. Yếu tố quan trọng của sự hạn chế này là lực lượng lao động chất lượng thấp. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng lao động nước ta đang là một đòi hỏi cấp thiết. Chất lượng lao động chỉ có thể được nâng cao thông qua quá trình giáo dục và đào tạo, trong đó đào tạo nghề là một yếu tố cấu thành quan trọng. Yêu cầu này đòi hỏi công tác đào tạo nghề phải phát triển cả quy mô, lẫn chất lượng đào tạo.

Đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển công tác đào tạo nghề.

Những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nếu đúng và phù hợp sẽ là điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo nghề. Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (tháng 12/1996) đã đánh giá “ Giáo dục chuyên nghiệp nhất là đào tạo công nhân kỹ thuật có mức suy giảm mạnh mất cân đối lớn về cơ cấu trình độ trong đội ngũ lao động ở nhiều ngành sản xuất. Quy mô đào tạo nghề vẫn còn quá bé nhỏ, trình độ, thiết bị đào tạo lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu CNH - HĐH"[30]. Từ đó, nghị quyết đã đưa ra chủ trương là đẩy mạnh đào tạo công nhân lành nghề, tăng quy mô học nghề, tăng cường đầu tư củng cố và phát triển các trường dạy nghề, xây dựng một số trường trọng điểm, đào tạo công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và nhu cầu xuất khẩu lao động.

Các yếu tố dân số:

Quy mô và cơ cấu dân số quyết định đến số lượng, quy mô và cơ cấu của các trường đào tạo nghề. Nước ta đang bước vào thời kỳ dân số vàng, cơ cấu dân số trẻ đòi hỏi mạng lưới đào tạo nghề phải phát triển theo cả về quy mô bề rộng và chiều sâu, còn những nước có quy mô dân số vừa và nhỏ thì cần phát triển những trường đào tạo nghề mang tính chuyên sâu.

- Thái độ xã hội về nghề và công tác đào tạo nghề

Xu hướng thanh niên phải thi đỗ vào trường Đại học mới có thể kiếm được một nghề ổn định đang ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của

công tác đào tạo nghề trong các trường công nhân kỹ thuật. Học sinh không muốn thi vào các trường Cao đẳng, Trung cấp nghề hoặc nếu thi đỗ thì cũng tìm cách học liên thông, thi lên Đại học. Điều này, làm cho đầu vào của các trường đào tạo nghề có thể khá đông nhưng đầu ra lại ít, tạo nên tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ".

1.5.2. Yếu tố chủ quan

- Năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo được đánh giá bằng căn cứ sau:

+ Cơ chế chính sách của Đảng và nhà nước đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

+ Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, quan tâm ủng hộ của đoàn thể xã hội chính quyền địa phương đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

+Kinh nghiệm thực tế công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

+Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo.

+ Năng lực quản lý của lãnh đạo, trình độ, chất lương giảng dạy của đội ngũ giáo viên đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

1.6. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số quốc gia

- Ở Hàn Quốc: việc huy động vốn để đào tạo nghề của Hàn Quốc cho thấy một số kinh nghiệm sau: Thứ nhất, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo đầu tư cho phát triển đào tạo nghề và chú ý đảm bảo công bằng trong việc đào tạo. Ở các trung tâm đào tạo của Nhà nước, khoảng 30% “suất” dành cho những người thuộc diện "nhận trợ cấp đời sống" là đối tượng thiệt thòi như nông dân nghèo thất nghiệp, người tàn tật,... Học viên được Chính phủ hỗ trợ các chi phí về tiền ăn, phụ cấp đào tạo. Thứ hai, Chính phủ Hàn Quốc yêu cầu sự đóng góp của các doanh nghiệp khu vực tư nhân cho phát triển đào tạo nghề. Các doanh nghiệp tư nhân phải dành chi phí cho dạy nghề trong doanh nghiệp hoặc đóng thuế đào tạo. Thứ ba, chính sách dạy nghề ở Hàn Quốc được Luật hoá. Luật về

đào tạo nghề ban hành năm 1967 đã trở thành nền tảng căn bản để Hàn Quốc thi hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tích cực đầu tư vốn cho phát triển đào tạo nghề.

- Ở Thái Lan: chính sách huy động vốn để phát triển đào tạo nghề nằm trong chính sách phát triển nguồn nhân lực của đất nước, thể hiện rõ vai trò chủ đạo của chính phủ, đồng thời có sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước và khu vực tư nhân. Đây là đặc trưng nổi bật của huy động vốn phát triển đào tạo nghề ở Thái Lan.

- Ở Malaixia: huy động vốn để phát triển nguồn nhân lực có đặc trưng là sự kết hợp chặt chẽ giữa Chính phủ và khu vực tư nhân được thực hiện trên cơ sở của hệ thống chính sách được luật hoá. Đạo luật phát triển nguồn nhân lực được Quốc hội thông qua vào năm 1992 là công cụ quan trọng để tập trung các nguồn vốn phát triển nguồn nhân lực.

Theo đạo luật này, Quỹ phát triển nguồn nhân lực được thành lập. Mục tiêu của quỹ nhằm phục vụ cho công tác đào tạo lại và nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động. Quy mô ban đầu của quỹ được xác định là 35 triệu USD, trong đó Chính phủ đóng góp 50%, phần còn lại huy động từ đóng góp của các doanh nghiệp.

- Ở Trung Quốc: Giáo dục và đào tạo nghề hiện chia làm 3 cấp. Cấp đầu tiên được thực hiện chủ yếu trong các trường dạy nghề và nhằm đào tạo công nhân, nông dân và nhân công cho các ngành nghề với kiến thức nghề nghiệp cơ bản và những kỹ năng nhất định. Để đáp ứng nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế địa phương, các trường dạy nghề cấp một này chỉ được mở ở các vùng nông thôn, nơi kinh tế chưa phát triển.

Trường dạy nghề cấp hai không chỉ cung cấp cho xă hội những công nhân lành nghề mà họ còn được đào tạo thêm kiến thức về văn hóa để có thể thích nghi với các khu chế xuất, khu công nghiệp. Với việc học nghề kéo dài 2- 3 năm, giáo dục hướng nghiệp cấp ba ở Trung Quốc chủ yếu tuyển sinh những học viên đã từng tốt nghiệp các trường dạy nghề cấp 2 nhằm đào tạo cho ra đời những công nhân “cổ trắng”.

Việc đào tạo nghề ở Trung Quốc do các Bộ Giáo dục và Lao động quản lý, nhưng các doanh nghiệp được khuyến khích “đào tạo nghề” cho chính công nhân của mình. Năm 2001, những khóa đào tạo ngắn hạn đã cho ra lò cấp tốc hàng trăm triệu công nhân.

- Ở Cộng hoà liên bang Đức: Bộ luật đào tạo nghề 1969, được coi là nền tảng cơ bản của sự phát triển hệ thống đào tạo nghề kép- sự kết hợp giữa việc học lý thuyết tại trường dạy nghề và học thực tế sản xuất trong môi trường công ty.

- Ở Đan Mạch: chỉ có khoảng 5,2 triệu dân, nhưng hiện có tới 115 trường dạy nghề. Hệ thống đào tạo nghề của Đan Mạch là hệ thống tập trung hóa - tất cả mọi tiêu chuẩn đều do Bộ Giáo dục nước này quản lý.

Từ năm 2000, cuộc cải tổ hệ thống đào tạo nghề ở Đan Mạch đã làm thay đổi cơ cấu, nội dung và môi trường học trong lĩnh vực đào tạo nghề. Mô hình mới đảm bảo hai nguyên tắc chính là: cơ cấu đơn giản và linh hoạt hơn. Thời gian học nghề chỉ kéo dài tối đa 80 tuần, không phải 4 năm như trước.

- Ở Liên Bang Nga: để có được những người nông dân tương lai gắn bó với nghề trên đồng ruộng, Chính phủ Liên bang Nga cũng như Chính phủ các nước cộng hòa trong Liên bang đã chú ý phát triển nhiều hình thức đào tạo nghề khác nhau. Trước hết, chú trọng cung cấp những kiến thức cơ bản về nghề nông cho học sinh trung học năm cuối phổ thông, gọi là hình thức đào tạo chuyên nghiệp sơ cấp, tại các trường cao đẳng chuyên nghiệp. Học sinh có nhu cầu học nghề phải làm đơn nhập học theo Quy chế đào tạo chung của nhà nước. Những người được tuyển thường là học sinh đã tốt nghiệp phổ thông. Sau khi được tuyển vào học, các em sẽ được học nghề từ 1 đến 3 năm tùy thuộc vào trình độ học vấn phổ thông của mình. Có hai hình thức đào tạo: chính quy (ban ngày) và không chính quy (ban đêm).

Thời gian gần đây, ở Nga phát triển mạng lưới rộng khắp các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp sơ cấp để đào tạo công nhân nông nghiệp có tay nghề cao

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/07/2023