Lịch Sử Hình Thành Quân Chủng Phòng Không - Không Quân


ngành. Cần tập trung nguồn lực vào những dự án trọng điểm, đầu tư có chiều sâu, tránh đầu tư dàn trải, manh mún, nhỏ lẻ phù hợp với chiến lược phát triển Quân đội.

Thứ ba, tăng cường quản lý về chất lượng đầu tư xây dựng cơ bản, coi trọng thẩm định, phê duyệt dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản: Để nâng cao chất lượng công trình xây dựng cơ bản, Quân chủng Phòng không - Không quân cần quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng về thẩm tra, phê duyệt thiết kế và kiểm tra công trình xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trên cơ sở khách quan, trung thực, làm việc công tâm, minh bạch, không can thiệp trái quy định vào quy trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán. Qua kiểm tra phải đánh giá được tình hình chất lượng công trình xây dựng cơ bản của các chủ đầu tư thông qua việc rà soát năng lực của đơn vị tư vấn, mức độ an toàn của các công trình đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó cần phân định trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng của các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản (chủ đầu tư, các cơ quan cấp trên chủ đầu tư, cấp có thẩm quyền..), đặc biệt là trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu và đơn vị tư vấn giám sát, chỉ huy công trình từ giai đoạn khởi công đến bàn giao đưa vào sử dụng.

Thứ tư, tăng cường quản lý đối với chất lượng, thanh quyết toán: Tuân thủ nghiêm Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành, qua đó kiểm tra, rà soát các nhà thầu có năng lực hạn chế, không phù hợp với quy mô, tính chất của dự án, xử lý nghiêm kỷ luật hành chính và trách nhiệm hình sự (nếu có) đối với các hành vi thông thầu, gian lận, sân sau trong đấu thầu, từ đó lựa chọn nhà thầu có uy tín, năng lực để tham gia dự án đầu tư xây dựng. Các chủ đầu tư phải coi trọng và tuân thủ quy trình nghiệm thu, thanh toán, đặc biệt là nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, tránh hiện tượng nhắm mắt cho qua, bắt tay với nhà thầu và đơn vị tư vấn dẫn đến sai phạm. Chỉ đề nghị thanh toán đúng khối lượng xây dựng cơ bản đã hoàn thành, được nghiệm thu đúng quy định, xử lý nghiêm việc hình thức trong nghiệm thu, thanh quyết toán.

Thứ năm, thực hiện thanh toán phù hợp với từng loại dự án đầu tư xây dựng


cơ bản: Đây là đặc điểm đặc thù của quân đội để đảm bảo việc phân bổ vừa đúng quy định của Nhà nước, vừa đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, đảm bảo các yêu cầu bảo mật đối với một số dự án. Chính vì vậy nên cần duy trì phương thức kiểm soát, thanh toán qua KBNN đối với dự án thông thường và qua hệ thống tài chính quân đội đối với dự án có yêu cầu bảo mật . Tuy nhiên, Quân chủng Phòng không-Không quân cần quán triệt quy định của Nhà nước về quản lý, thanh toán vốn đầu tư công qua đó làm rõ, quy định cụ thể những dự án nào có tính chất bảo mật để thực hiện kiểm soát, thanh toán trong quân chủng và giao dự toán ra KBNN để kiểm soát, thanh toán nh ững dự án còn lại.

Thứ sáu, tăng cường kiểm tra, kiểm soát quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản: Bên cạnh trách nhiệm của các cơ quan cấp trên chủ đầu tư, cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan tham gia quản lý nhà nước về chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản, cần thiết phải nâng cao năng lực và trách nhiệm của các chủ đầu tư trong quá trình tự kiểm tra, kiểm soát, tránh hiện tượng đẩy việc kiểm tra, kiểm soát cho cơ quan cấp trên. Để làm được vấn đề này, cần nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của các chủ đầu tư, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, xử lý nghiêm sai phạm, tăng trách nhiệm vai trò của các chủ đầu tư trước pháp luật, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát, cơ quan cấp trên thực hiện giáp sát, giúp đỡ các chủ đầu tư kiểm tra, kiểm soát và chỉ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Trong chương 2, tác giả trình bày cơ sở lý về đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội, chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội và quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội. Tác giả cũng tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội trên góc độ khách quan và chủ quan, xác định các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý chi ngân sách nhà nước theo năm nội dung: (1) Phân cấp quản lý chi ngân sách: Tỷ lệ phân cấp chủ đầu tư, tỷ lệ phân cấp quyết định đầu tư; (2) Tiêu chí đánh giá kết quả công tác lập dự toán chi ngân sách: Hệ số phân bổ, hệ số điều chỉnh; (3) Tiêu chí đánh giá kết quả tổ chức thực hiện dự toán chi ngân sách: Đo lường kết quả lựa chọn nhà thầu, Hệ số giải ngân, tỷ lệ thanh toán ngân sách, Hệ số TSCĐ đưa vào sử dụng, hệ số nợ đọng…; (4) Tiêu chí đo lường kết quả quyết toán chi ngân sách: Tỷ lệ dự án được phê duyệt quyết toán, hệ số chi phí hoàn thành… ; (5) Tiêu chí đo lường kết quả kiểm tra, kiểm soát chi ngân sách nhà nươc cho đầu tư xây dựng cơ bản: Tỷ lệ số dự án được kiểm tra, kiểm soát, Tỷ lệ dự án kiến nghị xử lý tài chính, Tỷ lệ giá trị được kiến nghị xử lý tài chính. Đồng thời, tác giả đã khát quát kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Hải Quân/BQP và ngành Công an, từ đó rút ra sáu bài học kinh nghiệm cho Quân chủng Phòng không - Không quân: Thứ nhất, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền kết hợp với kiểm tra, giám sát, phân định trách nhiệm; Thứ hai, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của quân đội; Thứ ba, tăng cường quản lý về chất lượng đầu tư xây dựng cơ bản, coi trọng thẩm định, phê duyệt dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản; Thứ tư, tăng cường quản lý đối với chất lượng, thanh quyết toán; Thứ năm, thực hiện thanh toán phù hợp với từng loại dự án đầu tư XDCB; Thứ sáu, tăng cường kiểm tra, kiểm soát quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản.

Những nội dung tác giả trình bày ở chương 2 là cơ sở để tác giả đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân mà tác giả trình bày ở chương 3.

Quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân - 11


Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN

3.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN

3.1.1. Lịch sử hình thành Quân chủng Phòng không - Không quân

Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam được thành lập ngày 22 tháng 10 năm 1963 theo Quyết định số 50/QĐ-QP ngày 22/10/1963 trên cơ sở sáp nhập Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân. Qua gần 59 năm xây dựng và phát triển, Quân chủng Phòng không - Không quân đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh vĩ đại, bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc, đặc biệt trong chiến dịch 12 ngày đêm cuối năm 1972, cùng với quân và dân Thủ đô Hà Nội, bộ đội Phòng không - Không quân đã phát huy cao độ vai trò nòng cốt trong cuộc đối đầu thử thách chưa từng có trong lịch sử, đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không lớn nhất của Mỹ, chủ yếu bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh lân cận. Cùng với quân và dân miền Bắc, đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay chiến lược B52, làm nên Chiến thắng vĩ đại "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không". Hiện nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, bảo vệ chủ quyền bầu trời và biển đảo, thềm lục địa, khu công nghiệp dầu khí nói riêng Quân chủng tiếp tục thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Bộ Quốc phòng trong chỉ đạo, tổ chức xây dựng thế trận tác chiến phòng không và phòng không nhân dân trên phạm vi cả nước, trong đó có lực lượng phòng không ba thứ quân mà Quân chủng làm nòng cốt, góp phần đắc lực vào việc xây dựng thế trận phòng không nhân dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Quân chủng Phòng không - Không quân

Quân chủng Phòng không - Không quân trực thuộc Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ không phận, mặt đất và biển đảo Việt Nam; cứu trợ, tìm kiếm cứu nạn và các nhiệm vụ khác. Quân chủng Phòng không - Không quân đảm nhiệm cả nhiệm vụ của bộ đội phòng không quốc gia và của không


quân nhân dân, là lực lượng nòng cốt quản lý, bảo vệ vùng trời, bảo vệ các mục tiêu trọng điểm quốc gia, bảo vệ nhân dân đồng thời tham gia bảo vệ các vùng biển đảo của Tổ quốc. Lực lượng Phòng không - Không quân có thể độc lập thực hiện nhiệm vụ hoặc tham gia tác chiến trong đội hình quân binh chủng hợp thành. Quân chủng làm tham mưu cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo xây dựng lực lượng phòng không lục quân và không quân thuộc các Quân chủng, binh chủng, ngành khác. Lực lượng không quân vận tải ngoài nhiệm vụ vận chuyển phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu còn tham gia các hoạt động cứu trợ thiên tai và phát triển kinh tế.

Hiện nay tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển đông, xung đột vũ trang Nga- Ukraina. Các nước lớn tiếp tục duy trì quan hệ “vừa cạnh tranh, vừa thỏa hiệp”, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong khu vực, các loại hình chiến tranh đã có nhiều phát triển, phương thức tiến hành chiến tranh nói chung, tiến công hỏa lực đường không nói riêng đã phát triển khác trước với một số loại hình chiến tranh mới. Do vậy, để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đánh bại các cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực thù địch, Quân chủng Phòng không - Không quân đã quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng về quân sự, quốc phòng, tình hình nhiệm vụ quân đội; đối tượng, đối tác, tập trung xây dựng Bộ đội Phòng không - Không quân vững mạnh về chính trị làm cơ sở hoàn thành mọi nhiệm vụ, bảo đảm cho cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần quyết tâm dám đánh, biết đánh và đánh thắng địch trong mọi điều kiện hoàn cảnh. Đồng thời, Quân chủng cũng tích cực, chủ động trong nghiên cứu khoa học cải tiến, nâng cấp các loại vũ khí có trong biên chế, nhanh chóng tiếp thu làm chủ vũ khí trang bị mới, cải tiến hiện đại được trang bị.

3.1.3. Bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân

Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân là người chịu trách nhiệm cao nhất về quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trong phạm vi quân chủng quản lý, có thẩm quyền:

- Đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu


tư theo quy định của Luật đầu tư công; Quyết định đầu tư, phê duyệt các thủ tục trong quy trình đầu tư theo thẩm quyền quy định tại Thông tư hướng dẫn phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư trong Bộ Quốc phòng.

- Đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn của Quân chủng, quyết định phương án phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản.

- Quyết định thành lập các ban quản lý dự án, thực hiện chức năng quản lý các dự án (chủ đầu tư) thuộc thẩm quyền của Quân chủng;

- Quyết định đơn vị chủ đầu tư hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định đơn vị chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.

- Chỉ đạo phòng tài chính kiểm soát, thanh toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản.

- Quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.

- Chỉ đạo và chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản.

Các cơ quan quân chủng theo chức năng nhiệm vụ tham gia quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản như sau:

- Phòng Tài chính/Quân chủng PK-KQ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính trong phạm vi quân chủng, chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng của Quân chủng tổng hợp, thẩm tra nhu cầu ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng phương án phân bổ, điều chỉnh dự toán chi ngân sách năm, đối với các dự án ngân sách quốc phòng, chuyển mục đích, chuyển quyền sử dụng đất quốc phòng báo cáo Tư lệnh Quân chủng phê duyệt; chịu trách nhiệm kiểm soát, thanh toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản (trừ ngân sách đầu tư tập trung kiểm soát, thanh toán tại kho bạc Nhà nước).

- Phòng Kế hoạch và Đầu tư/Quân chủng PK-KQ: Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng của Quân chủng tổng hợp, thẩm tra nhu cầu ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản: Ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, Biển Đông - Hải Đảo trình Tư lệnh Quân chủng báo cáo Bộ Quốc phòng, xây dựng


phương án phân bổ dự, điều toán chi ngân sách năm, đối với các dự án ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ báo cáo Tư lệnh Quân chủng phê duyệt; chịu trách nhiệm chỉ đạo, thẩm tra, hướng dẫn công tác lựa chọn nhà thầu trong tổ chức thực hiện dự toán chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản.

- Các cơ quan có liên quan của quân chủng tham gia quy trình quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản:

+ Phòng Công binh, Quân huấn: Chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán các công trình, hạng mục: công trình chiến đấu, công trình sân bay, hệ thống đường cơ động, công sự, trận địa, SCH, công trình phục vụ chỉ huy điều hành, trực ban chiến đấu, hệ thống thoát nước, công trình phòng thủ, bảo vệ, sơ tán, cất dấu... công trình trường bắn, thao trường huấn luyện.

+ Cục Chính trị/QC PK-KQ: Chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán các công trình, hạng mục công trình xây dựng công trình nhà văn hóa, công trình an điều dưỡng;

+ Phòng Doanh trại/Cục Hậu cần: Chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán các công trình, hạng mục công trình xây dựng phục vụ đảm bảo ăn, ở, sinh hoạt, học tập (giảng đường, nhà học tập), hệ thống cấp điện, cấp nước, kho tàng, trạng xưởng...

+ Phòng Tham mưu Kế hoạch/Cục Kỹ thuật: Chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán các công trình, hạng mục công trình xây dựng công trình nhà che đậy khí tài, vũ khí trang bị kỹ thuật;

+ Thanh tra Quân chủng chịu trách nhiệm thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện theo kế hoạch thanh tra được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo chỉ đạo của thủ trưởng Bộ Tư lệnh quân chủng.

- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc quân chủng được cấp có thẩm quyền giao quyền chủ đầu tư, thực hiện chức năng nhiệm vụ của đơn vị chủ đầu tư theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn cho xây dựng cơ bản, lập hồ sơ đề nghị phê duyệt các danh mục theo quy định của Luật xây dựng và Luật đầu tư công.

- Các tổ chức đoàn thể, hội đồng quân nhân chịu trách nhiệm giám sát


hoạt động chi và quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản.

3.1.4. Đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân

Một là, quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở quân chủng Phòng không - Không quân không những chịu phạm vi điều chỉnh của pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư, xây dựng mà còn chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy trung ương, Bộ Quốc phòng và những quy định riêng phù hợp với đặc thù của quân chủng.

Hai là, quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở quân chủng Phòng không - Không quân khó xem xét đến hiệu quả kinh tế xã hội: Quân chủng Phòng không - Không quân là đơn vị vũ trang nhân dân, làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu đầu tư xây dựng cơ bản trong Quân chủng là mục tiêu chính trị, phục vụ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng nên nhiều dự án khó xem xét đến hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án.

Ba là, chủ thể quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở Quân chủng Phòng không - Không quân thực hiện trên phương diện người có thẩm quyền, cơ quan chủ quản đầu tư, chủ đầu tư nên tùy vào phương diện mà thực hiện chức năng quản lý khác nhau.

Bốn là, Quân chủng Phòng không - Không quân phân cấp chủ đầu tư các dự án xây dựng cơ bản cho 34 đầu mối trực thuộc, đóng quân trên 49 tỉnh thành và hơn 600 điểm đóng quân có đầu tư xây dựng. Với địa hình phân tán, trải dài từ bắc vào nam, nhiều đơn vị đóng quân trên địa bàn biên giới, hải đảo, núi cao nên ảnh hưởng trực tiếp với công tác kiểm soát, thanh toán và thời gian giải ngân, đặc biệt là kiểm soát, thanh toán qua hệ thống cơ quan tài chính quân đội theo quy định hiện hành. Hơn nữa với địa điểm đóng quân trải dài như vậy khó dự toán chi phí xây dựng nên khó khăn trong quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản.

Năm là, ở Quân chủng có nhiều dự án phục vụ nhiệm vụ liên quan đến chủ quyền quốc gia có cấp độ tuyệt mật, tối mật cần có cơ chế kiểm soát, thanh toán và quy trình quản lý riêng ảnh hưởng trực tiếp tới công tác lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, việc lập dự toán chi ngân sách, lựa chọn nhà thầu, quản lý tạm ứng, thanh toán, kiểm soát thanh toán không thể áp dụng như quy trình thông

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023