Kết Quả Xử Lý Tài Chính Qua Kiểm Tra, Kiểm Soát Các Dự Án Xây Dựng Cơ Bản Ở Quân Chủng Phòng Không - Không Quân


quy mô số lượng và giá trị được thẩm tra quyết toán đều tăng, chứng tỏ công tác thẩm tra đã được chú trọng về chất lượng cũng như thời gian thực hiện.

- Kết quả kiểm tra, kiểm soát dự án đầu tư xây dựng cơ bản: Tất cả các dự án đầu tư và xây dựng trong Quân chủng phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng của Quân chủng bao gồm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Quân chủng, Thanh tra Quân chủng, đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành do Quân chủng quyết định thành lập. Kết quả thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2015-2020 của các cơ quan có thẩm quyền do Quân chủng quyết định thành lập như sau:

Bảng 3.25: Kết quả xử lý tài chính qua kiểm tra, kiểm soát các dự án xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân


Năm

Số DA được kiểm

tra, kiểm soát

Số lượng dự án kiến nghị xử lý

Tỷ lệ

(%)


SL


Giá trị


SL

Giá trị (trđ)

Trong đó


SL

GT

Nộp

NSNN

Xử lý

khác

Thu hồi

Khác

2015

35

1.050

2

3

0,24

2,76

5,71

0,02

0,26

2016

44

998

3

15

0,80

14,20

6,82

0,08

1,42

2017

56

674

4

27

1,00

26,00

7,14

0,15

3,86

2018

75

1.155

15

13

6,00

7,00

20,00

0,52

0,61

2019

88

680

5

11

1,20

9,80

5,68

0,18

1,44

2020

95

569

10

38

1,90

36,10

10,53

0,33

6,34

Cộng

393

5.126

39

107

11,14

95,86

9,92

0,22

1,87

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân - 16

(Nguồn: Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra xây dựng cơ bản)

Như vậy, trong giai đoạn 2015-2020 các đoàn chức năng của Quân chủng đã kiểm tra tổng cộng 393 dự án với giá trị là 5.126 tỷ đồng, kết quả kiểm tra đã kiến nghị xử lý tài chính 107 tỷ đồng, trong đó nộp ngân sách nhà nước là 11,14 tỷ đồng đạt tỷ lệ 0,22%, xử lý khác là 95,86 tỷ đồng đạt tỷ lệ 1,87%. Điều đó có nghĩa cơ quan thanh tra, kiểm soát cơ bản đã phát huy được hiệu lực, hiệu quả, qua đó làm rõ trách nhiệm và nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng.


3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG

3.4.1. Những kết quả đạt được trong quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân

Trong giai đoạn 2015-2020, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân quán triệt sâu rộng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản; Đảng ủy, Tư lệnh Quân chủng đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, quy chế làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ, nhờ đó công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng được thực hiện chặt chẽ từng khâu, từng bước. Các công trình đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng phù hợp với quy hoạch của địa phương nơi đơn vị đóng quân; hệ thống doanh trại được đầu tư xây mới, cải tạo, sửa chữa, không còn công trình doanh trại xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống công trình huấn luyện chiến đấu, chiến đấu được quan tâm đầu tư xây dựng từ đó nâng cao khả năng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, khả năng cơ động, nâng cao tiềm lực quân sự, quốc phòng, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn, sản xuất xây dựng kinh tế mà Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng giao phó. Cụ thể:

Một là, Quân chủng đã tuân thủ quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng về phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư, phê duyệt các nội trong trong quy trình đầu tư. Đồng thời, Quân chủng đã đẩy mạnh phân cấp chủ đầu tư cho các đầu mối trực thuộc, nhờ đó các đơn vị thụ hưởng tài sản được chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác xây dựng, quản lý tài sản. Quân chủng chỉ thành lập các ban quản lý dự án làm chủ đầu tư các dự án lớn, có quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn thực hiện dự án rộng, có thể bao gồm nhiều đơn vị. Điều đó phù hợp với chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý ngân sách đầu tư công.

Hai là, công tác lập kế hoạch đầu tư công trung hạn cơ bản đã được thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công, nội dung kế hoạch đầu tư công trung hạn đã xác định rõ thứ tự ưu tiên bố trí ngân sách cho các dự án chuyển tiếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cân đối giữa dự án chuyển tiếp và dự án mở mới, đảm bảo doanh trại cho các đơn vị SSCĐ, đơn vị đủ quân, trên địa bàn vùng sâu, vùng xa,


biên gới - hải đảo; các công trình chiến đấu; trường bắn, thao trường huấn luyện; nhà cấp 4 xuống cấp nặng; hạn chế xây dựng trụ sở, nhà khách, trường nghề, các đơn vị sự nghiệp kinh tế….; tập trung bố trí ngân sách để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ chương trình dự án đã được quyết định đầu tư, ưu tiên các dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, dự án được phê duyệt quyết toán nhưng còn thiếu ngân sách; quan tâm giải quyết nợ đọng trong xây dựng cơ bản và tập trung triển khai các dự án chuyển tiếp theo tiến độ đầu tư xây dựng cơ bản. Căn cứ Kế hoạch đầu tư công được phê duyệt Quân chủng đã tổng hợp, thẩm định nhu cầu đầu tư của các đơn vị trong toàn Quân chủng làm cơ sở lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm, phù hợp với khả năng bảo đảm của ngân sách, chống thất thoát lãng phí.

Ba là, công tác kiểm soát, thanh toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng PK-KQ thực hiện theo quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng. Mức tạm ứng ngân sách cho các hợp đồng luôn được khống chế ở mức vừa phải, hạn chế rủi ro về thanh khoản trong thực hiện hợp đồng. Việc thanh toán khối lượng hoàn thành luôn căn cứ vào khối lượng hoàn thành của công việc để tiến hành thanh toán cũng như thu hồi tạm ứng các gói thầu. Các cơ quan, đơn vị đã có nhiều chuyển biến về lập hồ sơ trình duyệt, triển khai, giải ngân và thanh quyết toán ngân sách được cấp. Các chủ đầu tư đã dần từng bước thực hiện đúng các quy định của Luật Đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước, các quy định của Chính phủ và Bộ Quốc phòng;

Bốn là, quyết toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Thông qua việc tổng hợp quyết toán niên độ năm, cấp có thẩm quyền đánh giá được chất lượng, tiến độ hoàn thành, từ đó quyết định các phương án phân bổ dự toán phù hợp với năng lực thực hiện, tiến độ thi công của công trình, đảm bảo tối ưu hóa nguồn ngân sách được giao. Việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án XDCB hoàn thành được đẩy nhanh về tiến độ, đảm bảo về chất lượng, số hồ sơ dự án, hồ sơ tổng dự toán, hồ sơ thanh toán và hồ sơ quyết toán công trình hoàn thành được kiểm tra, kiểm soát qua các năm không ngừng tăng về số lượng, đảm bảo chế chất lượng, các sai phạm của chủ


đầu tư được phát hiện sớm qua công tác kiểm soát, thanh toán ngân sách nhà nước, hạn chế thất thoát, lãng phí.

Năm là, công tác kiểm tra, kiểm soát chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản đã phát huy được hiệu quả, thông qua quá trình kiểm tra, kiểm soát đã giúp cắt giảm nhiều nội dung các chủ đầu tư trình duyệt chưa đúng quy định, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản.

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân

3.4.2.1. Những hạn chế trong quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân

Hạn chế thứ nhất, trong tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản

- Bộ máy phân cấp quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, cồng kềnh, chồng chéo về chức năng nhiệm vụ: Theo quy định hiện hành, Phòng Kế hoạch đầu tư chủ trì về ngân sách nhà nước đầu tư tập trung cho xây dựng cơ bản, Phòng Tài chính chủ trì về phân bổ ngân sách đầu tư nguồn quốc phòng thường xuyên, trong khi đó ngành Công binh, Tác chiến, Quân huấn chủ trì về quản lý chất lượng kỹ thuật công trình chiến đấu, huấn luyện chiến đấu, công trình có yếu tố bí mật nhà nước, ngành Doanh trại chủ trì về công trình phổ thông, ngành Kỹ thuật chủ trì về các công trình đảm bảo kỹ thuật, việc phân công quản lý theo lĩnh vực ngành như hiện này đã phát huy được năng lực, trách nhiệm, đảm bảo trình độ chuyên môn. Tuy nhiên trong giai đoạn 2015-2020 các ngành như Công binh, Tác chiến, Quân huấn vẫn tham gia phân bổ, quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản điều này dễ nảy sinh tình trạng phân tán quyền lực, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, nhiều cơ quan tham gia nhưng không có cơ quan chịu trách nhiệm. Bộ máy quản lý phân cấp theo lĩnh vực ngành, các cơ quan khác nhau chủ trì các lĩnh vực xây dựng cơ bản theo từng ngành khiến cho bộ máy quản lý còn cồng kềnh, có sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ, dễ xảy ra hiện tượng chia ngân sách, “quyền anh, quyền tôi”, việc này dẫn đến một số cơ quan không có năng lực, kinh nghiệm trong tham gia


các dự án đầu tư, đặc biệt là sự am hiểu các quy định của pháp luật, từ đó dễ xảy ra việc sai phạm.

- Bên cạnh đó để quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản, thành viên tham gia ban quản lý dự án là các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, các cơ quan này đồng thời cũng tham gia việc kiểm tra, kiểm soát quy trình quản lý, dễ dẫn đến việc “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, đặc biệt đối với nguồn ngân sách thanh toán qua Bộ Quốc phòng, Cơ quan tài chính kiêm nhiệm vụ kiểm soát thanh toán, điều đó dẫn đến việc đóng cùng lúc 03 vai “Thành viên ban quản lý-Cơ quan kiểm soát-Cơ quan thanh toán”.

Hạn chế thứ hai, trong phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân:

- Phân cấp quyết định đầu tư, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hạn mức cho Quân chủng thấp, không phân cấp đến đơn vị dự toán cấp 3: Hệ thống văn bản quy định về phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng chưa đồng bộ, Bộ Quốc phòng quy định về phân cấp quyết định đầu tư ủy quyền cho Quân chủng quyết định đầu tư với dự án có tổng mức đầu tư không quá 25 tỷ đồng chưa làm rõ lý do phân cấp dự án có tổng mức đầu tư trên, chưa tương xứng với năng lực, tổ chức bộ máy của Quân chủng. Các văn bản quy định về tiêu chí phân cấp chủ đầu tư (giao quyền chủ đầu tư) chưa rõ ràng, chưa cụ thể, còn cảm tính, dễ dẫn đến việc xin-cho trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của chủ đầu tư.

- Phân cấp chủ đầu tư còn mang tính cảm tính, nhỏ lẻ, chưa thành lập các ban quản lý dự án chuyên trách hoặc gộp các dự án có cùng quy mô, tính chất trên cùng một địa bàn: Việc phân cấp chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng PK-KQ đã tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư các đơn vị triển khai thực hiện. Đối với các dự án có quy mô lớn, tính chất phức tạp, dự án trải dài trên địa bàn nhiều đơn vị Quân chủng đã thành lập các ban quản lý dự án trực thuộc Quân chủng, trực tiếp quản lý. Tuy nhiên Quân chủng chưa tiến hành sáp nhập các dự án của các đơn vị khác nhau cùng đóng quân trên một địa bàn có cùng quy mô, tính chất, chủng loại


dự án để giảm thiểu chi phí quản lý và chi phí khác, từ đó phát huy tối đa hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước.

- Phân cấp thanh toán ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản chưa phù hợp với tình hình hiện nay: Trong giai đoạn 2015-2018, Cục tài chính/BQP trực tiếp kiểm soát, thanh toán dự án có tổng mức đầu tư trên 50 tỷ đồng, Phòng Tài chính/QC trực tiếp kiểm soát, thanh toán đối với dự án có tổng mức đầu tư đến 50 tỷ đồng. Từ năm 2019 Cục Tài chính tiếp tục thanh toán các dự án chuyển tiếp và Phòng Tài chính Quân chủng thanh toán các dự án mở mới mà không phân cấp quyền thanh toán ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở các đơn vị trực thuộc Quân chủng, nhưng Cục Tài chính và Phòng Tài chính chỉ kiểm soát về hồ sơ, thủ tục và không chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, trung thực của hồ sơ do các chủ đầu tư đề nghị, không chịu trách nhiệm về việc kiểm soát khối lượng xây dựng cơ bản thực tế hoàn thành, điều này nảy sinh bất cập việc quy trình thanh toán trải qua nhiều bước, nhiều cấp, nhưng vai trò của công tác kiểm soát chưa được phát huy hiệu quả.

Hạn chế thứ ba, trong lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân:

Một là, lập kế hoạch đầu tư công hình thức, dàn trải, chưa bám sát nhu cầu của đơn vị và chưa phù hợp với khả năng của ngân sách:

- Thực tế cho thấy lập kế hoạch đầu tư công vẫn còn hình thức, dàn trải, chưa sát với quy hoạch, tổ chức biên chế, nhu cầu của đơn vị dẫn đến việc kế hoạch đầu tư công vừa thừa, vừa thiếu, có trường hợp lập kế hoạch cho công trình dự án chưa thật sự cần thiết, có trường hợp vừa lập kế hoạch đầu tư công xong đã đề nghị bổ sung danh mục mở mới ngoài nhu cầu kế hoạch, cá biệt có đơn vị lập kế hoạch cho các dự án chưa hết thời gian khấu hao sử dụng.

- Một số chủ đầu tư lập nhu cầu chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản chưa chặt chẽ, cảm tính dẫn đến việc không triển khai được dự toán chi ngân sách hoặc lập dự toán chi ngân sách thấp hơn khả năng giải ngân của chủ đầu tư, từ đó phải điều chỉnh dự toán chi ngân sách đầu năm đã lập. Việc này nhằm điều chỉnh giảm dự toán chi ngân sách ở những dự án không có khả năng giải ngân trong năm, bổ sung dự toán chi ngân sách ở những dự án có khả năng giải ngân


trong năm, thông qua phát huy tối đa hiệu quả sử dụng ngân sách, hạn chế việc lãng phí nguồn lực ngân sách. Trách nhiệm trong vấn đề này thuộc về chủ đầu tư các đơn vị đã lập nhu cầu chi ngân sách không sát, thậm chí có chủ đầu tư lập nhu cầu chi ngân sách theo ý định chủ quan. Tuy nhiên chế tài xử lý trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc không điều chỉnh dự toán chi ngân sách, không đề nghị chuyển nguồn ngân sách sang năm sau, chậm hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư, tiến độ triển khai dự án và giải ngân chậm là chưa rõ ràng dẫn đến việc các chủ đầu tư có tư tưởng ỷ lại hoặc xem nhẹ việc tuân thủ quy trình điều chỉnh dự toán ngân sách. Bên cạnh đó một phần do các cơ quan chức năng của Quân chủng thẩm định chưa chặt chẽ, nghiêm túc, còn tổng hợp theo nhu cầu của đơn vị dẫn đến phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng PK-KQ chưa sát đúng với năng lực, tiến độ thi công.

Hạn chế thứ tư, trong tổ chức thực hiện dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân:

Một là, phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản hằng năm mang tính cảm tính, chưa đáp ứng được nhu cầu của đơn vị: Trong giai đoạn 2015-2020, dự toán chi ngân sách bố trí hàng năm chỉ đảm bảo được 0,44% nhu cầu ngân sách hằng năm, tỷ lệ phân bổ dự toán chi ngân sách bình quân nhỏ hơn 1 đến 73,38% nghĩa là có đến 73,38% số dự án có dự toán chi ngân sách được lập đầu năm chưa đáp ứng được nhu cầu về nguồn ngân sách. Bên cạnh đó, một số công trình được phân bổ dự toán chi ngân sách nhưng không thực hiện được khối lượng đúng tiến độ, xin kéo dài, dẫn đến thừa ngân sách, trong khi các dự án khác cần ngân sách lại không có, hoặc thiếu để thực hiện khối lượng.

Hai là, một số gói thầu lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu có nội dung chưa đúng, áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu chưa phù hợp: phân chia gói thầu chưa đúng quy định dẫn đến việc đề nghị áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu chưa phù hợp; phân chia gói thầu không đúng quy định để chỉ định thầu; lập, phê duyệt hồ sơ mời thầu không bảo đảm yêu cầu; Chất lượng hồ sơ mời thầu còn thấp, có trường hợp chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho việc lựa chọn nhà thầu. Quy định về giảm trừ chi phí khi thực hiện hình thức chỉ định thầu tuy được quy định mức cụ thể bằng tỷ


lệ %, nhưng chưa có cơ sở, căn cứ thuyết phục, dễ xảy ra tình trạng nâng khối lượng dự toán khống, đẩy giá trị dự toán lên, gây tiêu cực trong việc chỉ định thầu và khó xác định chi phí xây dựng của cả chủ đầu tư và nhà thầu. Quy trình đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp thường kéo dài, làm tăng thời gian tổ chức đấu thầu và thực hiện gói thầu xây lắp. Thực tế trong giai đoạn 2015-2020 Quân chủng chỉ tiết kiệm được 304.458trđ, tương đương với 2,05% tổng giá trị gói thầu, tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ tiết kiệm từ đấu thầu hằng năm do Bộ Kế hoạch đầu tư công bố bên cạnh đó còn có nghịch lý đấu thầu rộng rãi và chào hàng cạnh tranh nhưng tỷ lệ tiết kiệm thấp hơn là chỉ định thầu. Cá biệt một số dự án không tổ chức đấu thầu rộng rãi mà chỉ đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu, hồ sơ mời thầu lập có sai sót dẫn tới việc lựa chọn nhà thầu không đảm bảo yêu cầu dự án làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình.

Ba là, chuẩn bị đầu tư chậm dẫn đến chậm giải ngân, phương thức thanh toán qua nhiều cấp, nhiều ngành: Việc lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, lập thẩm định, quyết định đầu tư và lập, thẩm đinh, phê duyệt hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công, tổng dự toán được thực hiện sau khi có dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản, quy trình qua nhiều cấp, nhiều ngành dẫn đến việc triển khai dự án chậm, nảy sinh hiện tượng ngân sách đợi công trình, đặc biệt là các dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh thiết kế - dự toán, trình duyệt khối lượng phát sinh của dự án, gói thầu, hơn nữa khâu nghiệm thu giữa chủ đầu tư, nhà thầu và tổng hợp giá trị khối lượng hoàn thành để hoàn tất thủ tục thanh toán ngân sách cũng chậm trễ từ đó dẫn đến việc chậm thanh toán, giải ngân. Việc nghiệm thu, thanh toán ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản tuy đã cải tiến và giảm thiểu các thủ tục hành chính, song vẫn là khâu mất nhiều thời gian với chủ đầu tư và nhà thầu, mặt khác Bộ Quốc phòng quy định đơn vị dự toán cấp 1, 2 có thẩm quyền kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư, trong khi đó chủ đầu tư là các đơn vị trực thuộc Quân chủng đóng quân phân tán, hồ sơ đề nghị thanh toán gửi theo đường công văn mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến tiến độ thanh toán vốn đầu tư.

Bốn là, tỷ lệ giải ngân thấp gây lãng phí nguồn lực, một số nội dung thanh toán chưa đúng quy định: Tỷ lệ giải ngân thấp (bình quân đạt 87,01%), năm thấp nhất là 66,5%, trong khi đó tỷ lệ hấp thụ là 83,5% nên không phát huy tối đa được hiệu quả

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí