Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Thanh Miện, tỉnh Hải Dương - 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


KTTH : Kĩ thuật tổng hợp

MTTQ : Mặt trận tổ quốc

CBQL : Cán bộ quản lý

HDNĐ : Hội đồng nhân dân

UBND : Ủy ban nhân dân

CNH : Công nghiệp hóa

HĐH : Hiện đại hóa

GDHN : Giáo dục hướng nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

THPT : Trung học phổ thông

THCS : Trung học cơ sở

Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Thanh Miện, tỉnh Hải Dương - 2

GDTX : Giáo dục thường xuyên

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

LĐ-HN : Lao động - Hướng nghiệp

GD-ĐT : Giáo dục - Đào tạo

TP : Thành phố

TTCN : Thiểu thủ công nghiệp

GTTL : Giao thông thủy lợi NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội

NHNN&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn QTDND : Quỹ tín dụng nhân dân

KHKT : Khoa học kĩ thuật

CSVC : Cơ sở vật chất

NVSP : Nghiệp vụ sư phạm

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Nguồn lao động theo độ tuổi và giới tính 30

Bảng 2.2: Lao động phân theo ngành, khu vực 32

Bảng 2.3: Lao động nông thôn phân theo trình độ học vấn 33

Bảng 2.4: Lao động nông thôn phân theo trình độ đào tạo 35

Bảng 2.5: Tình hình sử dụng lao động nông thôn 37

Bảng 2.6: Kết quả dạy nghề phổ thông cho học sinh THPT trong 3 năm 38

Bảng 2.7: Kết quả về các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn 40

Bảng 2.8: Kết quả liên kết đào tạo nghề của các cơ quan chuyên môn, tổ chức

CT -XH thực hiện trong 3 năm 41

Bảng 2.9: Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đối tượng và ngành nghề đào tạo trong 3 năm 45

Bảng 2.10: Đào tạo nghề của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn 47

Bảng 2.11: Kết quả công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật 48

Bảng 2.12: Phân loại lao động tại điểm nghiên cứu 49

Bảng 2.13: Chất lượng lao động nông thôn tại điểm nghiên cứu 51

Bảng 2.14: Lao động qua đào tạo phân theo giới tính 52

Bảng 2.15: Việc làm sau đào tạo và nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn

tại điểm nghiên cứu 54

Bảng 2.26: Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy nghề Thanh Miện, tỉnh Hai Dương 59

Bảng 2.17: Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên dạy nghề 60

Bảng 2.18: Biến động thu nhập của lao động nông thôn sau đào tạo 65

Bảng 2.19: Nhu cầu ngành nghề đào tạo tại các điểm nghiên cứu 65

Bảng 3.1: Cơ sở vật chất - kĩ thuật của trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy nghề Thanh Miện 80

Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm hiệu quả của các biện pháp 84

Bảng 3.3: Kết quả khảo nghiệm sự cần thiết của các biện pháp 85

Bảng 3.4: Kết quả điều tra về tính khả thi của các biện pháp 86

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Trung tâm KTTH Hướng nghiệp -

Dạy Thanh Miện 56

Sơ đồ 3.1: Hình thức bồi dưỡng cho giáo viên 77

Sơ đồ 3.2: Nội dung bồi dưỡng cho giáo viên 78

Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo nghiệm hiệu quả của các biện pháp 85

Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo nghiệm sự cần thiết của các biện pháp 86

Biểu đồ 3.3: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 87

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đến năm 2015, nước ta có trên 90 triệu dân, với hơn 53 triệu lao động và hàng năm được bổ sung mới khoảng 1,5 triệu lao động. Lực lượng lao động nông thôn là 34,8 triệu người, chiếm 74% số lao động xã hội; lao động làm việc trong nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp là 21,7 triệu người chiếm 62%, còn lại là lao động phi nông nghiệp. Nông thôn được coi là khu vực cung cấp lao động chủ yếu cho nền kinh tế nhưng tỉ lệ lao động qua đào tạo thấp nên dẫn tới năng suất lao động thấp, thu nhập của người lao động thấp và bấp bênh.

Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của lao động nông thôn trong thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân và nông thôn, tại Hội nghị lần thứ Bảy, Khoá X, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 05/8/2008, Nghị quyết chỉ rõ: “Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới....Phấn đấu đến năm 2020 lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%”. Để cụ thể hoá Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Mục tiêu của đề án trong giai đoạn 2011 - 2015, đào tạo nghề cho 5,2 triệu lao động nông thôn; trong giai đoạn 2016 - 2020, đào tạo cho 6,0 triệu lao động nông thôn”. Đó là đường lối, chính sách đúng đắn và có ý nghĩa quan trọng nhằm đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế -xã hội đất nước nhanh và bền vững.

Tỉnh Hải Dương đã có đề án thành lập mỗi huyện một Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy nghề trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. Ngoai công tác

GDHN, Trung tâm có chức năng dạy nghề cho thanh niên và người lao động trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đến năm 2015, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương vẫn là huyện thuần nông. Dân số là 124.482 người, có 78.212 người trong độ tuổi lao động trong đó lao động nông nghiệp là 55.609 người, chiếm 71,10%. Số lao động đi làm kinh tế xa nhà trên 6 tháng, gồm cả lao động xuất khẩu là 18.502, chiếm 25,64% lao động nông thôn. Thời gian qua, Huyện ủy – HĐND – UBND – Uỷ ban MTTQ, các ngành, đoàn thể trong huyện đã tích cực triển khai và có nhiều biện pháp thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương, Đề án 1956 của Chính phủ về dạy nghề, bồi dưỡng kiến thức cho lao động nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Tuy nhiên, trong công tác đào tạo nghề, quản lý đào tao nghề cho lao động nông thôn của Trung tân KTTH Hướng nghiệp -Dạy nghề Thanh Miện còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần khắc phục, đó là: nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, Chính quyền, cơ quan, đoàn thể, đặc biệt là một bộ phận không nhỏ nhân dân về công tác dạy nghề chưa đầy đủ, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy nghề còn thiếu, lạc hậu; đội ngũ cán bộ giáo viên làm công tác quản lý và giảng dạy vừa thiếu, vừa yếu; công tác phối hợp giữa các cơ sở dạy nghề, các ngành, đoàn thể và doanh nghiệp sử dụng lao động không chặt chẽ; số lượng, chất lượng đào tạo, cơ cấu ngành nghề đào tạo và công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đào tạo còn hạn chế nên chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động đề ra.

Với những lý do nêu trên , tôi chọn đề tài “Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy nghề Thanh Miện, tỉnh Hải Dương” để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và điều tra, đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy nghề Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, luận văn đề xuất giải pháp tăng cường quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy nghề Thanh Miện trên địa bàn huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

3. Khách thể và Đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm KTTH Hướng nghiệp Dạy nghề Thanh Miện.

4. Giả thiết khoa học

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn và tay nghề cho người lao động nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Những năm qua công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy nghề Thanh Miện, tỉnh Hải Dương còn gặp khó khăn, bất cập nên chất lượng đào tạo còn thấp. Một trong các nguyên nhân cơ bản là trung tâm chưa quản lý tốt hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nếu đề xuất được biện pháp quản lý phù hợp và áp dụng đồng bộ các biện pháp đề xuất thì sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao dộng nông thôn tại Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy nghề Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Điều tra, khảo sát làm rõ thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy nghề Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy nghề Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Tổ chức khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu về quản lý, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhằm nâng cao hiệu quả lao động nông thôn.

6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: Khái quát thực tiễn, lấy ý kiến chuyên gia, lấy ý kiến các nhà quản lý, các ban ngành, đoàn thể liên quan và đối tượng là lao động nông thôn trong việcquản lý, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, điều tra thông qua phiếu thăm dò ...

6.3. Phương pháp bổ trợ

Nhóm các phương pháp bổ trợ: Thống kê, toán học, bảng biểu, sơ đồ, mô hình hoá ...

7. Phạm vi nghiên cứu

7.1. Phạm vi khảo sát: khảo sát công tác đào tạo nghề, quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong 3 năm 2013-2015.

7.2. Phạm vi nghiên cứu: Công tác đào nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm KTTH Hướng nghiệp Dạy nghề Thanh Miện.

7.3. Khách thể điều tra: 100 người là CBQL trung tâm, giáo viên dạy nghề, học viên trung tâm, người sử dụng lao động trên địa bàn huyện Thanh Miện.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Chương 2: Thực trạng về quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy nghề Thanh Miện.

Chương 3: Biện pháp quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm KTTH Hướng nghiệp - Dạy nghề Thanh Miện.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/07/2023