Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Nguồn Ngân Sách Nhà Nước Trong Quân Đội


trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB ở Quân chủng.

- Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu đề xuất các giải pháp, kiến nghị có căn cứ khoa học mang tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB ở Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng Việt Nam.

1.2.2.2. Câu hỏi nghiên cứu của luận án

Thực hiện các định hướng nghiên cứu đã nêu cần trả lời được những câu hỏi nghiên cứu cơ bản sau:

- Những nét đặc thù trong đầu tư XDCB, chi NSNN cho đầu tư XDCB và quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB trong quân đội là gì?

- Nội dung, nguyên tắc cơ bản trong quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội là gì?

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội?

- Tiêu chí nào đánh giá kết quả quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội?

- Những kinh nghiệm về quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng ở bản cần được nghiên cứu áp dụng ở Quân chủng Phòng không - Không quân?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

- Thực tiễn quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân giai đoạn 2015-2020 có những hạn chế gì, nguyên nhân?

- Cần có những giải pháp, kiến nghị gì để hoàn thiện quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân?

Quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân - 5


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 luận án, tác giả đã nghiên cứu khảo sát đề cập đến 16 công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố ở trong nước có liên quan đến đề tài “Quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB ở Quân chủng Phòng không

- Không quân”. Trong đó trong đó tác giả đã tiép cận kết của nghiên cứu của các công trình khoa học trên theo chu trình ngân sách gồm 05 nội dung: (i) phân cấp quản lý; (ii) lập dự toán; (iii) tổ chức thực hiện dự toán; (iv) quyết toán; (v) kiểm tra, kiểm soát chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản. Từ đó, NCS đã đánh giá chung về nội dung, kết quả các công trình nghiên cứu liên quan, chỉ ra được những vấn đề đã được nghiên cứu về lý thuyết, thực tiễn cần được kế thừa vận dụng trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận án “Quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB ở Quân chủng Phòng không - Không quân” của tác giả. Trong chương này đã luận giải nêu rõ luận án mà nghiên cứu sinh dự kiến thực hiện không có tính trùng lắp với các công trình nghiên cứu đã thực hiện trước đây cả về phạm vi, không gian, thời gian nghiên cứu. Đồng thời chương 1 của luận án đã chỉ rõ những định hướng nghiên cứu lớn về lý thuyết, thực tiễn và đề xuất kiến nghị thuộc nội dung đề tài luận án mà nghiên cứu sinh sẽ phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu giải quyết cùng với 7 câu hỏi nghiên cứu cụ thể đã được đặt ra cần được giải đáp thỏa đáng trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận án. Đồng thời, tác giả cũng trình bày khung phân tích của luận án trong đó trình bày kết cấu của Luận án gồm chương, phương pháp nghiên cứu, nội dung chính và kết quả cần đạt được của từng chương.


Chương 2

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRONG QUÂN ĐỘI

2.1. ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG QUÂN ĐỘI

2.1.1. Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trong quân đội

Đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận của đầu tư phát triển, là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định trong nền kinh tế. Do vậy, đầu tư xây dựng cơ bản là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế nói chung và của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố định đưa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhằm thu được lợi ích với nhiều hình thức khác nhau. Đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân được thực hiện thông qua nhiều hình thức xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa hay khôi phục tài sản cố định cho nền kinh tế.

Xuất phát từ tầm quan trọng của đầu tư xây dựng cơ bản, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này và luận giải các khái niệm về đầu tư xây dựng cơ bản theo cách tiếp cận khác nhau, trong đó cách tiếp cận của Luận án tiến sĩ kinh tế với đề tài “Hoàn thiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam” của tác Nguyễn Thị Bình (2012), Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội [3] cho rằng “Đầu tư XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung, đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân thông qua các hình thức xây dựng mới, xây dựng mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hóa hay khôi phục các tài sản cố định”.

Trong khi đó, tiếp cận dưới góc độ xây dựng cơ bản trong lực lượng vũ trang, tác giả Nguyễn Văn Thập (2019) với đề tài “Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước trong ngành công an Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội [82] đã đưa ra khái niệm “Đầu tư


XDCB bằng vốn NSNN trong ngành công an là quá trình Nhà nước bỏ vốn từ ngân sách để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tạo ra tài sản cố định, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo hoạt động và phát triển của ngành công an”.

Mặc dù các khái niệm trên có cách tiếp cận và diễn giải khác nhau nhưng cùng thống nhất khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước là việc sử dụng ngân sách nhà nước để đầu tư vào các chương trình dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Do đó, xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của quân đội, tác giả cho rằng “Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trong quân đội là việc chi tiêu ngân sách nhà nước đầu tư vào các chương trình dự án xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.

2.1.2. Đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội

Đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội là khoản đầu tư mang nhiều tính đặc thù, mục tiêu đầu tư xây dựng cơ bản không vì lợi nhuận, vừa phải đảm bảo việc chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, vừa đảm bảo bí mật nhà nước, vừa đảm bảo tính cấp bách, kịp thời của các công trình xây dựng cơ bản phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Một số công trình xây dựng cơ bản trong quân đội có tính đặc thù về thiết kế, kỹ thuật, xuất xứ, chủng loại vật liệu đặc biệt, thi công trong điều kiện đặc biệt để phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, được thiết kế, xây dựng không vì mục đích phát triển kinh tế-xã hội mà vì nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng như hệ thống công trình chiến đấu, công trình huấn luyện, công trình đảm bảo kỹ thuật, hạ tầng sân bay quân sự, trường bắn, thao trường huấn luyện...nên khó tính toán định mức về vật liệu, khối lượng.

Sản phẩm đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội mang tính đơn chiếc, không theo một dây chuyền sản xuất hàng loạt, mà có tính cá biệt. Đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội thường được tiến hành ngoài trời nên luôn chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết và lực lượng thi công xây dựng công trình thường xuyên phải di chuyển theo nơi phát sinh nhu cầu đầu tư xây dựng công trình.

Công trình xây dựng cơ bản trong quân đội nhiều công trình có yếu tố bí mật, cấp bách, được triển khai trong điều kiện có chiến tranh hoặc có tình huống cấp bách bảo vệ Tổ quốc được xây dựng bằng mọi giá, không tính đến chi phí; một số


công trình chiến đấu, phòng thủ có quy mô lớn, thời gian dài, được quản lý bằng các văn bản riêng so với các công trình phổ thông, lưỡng dụng đòi hỏi các cơ quan tham mưu phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, có kế hoạch cụ thể, chi tiết để triển khai thực hiện, đảm bảo đồng bộ giữa nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước.

2.1.3. Các giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội

Trình tự thực hiện đầu tư bao gồm ba giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án, giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn đưa vào khai thác, sử dụng, trong đó giai đoạn trước là cơ sở thực hiện giai đoạn sau [75]. Tuy nhiên, tùy tính chất và quy mô của dự án mà người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định việc thực hiện theo tuần tự hoặc có thể rút ngắn lại như: ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đối với những dự án vừa và nhỏ thì có thể không cần bước nghiên cứu cơ hội đầu tư và bước nghiên cứu tiền khả thi mà xây dựng luôn dự án khả thi, thậm chí chỉ cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với những dự án có thiết kế mẫu.

Giai đoạn I

Chuẩn bị đầu tư

Nghiên cứu cơ hội đầu tư

Nghiên cứu tiền khả thi

Nghiên cứu khả thi

Thẩm định và phê duyệt dự án

Giai đoạn II Thực hiện đầu tư

Thiết kế, lập tổng dự toán, dự toán

Ký kết hợp đồng, xây dựng, thiết bị

Thi công xây lắp công trình

Chạy thử nghiệm thu và quyết

Giai đoạn III

Đưa vào khai thác, sử dụng

Sơ đồ 2.1: Các giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội


Giai đoạn I: Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm: Khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi để phê duyệt/quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án:

- Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư

- Tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trường để xác định nhu cầu tiêu thụ; tìm nguồn cung ứng thiết bi, vật tư cho sản xuất, xem xét khả năng về chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản và lựa chọn hình thức đầu tư.

- Tìm kiếm, phát hiện khu đất để lập phương án đầu tư

- Lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất

- Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình

- Thẩm duyệt thiết kế PCCC

- Thẩm định dự án và thiết kế cơ sở

- Điều chỉnh Dự án

- Cam kết bảo vệ môi trường

Giai đoạn II. Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; vận hành, chạy thử; nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng; bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác:

- Giao đất/ thuê đất

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng

- Lập Ban quản lý dự án

- Khảo sát xây dựng

- Thiết kế xây dựng công trình


- Trình tự thực hiện thiết kế xây dựng công trình:

- Giấy phép xây dựng

- Thi công xây dựng công trình:

- Thông báo khởi công xây dựng (chủ đầu tư)

- Thực hiện thi công xây dựng công trình:

- Kiểm tra chất lượng công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước khi nghiệm thu hoàn thành để đưa công trình vào sử dụng

- Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án

Đối với giai đoạn này vấn đề quản lý thời gian, chất lượng công trình, chi phí công trình là quan trọng nhất, vì việc tổ chức quản lý tốt trong từng khâu sẽ giúp tránh được thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB.

Giai đoạn III: Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, quyết toán dự án hoàn thành, xác nhận hoàn thành công trình, bảo hành công trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác:

- Bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử

- Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình

- Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. Tất toán dự án theo QĐ phê duyệt. Báo cáo kết thúc thực hiện dự án với cấp trên và Kho bạc giao dịch để đóng tài khoản giao dịch của dự án.

- Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn)

- Cấp giấy phép hoạt động/ Mở ngành/ Cho phép hoạt động/ Chứng nhận đủ điều kiện (Dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện)

- Chứng nhận quyền sở hữu công trình/ sở hữu nhà ở

- Bảo hiểm, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng

Thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên về trình tự là cơ sở để khắc phục những khó khăn, tồn tại do những đặc điểm của hoạt động đầu tư XDCB gây ra. Vì vậy, những quy định về trình tự đầu tư xây dựng cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng công trình, chi phí xây dựng công trình trong quá trình thi công xây dựng, tác động của công trình sau khi hoàn thành xây dựng đưa vào


sử dụng đối nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và phát triển kinh tế-xã hội tại địa bàn đóng quân.

2.2. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRONG QUÂN ĐỘI

2.2.1. Khái niệm, đặc điểm chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội

2.2.1.1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội

Ngân sách nhà nước đóng vai trò đặc biệt trong việc ổn định, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và quốc phòng an ninh. Chi ngân sách nhà nước bao gồm chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi dự trữ và các khoản chi khác, trong đó chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản là một khoản chi lớn của của ngân sách nhà nước, chi đầu tư xây dựng là một bộ phận của chi đầu tư phát triển, có tỷ trọng lớn, tính chất quan trọng vì vậy đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu.

Tác giả Nguyễn Thị Bạch Nguyệt (2012) trong Giáo trình lập dự án đầu tư, Nxb Kinh tế Quốc dân, Hà Nội [69] cho rằng “Chi NSNN cho đầu tư XDCB là khoản chi tài chính nhà nước được đầu tư cho các công trình thuộc kết cấu hạ tầng (cầu cống, bến cảng, sân bay, hệ thống thuỷ lợi, năng lượng, viễn thông…) các công trình kinh tế có tính chất chiến lược, các công trình và dự án phát triển văn hóa xã hội trọng điểm, phúc lợi công cộng nhằm hình thành thế cân đối cho nền kinh tế, tạo ra tiền đề kích thích qúa trình vận động vốn của doanh nghiệp và tư nhân nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân”.

Với cách tiếp cận chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trong một địa phương, tác giả Trịnh Thị Thúy Hồng (2012) với đề tài “Quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội [63] đưa ra khái niệm “Chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn địa phương là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN để đầu tư tái sản xuất TSCĐ nhằm từng bước tăng cường, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất phục vụ trên địa bàn địa phương”.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023