Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án Và Định Hướng Nghiên Cứu Của Luận Án;


4.2. Phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể

Các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể được sử dụng như: Thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, phương pháp quy nạp, diễn dịch.

Phương pháp thống kê: Sử dụng để xử lý tập hơp các số liệu thực tế từ các nguồn khác nhau để đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở Quân chủng Phòng không - Không quân giai đoạn 2015 - 2020.

Phương pháp so sánh: Sử dụng để so sánh các số liệu chi NSNN cho đầu tư XDCB ở Quân chủng PK-KQ giữa các năm trong giai đoạn 2015 - 2020.

Phương pháp hệ thống hóa: Sử dụng để nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB; kế thừa chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã được công bố.

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng để nghiên cứu lý luận chung trong chương 1. Phương pháp phân tích, tổng hợp kết hợp sử dụng bảng, biểu và tính toán từ các dữ liệu thu thập được để phân tích thực trạng, đánh giá kết quả đạt được của vấn đề nghiên cứu trong chương 2. Ngoài ra, phương pháp này còn được sử dụng để đề xuất giải pháp, kiến nghị trong chương 4 của luận án.

Phương pháp quy nạp, diễn dịch: Sử dụng để phân tích thực trạng quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở Quân chủng Phòng không - Không quân theo năm nội dung quản lý cụ thể để rút ra nhận xét về kết quả thực hiện. Bên cạnh đó tìm ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạn hạn chế. Trên cơ sở những kết luận được rút ra từ phương pháp quy nạp, tác giả đề xuât các giải pháp, kiến nghị tài chính để hoàn thiện quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở Quân chủng Phòng không - Không quân.

5. Những đóng góp mới của luận án

5.1. Về mặt lý luận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Luận án đã luận giải làm rõ các vấn đề lý luận đầu tư xây dựng cơ bản, chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB. Đặc biệt luận án cũng đã chỉ rõ nét đặc thù trong quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản ở quân đội nói chung, ở Quân chủng Phòng không - Không quân nói riêng và tác động của nó đến công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản. NCS đã nghiên cứu xây dựng bổ sung các tiêu chí đo


Quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân - 3

lường kết quả quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản theo các khâu của chu trình quản lý chi NSNN. Từ đó xây dựng được khung lý thuyết, dựa vào đó để đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở Quân chủng Phòng không - Không quân.

5.2. Về mặt thực tiễn

Luận án đã phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân giai đoạn 2015 - 2020, đã chỉ rõ những hạn chế, nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản lý. Đồng thời, Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Hải quân và Bộ Công an, rút ra được sáu bài học kinh nghiệm thực tiễn có thể tham khảo vận dụng để hoàn thiện quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở Quân chủng Phòng không - Không quân. Luận án đã đề xuất những quan điểm, định hướng và các giải pháp, kiến nghị có căn cứ khoa học, mang tính khả thi để hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở Quân chủng Phòng không - Không quân. Những giải pháp, kiến nghị này là tài liệu tham khảo hữu ích cho cán bộ quản lý Quân chủng Phòng không - Không quân nói riêng, Bộ Quốc phòng nói chung trong quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản phù hợp với yêu cầu phát triển của quân đội.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án của tác giả đã công bố và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 04 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và định hướng nghiên cứu của luận án;

Chương 2: Lý luận cơ bản về quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội;

Chương 3: Thực trạng quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân;

Chương 4: Hoàn thiện quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân.


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản

(1) Đặng Đức Anh (2013), luận án tiến sĩ kinh kế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, nghiên cứu “Đánh giá thực trạng phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam”,

[1] đã nêu khái quát về tình hình phân cấp NSNN, những kết quả đạt được, những tồn tại/hạn chế và đưa ra phương hướng hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam.“Thực trạng và giải pháp”. Nội dung của luận án bàn về bản chất và nội dung của phân cấp ngân sách, các mô hình quản lý ngân sách, các nguyên tắc, tiêu chí và mức độ phân cấp ngân sách, những lợi ích và rủi ro trong quá trình phân cấp ngân sách, kinh nghiệm phân cấp quản lý ngân sách đối với chính quyền địa phương (ĐP); đánh giá về phân cấp ngân sách đối với chính quyền ĐP trên các nội dung về thu chi ngân sách, quy trình ngân sách, đinh mức phân bổ và chỉ tiêu ngân sách và các định hướng, mức độ, nguyên tắc và giải pháp tăng cường phân cấp ngân sách đối với các địa phương. Đây là công trình nghiên cứu quan trọng cho thấy cái nhìn tổng quan phân cấp ngân sách nói chung và đầu tư XDCB nói riêng.

(2) Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Ngọc Hải (2020) với đề tài “Phân bổ và cấp phát sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Tỉnh Lai Châu” [58], Đại học Thương mại, Hà Nội, đã phân tích thực trạng phân bổ và cấp phát sử dụng vốn NSNN cho DAĐT XDCB của tỉnh Lai Châu theo nội dung quản lý, tiêu chí đánh giá, chỉ ra ba kết quả đạt được, bốn hạn chế trong hoạt động phân bổ và cấp phát sử dụng vốn NSNN của tỉnh. Trong đó, “chưa xác định được thứ tự ưu tiên trong hệ thống mục tiêu kế hoạch” dẫn đến công tác xây dựng và điều chỉnh kế hoạch VĐT XDCB còn chậm là một hạn chế, vướng mắc cơ bản mà tỉnh Lai Châu cần tập trung, giải quyết trong thời gian tới. Từ kết quả nghiên cứu định lượng, luận án cho thấy có


sáu yếu tố tác động đến hoạt động phân bổ và cấp phát sử dụng vốn NSNN cho DAĐT XDCB tại tỉnh Lai Châu và sắp xếp thứ tự các yếu tố theo mức độ tác động từ cao đến thấp đó là: hệ thống pháp luật, môi trường bên ngoài, nguồn vốn thực hiện DA, tính tuân thủ quy định pháp luật, năng lực bộ máy QLNN và năng lực các bên tham gia DA. Từ đó tác giả đề xuất năm nhóm giải pháp đối với tỉnh Lai Châu và bốn kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, bộ ngành liên quan. Trong đó một số giải pháp trọng tâm đó là: Hoàn thiện cơ chế chính sách thuộc thẩm quyền của tỉnh chặt chẽ, phù hợp thực tế; nâng cao khả năng tự cân đối NSĐP và nâng cao năng lực của các cơ quan QLNN địa phương.

(3) Luận án tiến sỹ kinh tế với đề tài “Hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn ngân sách của Thành phố Hà Nội đến năm 2020”, Nguyễn Thị Thanh (2017), Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội [80]. Luận án đã tập trung nghiên cứu và luận giải về cơ sở lý luận của phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn NSNN, cụ thể: luận án đã chỉ ra được nội dung phân cấp quản lý đầu tư XDCB nguồn vốn ngân sách, bao gồm: phân cấp trong công tác quy hoạch; phân cấp trong công tác lập kế hoạch đầu tư XDCB; phân cấp trong công tác phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB; phân cấp trong chuẩn bị đầu tư, phê duyệt, thẩm định và quyết định đầu tư dự án; phân cấp trong công tác quyết toán, theo dõi, kiểm tra, giám sát công trình đầu tư. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về phân cấp quản lý đầu tư xây dựng sử dụng nguồn NSNN, tác giả đã chỉ ra rằng khung phân cấp quản lý NS của Nhà nước cũng như thể chế pháp lý hay các văn bản quy phạm pháp luật về phân cấp đầu tư đã chi phối đến các quyết định đầu tư, dự toán thu chi và phân bổ NS từ đó tác động mạnh mẽ đến công tác phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn NSNN; thêm vào đó, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước cũng như sự minh bạch của CQĐP cũng tác động lớn đến những chủ trương đầu tư của địa phương, và do đó cũng ảnh hưởng đến công tác phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn NSNN. Từ đó, tác giả đã đề ra 4 nhóm giải pháp chính: (1) Hoàn thiện khung phân cấp quản lý đầu tư XDCB trong tổng thể phân cấp quản lý NSNN; (2) Tăng cường phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và điều hòa NSNN; (3) Tăng cường phân cấp trong quy trình NS và (4) Tăng cường công tác cán bộ, trách nhiệm giải trình và phối hợp. Bên cạnh đó, luận án


cũng đề xuất thêm nhóm giải pháp nhằm tiến tới minh bạch hóa quá trình phân cấp, thực hiện phù hợp với chích sách phát triển của thành phố cũng như nâng cao năng lực của chính quyền địa phương.

(4) Nghiên cứu luận án tiến sĩ của Đào Phan Cẩm Tú (2014), Học viện Tài chính, Hà Nội, với đề tài: “Hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập ở Việt Nam” [84]. Luận án khẳng định tính ưu việt của phương thức lập và phân bổ tài chính đầu tư cơ sở vật chất giáo dục phổ thông công lập theo nhiệm vụ, kết quả đầu ra gắn với kết quả công việc. Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá thực trạng tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012, tác giả gợi ý một hệ thống bốn nhóm giải pháp, gồm: Hoàn thiện thể chế phân bổ, sử dụng các nguồn tài chính; cơ cấu lại các khoản tài chính để đầu tư cho giáo dục phổ thông công lập trên cơ sở xây dựng tiêu chí xác định các ưu tiên đầu tư; nâng cao năng lực bộ máy quản lý tài chính ĐTXD cho giáo dục phổ thông công lập; công khai minh bạch tài chính gắn với trách nhiệm từng ví trí việc làm cụ thể.

(5) Nghiên cứu của Nguyễn Huy Chí (2016) với đề tài “Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ quản lý công, Học viện hành chính quốc gia [5] đã chỉ ra rằng việc phân cấp đồng loạt và đại trà, phân bổ ngân sách không ràng buộc trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách với đơn vị cấp vốn là nguyên nhân dẫn đến việc lập và phân bổ kế hoạch ngân sách cho đầu tư xây dựng dài trải. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp về đổi mới nhận thức về chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, hoàn thiện khung pháp lý và đổi mới công tác lập kế hoạch chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó xây dựng phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, xóa bỏ triệt để cơ chế xin cho trong phân bổ dự toán chi ngân sách. Đồng quan điểm, Trịnh Thị Thúy Hồng (2012) đã khái quát lý luận về đầu tư xây dựng cơ bản, từ đó nhấn mạnh chi và quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản là cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Nội dung quản lý chi được tiếp cận theo chu trình ngân sách nhà nước, trong đó tác giả đã so sánh các phương thức lập dự toán chi ngân sách nhà nước khác nhau, từ đó khẳng


định phương thức lập dự toán theo kết quả đầu ra là có nhiều ưu điểm và là xu hướng tất yếu được áp dụng trong quản lý chi NSNN nói chung và chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng.

1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản

(6) Trong nghiên cứu của mình, Nguyễn văn Thập (2019) Luận án tiến sĩ kinh tế “Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt Nam” [82] đã chỉ ra rằng việc qui hoạch chưa đầy đủ, gây khó khăn trong việc xác định dự án đầu tư, một số dự án chưa bám sát qui hoạch được duyệt hoặc các qui hoạch chưa được điều chỉnh kịp thời dẫn đến việc lập kế hoạch đầu tư còn dàn trải, chưa tập trung đồng bộ, gây giảm hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Từ đó tác giả đề xuất nhóm giải pháp về hoàn thiện xây dựng quy hoạch, gồm: (i) tập trung tuyên truyền trong lãnh đạo và cán bộ làm công tác quản lý đầu tư XDCB trong ngành công an nắm rõ các quy định của Luật quy hoạch, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về công tác quy hoạch, đặc biệt là về quy hoạch sử dụng đất an ninh; (ii) tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị công an cơ sở về nghiệp vụ quy hoạch đầu tư, về công tác đo đạc, thống kê, báo cáo theo các nội dung quy định của Nhà nước và của ngành công an; (iii) bổ sung các cán bộ được đào tạo chuyên ngành về kiến trúc, xây dựng cho các đơn vị quản lý và các đơn vị cơ sở để đảm bảo thực hiện tốt từ khâu ra đề bài, lập, báo cáo, thẩm định các quy hoạch cơ sở công an các cấp nhằm nâng cao chất lượng công tác quy hoạch trong CAND; (iv) kịp thời theo dõi, hướng dẫn để điều chỉnh kịp thời các quy hoạch khi có sự thay đổi về quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh hoặc có sự thay đổi về tổ chức của các đơn vị trong CAND; (v) tập trung thực hiện nghiêm quy hoạch được phê duyệt. Tác giả cũng đề xuất nhóm giải pháp về hoàn thiện xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn, gồm: (i) chuyển từ tập trung lập kế hoạch và phân bổ kế hoạch vốn hàng năm sang lập kế hoạch trung hạn đầu tư XDCB; (ii) kết hợp đồng bộ giữa lập kế hoạch trung hạn và kế hoạch hằng năm; (iii) đổi mới cơ quan chủ trì trong việc lập kế hoạch đầu tư đầu tư XDCB hàng năm nhằm đảm bảo sự đồng bộ giữa cơ quan kế hoạch và cơ quan tài chính qua đó tạo điều kiện theo dõi chính xác tình hình giải ngân, tình hình quyết toán để điều chỉnh hoặc bố trí kế hoạch kịp


thời giải quyết được các vướng mắc; (iv) tăng cường phối hợp giữa cơ quan chủ quản đầu tư với chủ đầu tư trong lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản; (v) thống nhất các tiêu chí ưu tiên bố trí kế hoạch đầu tư XDCB để đảm bảo việc quản lý đầu tư hiệu quả, mimh bạch; (vi) đổi mới khâu điều chỉnh kế hoạch đầu tư XDCB theo hướng chỉ tập trung rà soát và ra quyết định điều chỉnh đối với những dự án phải điều chỉnh kế hoạch đầu tư XDCB.

(7) Luận án Tiến sỹ kinh tế,“Quản lý chi Ngân sách Nhà nuớc trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định”, Trịnh Thị Thúy Hồng (2012), Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội [63]. Luận án đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB, đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định. Luận án đã chỉ ra rằng công tác quy hoạch, chủ trương đầu tư còn bị xem nhẹ, nên có nhiều công trình đầu tư XDCB xây xong nhưng không được sử dụng hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư từ NSNN. Kế hoạch hóa vốn đầu tư vẫn còn xảy ra tình trạng bố trí giàn trải, chưa đạt yêu cầu trọng tâm, trọng điểm trong quản lý hoạt động đầu tư, chưa phù hợp về mặt thời gian đã ảnh hưởng tới hiệu quả chung vốn đầu tư bằng NSNN, làm chậm tiến độ triển khai thực hiện dự án. Từ đó tác giả cho rằng việc lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản phải căn cứ vào điều kiện, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên, kinh tế, xã hội, văn hóa nhằm xác định những lợi thế so sánh, thế mạnh của địa phương trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, kết quả đánh giá khách quan, khoa học và chính xác đối với thực trạng đầu tư XDCB, tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn trước trong đó phải xác định được những vấn đề còn tồn tại cũng như những nguy cơ, thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội đặt ra cần phải tập trung giải quyết: về cơ cấu kinh tế, về chất lượng tăng trưởng, tốc độ gia tăng dân số, nhu cầu đầu tư, nguồn vốn huy động, giải quyết việc làm. Đối với công tác quy hoạch xây dựng cần phải đi trước một bước, tránh trùng chéo, chắp vá, hiệu quả đầu tư thấp, bao gồm: quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, quy hoạch chi tiết, quy hoạch xây dựng chuyên ngành; Tập trung nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng theo hướng chỉ lập, bố trí vốn cho các dự án nằm trong quy hoạch xây dựng được phê duyệt,


đủ điều kiện triển khai thực hiện thi công xây lắp, đồng thời việc bố trí vốn phải sát với tiến độ dự án tránh tình trạng bố trí vốn xa rời mục tiêu dự án, tránh tình trạng tạo ra khối lượng dở dang, chậm đưa công trình vào sử dụng, ứ đọng vốn chậm phát huy được hiệu quả.

1.1.3. Nghiên cứu liên quan tổ chức thực hiện dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản

(8) Nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn (2010) trong bài viết “Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam”, “Kiểm toán đầu tư công” [85]. đã chỉ ra rằng chất lượng khâu khảo sát thiết kế chưa tốt, không đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, thiết kế chưa chính xác, thiếu chi tiết, không đồng bộ; thiết kế, dự toán được duyệt còn tính trùng, thừa khối lượng; Do đó, trong quá trình thực hiện phải thiết kế bổ sung hoặc thiết kế, nên thời gian thi công bị kéo dài, phát sinh chi phí. Hiện nay, mời thầu một số dự án không chính xác, tính thừa so với thiết kế. Xét thầu, tư vấn chấm thầu chỉ xem xét đến giá dự thầu để lựa chọn trúng thầu mà chưa quan tâm nhiều đến việc phát hiện, làm rõ để điều chỉnh, loại bỏ chi phí thừa của hồ sơ trúng thầu; đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu chưa đúng qui định gây khó khăn cho quản lý.

(9) Nguyễn Thủy Lan (2016), Luận án tiến sĩ kinh tế “Đổi mới quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước tại các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Chính phủ”, Viện Khoa học xã hội, Hà Nội [67] đã chỉ ra rằng trong tổ chức thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư còn dài, một số công đoạn chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng công tác đấu thầu một số dự án chưa tốt, hoạt động đấu thầu hiệu quả còn thấp, tỷ lệ tiết kiệm chưa cao, không ít nhà thầu được lựa chọn qua đấu thầu nhưng năng lực tài chính kém, thi công cầm chừng; số khác phải thuê thầu phụ nhưng chủ đầu tư chưa kiểm soát tốt nên khi nhà thầu phụ kém năng lực làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản, gồm: (i) tăng cường phản biện từ các đơn vị sử dụng, rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư, nâng cao chất lượng công tác thiết kế, thẩm định; (ii) Tăng cường hoạt động đấu thầu, khép chặt hành lang pháp lý đối với phát sinh tăng, từng bước thực hiện hình thức đấu thầu qua mạng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023