Lợi Nhuận Cho Vay Khcn Của Agribank Chi Nhánh Tỉnh Hà Nam


Bảng 2.7: Lợi nhuận cho vay KHCN của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam

Đơn vị tính: tỷ đồng



ĐVT

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

So sánh

2018/2017

2019/2018

+/-

%

+/-

%

Tổng lợi nhuận trước thuế

Tỷ đồng

138

158

204

20

14,49

46

29,11

Dư nợ cho vay KHCN

Tỷ đồng

2.721

3.044

3.474

683

28.9%

430

14.1%

Lợi nhuận từ cho vay KHCN

Tỷ đồng

101,4

125,3

167,7

24

23,57

42

33,84

LN cho vay KHCN/Tổng LN

%

73,48

79,30

82,21

-

-

-

-

LN cho vay

KHCN/Dư nợ cho vay KHCN


%


1,96


2,13


2,36


-


-


-


-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Nam - 10

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam)

Biểu đồ 2.6: Lợi nhuận cho vay KHCN của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam

Đơn vị tính: tỷ đồng

180

160

140

120

100

80

60

40

20

0

167.7

125.3

101.4

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019


Lợi nhuận

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam)


Thu nhập từ lãi là nguồn thu chủ đạo của NHTM. Vì vậy chỉ tiêu này rất quan trọng trong việc đặt mục tiêu định hướng của ban lãnh đạo. Tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam, lợi nhuận từ cho vay khách hàng cá nhân đạt mức khá cao, và tăng trưởng qua các năm 2017-2019. Năm 2018 lợi nhuận từ cho vay khách hàng cá nhân là 125,3 tỷ đồng tăng 23,9 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 23,57%) so với năm 2017. Năm 2019 lợi nhuận từ cho vay khách hàng cá nhân là 167,7 tỷ đồng tăng 42,4 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 33,84%) so với năm 2018.

Qua bảng trên cũng cho ta thấy, tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay cá nhân trong tổng lợi nhuận của Chi nhánh có tăng lên trong những năm gần đây. Mặt khác, con số này cũng cho thấy lợi nhuận từ cho vay KHCN ở mức cao trong tổng lợi nhuận của Chi nhánh. Năm 2017 tỷ trọng lợi nhuận từ cho vay KHCN trong tổng lợi nhuận đạt 73,48%, sang năm 2018 đạt 79,3% và năm 2019 đạt 82,21%. Điều này cho thấy nguồn vốn của Chi nhánh đầu tư vào hoạt động cho vay KHCN ngày càng có hiệu quả hơn. Qua đây ta cũng thấy được Chi nhánh đã luôn coi chú trọng phát triển mảng hoạt động nghiệp vụ tín dụng bán lẻ này.

Đồng thời cũng theo bảng 2.7, khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay KHCN cũng tăng trong 3 năm gần đây. Xem xét chi tiết cho thấy cứ 100 đồng vốn Chi nhánh cho vay cá nhân năm 2017 thu được đồng 1,96 đồng lợi nhuận trước thuế, năm 2018 tăng lên là 2,13 đồng lợi nhuận trước thuế và đến năm 2019 tiếp tục tăng lên cao là 2,36 đồng lợi nhuận trước thuế. Đây là kết quả đáng khích lệ của Ban giám đốc và toàn bộ cán bộ, nhân viên Chi nhánh trong thời gian qua.

2.2.1.5. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân


Trong số các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, Agribank được biết tới như một trong những ngân hàng có khả năng duy trì tỷ lệ nợ xấu thấp qua nhiều năm và có quản lý thu hồi nợ và lãi tốt. Đó là nhờ chính sách tín dụng chặt chẽ mang tính chất thận trọng với hệ thống công nghệ hiện đại, bộ máy quản lý nợ hoạt động khá hiệu quả.


Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN từ 2017-2019




ĐVT




So sánh

2018/2017

2019/2018

+/-

%

+/-

%

Tổng dư nợ cho vay KHCN (tỷ đồng)

Tỷ đồng


2.361


3.044


3.474


683


28,93


430


14,13

Nợ quá hạn cho vay KHCN (tỷ đồng)

Tỷ đồng

77,7

102,9

128,7

25

32,46

26

25,12

Nợ xấu cho vay KHCN (tỷ đồng)

Tỷ đồng

17,3

24,5

37,4

7,2

41,62

12,9

52,65

Tỷ lệ nợ quá hạn cho

vay KHCN (%)

%

1,50

1,75

1,81

-

-

-

-

Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN (%)

%

0,33

0,42

0,53

-

-

-

-

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam)

Biểu đồ 2.7: Nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân từ 2017-2019


129

140

103

120

78

100


80

Nợ quá hạn cho vay KHCN

60


40


20


0

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam)

Cơ cấu dư nợ KHCN được phản ánh qua 5 nhóm nợ, nợ quá hạn là nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5, nợ xấu là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Theo bảng 2.8 và biểu


2.7, nợ quá hạn KHCN của Chi nhánh qua các năm tăng lên. Năm 2017 nợ quá hạn KHCN chiếm 1,5% so với dư nợ KHCN; năm 2018 nợ quá hạn KHCN chiếm 1,75%. Đến năm 2019 tỷ lệ nợ quá hạn KHCN là 1,81% so với tổng dư nợ KHCN.

Tỷ lệ nợ quá hạn KHCN của Agribank CN Hà Nam qua 3 năm mặc dù ở mức cho phép nhưng có xu hướng tăng lên. Điều đó thể hiện chất lượng cho vay KHCN tại Chi nhánh chưa cao, vẫn tiềm ẩn rủi ro.

Biểu đồ 2.8: Nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân từ 2017-2019


37

40

35

30

25

20

15

10

5

0

25

17

Nợ xấu cho vay KHCN

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam)

Theo biểu đồ 2.8 ta thấy hoạt động cho vay KHCN vẫn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro bởi nợ xấu KHCN năm sau cao hơn năm trước trong giai đoạn 2017-2019. Năm 2017 nợ xấu KHCN là 17,3 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,33% so với tổng dư nợ KHCN; năm 2018 nợ xấu KHCN là 24,5 tỷ đồng, tăng 7,2 tỷ đồng so với năm 2016; năm 2019 nợ xấu KHCN tiếp tục tăng lên ở mức 37,4 tỷ đồng, tăng là 12,9 tỷ đồng so với năm 2018. Tỷ lệ nợ xấu KHCN năm 2019 là 0,53% có nghĩa là cứ 100 đồng dư nợ KHCN thì có 0,53 đồng nợ xấu KHCN, tức là chất lượng cho vay đối tượng KHCN của Chi nhánh duy trì ở mức vừa phải. Vậy, về mảng sản phẩm cho vay KHCN, Chi nhánh có thể ở mức rủi ro bình thường.

Nợ xấu KHCN và xử lý nợ xấu KHCN là vấn đề rất khó khăn đối với NHTM nói chung và Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam nói riêng. Nếu không có giải pháp


triệt để và hữu hiệu để giải quyết nợ xấu KHCN tại các ngân hàng thì rất khó có thể xây dựng một hệ thống ngân hàng mạnh và hiện đại trong xu thế hội nhập quốc tế.

2.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

2.2.2.1 Mô hình quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam lấy quy định về cơ cấu tổ chức, quy trình tín dụng của Agribank làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình tổ chức quản lý cho vay tại Chi nhánh; từ đó có thể thiết lập hồ sơ, quy trình xử lý hồ sơ cho phù hợp các quy định của luật pháp, đảm bảo hiêu quả, an toàn trong kinh doanh. Bộ máy quản lý cho vay được phân chia thành các phòng, bộ phận thực hiện độc lập hoặc cùng thực hiện chức năng trong từng khâu của quá trình quản lý cho vay KHCN

Mô hình quản lý cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam đang áp dụng là mô hình quản lý phân tán. Các chi nhánh loại 2, phòng giao dịch được ủy quyền thực hiện gẩn như toàn bộ các khâu trong các quy trình cho vay KHCN như: Tìm kiếm khách hàng, thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, giải ngân, giám sát thu hồi nợ.

Nhiệm vụ quản lý KHCN tại Chi nhánh loại 1 được thể hiện thông qua: Theo dõi, kiểm soát hoạt động cho vay của chi nhánh hạng 2, phòng giao dịch đảm bảo đúng định hướng, quy trình, quy định. Thẩm định lại đối với các khoản vay vượt mức cho vay đã cấp cho các chi nhánh.

Có thể nói, mô hình quản lý phân tán trao nhiều quyền cho các chi nhánh, phòng giao dịch trong quá trình quản lý cho vay KHCN. Tuy có nhược điểm là kiểm soát hoạt động cho vay còn nhiều hạn chế, rủi ro tín dụng cao nhưng lại phù hợp với tình hình quản lý KHCN của Agribank: địa bàn hoạt động rộng, số lượng khách hàng cá nhân lớn.

2.2.2.2 Hoạch định chính sách cho vay khách hàng cá nhân

a. Khung chính sách cho vay

Thứ nhất, quy định trường hợp không được cho vay, hạn chế cho vay

Định hướng chính sách tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam quy định rõ các trường hợp không được cho vay, hạn chế cho vay theo quy định của luật


các TCTD. Bên cạnh đó, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam quy định một số trường hợp hạn chế cho vay căn cứ vào các yếu tố: độ tuổi, nơi cư ngụ và sản xuất kinh doanh, lịch sử tín dụng, nghề nghiệp, tình hình tài chính, thời gian làm việc, gia cảnh, điều kiện sinh sống, năng lực hành vi, quan hệ xã hội, địa vị xã hội, thái độ hợp tác với Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam ...

Khách hàng cá nhân được vay vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam là: Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 18 tuổi trở lên:

- Cá nhân vay vốn sử dụng vào mục đích của cá nhân:

- Cá nhân vay vốn sử dụng vào mục đích chung của gia đình;

- Cá nhân vay vốn là chủ hộ kinh doanh vay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh (hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh);

- Cá nhân vay vốn là chủ doanh nghiệp tư nhân vay vốn phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân;

- Cá nhân vay vốn sử dụng vào mục đích chung của tổ chức không có tư cách pháp nhân.

Thứ hai, điều kiện cho vay

Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định.

- Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp, không thuộc đối tượng không được cho vay theo quy định của pháp luật, NHNN và Agribank.

- Có phương án sử dụng vốn khả thi.

- Có khả năng tài chính để trả nợ thể hiện qua các tiêu chí cơ bản sau:

+ Kinh doanh có hiệu quả, năm trước liền kề có lãi (đối với khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu kinh doanh); có nguồn thu nhập ổn định, hợp pháp để trả nợ (đối với cho vay phục vụ nhu cầu đời sống);

+ Không có nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro ở Agribank và các TCTD khác tại thời điểm thẩm định cho vay;


+ Có vốn đối ứng tham gia vào phương án, dự án kinh doanh; nhu cầu vốn phục vụ đời sống theo quy định của Agribank;

+ Có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.

Thứ ba, quy định mức cho vay

Căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, giới hạn tín dụng theo quy định pháp luật, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam đưa ra một số quy định chung như:

- Cho vay ngắn hạn thực hiện phương án kinh doanh, đáp ứng nhu cầu đời sống (bao gồm cả ngắn hạn, trung, dài hạn): Do Agribank nơi cho vay quyết định.

- Cho vay trung hạn, dài hạn thực hiện dự án kinh doanh:

+ Đối với cho vay trung hạn: Mức cho vay tối đa 80% tổng nhu cầu vốn, số còn lại là vốn đối ứng của khách hàng.

+ Đối với cho vay dài hạn: Mức cho vay tối đa 70% tổng nhu cầu vốn, số còn lại là vốn đổi ứng của khách hàng.

+ Khách hàng vay vốn để thực hiện các phương án, dự án mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định khách hàng phải có vốn đối ứng tham gia vào phương án, dự án cao hơn mức quy định nêu tại khoản này thì phải thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ tư, Thời hạn thẩm định và phê duyệt cho vay

Thời hạn thẩm định và cho vay tối đa kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:

- Tại Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam - nơi cho vay:

+ Cho vay ngắn hạn: Tối đa 5 (năm) ngày làm việc;

+ Cho vay trung hạn: Tối đa 10 (mười) ngày làm việc;

+ Cho vay dài hạn: Tối đa 15 (mười lăm) ngày làm việc.

- Tại nơi phê duyệt vượt thẩm quyền:

+ Cho vay ngắn hạn: Tối đa 10 (mười) ngày làm việc;

+ Cho vay trung hạn, dài hạn: Tối đa 15 (mười lăm) ngày làm việc.

- Các khoản cho vay thông qua Hội đồng tín dụng được cộng thêm tối đa 5 (năm) ngày làm việc.


- Thời gian thẩm định, phê duyệt cho vay được niêm yết công khai tại Agribank nơi cho vay.

- Trường hợp không cho vay, Agribank nơi cho vay thông báo cho khách hàng lý do khi khách hàng có yêu cầu.

Thứ năm, quy định thời hạn cho vay

Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam quy định thời hạn cho vay KHCN căn cứ vào mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Với mục đích mua nhà để ở, mua nhà làm địa điểm sản xuất kinh doanh thì thời hạn vay tối đa 15 năm; Mục đích vay vốn xây dựng nhà, mua bất động sản là đất nền thời hạn vay tối đa 10 năm; Mục đích mua sắm, tiêu dùng cá nhân thời hạn vay tối đa 07 năm; mục đích mua sắm máy móc trang thiết bị, bổ sung vốn kinh doanh thời hạn vay tối đa 07 năm… Ngoài ra, đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam quy định thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.

Thứ sáu, quy định về quản lý rủi ro

Các quy định chính về quản lý rủi ro được Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam xây dựng bao gồm: Quản lý rủi ro thị trường, quản lý rủi ro thanh khoản, quản lý rủi ro lãi suất, quản lý rủi ro gian lận. Nhìn chung yêu cầu quy định quản lý rủi ro phải nhất quán với chiến lược kinh doanh của Agribank.

Đối với hoạt động cho vay KHCN, quản lý rủi ro thị trường là kiểm soát tổn thất trừ các trạng thái hoặc giao dịch kinh doanh nội và ngoại bảng trong danh mục kinh doanh do sự thay đổi bất lợi về giá, tỷ giá hoặc lãi suất thị trường trong phạm vi khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Phòng khách hàng KHCN chịu trách nhiệm đảm bảo việc quản lý rủi ro thị trường nhất quán với các chiến lược kinh doanh và các mục tiêu quản lý rủi ro khác của ngân hàng.

Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Nam quy định rủi ro thanh khoản KHCN là rủi ro dẫn đến khả năng ngăn ngân hàng không thể thực hiện được hoặc thực hiện với chi phí cao các nghĩa vụ tài chính đối với KHCN bằng bất kỳ đồng tiền nào. Agribank

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 17/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí