Đối Với Công Tác Giải Quyết Chế Độ Chính Sách Bảo Hiểm Xã Hội (Đặc Biệt Đối Với Bảo Hiểm Y Tế)



Phòng tổ chức cán bộ


Phòng kế hoạch tài chính


Phòng bảo hiểm tự nguyện


Phòng thu


Phòng giám định chi


Phòng kiểm tra pháp chế


Phòng chế độ chính sách


Phòng công nghệ thông tin

Sơ đồ 2.1: tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Ninh Bình


Giám đốc





Phó Giám đốc



Phó Giám đốc





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay - 9




BHXH



BHXH



BHXH



BHXH



BHXH



BHXH



BHXH



BHXH

T.P


TX


huyện


huyện


huyện


huyện


huyện


huyện

Ninh


Tam


Yên


Yên Mô


Hoa Lư


Gia


Nho


Kim



Bình

Điệp

Khánh

Viễn

Quan

Sơn


Với mô hình tổ chức bộ máy như trên, gắn với sự phân công công tác chuyên môn chuyên trách từng lĩnh vực cụ thể vừa có tính chất bao quát toàn bộ công tác BHXH hiện nay, vừa đi vào nghiệp vụ chuyên sâu tạo ra tính đồng bộ thống nhất để bộ máy làm việc nhịp nhàng, trôi chảy. Tuy nhiên trong thực tế sự liên kết phối hợp giữa BHXH bộ phận với nhau cần có một cơ chế phù hợp, nếu không có sự phối hợp tốt sẽ dẫn đến tình trạng ách tắc. Điều này đòi hỏi tầm lãnh đạo quản lý của giám đốc và phó giám đốc.

Về nhân lực, BHXH tỉnh Ninh Bình hiện có 144 cán bộ, công chức, trong đó trình độ đại học trở lên là 79 người (chiếm 55%), trung cấp 60 người (chiếm 41,6%), sơ cấp 5 người (chiếm 3,4%) [2, tr.3]. Nhìn chung đội ngũ đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu công tác trước mắt. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển, nhân lực BHXH Ninh Bình cần nâng cao cả số lượng và chất lượng.

2.2.2. Những kết quả đạt được

2.2.2.1. Đối với công tác thu bảo hiểm xã hội

Công tác thu BHXH là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của ngành nhằm đáp ứng các yêu cầu về sự tăng trưởng nguồn quỹ BHXH và các yêu cầu về chi trả các chế độ BHXH, BHYT đối với người lao động.

Về cơ bản, công tác thu BHXH ở tỉnh Ninh Bình hiện nay được tiến hành như sau:

Xác định mục tiêu cơ bản của ngành là không ngừng mở rộng và phục vụ đối tượng tham gia, thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Trong đó có công tác thu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đáp ứng các yêu cầu về sự tăng trưởng quỹ và đảm bảo chi trả các chế độ BHXH, BHYT đối với người lao động. Vì vậy hàng năm, ngay từ đầu BHXH tỉnh đã tiến hành rà soát chặt chẽ lao động tiền lương, cân đối, giao chỉ tiêu thu cho các đơn vị và


phân công cán bộ chuyên quản phụ trách từng đơn vị, từng khu vực, thường xuyên bám sát cơ sở, kiểm tra nắm chắc diễn biến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Đồng thời thực hiện tốt công tác đôn đốc thu gắn liền với việc cấp sổ BHXH, chi trả kịp thời các chế độ BHXH, BHYT, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động. Đặc biệt trong những năm qua, BHXH tỉnh Ninh Bình đã chủ động triển khai sâu rộng những nội dung của luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành tới 1.500 đơn vị trên địa bàn thông qua các hội nghị tập huấn, hướng dẫn những nội dung mới của chính sách BHXH, BHYT. Qua đó đã góp phần tích cực nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể. Các đơn vị sử dụng lao động và người lao động về chấp hành tốt chính sách của Đảng và Nhà nước về BHXH, BHYT, tạo thuận lợi rất lớn trong công tác thu của ngành. Kết quả đạt được về số liệu tham gia BHXH tại Ninh Bình năm 2003 đến nay thể hiện ở biểu số 2.1. như sau:

Biểu 2.1: Kết quả thu BHXH từ năm 2003 đến 2007


Số năm

2003

2004

2005

2006

2007

Số đơn vị đóng BHXH

595

873

1 010

1 077

1 218

Số lao động (Người)

40 260

42 212

42 618

41 946

43 428

Số tiền (Triệu đồng)

77 268

82 943

104 173

121 506

152 319

Nguồn: BHXH Ninh Bình - Báo cáo kết quả thu các năm 2003 - 2007.


Bảng số liệu trên cho ta thấy: Số đơn vị, số lao động và số tiền thu BHXH ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Sự tăng nhanh đối tượng tham gia BHXH thể hiện thành tích đáng kể của đơn vị thu BHXH.

Số lao động năm sau tăng cao hơn năm trước là do: Năm 2003 BHXH tỉnh Ninh Bình thực hiện thu BHXH theo nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của điều lệ.


BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ. Theo nghị định này đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc mở rộng hơn so với nghị định 12/CP.

Về hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác xã, hộ sản xuất được tham gia BHXH. Nếu như năm 2003 khối hợp tác xã có 8 đầu mối tham gia BHXH với tổng số 54 lao động thì năm 2004 khối hợp tác xã, tổ dịch vụ tăng lên 106 đầu mối với 416 lao động tăng hơn so với năm 2003 là 408 đầu mối với 362 lao động. Năm 2005 khối này tăng lên 206 đầu mối với 716 lao động tăng hơn so với năm 2004 là 100 đầu mối và tăng hơn 300 lao động.

Về điều kiện tham gia BHXH bắt buộc của doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo NĐ 12/CP chỉ có người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên mới được tham gia. ở nghị định số 01/2003/NĐ-CP thì các đối tượng này không bị ràng buộc bởi số lao động trong đơn vị nữa nên lao động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng mạnh, các doanh nghiệp nhỏ ít lao động có cơ hội tham gia BHXH. Năm 2003, khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh 60 đầu mối với 2006 lao động đến năm 2004 tăng lên 119 đầu mối có 3.130 lao động, tăng hơn so với năm 2003 là 59 đầu mối tăng 1.124 lao động.

Năm 2005 ở khối này tăng lên 179 đầu mối và số lao động là 8.267 lao động tăng cao hơn so với năm 2004: cụ thể tăng hơn năm 2004 là 60 đầu mối với số lao động tăng lên 5.137 lao động chiếm 12.7% so với tổng số lao động tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh. Năm 2006 số lao động ở khối này tiếp tục tăng lên 241 đầu mối với 12.023 lao động. So với 2005 đã tăng thêm 62 đầu mối với số lao động 3.756 lao động chiếm 8.9% so với tổng số lao động tham gia BHXH đến thời điểm này trên địa bàn.

Năm 2007 số đầu mối ở khối này tăng lên 306 với 13.256 lao động tăng hơn so với 2006 là 65 đầu mối với 1.233 lao động [3, tr.3].


Từ việc thu BHXH đã tạo lập được mối quan hệ chặt chẽ, có sự giám sát lẫn nhau giữa cơ quan BHXH tỉnh với hơn 1.218 đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn. Trong đó có 522 đơn vị hành chính sự nghiệp ở địa phương; 41 doanh nghiệp nhà nước, 306 doanh nghiệp ngoài quốc doanh; 147 đơn vị xã phường; 169 hợp tác xã, tổ dịch vụ. Có 43.428 lao động tham gia BHXH từ đó phát sinh hàng trăm ngàn lượt người lao động tham gia BHXH trong mối quan hệ đóng và hưởng BHXH. Thiết lập theo dõi 56.000 hồ sơ cá nhân thông qua việc cấp và ghi sổ BHXH hoặc bản kê khai tham gia trích nộp BHXH .

Tổng số thu BHXH từ năm 1995 đến 2007 của Ninh Bình đạt 780,325 tỷ đồng. Đây là nguồn quỹ đáng kể bổ sung vào quỹ BHXH tại Việt Nam để chi trả các chế độ BHXH.

Đồng thời, từ khi nghị định 01/2003/NĐ-CP ra đời đã có ảnh hưởng rất lớn đối với công tác phát triển, mở rộng đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh, đầu mối và số lao động qua các năm tăng lên rõ rệt qua từng năm, từ đó số thu BHXH của đơn vị BHXH tỉnh Ninh Bình qua các năm luôn đạt và vượt kế hoạch do BHXH Việt Nam giao.

2.2.2.2. Đối với công tác giải quyết chế độ chính sách bảo hiểm xã hội (đặc biệt đối với bảo hiểm y tế)

Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, thực hiện đúng các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước quy định đối với những người được hưởng chế độ BHXH và bảo hiểm y tế, tỉnh đã tập trung chỉ đạo việc thực hiện công tác tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chế độ chính sách BHXH theo cơ chế “một cửa”, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, chính xác và thuận lợi tránh được các biểu hiện tiêu cực phiền hà cho đối tượng được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ.

Hiện tại các chính sách BHXH bao gồm:

- Trợ cấp thai sản

- Trợ cấp ốm đau

- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,


- Hưu trí

- Tử tuất

- Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Đây là các chế độ BHXH khác nhau nhưng người lao động có thể hưởng từ 1 đến cả 6 chế độ trong cuộc đời của mình. Có thể tìm hiểu về nội dung của từng chế độ như sau:

Thứ nhất, về trợ cấp thai sản, được trả bằng 100% tiền lương tham gia

BHXH cho lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản theo luật định.

Thứ hai, về trợ cấp ốm đau, là trợ cấp trả thay tiền lương (thông thường là 75% tiền lương đóng BHXH, trường hợp nghỉ dài ngày mức thấp hơn nhưng tối thiểu cũng bằng 65% tiền lương). Khoản trợ cấp này chi trả cho người lao động đang trong quá trình tham gia BHXH không may bị ốm đau, tai nạn, rủi ro phải nghỉ việc.

Thứ ba, về trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là khoản tiền trả một lần hay hàng tháng cho người lao động không may bị tai nạn hoặc mắc bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động có tham gia BHXH. Căn cứ theo mức độ suy giảm khả năng lao động.

Thứ tư, về trợ cấp hưu trí là chế độ BHXH dài hạn trả cho người lao động đã có thời gian làm việc nhất định và đủ tuổi lao động. Hoặc người lao động có từ 20 năm đóng BHXH trở lên và đã đạt 1 độ tuổi nhất định. Đồng thời bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Một số trường hợp chưa hết tuổi lao động nhưng có đủ thời gian quy định làm các nghề nặng nhọc, độc hại được giảm 5 tuổi đời. Trường hợp không đủ điều kiện hưởng hàng tháng được trả trợ cấp hưu 1 lần.

Thứ năm, về tử tuất, là trợ cấp trả cho gia đình người lao động đang làm việc, đang ngừng việc nhưng trước đó có tham gia BHXH hoặc đã nghỉ việc hưởng BHXH hàng tháng bị chết. Trợ cấp gồm 2 khoản: tiền mai táng phí và trợ cấp tuất hàng tháng cho những người phải nuôi dưỡng. Trường hợp không còn đối tượng phải nuôi dưỡng được hưởng tuất 1 lần.


Thứ sáu, về chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe là chế độ mà người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng trong các trường hợp: có đủ 3 năm đóng BHXH trở lên tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mà bị suy giảm sức khỏe sau khi điều trị do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vần chưa phục hồi sức khỏe, lao động nữ bị giảm sức khỏe sau thai sản.

Căn cứ vào nội dung của các chính sách trợ cấp trên, BHXH ở Ninh

Bình được thực hiện như sau:

Một là, tổ chức thực hiện tốt công tác cấp sổ BHXH cho người lao động.

Đây là khâu đổi mới quan trọng không chỉ đơn thuần là hoạt động chuyên môn của ngành mà còn là giải pháp có tính cơ bản lâu dài. Là sự kết hợp giữa cơ quan BHXH với các đơn vị sử dụng lao động trong việc quản lý, theo dõi quá trình công tác, đóng và thực hiện các chế độ BHXH một cách chính xác công bằng cho người lao động. Trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2007 BHXH tỉnh đã thẩm định và cấp được 56.380 sổ BHXH, đạt 99,9% số lao động đăng ký tham gia BHXH, đã cấp đủ thẻ bảo hiểm y tế và phiếu khám chữa bệnh cho 100% số lao động tham gia BHYT. Điều đó thể hiện sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo và ý thức trách nhiệm của cán bộ BHXH Ninh Bình góp phần thực hiện tốt chế độ, chính sách BHXH, BHYT của Đảng và Nhà nước.

Trong những năm qua, BHXH tỉnh Ninh Bình tuân thủ các quy định của Nhà nước về chính sách BHXH như đã được quy định theo Điều lệ BHXH về các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Đảm bảo việc thực hiện đúng chính sách, kịp thời cho người lao động. Duy trì thường xuyên việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết 5 chế độ BHXH theo quy định cải tiến thủ tục hành chính “một cửa”. Qua thực tế việc cải tiến thủ tục hành chính trên đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh, BHXH Việt Nam đánh giá cao, được các cơ quan đơn vị doanh nghiệp đồng tình hưởng ứng, thuận tiện, tránh phiền hà, giảm đi lại, chờ đợi của cơ quan sử dụng lao động và người lao động. Song về chuyên môn, quản

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 02/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí