Quản lý cơ sở vật chất ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh - 13

2.3. Đối với Phòng GD&ĐT

- Tham mưu với UBND thị xã đầu tư xây dựng để các trường THCS có phòng học bộ môn.

- Tham mưu với UBND thị xã dành một phần kinh phí trong và ngoài ngân sách để hỗ trợ đầu tư trang thiết bị và mua sắm TBDH cho các trường THCS.

- Đẩy nhanh việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên làm công tác thiết bị thí nghiệm qua việc chủ động tổ chức các lớp bồi dưỡng riêng ngắn hạn, thiết thực và hiệu quả.

- Tiếp tục tổ chức phong trào thi sáng tạo và khai thác, sử dụng bảo quản TBDH, triển lãm về các loại hình TBDH.

- Có kế hoạch kiểm tra, thanh tra, đánh giá, xếp loại công tác quản lý, bảo quản, sử dụng CSVC-TBDH của các trường THCS, theo tinh thần của các văn bản chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trên.

- Chỉ đạo các trường THCS từng bước thực hiện 6 biện pháp được tác giả đề xuất trong luận văn này.

2.4. Đối với các trường THCS

- Tổ chức nghiên cứu và từng bước thực hiện 6 biện pháp được tác giả đề xuất trong luận văn này, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của từng trường, tránh bệnh hình thức.

- Xây dựng kế hoạch hằng năm vừa bổ sung trang thiết bị vừa phát triển đội ngũ cho công tác sách thiết bị của trường THCS.

- Định kỳ tổ chức theo dõi, kiểm tra, đánh giá, động viên, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân làm tốt công tác sử dụng, bảo quản CSVC - TBDH trong nhà trường.

2.5. Đối với Hiệu trưởng trường THCS

Đứng trước yêu cầu mới của thời kỳ CNH, HĐH đất nước, đặc biệt là giai đoạn phát triển GD-ĐT, để quản lý tốt hơn việc sử dụng CSVC của giáo viên, Hiệu trưởng các trường THCS cần:

- Thường xuyên tham mưu, đề xuất với các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Sở, Phòng GD&ĐT với hội phụ huynh học sinh trong việc xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư CSVC theo phương thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục phối kết hợp chặt chẽ Gia đình - Nhà trường

- Xã hội trong công tác giáo dục học sinh.

- Quản lý nhà trường một cách toàn diện, đặc biệt quan tâm tới quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng CSVC. Vận dụng các biện pháp quản lý CSVC linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường.

- Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên được học tập, giao lưu, học hỏi, tham khảo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Tích cực ứng dụng các tri thức về khoa học quản lý giáo dục và kiểm nghiệm thực tế và lý luận trong quá trình quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức (năm 2000), Hoạt động dạy học ở trường THCS, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo, Bùi Minh Hiền (2008), Khoa học quản lý giáo dục, nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.

3. Nguyễn Thanh Bình (2005), Lý luận giáo dục học Việt Nam, nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.

4. Bộ GD&ĐT, Đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2010 - 2020

5. Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn (1996), Các học thuyết quản lý, nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

6. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Tư (2000), Về công tác tự làm thiết bị dạy học, nghiên cứu giáo dục.

7. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Tư (2002), Một số ý kiến về công tác thiết bị trường học. Thực trạng - Nguyên nhân - Giải pháp, Phát triển giáo dục.

8. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần 2 Ban chấp hành Trung ương Khóa VIII.

9. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX.

10. Đảng bộ thị xã Quảng Yên, Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XX.

11. Trần Khánh Đức (2002), Sư phạm kỹ thuật, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Công Giáp (1997), "Bàn về phạm trù chất lượng và hiệu quả giáo dục", Tạp chí phát triển giáo dục - nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

13. Tô Xuân Giáp (1997), Phương tiện dạy học, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

14. H. Koontz (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

15. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục,

nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

16. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1987), Giáo dục học – Tập 1, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Hộ, (Lê Tràng Định) (2008), Kinh tế học giáo dục, tài liệu giảng dạy các lớp thạc sĩ quản lý giáo dục trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

18. Nguyễn Văn Hộ (2009), Chính sách và chiến lược phát triển giáo dục, tài liệu giảng dạy các lớp thạc sĩ quản lí giáo dục trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

19. Đỗ Huân (2001), Sử dụng thiết bị nghe nhìn trong dạy và học, nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội.

20. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.

21. Nguyễn Văn Lê, Đỗ Hữu Tài (1997), Chuyên đề quản lý trường học tập 1,2, nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

23. Luật giáo dục (2005), nhà xuất bản Lao động.

24. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội.

25. P.V Zimin, M.I Kônđkốp, N.I Saxerđôtôp, Những vấn đề quản lý trường học.

26. Phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên, Báo cáo tổng kết các năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.

27. Nguyễn Ngọc Quang (1999), Những khái niệm cơ bản lý luận quản lý giáo dục, nhà xuất bản Giáo dục.

28. Ngô Quang Sơn, Vai trò của thiết bị giáo dục và việc đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục trong quá trình dạy học tích cực-Thông tin quản lý giáo dục số 3 năm 2005.

29. Vụ công tác lập pháp (2005), Những nội dung mới của Luật giáo dục năm 2005, nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

30. Zakharốp (1979), Tổ chức lao động của hiệu trưởng, Tập II, tài liệu lưu hành nội bộ, Trường Cán bộ quản lý và nghiệp vụ.

PHỤ LỤC


PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN

CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ GIÁO VIÊN


Nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu (x) vào các ô trống mà đồng chí cho là thích hợp hoặc ghi câu trả lời ngắn gọn về một số vấn đề chúng tôi nêu ra trong phiếu dưới đây:

Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

Câu 1: Xin đồng chí cho biết tầm quan trọng của CSVC trong việc đổi mới PPDH ở trường THCS.

a. Là công cụ rất đắc lực

b. Mức độ vừa phải

c. Không có hiệu quả

Câu 2: Xin đồng chí cho biết hiệu trưởng trường mình đã thực hiện các biện pháp huy động các lực lượng đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học ở mức nào?


Các biện pháp của Hiệu trưởng

Mức độ thực hiện


Tốt


Khá


TB

Chưa làm

1. Tận dụng ngân sách Nhà nước và xã hội hoá giáo dục để xây dựng CSVC và mua sắm và trang bị các TBDH theo danh mục thiết bị dạy học THCS của Bộ GD&ĐT.





2. Thu thập ý kiến của giáo viên thư viện, giáo viên bộ môn về số lượng, chất lượng TBDH, từ đó có kiến nghị với cấp trên cấp phát đúng mục đích sử dụng.





3. Từ đầu năm học, Hiệu trưởng chỉ đạo việc rà soát lại TBDH có sẵn, lập ma trận các TBDH sử dụng cho từng môn, đưa vào kế hoạt động của nhà trường trong năm học.





4. Áp dụng các biện pháp để tăng cường và hoàn thiện phòng TH, TN và phòng học bộ môn theo hướng chuẩn về chất lượng và tiến tới hiện đại hoá các TBDH trong nhà trường.





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Quản lý cơ sở vật chất ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh - 13

Câu 3: Xin đồng chí cho biết hiệu trưởng trường mình đã thực hiện chức năng quản lý xây dựng CSVC và TBDH ở mức độ nào?


Các hoạt động của Hiệu trưởng

Mức độ thực hiện


Tốt


Khá


TB

Chưa làm

1. Đổi mới việc xây dựng kế hoạch quản lý xây dựng CSVC, TBDH theo hướng kết hợp một cách hiệu quả giữa yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài.





2. Đổi mới việc tổ chức thực hiện kế hoạch bằng việc phân công nhiệm vụ, nhân lực, tài chính hợp lý, cho xây dựng CSVC và mua sắm TBDH.





3. Đổi mới chỉ đạo thực hiện kế hoạch bằng việc giám sát, động viên khích lệ CBQL, GV và nhân viên hoàn thành nhiệm vụ.





4. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý CSVC, TBDH, xây dựng tiêu chí đánh giá, tổ chức đánh giá và có các quyết định điều chỉnh kịp thời.





Câu 4: Xin đồng chí cho biết hiệu trưởng trường mình đã thực hiện công tác đổi mới quản lý xây dựng CSVC và TBDH ở mức độ nào?


Các hoạt động của Hiệu trưởng

Mức độ thực hiện


Tốt


Khá


TB

Chưa làm

1. Xây dựng kế hoạch bảo quản CSVC, TBDH.





2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên (nhân viên) thiết bị thường xuyên.






3. Xây dựng và bố trí thuận tiện các phòng thực hành và phòng kho chứa TBDH.





4. Xây dựng hệ thống các văn bản, quy định về bảo quản CSVC, TBDH.





Câu 5: Xin đồng chí cho biết hiệu trưởng trường mình đã thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật việc sử dụng CSVC và TBDH ở mức độ nào?


Các hoạt động của Hiệu trưởng

Mức độ thực hiện


Tốt


Khá


TB

Chưa làm

1. Thường xuyên kiểm tra việc đăng ký sử dụng TBDH của giáo viên theo mẫu phiếu đăng ký sử dụng TBDH, xem xét tính kế hoạch, chủ động của việc đăng ký sử dụng TBDH.





2. Tăng cường kiểm tra việc quản lý của nhân viên thiết bị thí nghiệm (hệ thống hồ sơ sổ sách đăng ký sử dụng TBDH, việc lưu giữ, bảo quản của nhân viên thiết bị có khoa học, ngăn nắp và có hệ thống không).





3. Định kỳ kiểm tra việc mua sắm, trang bị, CSVC và phong trào sưu tầm, tự làm TBDH.





4. Khen thưởng, động viên đối với các cá nhân, tập thể có ý thức bảo quản, sử dụng CSVC, tự làm TBDH tốt; nhắc nhở, sử lý các cá nhân, tập thể chưa tích cực, vi phạm các qui định đề ra.





Câu 6: Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp mà tác giả đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý CSVC ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.


TT


Các biện pháp quản lý CSVC

Tính cần thiết

Tính khả thi

Rất

cần thiết


Cần thiết

Không

cần thiết


Rất khả thi


Khả thi


Không khả thi


1

Tuyên truyền, giáo dục mọi tổ chức cá nhân trong nhà trường nắm vững các yêu cầu chuẩn về CSVC của trường học, đồng thời nhận thức đúng và sâu sắc về việc khai thác, sử dụng và bảo quản CSVC hiện có tại các trường.








2

Kế hoạch hóa công tác quản lý CSVC trong các nhà trường








3

Tổ chức hệ thống bộ máy chuyên trách và có cơ chế phối hợp trong công tác quản lý CSVC trường học








4

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ phụ trách các phòng chức năng nhằm nâng cao năng lực sử dụng, bảo quản CSVC.








5

Ban hành các văn bản về định mức tiêu chuẩn, qui định, qui chế quản lý và sử dụng CSVC trong trường làm tiêu chuẩn thi đua để đánh giá cán bộ và giáo viên








6

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá rút kinh nghiệm trong việc quản lý CSVC







Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 18/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí