Chi nhánh tỉnh Hà Nam đặt quy định quản lý rủi ro thanh khoản là trọng tâm của việc thiết lập chính sách quản lý rủi ro bởi vì nhu cầu thanh khoản của các TCTD được đánh giá là cấp thiết hơn các tổ chức kinh tế vì TCTD có những cam kết thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Rủi ro thanh khoản xảy ra có khả năng ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của ngân hàng. Chính sách quản lý rủi ro thanh khoản của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam xây dựng cơ chế thống nhất về quản lý rủi ro thanh khoản, trong đó quy định rõ nhiệm vụ của Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo và các đơn vị có liên quan. Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam xây dựng quy trình quản lý rủi ro thanh khoản của bao gồm: Nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, giám sát rủi ro, đề ra biện pháp xử lý rủi ro.
Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam quy định các nguyên tắc quản lý rủi ro lãi suất nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của thay đổi lãi suất đến thu nhập thuần và giá trị kinh tế của ngân hàng. Mức độ ảnh hưởng tiêu cực sẽ được giới hạn theo khẩu vị rủi ro của ngân hàng thông qua các phương pháp đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro. Các quy định quản lý rủi ro lãi suất của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam chủ yếu nhằm mục đích giảm thiểu sự không cân xứng giữa tài sản có nhạy lãi và tài sản nợ có nhạy lãi.
Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam phân loại gian lận bao gồm gian lận từ bên trong và gian lận từ bên ngoài. Quy định quản lý rủi ro gian lận tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam bao gồm 04 nguyên tắc. Thứ nhất, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam cam kết tuân thủ những chuẩn mực đạo đức, quy định pháp luật liên quan đến rủi ro gian lận và quy định pháp luật khác liên quan. Tất cả nhân viên Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam có nghĩa vụ và trách nhiêm thực hiện cam kết này. Theo đó, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam sẽ tiến hành kỷ luật nghiêm khắc đối với bất kỳ hành vi gian lận nào phát sinh từ nội bộ có ảnh hưởng đến Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam. Thứ hai, xây dựng bộ quy tắc ứng xử, quy trình đào tạo nhân viên chặt chẽ nhằm giảm thiểu rủi ro gian lận. Thứ ba, Quy định rủi ro gian lận được xây dựng phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Thứ tư, hoạt động ngăn chăn, phòng ngừa, phát hiện và khắc phục trong chiến lược quản lý rủi ro gian lận được thực hiện ở tất cả các khâu từ vận hành đến kinh doanh, quản lý…
Thứ bảy, các quy định về giới hạn tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam quy định cụ thể các trường hợp không cấp
tín dụng, hạn chế cấp tín dụng phù hợp với quy định của NHNN là Luật các TCTD.
Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam quy định tổng hạn mức cấp tín dụng trên giá trị tài sản đảm bảo cho một khách hàng không vượt quá: 100% đối với tiền gửi Việt Nam đồng; 95% đối với tiền gửi ngoại tệ, vàng miếng, trái phiếu chính phủ có thời dạn dưới 1 năm; 85% đối với trái phiếu chính phủ có kỳ hạn từ 1 đến 5 năm. Tổng dư nợ cấp cho 01 khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam, cấp cho khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng và người có liên quan vượt quá giới hạn cấp tín dụng thì Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam cho vay hợp vốn theo quy định của NHNN và của Agribank. Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ KT - XH mà khả năng hợp vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của một khách hàng, Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam trình Tổng giám đốc xem xét, trình Hội đồng thành viên để báo cáo NHNN, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam quy định tính độc lập trong công tác thẩm định cấp tín dụng cho khách hàng và người có liên quan của khách hàng. Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam quy định nhân sự thực hiện thẩm định cấp tính dụng Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam (kể cả thẩm định tài sản đảm bảo) không được thẩm định và đề nghị cấp tín dụng cho khách hàng là người có liên quan của chính nhân sự đó.
b. Chính sách sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Tổ Chức Và Quản Lý Của Agribank Chi Nhánh Tỉnh Hà Nam
- Phân Tích Thực Trạng Quản Lý Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghi Ệp Và Phát Triển Nông Thôn Vi Ệt Nam – Chi Nhánh Tỉnh Hà Nam
- Lợi Nhuận Cho Vay Khcn Của Agribank Chi Nhánh Tỉnh Hà Nam
- Tổ Chức Thực Hiện Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân
- Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghi Ệp Và Phát Triển Nông Thôn Vi Ệt Nam - Chi Nhánh Tỉnh Hà Nam
- Quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Nam - 14
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Sản phẩm cho vay KHCN của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam được chia làm 02 nhóm:
- Nhóm sản phẩm vay vốn phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh như: cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp, cho vay hạn mức quy mô nhỏ, cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh, cho vay ưu đãi lãi suất
- Nhóm sản phẩm phi mục đích sản xuất kinh doanh như: Cho vay tín dụng tiêu dùng, cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống
Các sản phẩm cho vay KHCN của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam chủ yếu gồm:
* Cho vay tín dụng tiêu dùng
- Đối tượng cho vay: Khách hàng cá nhân
- Hạn mức vay: Tối đa 30 triệu đồng
- Thời gian vay: Tối đa 12 tháng
- Lãi suất: Theo quy định của từng kỳ
- Mục đích vay vốn: Vay tiêu dùng (mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình, chi phí học tập, khám chữa bệnh…)
- Phương thức cho vay:
+ Cho vay từng lần
+ Cho vay theo hạn mức
+ Cho vay thấu chi
* Cho vay hạn mức quy mô nhỏ
- Đối tượng cho vay: Khách hàng cá nhân, hộ gia đình
- Hạn mức vay: Tối đa 300.000.000 VND (Ba trăm triệu đồng)
- Thời gian vay: Ngắn, trung hạn (theo từng nhu cầu vốn cụ thể của khách
hàng)
- Lãi suất: Theo quy định của từng kỳ
- Mục đích vay vốn: đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng, kinh doanh...
- Phương thức cho vay:
+ Cho vay từng lần
+ Cho vay theo hạn mức quy mô nhỏ
+ Cho vay thấu chi
* Cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp
- Đối tượng cho vay: khách hàng cá nhân, pháp nhân.
- Mục đích: Cho vay vốn bằng đồng Việt Nam mua máy, thiết bị nằm trong
danh mục chủng loại máy, thiết bị sản xuất trong nước, nhập khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố và đầu tư các dự án máy, thiết bị (bao gồm cả nhà xưởng) được thẩm định theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Thời gian cho vay: ngắn/trung/dài hạn
- Mức cho vay:
+ Mức cho vay tối đa để mua các loại máy, thiết bị theo quy định theo danh mục chủng loại máy, thiết bị sản xuất trong nước, nhập khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố bằng 100% giá trị hàng hóa.
+ Đối với các khoản vay thực hiện các dự án đầu tư dây chuyền máy, thiết bị giảm tổn thất trong nông nghiệp (bao gồm cả nhà xưởng); các dự án chế tạo máy, thiết bị sản xuất nông nghiệp: mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự án
- Mức hỗ trợ lãi suất:
+ Đối với các khoản vay để mua máy, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp: Hỗ trợ 100% trong hai năm đầu, 50% trong năm thứ ba.
+ Đối với các khoản vay thực hiện các dự án đầu tư dây chuyền máy, thiết bị giảm tổn thất trong nông nghiệp (bao gồm cả nhà xưởng); các dự án chế tại máy, thiết bị sản xuất nông nghiệp: Hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
- Lãi suất: Theo quy định của Agribank trong từng thời kỳ.
- Bảo đảm tiền vay: Agribank xem xét cho vay có/không có tài sản bảo đảm.
* Cho vay phục vụ chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn
- Đối tượng: Cho vay phục vụ chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ
- Cơ chế bảo đảm tiền vay: Agribank nơi cho vay được xem xét, quyết định cho vay không có bảo đảm tài sản, có bảo đảm bằng tài sản theo quy định
- Thời hạn cho vay: Ngắn/trung/dài hạn
- Lãi suất: Theo quy định của Agribank trong từng thời kỳ.
* Cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản
- Đặc điểm: khách hàng được sử dụng vượt số tiền có trên tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn.
- Mục đích: phục vụ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng đời sống không dùng tiền mặt của khách hàng
- Hạn mức thấu chi: tối đa lên tới 100 triệu đồng.
- Thời hạn thấu chi: tối đa 12 tháng;
- Bảo đảm tiền vay: Agribank xem xét cấp hạn mức thấu chi có/không có tài sản bảo đảm.
- Lãi suất: Theo quy định của Agribank trong từng thời kỳ.
* Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống
- Đặc điểm:
+ Agribank cho vay đối với khách hàng là cá nhân để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình của cá nhân đó.
+ Đặc điểm: khách hàng được sử dụng vượt số tiền có trên tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn.
- Thời hạn cho vay: Ngắn/trung/dài hạn
- Mức cho vay: Tối đa 100% nhu cầu vốn
- Bảo đảm tiền vay: Agribank xem xét cho vay có/không có tài sản bảo đảm.
- Giải ngân: một lần hoặc nhiều lần;
- Lãi suất: Theo quy định của Agribank trong từng thời kỳ.
- Mục đích: phục vụ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng đời sống không dùng tiền mặt của khách hàng
- Hạn mức thấu chi: tối đa lên tới 100 triệu đồng.
- Thời hạn thấu chi: tối đa 12 tháng;
- Bảo đảm tiền vay: Agribank xem xét cấp hạn mức thấu chi có/không có tài sản bảo đảm.
- Lãi suất: Theo quy định của Agribank trong từng thời kỳ.
- Trả nợ gốc và lãi vốn vay: trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng hoặc định kỳ theo thỏa thuận.
* Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh
- Đặc điểm: Agribank cho vay đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn hợp pháp ngoài nhu cầu vốn phục vụ đời sống, bao gồm nhu cầu vốn của pháp nhân, cá nhân và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân vay vốn là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Mức cho vay: Tối đa 100% nhu cầu vốn.
+ Cho vay ngắn hạn: Tối đa 100% nhu cầu vốn.
+ Cho vay trung hạn: Tối đa 75% tổng nhu cầu vốn.
+ Cho vay dài hạn: Tối đa 70% tổng nhu cầu vốn.
- Lãi suất: Theo quy định của Agribank trong từng thời kỳ.
- Bảo đảm tiền vay: Agribank xem xét cho vay có/không có tài sản bảo đảm.
- Giải ngân: một lần hoặc nhiều lần;
- Trả nợ gốc và lãi vốn vay: trả nợ gốc một lần hoặc nhiều lần, trả nợ lãi hàng tháng hoặc định kỳ theo thỏa thuận.
* Cho vay qua tổ vay vốn/tổ liên kết – tổ cho vay lưu động
- Đối tượng: khách hàng cá nhân, hộ gia đình.
- Mục đích vay vốn: Hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện vay vốn để sản xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống có nhu cầu vay vốn qua Tổ vay vốn/Tổ liên kết.
- Quyền lợi của tổ viên:
+ Được hỗ trợ làm thủ tục, hồ sơ vay vốn.
+ Được tham gia học tập, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, các dịch vụ về cung ứng vật tư kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm…(nếu có).
+ Được ủy quyền cho tổ trưởng tổ vay vốn thu lãi từ tổ viên nộp cho Agribank nơi cho vay khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định.
* Cho vay ưu đãi lãi suất
- Đối tượng cho vay: khách hàng cá nhân, pháp nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn 64 huyện nghèo.
- Mục đích: đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn 64 huyện nghèo
- Mức hỗ trợ lãi suất:
+ Khách hàng vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay.
+ Khách hàng vay vốn đầu tư sản xuất, chế biến kinh doanh trên địa bản 64 huyện nghèo được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay.
- Lãi suất: Theo quy định của Agribank trong từng thời kỳ.
- Bảo đảm tiền vay: Agribank xem xét cho vay có/không có tài sản bảo đảm.
c. Chính sách cho vay khách hàng cá nhân
Quy định về phân loại khách hàng cá nhân: Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, các khoản vay khách hàng cá nhân bao gồm hai hình thức:
- Vay tiêu dùng: Là các khoản vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các cá nhân, hộ gia đình như: xây dựng, sửa chữa nhà ở, mua sắm vật dụng gia đình, mua xe cơ giới, du học, chữa bệnh,…
- Vay sản xuất kinh doanh: là các khoản vay phục vụ mục đích bổ sung vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư của cá nhân, hộ gia đình: bổ sung vốn lưu động, mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh, đầu tư kinh doanh chứng khoán,…
Thời gian vay có thể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn; phương thức cho vay có thể là cho vay từng lần, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay theo hạn mức tín dụng.
Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho Agribank nơi cho vay các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn. Tùy theo đối tượng khách hàng, loại cho vay, phương thức cho vay, bộ hồ sơ cho vay do khách hàng và ngân hàng lập như sau:
* Hồ sơ pháp lý khách hàng vay (bản sao có chứng nhận theo quy định)
- Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu;
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú (Sổ hộ khẩu, sổ đăng ký tạm trú ...);
- Văn bản ủy quyền của cá nhân vay vốn sử dụng cho mục đích chung của gia
đình;
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (trường hợp phải đăng ký);
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với Doanh nghiệp tư nhân);
- Hồ sơ thành lập tổ vay vốn, tổ liên kết (đối với trường hợp vay qua tổ);
- Hợp đồng làm dịch vụ vay vốn của doanh nghiệp hoặc hợp đồng cung ứng vật tư tiền vốn, tiêu thụ sản phâm của doanh nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân nhận khoán (đối với cá nhân vay thông qua doanh nghiệp);
- Các giấy tờ khác (nếu có).
* Hồ sơ kinh tế
- Đối với cá nhân vay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân: Báo cáo tài chính nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và/hoặc báo cáo tài chính đã kiểm toán (trường hợp khách hàng phải lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật) trước và trong thời gian vay vốn, tình hình tài chính đến ngày xin vay;
- Đối với nhu cầu vay đời sống: Báo cáo tình hình thu nhập trong thời gian vay
vốn;
- Các giấy tờ khác (nếu có).
* Hồ sơ vay vốn
- Phương án sử dụng vốn kèm các tài liệu có liên quan đến phương án, dự án
hoạt động kinh doanh (quyết định đầu tư, ý kiến về thiết kế cơ sở, báo cáo thẩm định tác động môi trường...);
- Tài liệu do Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam cung cấp chứng minh khách hàng không có nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro tại các TCTD khác;
- Các hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, các tài liệu, chứng từ liên quan đến sử dụng vốn vay (xuất trình khi giải ngân tiền vay);
- Tài liệu chứng minh nguồn trả nợ của khách hàng;
- Báo cáo thẩm định, tái thẩm định, báo cáo đề xuất giải ngân;
- Biên bản hợp hội đồng (trường hợp phải thông qua Hội đồng tín dụng);
- Tờ trình gửi ngân hàng cấp trên (trường hợp cho vay vượt quyền);
- Các loại văn bản: Phê duyệt cho vay, từ chối cho vay, thông báo nợ đến hạn, quá hạn...;
- Hợp đồng tín dụng/sổ vay vốn;
- Giấy nhận nợ (trường hợp giải ngân từ hai lần trở lên);
- Hợp đồng bảo đảm tiền vay và các giấy tờ có liên quan đến thủ tục về bảo