toán với kế hoạch được xác định; tỷ lệ này càng tiệm cận về 1 thì việc tổng hợp quyết toán các dự án xây dựng cơ bản càng nhanh chóng, kịp thời;
- Tỷ lệ đã thẩm tra/đã nộp: Tỷ lệ này cho biết số hồ sơ đã thẩm tra phê duyệt quyết toán trên số hồ sơ đã nộp quyết toán, tỷ lệ này càng tiệm cận về 1 thì công tác thẩm tra hồ sơ quyết toán càng kịp thời.
- Tỷ lệ giá trị quyết toán bị cắt giảm: Tỷ lệ này cho biết giá trị dự toán bị cắt giảm so với giá trị đề nghị quyết toán. Tỷ lệ này càng lớn thì công tác thẩm tra quyết toán càng hiệu quả, tuy nhiên chất lượng báo cáo quyết toán không cao.
Hai là, hệ số chi phí hoàn thành dự án
Chi phí DAĐT XDCB luôn phải thỏa mãn điều kiện sau: TMĐT ≥ Tổng dự toán ≥ Giá gói thầu ≥ Giá ký hợp đồng ≥ Giá quyết toán DA công trình hoàn thành. Hệ số chi phí hoàn thành DA xác định DA có phải điều chỉnh ngân sách hay TMĐT hay không, có nghĩa là so sánh sự thay đổi giữa số ngân sách quyết toán khi DA hoàn thành so với TMĐT ban đầu của DA.
F == ∑
i ∑
Fi : Hệ số về chi phí hoàn thành DA
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Tiêu Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Trong Quân Đội
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Trong Quân Đội
- Tiêu Chí Đánh Giá Kết Quả Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Trong Quân Đội
- Lịch Sử Hình Thành Quân Chủng Phòng Không - Không Quân
- Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Ở Quân Chủng Phòng Không - Không Quân Giai Đoạn 2015 -2020
- Quy Định Về Tổ Chức Thực Hiện Dự Toán Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Ở Quân Chủng Phòng Không - Không Quân
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
Vi : Ngân sách quyết toán khi hoàn thành DA i Mi : TMĐT ban đầu của DA i
Nếu Fi >1 : DAĐT XDCB hoàn thành có ngân sách quyết toán lớn hơn TMĐT, DA được điều chỉnh tăng mức đầu tư
Nếu Fi =1 : DAĐT XDCB hoàn thành có ngân sách quyết toán bằng TMĐT, DA không điều chỉnh tăng mức đầu tư
Nếu Fi <1 : DAĐT XDCB hoàn thành có ngân sách quyết toán nhỏ hơn TMĐT Hệ số về chi phí hoàn thành DA có ý nghĩa trong hoạt động định hướng phân bổ dự toán chi ngân sách cho các DAĐT XDCB. Thông qua hệ số về chi phí hoàn thành DA, người lập dự toán chi ngân sách có thể tiên lượng những khả năng xảy ra về chi phí trong quá trình thực hiện DA so với kế hoạch ban đầu.
Theo đó, cơ quan lập dự toán chi ngân sách bố trí ngân sách phù hợp hơn cho những DAĐT XDCB mới.
2.3.6.5. Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm tra, kiểm soát dự án xây dựng cơ bản trong quân đội
Tiêu chí một, tỷ lệ dự án được kiểm tra
Số lượng dự án được kiểm tra so với tổng số dự án được kiểm tra Tỷ lệ DA i =
Chỉ số này cho biết số lượng dự án được kiểm tra, kiểm soát trong năm so với tổng số dự án đã thực hiện trong năm. Tỷ số này càng tiệm cận về 1, chứng tỏ công tác kiểm tra, kiểm soát đã bao quát hết các dự án chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội.
Tiêu chí hai, tỷ lệ dự án có kiến nghị xử lý tài chính
Tỷ lệ DA i =
Chỉ số tỷ lệ giữa DA phát hiện ra sai phạm nhằm đánh giá tính tuân thủ quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trong quân đội. Chỉ số tỷ lệ số dự án phát hiện sai phạm có ưu điểm là dễ tính toán, dễ theo dõi tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ xuất hiện ở các năm được kiểm tra, kiểm soát; các giá trị sai phạm tài chính được phát hiện bao gồm: tổng mức đầu tư sai, giá trị dự toán sai, giá trị nghiệm thu sai, thanh toán sai, ngân sách quyết toán sai; các kiến nghị về xử lý tài chính: điều chỉnh giảm tổng mức đầu tư, điều chỉnh cắt giảm dự toán, thu hồi nộp NSNN, giảm trừ thanh toán ngân sách đầu tư; điều chỉnh quyết toán.
Tiêu chí ba, tỷ lệ giá trị được kiến nghị xử lý tài chính:
Tỷ lệ DA i =
Tỷ lệ này cho biết những sai phạm phải xử lý tài chính bằng biện pháp thu hồi nộp ngân sách nhà nước hoặc hoàn thiện, bổ sung hồ sơ chứng từ, thủ tục quyết toán theo quy định của pháp luật hoặc cắt giảm quyết toán, bổ sung hồ sơ, quy trình, hoàn thiện các nội dung còn thiếu sót để quyết toán sang năm sau.
Tỷ lệ kiến nghị xử lý tài chính càng tiệm cận về 0 chứng tỏ các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản; tỷ lệ này giảm dần qua các năm, chứng tỏ ý thức trách nhiệm tuân thủ luật pháp của các chủ đầu tư được nâng lên.
2.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở MỘT SỐ ĐƠN VỊ THUỘC LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG AN NINH VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG
- KHÔNG QUÂN
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở một số đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng an ninh
2.4.1.1. Kinh nghiệm của Quân chủng Hải quân
Một là, chú trọng, gắn liền lập quy hoạch xây dựng với lập kế hoạch đầu tư công trung hạn; Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc quy hoạch, lập kế hoạch đầu tư công, Quân chủng Hải quân đã quán triệt, triển khai nghiêm các quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng về công tác quy hoạch xây dựng, Quân chủng Hải Quân đã ban hành quy chế làm việc, giao nhiệm vụ quy hoạch xây dựng, qua đó các cơ quan chức năng của Quân chủng Hải Quân phát huy được năng lực, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, gắn liền công tác quy hoạch với lập kế hoạch trung hạn. Đối với các nhiệm vụ quy hoạch có tính chất phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao, Quân chủng Hải Quân đã lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch uy tín, có trách nhiệm, lập tờ trình đề nghị phê duyệt quy hoạch kèm theo hồ sơ, tài liệu khảo sát, đo đạc hiện trạng và tài liệu về khu đất, phù hợp với quy hoạch phát triển xã hội của địa phương. Thuyết minh xây dựng ít nhất hai phương án với đầy đủ quy hoạch về hạ tầng kỹ thuật giao thông, thể hiện đúng quy cách, tỷ lệ theo quy định. Nhờ đó, lập kế hoạch đầu tư công đã gắn liền với quy hoạch, đảm bảo chặt chẽ, nghiêm túc, sát đúng với điều kiện đơn vị, thực hiện chống thất thoát, lãng phí ngay từ khâu lập quy hoạch, lập kế hoạch đầu tư công. Lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản hằng năm của Quân chủng Hải quân được căn cứ vào kế hoạch đầu tư công được phê duyệt, tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản năm trước; nhiệm vụ cấp bách, đột xuất mới phát sinh chưa có trong kế hoạch đầu tư trung. Trong phân bổ ngân sách đầu tư công, Quân chủng Hải quân đã thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng về định hướng xây dựng quân đội, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong từng giai đoạn, theo đúng hệ thống tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách đầu tư công trong từng giai đoạn đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt, bảo đảm tuân thủ pháp luật nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý đầu tư, tạo quyền chủ động cho cơ quan, đơn vị.
Hai là, kiểm soát, nâng cao chất lượng lập dự án, tổng dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Để nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chống thất thoát, lãng phí ngay từ khâu phê duyệt dự án. Quân chủng Hải Quân đã thông qua đấu thầu, lựa chọn nhà thầu tư vấn lập dự án có uy tín, trách nhiệm và kinh nghiệm lập dự án, mỗi dự án đều xây dựng ít nhất 02 phương án thiết kế làm cơ sở so sánh. Đồng thời, Quân chủng Hải quân đã giao trách nhiệm cho các cơ quan của Quân chủng theo chức năng nhiệm vụ thẩm định, trình Tư lệnh Quân chủng phê duyệt hoặc đề nghị Bộ Quốc phòng phê duyệt theo thẩm quyền. Nhờ đó các dự án được lập khoa học, đồng bộ, đầy đủ bản vẽ thiết kế, hạng mục, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, tiết kiệm và hiệu quả. Qua việc thẩm định đã quản lý chặt chẽ tổng mức đầu tư, đảm bảo phù hợp giữa công năng, quy mô, tính chất của dự án, theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Ba là, kiện toàn bộ máy quản lý chi NSNN cho ĐTXDCB: Quân chủng Hải Quân đã ban hành quy chế lãnh đạo công tác đầu tư, xây dựng, ban hành văn bản phân công nhiệm vụ từng chủ thể tham gia quản lý chi NSNN cho ĐTXDCB, hạn chế được sự chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, phân định quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng, gắn liền việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong quản lý với công tác thi đua khen thưởng, xử lý kỷ thuật từ đó nâng cao tinh thần tự giác, trách nhiệm của từng cá nhân trong tham gia. Trong thực hiện quản lý dự án, Quân chủng Hải Quân đã quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của chủ đầu tư, các cơ quan QLNN về xây dựng, các nhà thầu xây dựng công trình, người sử dụng công trình xây dựng đối với công tác lập và lưu trữ hồ sơ công trình hoàn thành theo đúng quy định hiện hành. Qui định trách nhiệm chủ đầu tư công trình, nhà thầu tham gia xây dựng công trình quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng. Bộ Tư lệnh Quân chủng và chỉ huy đơn vị trực tiếp quản lý chất lượng đầu tư XDCB từ khi bắt đầu đến nghiệm thu, bảo hành công trình, quy định rõ thời hạn bảo hành công trình đối với các nhà thầu thi công và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình, quy định cụ thể về trách nhiệm khi xảy ra sự cố trong thi công, sử dụng công trình và thiết bị.
Bốn là, đẩy nhanh tiến độ, chất lượng quyết toán chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản: Quân chủng Hải quân đã ban hành văn bản hướng dẫn trình tự, thủ tục quyết toán dự án hoàn thành đúng theo quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng, đặc biệt là quy định lựa chọn đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện gói kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành. Đồng thời thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp với các cơ quan liên quan tháo gỡ khó khăn trong quyết toán dự án hoàn thành đặc biệt là các khó khăn vướng mắc về hồ sơ, thủ tục, cơ chế; xử lý trách nhiệm của các chủ đầu tư, nhà thầu trong việc xảy ra chậm tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan thẩm tra trong việc chậm thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành.
2.4.1.2. Kinh nghiệm của ngành Công an
Một là, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản:
Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư theo thẩm quyền quy định tại Luật đầu tư công và ủy quyền cho công an các đơn vị, địa phương là đơn vị dự toán cấp 2 được quyết định đầu tư đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng sử dụng chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản do Bộ Công an quản lý.
Bộ trưởng Bộ Công an ủy quyền cho Cục trưởng cục quản lý xây dựng và doanh trại phê duyệt mặt bằng xây dựng các công trình trong công an nhân dân, phê duyệt thiết kế, tổng dự toán xây dựng đối với các dự án nhóm C (trừ trụ sở cơ quan bộ, các học viện, nhà trường, bệnh viện trực thuộc bộ, công an tỉnh, thành phố do Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt);
Về tổ chức thẩm định: Cục Kế hoạch Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục quản lý xây dựng và doanh trại thẩm định chủ trương đầu tư đối với các dự án xây dựng trong công an nhân dân.
Đối với thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật: Cục quản lý xây dựng và doanh trại thẩm định chủ trì đối với những dự án do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định đầu tư: các cơ quan chuyên môn cấp trực thuộc Bộ Công an thẩm định đối với những dự án được phân cấp, ủy quyền.
Chất lượng công tác thẩm định dự án được đánh giá trên cơ sở: Lựa chọn được giải pháp quy hoạch, giải pháp thiết kế tối ưu về kiến trúc, thẩm mỹ, không gian, chất lượng công trình và mức đầu tư phù hợp; thời gian thẩm định đảm bảo theo quy định.
Nếu đánh giá theo những tiêu chí trên thì hiện nay chất lượng công tác thẩm định còn chưa cao vì vẫn còn có nhiều dự án phải điều chỉnh dự án do khi lập dự án chưa xác định được đầy đủ quy mô, mức đầu tư chưa được tính đúng, tính đủ, thậm chí còn một số dự án khi xác định nhu cầu diện tích cần đầu tư xây dựng mới dư ra khá nhiều so với thực tế.
Hai là, cấp phát, thanh toán chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản chặt chẽ, đúng pháp luật, đảm bảo tính đặc thù:
Công tác quản lý, cấp phát, thanh toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng trong ngành công an được thực hiện với các dự án đặc thù, có yêu cầu bảo mật: Bộ Tài chính chuyển kinh phí cho Bộ Công an, Bộ Công an tiếp nhận và tổ chức cấp phát, thanh quyết toán ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định hiện hành. Với phương thức này, Cục Kế hoạch Tài chính có trách nhiệm tiếp nhận ngân sách được Bộ Tài chính cấp và thực hiện cấp phát cho CĐT theo chỉ tiêu kế hoạch ngân sách được duyệt, phù hợp tiến độ thực hiện dự án và đảm bảo các điều kiện cấp phát ngân sách, thực hiện kiểm tra, hướng dẫn công tác thanh toán của CĐT. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng ngân sách đầu tư được cấp đúng mục đích, thực hiện tạm ứng, thanh toán ngân sách đầu tư theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của Bộ Công an.
Thanh toán ngân sách đầu tư XDCB hoàn thành: Căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành được CĐT nghiệm thu theo thiết kế, hợp đồng, kế hoạch đầu tư được giao, dự toán chi tiết được duyệt theo đúng định mức, đơn giá của Nhà nước. Chủ đầu tư gửi kế hoạch sử dụng ngân sách về Cục Kế hoạch Tài chính, Cục Kế hoạch Tài chính kiểm tra hồ sơ và căn cứ vào dự toán chi ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản hằng năm để chuyển tiền cho CĐT theo khối lượng thực hiện và một lượng ngân sách gối đầu tương đương một tháng khối lượng thực hiện.
Chủ đầu tư sẽ thanh toán cho nhà thầu theo khối lượng thực hiện và các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng.
Việc cấp ngân sách qua hệ thống KBNN được thực hiện đối với các dự án đầu tư thông thường, không mang tính bảo mật cao thuộc nguồn ngân sách đầu tư tập trung. Đối với các dự án này, căn cứ vào kế hoạch được Bộ Công an phê duyệt, Bộ Tài chính kiểm tra gửi cho KBNN, KBNN kiểm soát, thanh toán theo quy định của Nhà nước về quản lý, thanh toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản. Căn cứ qui định về tạm ứng và thanh toán ngân sách đầu tư của Bộ Tài chính, CĐT xác nhận khối lượng và đề nghị KBNN cơ sở thanh toán ngân sách trực tiếp cho nhà thầu.
Ba là, đẩy nhanh tiến độ, quản lý chặt chẽ, làm rõ trách nhiệm trong thẩm tra, quyết toán chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản.
Căn cứ kết quả thẩm định, xét duyệt quyết toán ngân sách theo niên độ hằng năm của các chủ đầu tư, Cục Kế hoạch tài chính/BCA đã tổng hợp quyết toán toàn ngành gửi Bộ Tài chính. Qua việc thẩm định báo cáo quyết toán năm đã kiểm tra, rà soát được năng lực và mức độ tuân thủ luật pháp của các chủ đầu tư, từ đó ban hành văn bản chỉ đạo, xử lý, đảm bảo tiến độ và hiệu quả giải ngân, phòng ngừa sai phạm từ sớm, từ xa đồng thời làm cơ sở để xây dựng phương án phân bổ ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản những năm tiếp theo.
Trong thẩm tra, quyết toán dự án hoàn thành để bảo bảo tính trung thực, khách quan của số liệu, phòng ngừa sai phạm, Bộ công an đã giao Cục xây dựng và quản lý doanh trại kiểm tra, xác minh về khối lượng và chất lượng công trìnhg, làm cơ sở để thẩm tra, quyết toán, đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy, việc quyết toán dự án hoàn thành trong Bộ Công an giao cho hai cơ quan thực hiện, trong đó Cục Quản lý xây dựng cơ bản và Doanh trại có trách nhiệm thẩm tra xác nhận về khối lượng, chất lượng công trình xây dựng hoàn thành. Cục Kế hoạch tài chính căn cứ kết quả thẩm tra khối lượng và chất lượng của Cục Quản lý xây dựng cơ bản và Doanh trại, chủ trì tiến hành thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bốn là, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, kiểm soát để các chủ đầu tư chủ động, tự chịu trách nhiệm trong kiểm tra, kiểm soát chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản: Bên cạnh việc phân công trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên môn trong Bộ Công an, Bộ công an còn xây dựng hệ thống
và nội dung tự kiểm tra, hướng dẫn tại các đơn vị và tại công trình nhằm nắm bắt tình hình thực hiện dự án, thi công xây dựng và hướng dẫn thực hiện các quy định trong quá trình triển khai dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến lập hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành.
2.4.2. Bài học cho Quân chủng Phòng không - Không quân
Thứ nhất, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền kết hợp với kiểm tra, giám sát, phân định trách nhiệm:
Đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền theo hướng tăng cường ủy quyền quyết định đầu tư, thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế-kỹ thuật, tổng dự toán cho các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, từ đó phân định rõ thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng với thẩm quyền của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản; xây dựng, trách nhiệm, quyền hạn của các chủ đầu tư, các chủ thể tham gia quy trình quản lý, bảo đảm phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Quốc phòng, quy chế của đơn vị, góp phần xây dựng tổ chức bộ máy quản lý xây dựng cơ bản tinh, gọn, chuyên trách, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Thứ hai, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của quân đội:
Quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý đầu tư xây dựng nói chung và quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng nói riêng. Thực tế cho thấy rằng việc thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả trong xây dựng cơ bản có thể xuất phát ngay từ khâu lập quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng. Do yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội theo hướng tinh, gọn, mạnh, sức cơ động và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, Bộ Quốc phòng đang khẩn trương thực hiện Nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng quân đội giai đoạn 2021-2030. Vì vậy đòi hỏi phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phù hợp với cơ cấu tổ chức, tình hình thực tế của