Quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên ở trường tiểu học Đông Ngạc A, quận Bắc Từ Liêm trong tình hình hiện nay - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


HỒ THỊ HƯỜNG


QUảN Lý CÔNG TáC CHủ NHIệM LớP

TạI TRƯờNG TIểU HọC ĐÔNG NGạC A, QUậN BắC Từ LIÊM

THàNH PHố Hà NộI


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


HỒ THỊ HƯỜNG


QUảN Lý CÔNG TáC CHủ NHIệM LớP

TạI TRƯờNG TIểU HọC ĐÔNG NGạC A, QUậN BắC Từ LIÊM

THàNH PHố Hà NộI


Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG XUÂN CỪ


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan công trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào.

Học viên


Hồ Thị Hường


MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM CỦA GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 8

1.1. Trường Tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân 8

1.2. Quản lí công tác chủ nhiệm của giáo viên tiểu học 15

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong trường

Tiểu học 35

Tiểu kết chương 1 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG NGẠC A, QUẬN BẮC TỪ LIÊM,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI 39

2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể khảo sát 39

2.2. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên ở trường Tiểu học Đông Ngạc A 42

2.3. Thực trạng công tác quản lí chủ nhiệm lớp của giáo viên ở trường Tiểu

học Đông Ngạc A 49

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí chủ nhiệm lớp của giáo viên

ở trường Tiều học Đông Ngạc A 54

Tiểu kết chương 2 57

CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG NGẠC A,

QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 58

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp 58

3.2. Các biện pháp quản lý cụ thể 60

3.3. Điều kiện thực hiện các biện pháp 71

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp 74

3.5. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển quản lý công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên trường tiểu học Đông Ngạc A Thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 75

Tiểu kết chương 3 77

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


STT

Chữ viết tắt

Diễn giải

1

CBQL

Cán bộ quản lý

3

GD & ĐT

Giáo dục và đào tạo

2

GDTH

Giáo dục tiểu học

4

GV

Giáo viên

9

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

6

HS

Học sinh

5

HT

Hiệu trưởng

7

NV

Nhân viên

8

QL

Quản lý

13

SGK

Sách giáo khoa

12

THCS

Trung học cơ sở

11

TNTP

Thiếu niên tiền phong

10

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên ở trường tiểu học Đông Ngạc A, quận Bắc Từ Liêm trong tình hình hiện nay - 1


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1: Thực trạng quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với lực

lượng giáo dục ngoài nhà trường (gia đình, địa phương) 48

Bảng 2.2: Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý chủ nhiệm lớp của

giáo viên ở trường tiểu học Đông Ngạc A 49

Bảng 2.3: Kết quả đánh giá phương pháp quản lý công tác chủ nhiệm cho

giáo viên (%) 51

Bảng 2.4: Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên chủ nhiệm % 53

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý 75

Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp quản lý 76


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta đang trong thời kì phát triển và hội nhập với các nước trên thế giới, đặc biệt là trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay. Công tác giáo dục và Đào tạo có vị trí vô cùng quan trọng nhất là đào tạo và đáp ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển của xã hội trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Để đạt được mục tiêu của ngành, phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học, từng bước đổi mới phương pháp dạy học đối với GV, công tác quản lý đối với CBQL theo định hướng phát triển năng lực, phù hợp với đối tượng, với từng cấp học, lớp học. Ở mỗi cấp học, ngành học người giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng trong đó có thể nói GVCN là người quyết định mọi sự phát triển và tiến bộ của lớp, người chịu ảnh hưởng nhiều nhất về mọi hoạt động của học sinh (HS). Không những thế, đội ngũ GVCN còn là một lực lượng hỗ trợ đắc lực cho Ban giám hiệu. Ngoài việc trực tiếp giảng dạy ở lớp chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm trước hết phải là nhà giáo dục, là người tổ chức hoạt động giáo dục, quan tâm tới từng học sinh, chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động về tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của các em. Đồng thời, người giáo viên chủ nhiệm lớp bằng chính nhân cách của mình, là tấm gương tác động tích cực đến việc hình thành các phẩm chất đạo đức, nhân cách của học sinh. Mặt khác, họ còn là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức – xã hội trong và ngoài trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục. Người giáo viên chủ nhiệm lớp là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của học sinh, bảo vệ học sinh về mọi mặt một cách hợp lý, phản ánh trung thành mọi nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của học sinh với Ban giám hiệu nhà trường, với các giáo viên bộ môn, với gia đình học sinh, với cộng đồng và với các đoàn thể xã hội khác.

Trong công tác quản lý trường tiểu học, quản lý công tác chủ nhiệm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó chính là yếu tố quyết định tới chất lượng của nhà


trường, sự phát triển bền vững của giáo dục tiểu học. Tuy nhiên, công tác quản lý chủ nhiệm trong trường tiểu học hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, cần nghiên cứu và có những biện pháp quản lý phù hợp hơn.Trong nhà trường phổ thông nói chung và Tiểu học nói riêng, các em còn rất nhỏ, vốn hiểu biết chưa nhiều, các em như “Tờ giấy trắng” các em rất thơ ngây, hiếu động, dễ bị dụ dỗ, nghe theo. Mặt khác trong học tập có một số em còn ham chơi, ít chú ý, học không tập trung, ý thức tự giác chưa cao. Do đó nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm cũng rất lớn trong việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Làm thế nào để có kết quả tốt nhất cho việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp? Xuất phát từ những lý do trên, người viết chọn đề tài Quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại trường Tiểu học Đông Ngạc A, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nộivới mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp tại trường Tiểu học Đông Ngạc A, quận Bắc Từ Liêm.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Để làm tốt công tác quản lý chủ nhiệm của hiệu trưởng, có nhiều nhà khoa học nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã có những công trình đề cập đến thực tiễn quản lý công tác chủ nhiệm ở các nhà trường, nhằm tìm ra các biện pháp quản lý có hiệu quả nhất. Có thể nói có rất nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm nghiên cứu, bàn luận về hoạt động quản lý, quản lý nhà trường, quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên trường tiểu học.

Tiêu biểu là nhà giáo dục học J.A Cômenxki (1592 - 1670) ông đưa ra quan điểm giáo dục phải thích ứng với tự nhiên. Theo ông để tổ chức và quản lý lớp học bao giờ cũng cần ít nhất một người quản lý, đó chính là giáo viên chủ nhiệm lớp. Ông cho rằng truyền thụ và tiếp nhận tri thức là phải dựa vào sự vật, hiện tượng do học sinh tự quan sát, tự suy nghĩ mà hiểu biết, không nên dùng uy quyền bắt buộc, gò ép người ta chấp nhận bất cứ điều gì. Ông cũng đã nêu ra một số nguyên tắc dạy học có giá trị lớn như: Nguyên tắc trực quan: J.A. Cômenxki coi trực quan là nguyên tắc vàng trong quá trình dạy học. Theo ông, trong dạy học đồng thời với lời

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 08/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí