Từ ngữ về nghề chè trong tiếng Việt - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt xét theo hình thức cấu tạo 48

Bảng 2.2: Từ ngữ nghề chè có cấu tạo là từ đơn 50

Bảng 2.3: Cụm định danh nghề chè trong tiếng Việt xét theo số lượng thành tố cấu tạo 53

Bảng 2.4: Từ ngữ nghề chè trong ngôn ngữ toàn dân 75

Bảng 2.5: Từ ngữ nghề chè trong ngôn ngữ địa phương 77

Bảng 3.1: Biểu thức định danh dùng thành tố chung (cơ sở) 83

Bảng 3.2: Phương thức định danh phức (bậc hai) của từ ngữ nghề chè 86

Bảng 3.3. Phương thức định danh giống/ loại/ sản phẩm chè kết hợp với

các dấu hiệu chỉ đặc điểm 87

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ PHỤ LỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Từ ngữ nghề chè xét về mặt nguồn gốc 79

Biểu đồ 3.1. Các phương thức định danh bậc hai của từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt 119

Phụ lục biểu đồ:


Biểu đồ 2.1:

Từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt xét theo phương diện cấu tạo

Biểu đồ 2.2:

Cụm định danh từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt xét theo số lượng

thành tố cấu tạo

Biểu đồ 2.3:

Từ ngữ nghề chè trong ngôn ngữ toàn dân

Biểu đồ 2.4:

Từ ngữ nghề chè trong ngôn ngữ địa phương

Biểu đồ 3.1.1:

Phương thức định danh dùng thành tố chỉ giống/ loại chè kết hợp

với các dấu hiệu chỉ đặc điểm/ hoạt động

Biểu đồ 3.1.2:

Phương thức định danh dùng thành tố chỉ tên các bộ phận trên

cây chè kết hợp với các dấu hiệu chỉ đặc điểm/ hoạt động

Biểu đồ 3.1.3:

Phương thức định danh dùng thành tố chỉ thổ nhưỡng, hoạt động

trồng, chăm sóc và thu hái kết hợp với các dấu hiệu chỉ đặc điểm/ hoạt động

Biểu đồ 3.1.4:

Phương thức định danh dùng thành tố chỉ cách bảo quản/ chế biến

kết hợp với các dấu hiệu chỉ đặc điểm/ hoạt động

Biểu đồ 3.1.5:

Phương thức định danh dùng thành tố chỉ côn trùng để định danh

kết hợp với các dấu hiệu chỉ đặc điểm/ hoạt động

Biểu đồ 3.1.6:

Phương thức định danh dùng thành tố chỉ bệnh của cây chè kết

hợp với các dấu hiệu chỉ đặc điểm/ hoạt động

Biểu đồ 3.1.7:

Phương thức định danh dùng thành tố chỉ công cụ sản xuất/

chế biến kết hợp với các dấu hiệu chỉ đặc điểm/ hoạt động

Biểu đồ 3.1.8:

Phương thức định danh dùng thành tố chỉ dụng cụ và cách thức

thưởng trà kết hợp với các dấu hiệu chỉ đặc điểm/ hoạt động

Biểu đồ 3.2:

Các mô hình định danh bậc hai của từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Từ ngữ về nghề chè trong tiếng Việt - 2


MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

1.1. Hệ thống vốn từ của các ngôn ngữ nói chung, của tiếng Việt nói riêng, được tạo thành từ nhiều lớp từ ngữ khác nhau. Các lớp từ ngữ trong hệ thống từ vựng của ngôn ngữ có sự phát triển không đồng đều, có vai trò và vị thế khác nhau. Bên cạnh lớp từ vựng toàn dân dùng chung cho toàn xã hội, từ nghề nghiệp có phạm vi hoạt động hạn chế hơn. Từ ngữ nghề nghiệp là một bộ phận của từ vựng ngôn ngữ dân tộc xét trên phương diện xã hội - nghề nghiệp. Từ nghề nghiệp là phương tiện hành nghề và giao tiếp, đồng thời là phương tiện phản ánh văn hóa của cư dân làm nghề. Nghiên cứu từ nghề nghiệp là việc cần thiết để làm rõ bức tranh đa dạng của ngôn ngữ dân tộc, góp phần bổ sung và làm phong phú hệ thống từ vựng tiếng Việt nói chung.

1.2. Việt Nam là đất nước nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thích hợp với việc trồng trọt và phát triển các loại cây nông nghiệp. Ngoài lúa nước là loại cây lương thực được trồng cấy phổ biến trên toàn lãnh thổ nước ta, thì các loại cây lương thực và công nghiệp khác như ngô, khoai, sắn, lạc, đỗ, cà phê, cao su, điều, chè cũng được gieo trồng trên quy mô lớn. Riêng về cây chè, loại cây có mặt ở Việt Nam từ rất lâu, đã được gieo trồng ở nhiều vùng miền: từ các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc, các tỉnh miền Trung đến vùng đất Tây Nguyên màu mỡ. Theo Hiệp hội chè, Việt Nam là nước xuất khẩu chè lớn thứ 5 trên thế giới. Sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt tại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tìm hiểu từ ngữ về nghề chè trong tiếng Việt là góp phần khai thác vốn từ ngữ đa dạng và phong phú của một ngành sản xuất có truyền thống lâu đời ở nước ta nhằm khẳng định vị thế xứng đáng của lớp từ ngữ này trong việc góp phần làm phong phú vốn từ ngữ toàn dân. Đồng thời việc nghiên cứu từ ngữ về nghề chè sẽ xác lập được một hệ thống các đơn vị từ vựng liên quan đến cây chè và nghề trồng chè ở nước ta, tìm hiểu nguồn gốc các từ ngữ nghề chè, các


từ ngữ biểu thị cách phân loại giống chè, đặc điểm sinh thái và sinh vật học cây chè, quy trình trồng, chăm sóc cây chè, kĩ thuật nhân giống, cách phòng trừ các loại sâu bệnh, thu hoạch, chế biến các sản phẩm từ chè, các cơ sở chế biến và sản xuất các loại tên thương hiệu chè Việt Nam, nghệ thuật thưởng thức chè..., qua đó góp phần quảng bá cho ngành chè Việt Nam.

Chúng tôi mong muốn thông qua tìm hiểu các từ ngữ chỉ nghề chè sẽ góp phần quảng bá hiệu quả cho các sản phẩm, thương hiệu chè của Việt Nam nói chung và của Thái Nguyên nói riêng; đồng thời kết quả nghiên cứu từ ngữ nghề chè sẽ góp phần giới thiệu, những kiến thức phong phú về nghề chè, con người và văn hóa trà ở Việt Nam.

1.3. Việc nghiên cứu về từ nghề nghiệp trong tiếng Việt đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt.

Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Từ ngữ về nghề chè trong tiếng Việt” làm đề tài luận án của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc miêu tả, phân tích từ ngữ nghề chè đã thu thập được trong tiếng Viêt, luận án chỉ ra sự phong phú, đa dạng của hệ thống từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt; xác định rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm nguồn gốc và các đặc trưng, thuộc tính được người Việt lựa chọn để định danh của các từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt. Trên cơ sở đó, luận án bước đầu làm sáng rõ một số đặc trưng văn hóa của người Việt qua hệ thống từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt, qua cách chế biến và nghệ thuật thưởng thức trà của người Việt.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích của đề tài luận án, chúng tôi đề ra một số nhiệm vụ cần phải thực hiện sau:

- Xác lập cơ sở lí thuyết liên quan đề tài. Đó là những vấn đề lí luận về từ nghề nghiệp, định danh ngôn ngữ, quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.



Việt.

- Điều tra, thu thập, thống kê và phân loại các từ ngữ nghề chè trong tiếng


- Miêu tả, phân tích đặc điểm cấu tạo, nguồn gốc và phương thức định

danh của các đơn vị từ vựng về nghề chè trong tiếng Việt.

- Bước đầu xác định một số đặc trưng văn hóa thể hiện qua việc sử dụng các từ ngữ về nghề chè trong tiếng Việt.

3. Đối tượng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các từ ngữ về nghề chè trong tiếng Việt gồm các từ ngữ chỉ nguồn gốc chè, phân loại chè, đặc điểm sinh thái học và sinh vật học của cây chè, đặc điểm sinh thực của cây chè, quy trình trồng, chăm sóc, nhân giống chè, các loại sâu bệnh, kĩ thuật thu hái, chế biến chè, các loại sản phẩm chè, nhãn hiệu chè.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu các từ ngữ về nghề chè trong tiếng Việt về đặc điểm cấu trúc, nguồn gốc, các phương thức định danh của các từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt.

3.3. Ngữ liệu nghiên cứu

Ngữ liệu nghiên cứu của luận án là các từ ngữ về nghề chè được thu thập từ các nguồn sau:

- Từ các phiếu điều tra điền dã, ghi chép qua hỏi trực tiếp cộng tác viên, các chuyên gia về chè từ các địa phương khác nhau... của tác giả luận án. (Danh sách cộng tác viên ở Phụ lục).

- Từ các tài liệu, sách chuyên môn nghiên cứu, tìm hiểu hiểu về chè ở Việt Nam. Cụ thể là:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1996), Định hướng phát triển ngành chè Việt Nam đến năm 2000 và 2010, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng phát triển Châu Á, Dự án phát triển chè và cây ăn quả (2002), Sổ tay kĩ thuật trồng, chăm sóc và chế biến chè, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.


3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lí các dự án nông nghiệp, dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học, (2011), Vietgap và các quy định sản xuất rau, quả, chè an toàn, Nxb. Dân trí, Hà Nội.

4. K.M. DJEMUKHATZE (Nguyễn Ngọc Kính dịch) (1981), Cây chè miền Bắc Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Hùng (2007), Kĩ thuật chế biến và kiểm tra chất lượng chè, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Lê Tất Khương (chủ biên), Hoàng Văn Chung, Đỗ Ngọc Oanh (1999),

Giáo trình cây chè, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Trịnh Xuân Ngọ (2007), Cây chè và kĩ thuật chế biến, Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

8. Đỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khương (2000), Giáo trình cây chè: Trồng trọt, chế biến và tiêu thụ, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong (1997), Cây chè Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Đỗ Ngọc Quỹ, Đỗ Thị Ngọc Oanh (2008), Kĩ thuật trồng và chế biến chè năng xuất cao - chất lượng tốt, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Viện Nghiên cứu chè (2005), Sổ tay kĩ thuật trồng, chăm sóc và chế biến chè miền Bắc, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Viện Nghiên cứu chè (2002), Sổ tay kĩ thuật trồng, chăm sóc và chế biến chè, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

- Các từ ngữ liên quan đến nghề chè trong: Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), Nxb. Từ điển Bách khoa, 2010 và Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên), Nxb. Văn hóa thông tin, 1999.

- Các tác phẩm văn học viết về cây chè, nghề chè (như truyện thơ, dân ca, câu đố, thành ngữ, tục ngữ, …), các bài viết về giá trị, đặc điểm sinh thái, tên gọi các sản phẩm, dụng cụ nghề chè,... trên các trang báo, trên Cổng thông tin điện tử của Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Phú Thọ, Lâm Đồng, Đắk Lăk,...


- Các tài liệu về cây chè lưu hành nội bộ ở Sở Văn hóa Thái Nguyên; Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên, Sở Khoa học & Công nghệ Cao Bằng, Sở Nông nghiệp - Nông thôn Phú Thọ, Sở Khoa học & Công nghệ Bắc Kạn.

- Các Đề tài cấp Tỉnh: Cao Bằng, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang,... nghiên cứu về cây chè, kinh tế cây chè,..; Các Khóa luận, luận văn nghiên cứu về cây chè ở các trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Đại học Nông Lâm Hà Nội,...

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp điều tra điền dã

Để thu thập nguồn tư liệu cho đề tài, chúng tôi thực hiện điều tra, điền dã qua các hình thức như: ghi chép, phỏng vấn trực tiếp qua các cuộc điều tra điền dã tại một số địa điểm trồng chè thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Cao Bằng, Hà Giang; tìm hiểu thực tế ở những khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm chè trong khu vực tỉnh Thái Nguyên; tìm hiểu thực tế và phỏng vấn các nghệ nhân làm chè, qua các gian hàng trưng bày và giới thiệu các sản phẩm chè của các vùng làm chè, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chè,... tại hai Lễ hội Festival chè quốc tế diễn ra ở tỉnh Thái Nguyên vào năm 2013 và 2015. Đối tượng mà chúng tôi hướng tới là những người trực tiếp tham gia vào sản xuất chè, những bậc cao niên có kinh nghiệm lâu năm trong ngành sản xuất chè ở các địa phương có nghề chè ở miền Bắc. Nghiên cứu sinh không có điều kiện điều tra trực tiếp để thu thập các từ ngữ chè ở các địa phương trồng chè ở miền Trung, Tây Nguyên, nên chỉ thu thập từ ngữ chè qua các tài liệu nêu trên.

4.2. Phương pháp miêu tả

Phương pháp này được sử dụng để miêu tả, phân tích đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa của các từ ngữ nghề chè, xác định các dấu hiệu, tính chất, đặc điểm được sử dụng để định danh các từ ngữ về chè trong tiếng Việt.

4.2.1. Thủ pháp thống kê phân loại

Thủ pháp này được sử dụng để phân loại các từ ngữ nghề chè đã thu thập được về cấu tạo, nguồn gốc, đặc điểm định danh. Các từ ngữ thu thập được sẽ


được tiến hành phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau và sắp xếp chúng cho có hệ thống.

4.2.2. Thủ pháp mô hình hóa

Thủ pháp này được sử dụng để mô hình hóa các kiểu quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc của các từ ngữ nghề chè, mô hình định danh dựa trên các dấu hiệu đặc trưng của đối tượng được lựa chọn để định danh.

5. Những đóng góp của luận án

5.1. Đóng góp về lí luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, củng cố lí thuyết về từ nghề nghiệp; đồng thời làm rõ hơn những đặc điểm từ ngữ nghề chè về tất cả các phương diện: đặc điểm cấu tạo, nguồn gốc, đặc điểm định danh; vai trò của lớp từ ngữ nghề chè trong hệ thống từ vựng tiếng Việt và những nét văn hoá đặc sắc của người Việt được phản ánh qua hệ thống lớp từ ngữ ấy. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào việc nghiên cứu lớp từ nghề nghiệp trong tiếng Việt.

5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, giảng dạy về từ nghề nghiệp; góp phần biên soạn cẩm nang tra cứu về chè ở Việt Nam; biên soạn các sách quảng bá cho ngành chè và du lịch sinh thái về các vùng trồng chè nổi tiếng ở Việt Nam.

6. Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo Phụ lục, luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn Chương 2: Từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt xét về phương diện cấu tạo

và nguồn gốc

Chương 3: Từ ngữ nghề chè trong tiếng Việt xét về phương diện định danh Chương 4: Từ ngữ nghề chè trong việc phản ánh văn hóa của người Việt

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2023