Quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên ở trường tiểu học Đông Ngạc A, quận Bắc Từ Liêm trong tình hình hiện nay - 2


nói thì hình tượng có ý nghĩa rất quan trọng bởi “Mọi nhận thức đi từ cảm giác”, “Nghiên cứu sự vật phải bằng quan sát chứ không phải bằng suy nghĩ”. Tuy nhiên, về mặt nhận thức luận, đây là một điểm hạn chế. Ngoài ra, còn có 7 nguyên tắc tính hệ thống, nguyên tắc tính vừa sức, nguyên tắc tính vững chắc của tri thức, nguyên tắc tính tự giác, tích cực: Trong học tập, học sinh và nhà trường cần tạo ra sự ham học (động cơ học tập) cho người học, phát huy mạnh mẽ các chức năng tâm lý nhận thức (trí nhớ, hứng thú…) để lĩnh hội kiến thức. Học sinh nỗ lực tổ chức hoạt động học tập của mình, dành thời gian tối đa có thể cho việc học tập. [17].

Ở Việt Nam, nghiên cứu về công tác chủ nhiệm ở các nhà trường phổ thông đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học quan tâm trên cả 2 phương diện lý luận và thực tiễn. Tác giả Nguyễn Thanh Bình quan tâm sâu sắc với một số công trình: “ Công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông”; “Một số vấn đề trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông hiện nay” (Nhà XB ĐH SP HN 2011). Các tác giả Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ “Những tình huống giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm” NXB ĐH QG HN, 2000, Hà Nhật Thăng chủ biên. Một số tác giả đi sâu vào nghiên cứu những khía cạnh khác có liên quan đến công tác chủ nhiệm như: Bùi Ngọc Diệp, Lê Minh Châu,… với “Giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học” NXB GD 2010.

Hiện nay, vấn đề này càng được chú trọng nhiều hơn và trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt của các nhà nghiên cứu giáo dục, ý kiến của các nhà nghiên cứu có thể khác nhau nhưng điểm chung mà ta thấy trong các công trình nghiên cứu của họ là: Khẳng định vai trò quan trọng của quản lý công tác chủ nhiệm ở các cấp học, bậc học. Đây cũng là tư tưởng mang tính chiến lược về phát triển giáo dục của Đảng ta: “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp và quản lý giáo dục đào tạo”. Hiện nay, quản lý công tác chủ nhiệm là một vấn đề mang tính thời sự đã được quan tâm nghiên cứu và tiếp tục nghiên cứu để đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.


Quản lý công tác chủ nhiệm là quản lý cơ bản, quan trọng nhất trong công tác quản lý trường học tiểu học. Chính vì lẽ đó, vấn đề quản lý công tác chủ nhiệm luôn được các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý giáo dục đề cập trong các công trình nghiên cứu khoa học. Giáo trình giảng dạy của trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, Viện Khoa học và Giáo dục Việt Nam, Học viện Quản lý Giáo dục, Đại học Giáo dục, Viện Chiến lược Giáo dục, ... cũng đã có những công trình nghiên cứu và giảng dạy về chuyên đề quản lý giáo dục nói chung và quản lý công tác chủ nhiệm nói riêng. Tuy nhiên các tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác giả chưa bao quát hết được các đặc thù riêng của từng khu vực, vùng miền, đặc biệt các trường tiểu học ở thành phố Hà Nội. Vì vậy, thực hiện đề tài “Quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên ở trường tiểu học Đông Ngạc A, quận Bác Từ Liêm trong tình hình hiện nay” không bị trùng lặp, mang tính đột phá, có ý nghĩa trong hoàn cảnh giáo dục hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên trường tiểu học Đông Ngạc A- quận Bắc Từ Liêm, đề xuất biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên trường tiểu học Đông Ngạc A- quận Bắc Từ Liêm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học tiểu học trong tình hình hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Nghiên cứu những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài như: Quản lí, quản lí công tác chủ nhiệm, quản lí công tác chủ nhiệm của giáo viên ở trường tiểu học…

Khảo sát và phân tích thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm ở Trường Tiểu học Đông Ngạc A và những nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng này.

Quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên ở trường tiểu học Đông Ngạc A, quận Bắc Từ Liêm trong tình hình hiện nay - 2

Đề xuất một số biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên trường tiểu học Đông Ngạc A- quận Bắc Từ Liêm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học tiểu học trong tình hình hiện nay.


4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Quản lí công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên trường tiểu học

Luận văn được nghiên cứu tại Trường Tiểu học Đông Ngạc A trong năm học 2018-2019

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Giáo viên chủ nhiệm là người đóng vai trò quan trọng trong nhà trường, được Hiệu trưởng phân công chịu trách nhiệm phụ trách một lớp. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện lớp học từ giáo dục văn hóa cho đến giáo dục đạo đức nhân cách. Chính vì thế có thể nói giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm lớp là thủ lĩnh, là linh hồn của lớp học, là người góp phần không nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước. Giáo viên chủ nhiệm như một nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học, người điều khiển lớp học, người làm công tác phát triển lớp học, người làm công tác tổ chức lớp học, thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của học sinh, Một người giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần xâ y dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh.

Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường - gia đình và xã hội. Nếu thực hiện thành công công tác chủ nhiệm sẽ góp phần giáo dục học sinh sau này trở thành thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và tài năng. Giáo viên chủ nhiệm phải là người lãnh đạo, điều khiển lớp học, bao quát toàn bộ các phương diện của lớp học, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá sự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ giáo dục học sinh thông qua tập thể giúp các em hiểu và giải quyết mối liên hệ giữa cá nhân với tập thể qua việc phân công nhiệm vụ một cách kịp thời cân đối, giúp học sinh tự giải quyết những vấn đề gắn liền với hoạt động xã hội, hoạt động tập thể như cắm trại, tham quan, sinh hoạt đội,


sinh hoạt chủ điểm hàng tháng qua các tiết hoạt động ngoài giờ, ngoài ra giáo viên chủ nhiệm phải biết cách tổ chức, lôi cuốn học sinh vào hoạt động tập thể một cách dễ dàng và hiệu quả.

Đề tài được sử dụng một số nhóm phương pháp nghiên cứu như sau:

5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, bao gồm

* Phương pháp tìm kiếm tài liệu

* Phương pháp phân tích tổng hợp

* Phương pháp lịch sử logic

5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, bao gồm

* Phương pháp quan sát

* Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

* Phương pháp phỏng vấn

* Phương pháp đối chiếu

* Phương pháp thực nghiệm khoa học

* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

5.3. Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục

Phân tích số liệu bảng biểu, thống kê thông qua phiếu điều tra. Dùng một số công thức toán học tính điểm trung bình và xếp thứ bậc để xử lý số liệu, đảm bảo tính khách quan và chính xác của các số liệu.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Hoạt động quản lý công tác chủ nhiệm tại trường tiểu học Đông Ngạc A hiện nay còn nhiều bất cập và hạn chế về nội dung và phương pháp. Nếu tổ chức quản lý công tác chủ nhiệm cho giáo viên trường tiểu học Đông Ngạc A bằng các biện pháp quản lý phù hợp thì sẽ phát huy được năng lực quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên, từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học tại trường tiểu học Đông Ngạc A, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.


7. Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm có phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được thể hiện ở 3 chương.

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên tiểu học.

Chương 2. Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên trong trường Tiểu học Đông Ngạc A, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Chương 3. Các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên trong trường Tiểu học Đông Ngạc A, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM CỦA GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC


1.1. Trường Tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mà nhà nước với vai trò chủ đạo thực hiện tổ chức đào tạo, giáo dục, thông qua đó cung cấp dịch vụ giáo dục cho nhân dân. Tùy điều kiện kinh tế - xã hội và chính sách an sinh của từng quốc gia, việc phổ cập giáo dục được thực hiện ở từng cấp học. Tuy nhiên, các quốc gia, đặc biệt các nước phát triển đều có chính sách đảm bảo cho giáo dục, tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân được học hành, mở rộng tri thức. Một trong những yêu cầu của hiện đại hóa giáo dục là thực hiện tốt phổ cập giáo dục, tiến tới phổ cập giáo dục bậc phổ thông tích cực phát triển giáo dục bậc đại học, phát triển giáo dục dạy nghề và giáo dục dành cho người trưởng thành, để nhân dân đều có cơ hội tiếp cận với giáo dục tốt nhất.

Ở Việt Nam, ngay từ khi được thành lập, vấn đề giáo dục quốc dân luôn được chú trọng, Trong thời chiến việc giáo dục luôn được coi trọng, học trong mọi hoàn cảnh, điều kiện không gian và thời gian. Đến nay, hệ thống giáo dục của nước ta đã được thiết lập theo các cấp, các loại hình trường học theo chế độ học cả ngày, học nửa ngày, học buổi tối cho các loại hình trường học như trường tiểu học, trung học cơ sở thông thường, trường cao đẳng và đại học thông thường, trường học dành cho công nhân, nông dân, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường công nghiệp kỹ thuật, trường sư phạm, trường đào tạo nghề bậc trung học phổ thông, trường nghệ thuật, trường thể thao, trường giáo dục đặc biệt, tất cả đều thuộc phạm trù của hệ thống giáo dục quốc dân. Các loại hình giáo dục này về cơ bản đã hình thành nên cục diện phối kết hợp giữa phân công và tương hỗ về cơ cấu, tạo dựng hình thái cơ bản và cơ sở hiện thực cho hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân nước ta, bậc tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng, bởi đây là bậc giáo dục “nền móng” để xây dựng một “con người mới”.


Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định những trường hợp có thể học trước tuổi đối với học sinh phát triển sớm về trí tuệ; học ở tuổi cao hơn tuổi quy định đối với học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh bị tàn tật, khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực và trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh trong diện hộ đói nghèo theo quy định của Nhà nước, học sinh ở nước ngoài về nước; những trường hợp học sinh học vượt lớp, học lưu ban; việc học tiếng Việt của trẻ em người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một. [32]

1.1.1. Mục tiêu của Giáo dục Tiểu học

Giáo dục tiểu học là một phần của giáo dục phổ thông. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. [32]

1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của trường Tiểu học

Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học được quy định tại Điều 3 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cụ thể như sau:

- Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng.


Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách.

- Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương.

- Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.

- Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

- Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.

- Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

1.1.3. Công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường Tiểu học

Điều lệ trường tiểu học (theo thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về ban hành Điều lệ trường TH và thông tư số 50/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT về sửa đổi, bổ sung điều 40; bổ sung điều 40A của thông tư số 41/2010/TTBGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về ban hành Điều lệ trường tiểu học Điều 2, Điều lệ Trường tiểu học cho rằng “Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng”. Trường tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc tiểu học, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 tuổi đến 14 tuổi thực hiện trong 5 năm học từ lớp 1 đến lớp 5. Bậc học này nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các chức năng cơ bản để học sinh tiếp tục học

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/08/2023