Điều Kiện Tự Nhiên Và Tài Nguyên Thiên Nhiên Vùng Nghiên Cứu

có tính sở hữu chung. Việc khai thác tài nguyên du lịch gắn chặt với vị trí địa lý. Tài nguyên du lịch thường có tính mùa vụ và việc khai thác tài nguyên mang tính mùa vụ. Tài nguyên du lịch mang tính diễn giải và cảm nhận.

1.2.2. Phân loại tài nguyên du lịch

Để tiến hành nghiên cứu, quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phát triển và khai thác tài nguyên du lịch có hiệu quả theo hướng bền vững, cần phải tiến hành phân loại tài nguyên du lịch khoa học và phù hợp. Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã xây dựng hệ thống phân loại tài nguyên du lịch thành 3 loại, 9 nhóm gồm: Loại cung cấp tiềm tàng (3 nhóm: văn hóa kinh điển, tự nhiên kinh điển,vạn động); loại cung cấp hiện tại (gồm 3 nhóm: đường sá, thiết bị, hình tượng tổng thể) và loại tài nguyên kỹ thuật gồm 3 nhóm tính năng: hoạt động du lịch, cách thức và tiềm lực khu vực.

Theo quan niệm các nhà khoa học về quy hoạch du lịch của Pháp Geogvgers Cazes – Robert Lanquar Yve Raynoum trong cuốn Quy hoạch du lịch đã quan niệm: Không tồn tại các tài nguyên tự thân du lịch mà chỉ có thể khai thác và sử dụng được trong các điều kiện kinh tế, công nghệ xác định. Theo các tác giả trong lĩnh vực du lịch tài nguyên có thể phân làm 3 loại chính:

- Các tài nguyên thiên nhiên như khí hậu thuận lợi cho các loại hình du lịch, địa hình, phong cảnh núi sông, thực – động vật, biển hồ,…

- Các nguồn tài nguyên văn hóa – xã hội như những cuộc trình diễn nghệ thuật, các liên hoan âm nhạc, các cuộc hòa nhạc, các cuộc triển lãm hội thảo quốc tế, khoa học kỹ thuật, các vật làm chứng, các đập nước hoặc máy móc hiện đại, các văn hóa lịch sử, các điểm thắng cảnh.

- Các nguồn tài nguyên thuộc nhóm kinh tế như: nhà máy, trung tâm kỹ thuật, các điều kiện kinh tế thuận lợi cho việc mua tài sản, dịch vụ giá rẻ, có sự ưu đãi về hải quan.

Tuy phân chia tài nguyên du lịch thành 3 loại chính, nhưng khi thống kê tài nguyên du lịch Geogvgers Cazes – Robert Lanquar Yve Raynoum lại thống kê tài nguyên theo các yếu tố đã được Tổ chức Du lịch Thế giới xác định gồm: Di sản thiên nhiên, di sản văn hóa, những công trình hạ tầng và thiết bị cho giải trí và du lịch, các nguồn tài chính và kinh tế.

Căn cứ vào nguồn gốc hình thành của tài nguyên, nhà khoa học Ngô Tất Hổ đã tiến hành phân loại tài nguyên du lịch gồm 3 hệ thống, 10 loại, 95 hình và 3 đẳng cấp là khu, đoạn, nguyên khá phức tạp. Luật Du Lịch Việt Nam năm 2017 quy định rõ TNDL được phân loại thành TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa. Cụ thể:

* Tài nguyên du lịch tự nhiên

Theo Luật Du Lịch Việt Nam năm 2017 quy định: Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.

- Đặc điểm của tài nguyên du lịch tự nhiên.

+ Có tác dụng giải trí và nhận thức.

+ Thường tập trung ở những khu vực xa trung tâm dân cư.

+ Có tính mùa rõ nét, phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên. Việc tổ chức các tour leo núi, tham quan vùng núi, tham quan sông nước phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.

+ Việc tìm hiểu thường diễn ra trong thời gian dài.

+ Nhữngngười quan tâm đến du lịch tự nhiên tương đối đồng đều về sở thích

+ Tiêu chuẩn đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên có tính chất định lượng nhiều hơn.

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên được xếp vào loại tài nguyên vô tận, có khả năng tái tạo và quá trình suy thoái chậm.

TNDL tự nhiên có tính hấp dẫn, được bảo tồn khá tốt do ít chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi các hoạt động kinh tế - xã hội, tuy nhiên, lại gây tốn kém, khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động du lịch.

* Tài nguyên du lịch văn hóa

Theo Luật Du Lịch Việt Nam năm 2017 quy định: “Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm DTLS - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch”.

Nếu hiểu theo nguồn gốc hình thành có thể hiểu tài nguyên du lịch văn hóa là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con người sáng tạo ra. Tuy nhiên chỉ có những tài nguyên văn hóa có sức hấp dẫn với du khách và có thể khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả xã hội, kinh tế, môi trường mới được gọi là tài nguyên du lịch văn hóa.

Tài nguyên du lịch văn hóa gồm các loại tài nguyên văn hóa vật thể như: các DTLS, các DTLS văn hóa, các công trình đương đại, vật kỷ niệm, bảo vật quốc gia. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể gồm các lễ hội, nghề và làng nghề truyền thống, văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, phong tục, tập quán, ngôn ngữ, chữ viết, tôn giáo, các nguồn thông tin và nguồn tri thức khoa học, kinh nghiệm sản xuất.

1.2.3. Tổng quan về du lịch và du lịch sinh thái

a. Khái niệm chung về du lịch

Trên thế giới khái niệm du lịch đã được hình thành từ lâu, tuy nhiên để cụ thể hóa và quốc tế hóa khái niệm về du lịch thì tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch năm 1963, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa chung như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích Thái Nguyên. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. Từ đây các định nghĩa du khách đã được ra đời.

Tại mỗi quốc gia và vũng lãnh thổ sẽ có các điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, cùng với cuộc sống của người dân ở mỗi đất nước ngày càng phát triển. Nhu cầu được biết được đi đến các quốc gia khác nhau của con người ngày càng tăng lên, ngoài du lịch trong nước ra còn nhu cầu thưởng ngoạn và trải nghiệm các không gian văn hóa cũng như thiên nhiên ban tặng ở các quốc gia khác. Các loại hình du lịch gắn với tự nhiên và những nơi có cảnh quan nguyên thủy gắn với các DTLS được hình thành dần. Từ đó hình thức du lịch sinh thái được hình thành và ngày càng phát triển thu hút nhiều lượt khách thăm quan và khám phá.

b. Khái niệm du lịch sinh thái

Quan điểm về DLST đầu tiên được đề xuất vào năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị thay đổi với những mục tiêu: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới thực-động vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hóa (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này”.

Sau đó dựa trên các quan điểm nghiên cứu khác nhau rất nhiều các khái niệm về du lịch sinh thái được ra đời như:

Du lịch sinh thái là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương” (Hiệp hội du lịch sinh thái Hoa Kỳ, 1998).

Hoặc “Du lịch sinh thái là một hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên và định hướng về môi trường tự nhiên và văn hóa, được quản lý một cách bền vững và có lợi ích cho sinh thái” (Hiệp hội du lịch sinh thái Australia).

Khái niệm về DLST đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Đây là một khái niệm rộng, được biểu hiện

theo nhiều cách khác nhau từ những góc độ khác nhau. Du lịch sinh thái còn có thể được biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau: “Du lịch dựa vào thiên nhiên, du lịch môi trường, du lịch đặc thù, du lịch xanh, du lịch thám hiểm, du lịch bản xứ, du lịch có trách nhiệm, du lịch nhạy cảm, du lịch nhà tranh, du lịch bền vững”. Đối với một số người, DLST chỉ đơn giản là sự ghép nối ý nghĩa của hai khái niệm “du lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc từ lâu. Tuy nhiên đứng ở góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn thì một số người quan niệm rằng DLST là một loại hình du lịch liên quan đến thiên nhiên.

Ở nước ta, khái niệm về Du lịch sinh thái được đưa ra tại hội thảo Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển Du lịch sinh thái năm 1999 như sau: “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa có tính giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Nguyễn Thị Sơn, 2000).

Năm 1999, Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp với một số tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF, IUCN tổ chức Hội thảo Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam, đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Đây được coi là sự mở đầu cho các bước tiếp theo trong quá trình nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam. Tuy nhiên, các khái niệm du lịch sinh thái được đưa ra cho đến nay cũng chưa có sự thống nhất.

Theo Phạm Trung Lương và cộng sự (Nxb Giáo dục, 2002): du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương, có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn.

Theo Điều 3, Luật Du lịch Việt Nam 2017: "Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường".

c. Đặc điểm của du lịch sinh thái

Những đặc điểm cơ bản nhất của du lịch sinh thái cũng đã được Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) tóm tắt như sau:

- Du lịch sinh thái bao gồm những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở đó mục đích chính của du khách là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng như những giá trị văn hoá truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó.

- Du lịch sinh thái bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường.

- Du lịch sinh thái hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự nhiên và văn hoá – xã hội.

- Du lịch sinh thái có hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn tự nhiên bằng cách:

+ Tạo ra những lợi ích về kinh tế cho địa phương, các tổ chức chủ thể quản lý, với mục đích bảo tồn các khu tự nhiên đó.

+ Tạo ra cơ hội về việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương.

+ Tăng cường nhận thức của du khách và người dân địa phương về sự cần thiết phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá.


Hình 1 1 Mô hình du lịch sinh thái Nguồn Hội thảo về nghiên cứu phát triển 1

Hình 1.1. Mô hình du lịch sinh thái

(Nguồn: Hội thảo về nghiên cứu phát triển DLST với phát triển bền vững ở Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.


cụ thể:

d. Vai trò của du lịch sinh thái

Phát triển DLST sẽ mang lại lợi ích về mặt kinh tế, xã hội, thẩm mĩ và sinh thái,


- Lợi ích kinh tế:

+ Với việc tổ chức du lịch sinh thái, các khu thiên nhiên, đặc biệt các khu bảo

tồn thiên nhiên sẽ được đưa vào phục vụ du lịch, giúp tăng thêm nguồn tài nguyên thiên nhiên cho ngành du lịch, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Du lịch sinh thái phát triển góp phần tạo công ăn việc làm, thu nhập thêm cho các cộng đồng trong

và quanh khu vực tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, góp phần cải thiện tình hình kinh tế địa phương, xóa đói giảm nghèo ở những vùng xa xôi hẻo lánh.

+ Góp phần cải thiện và nâng cao cơ sở hạ tầng của các khu du lịch sinh thái, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của cộng đồng địa phương, cùng với việc giáo dục môi trường giúp cộng đồng địa phương có kế hoạch phát triển nguồn tài nguyên mà không bị xuống cấp trong quá trình khai thác và sử dụng.

Du lịch sinh thái cũng góp phần khôi phục và phát triển những ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Vì vậy du lịch sinh thái mang lại lợi ích cho kinh tế rất lớn đóng góp vào sự phát triển kinh tế quốc gia, địa phương, đơn vị kinh doanh du lịch

- Lợi ích xã hội:Cùng với sự phát triển của đô thị hóa, con người ngày càng tách rời với môi trường tự nhiên, một số hình ảnh thiên nhiên chỉ còn tìm thấy trong ký ức, nhờ có sự phát triển của du lịch sinh thái nhu cầu tìm hiểu thiên nhiên của con người mới được đáp ứng.

- Lợi ích thẩm mỹ: Lợi ích này được thể hiện:

+ Mỗi một cảnh quan chứa đựng trong nó biết bao nhiêu là vẻ đẹp, sự sinh động của thế giới tự nhiên và sự năng động trong cách thích ứng với thế giới tự nhiên của con người. Nơi du lịch sinh thái phát triển là nơi cảnh quan thiên nhiên được phát hiện, phát triển và bảo tồn.

+ Du lịch sinh thái tạo điều kiện cho các nhà thiết kế tour tiến hành khảo sát các tuyến điểm du lịch nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn.

+ Sự khảo sát này kèm theo những nguyên tắc chặt chẽ như nghiêm cấm mọi hành vi phá hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên, cấm sờ mó vào các thạch nhũ, các công trình kiến trúc, văn hóa cổ,…thúc đẩy sự bảo tồn nguồn tài nguyên nhân văn.

- Lợi ích sinh thái: Thông qua các hoạt động, du lịch sinh thái sẽ giúp cho các loài động thực vật quý hiếm được khôi phục, gìn giữ và bảo vệ sự đa dạng hệ sinh học trên toàn thế giới, du lịch sinh thái góp phần giúp con người sống có trách nhiệm hơn với môi trường tự nhiên.

Du lịch sinh thái kết hợp hài hòa cả 3 mục tiêu: kinh tế, xã hội, sinh thái. Do đó du lịch sinh thái là một loại hình du lịch bền vững, nó đảm bảo cho môi trường tự nhiên và xã hội không những không bị suy thoái mà còn được củng cố phát triển lâu dài.

1.3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng nghiên cứu

1.3.1. Vị trí địa lý

Võ Nhai là một huyện miền núi vùng cao của Thái Nguyên, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, dọc theo quốc lộ 1B tiếp giáp hai dãy núi cao, có toạ độ địa lý 21o 36’ đến 210 56’ vĩ độ Bắc và 105o 45’ đến 1060 17’ kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp huyện Nà Rì (Bắc Cạn), phía Đông giáp huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), phía Nam giáp huyện Yên Thế (Bắc Giang), phía Tây giáp huyện Phú Lương và Đồng Hỷ (Thái Nguyên).

Hình 1 2 Bản đồ hành chính huyện Võ Nhai Diện tích tự nhiên của huyện Võ 2

Hình 1.2: Bản đồ hành chính huyện Võ Nhai

Diện tích tự nhiên của huyện Võ Nhai 845,1 km². Hiện nay Huyện Võ Nhai có 15 đơn vị hành chính cấp xã/phường (gồm 1 thị trấn và 14 xã):


Thị trấn Đình Cả

Bình Long

Cúc Đường

Dân Tiến

Phương Giao

Vũ Chấn

Phú Thượng

Tràng Xá

Nghinh Tường

Thượng Nung

Liên Minh

La Hiên

Lâu Thượng

Sảng Mộc

Thần Sa


Bảng 1.1. Diện tích huyện Võ Nhai


Diện tích

tự nhiên (km2)

Đất lâm

nghiệp (km2)

Đất nông nghiệp (km2)

Đất nuôi trồng thủy sản (km2)

Đất phi nông nghiệp (km2)

Đất hưa

sử dụng (km2)

845,1

561,27

77,24

1,55

22,13

182,92

Nguồn: Cục thống kế Thái Nguyên

1.3.2. Địa hình

Diện tích tự nhiên của Võ Nhai là 845,1 km2 trong đó đất lâm nghiệp chiếm 561,27 km2; đất nông nghiệp chiếm 77,24 km2; đất nuôi trồng thủy sản chiếm1,55 km2; đất phi nông nghiệp là 22,13 km2 và đất chưa sử dụng là 182,92 km2. Điểm nổi bật cuả địa hình Võ Nhai là núi cao, dãy núi Ngân Sơn chạy từ Bắc Kạn theo hướng Đông Bắc

- Tây Nam và dãy Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Nhìn chung những vùng đất đồng bằng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, tập trung chủ yếu theo các khe suối, dọc các triền và thung lũng của các vùng đá vôi.

Căn cứ vào địa hình địa mạo và đất đai, huyện được chia 3 tiểu vùng như sau: Tiểu vùng I: Bao gồm các xã, thị trấn dọc quốc lộ 1B: Thị trấn Đình Cả, các xã La Hiên, Lâu Thượng và Phú Thượng. Đây là vùng thấp nhất của huyện, có địa hình tương đối bằng phẳng hơn các vùng còn lại, tạo nên bởi các thung lũng chạy dọc theo quốc lộ 1B, hai bên là hai dãy núi có độ dốc lớn.

Tiểu vùng II: gồm 5 xã phía Nam: Tràng Xá, Liên Minh, Phương Giao, Dân Tiến và Bình Long. Địa hình đồi núi bát úp, bị chia cắt bởi nhiều khe suối xen kẽ núi đá vôi. Các bãi soi bằng phẳng phù hợp với phát triển cây công nghiệp, cây lương thực và chăn nuôi đại gia súc.

Tiểu vùng III: Vùng núi cao bao gồm 6 xã: Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Lung, Vũ Chấn, Thần Sa, Cúc Đường.

Các tiểu vùng khác nhau sẽ có chức năng riêng trong phát triển kinh tế, bảo vệ tự nhiên và phát triển du lịch.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí