Tham Gia Các Trận Đánh Giao Thông, Chống Chính Sách Bình Định Về Kinh Tế Của Pháp.

đông. Ở đồn điền cao su Dầu Tiếng: có 1.500 đoàn viên/2.700 công nhân; Quản Lợi: có 47 đoàn viên/1.400 công nhân; Minh Thạnh: 196 đoàn viên/250 công nhân; Xa Cát: 222 đoàn viên/350 công nhân; Xa Cam: 50 đoàn viên/270 công nhân…[154;2].

Số đoàn viên công đoàn ở các đồn điền cao su ghi nhận ở trên chỉ tính từ năm 1948 trở về trước, sau năm 1948, số đoàn viên có giảm do những đợt rút công nhân ra chiến khu và một số nơi bị địch khủng bố quá gắt gao buộc công nhân phải rút ra khỏi công đoàn[154;3].

Số đoàn viên công đoàn ở đồn điền cao su tích cực các hoạt động giác ngộ, vận động thanh niên công nhân tham gia lực lượng vũ trang. Đặc biệt, ở khu vực Hớn Quản, Lộc Ninh, chú trọng thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, vận động người dân tộc thiểu số tham gia kháng chiến.

Khi được tin Pháp tái đánh chiếm Sài Gòn, phần đông thanh niên nam nữ công nhân cao su Thủ Dầu Một tình nguyện đi ra mặt trận phía Bắc và phía Đông Sài Gòn trực tiếp đánh Pháp. Số công nhân cao su khác tình nguyện trở thành những “chiến sĩ áo nâu”, chiến đấu tại chỗ. Các chi đội Vệ quốc đoàn được thành lập. Chi đội 1 (Thủ Dầu Một – Huỳnh Kim Trương làm chi đội trưởng), chi đội 10 (Biên Hoà – Huỳnh Văn Nghệ làm chi đội trưởng), Chi đội 11 (Tây Ninh – Trịnh Khánh Vàng làm chi đội trưởng)… và đơn vị được gọi là bộ đội lưu động Hoàng Thọ[31;231]ï.

Đồn điền cao su Thuận Lợi, có 400 công nhân khoẻ mạnh tình nguyện vào bộ đội khu 7, chi đội 1, bộ đội Hoàng Thọ. Số đông khác cũng đã thoát ly tham gia xây dựng công binh xưởng ở chiến khu.[86;60]

Đồn điền cao su Lộc Ninh, khi Pháp quay lại tấn công, lực lượng công nhân cách mạng lui khỏi vườn cây, nhà máy, bảo toàn lực lượng. Sau đó, Lê Đức Anh tổ chức lực lượng vũ trang công nhân cao su thành một tiểu đoàn, trang bị vũ khí tự tạo hoặc thu gom được từ cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. .[86;60]

Đồn điền cao su Dầu Tiếng, sau những trận chặn đánh Pháp giành đất, giành người đầu năm 1946, đã có gần 200 công nhân tình nguyện đi bộ đội. Trong đó có Tư Chức (một cán bộ lãnh đạo phong trào chống Pháp ở đồn điền Dầu Tiếng và về sau là một cán bộ lãnh đạo công đoàn) đã cùng 44 công nhân cạo mủ, gánh cả thùng mủ đi vào chiến khu Long Nguyên[132;233].

Số lượng công nhân tình nguyện ra chiến trường ở Thủ Dầu Một được nêu trên chỉ là đơn cử ở mức độ tượng trưng, thực tế thì công nhân ra đi rất đông, vì chiến tranh càng ngày càng gây go, ác liệt nên số lượng thống kê không đầy đủ. Thực ra, tình hình thanh niên công nhân cao su thoát ly tham gia bộ đội, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng diễn ra liên tục khắp các đồn điền cao su. Theo báo cáo của Tổng Liên Đoàn lao Động Việt Nam tại Đại hội công đoàn lần thứ nhất, tháng 1 năm 1950, trong số

55.000 công nhân đồn điền cao su Nam Bộ trước cách mạng tháng Tám, có hơn 10.000 thanh niên công nhân cao su gia nhập các đơn vị bộ đội Miền Đông Nam Bộ và theo tướng Bôi-xô, tác giả cuốn “Tiểu đoàn 303”, cho biết tháng 9-1946, bộ đội lưu động Hoàng Thọ đã có trong tay hai đại đội mà phần lớn binh sĩ là dân cao su. Tháng 6/1949, bộ đội lưu động Hoàng Thọ thu nhận 163 công nhân của đồn điền cao su Dầu Tiếng [132;228]. Ngoài số đông công nhân cao su đi bộ đội, còn số đông khác tổ chức đi dân công phục vụ cho các trận đánh. Thường là họ tham gia vào lực lượng dân công hoả tuyến, ra sát mặt trận để tải đạn, tải thương, vận chuyển vũ khí, lương thực… tham gia vào việc chuẩn bị chiến trường. Những người chồng, người cha, người chị đi bộ đội thì những người vợ, người mẹ, người em trụ lại đồn điền cũng hướng về cách mạng, hướng về người thân của họ trong các chiến khu. Họ gói bánh, gánh gạo, muối, thức ăn, tiền bạc, vũ khí tiếp tế cho bộ đội trong rừng xây dựng công binh xưởng, bệnh viện phục vụ cho chiến trường.

Bên cạnh việc tham gia xây dựng các đơn vị vũ trang lớn của tỉnh, của khu, công nhân cao su còn là lực lượng nòng cốt để thành lập các đơn vị vũ trang địa phương và đồn điền mình. Những đơn vị đó vừa làm công tác tổ chức nối liên lạc, vận động xây dựng cơ sở, tuyên truyền cách mạng, vừa làm công tác đánh tiêu hao, hoặc cầm chân Pháp, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của những trận đánh lớn của huyện, của tỉnh, các chiến dịch của khu, mang nhiều tên gọi khác nhau như: Đội quân báo Phước Hoà, đội vũ trang tuyên truyền Dầu Tiếng, đội vũ trang tuyên truyền Lộc Ninh, Sông Bé, Ban công tác liên thôn 7 (hoạt động vùng Đồng Xoài - Thuận Lợi)… Các đội vũ trang của công nhân cao su và các cán bộ công đoàn cao su đều hoạt động cùng nhiệm vụ:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

- Xây dựng cơ sở (trong công nhân, trong người dân tộc thiểu số), bám đồn điền vận động công nhân ủng hộ hậu cần, cung cấp tin tức, tổ chức đưa thanh niên khoẻ mạnh thoát ly đồn điền đi kháng chiến.

- Vũ trang tuyên truyền cách mạng, diệt những thành phần gian ác, có nhiều nợ máu, phá đồn, bót, bảo vệ cho công nhân tiến hành “cao su chiến”.

Phong trào đấu tranh của công nhân cao su Thủ Dầu Một trong 30 năm chiến tranh giải phóng 1945 - 1975 - 8

- Tổ chức nghi binh, đánh đồn bót trong đồn điền, phá đường giao thông để cầm chân lính Pháp nhằm phân tán lực lượng Pháp hỗ trợ các chiến dịch của cách mạng.[159;12]

Hầu hết các đơn vị vũ trang đang đứng chân hoạt động công khai và bí mật trong tỉnh đều có công nhân cao su tham gia. Công nhân là lực lượng lao động đông đảo nhất trong tỉnh, đời sống và lề lối lao động tập trung giúp cho họ có ý thức tổ chức kỷ luật tốt. Từ người bị xem là“nô lệ” cho chủ người Pháp, nay thoát ly đi đánh chủ người Pháp, trở thành người cách mạng thì công nhân rất dũng cảm, kiên trì bám đánh Pháp, đánh rất găng và gan góc để giành lại độc lập và tự do cho bản thân mình và cho cả dân tộc.


2.1.3. “Mặt trận cao su chiến”

2.1.3.1. Chủ trương của ta về cao su chiến.

Bao vây, phá hoại kinh tế giặc là một chủ trương lớn của Xứ uỷ, Khu uỷ Miền Đông nhằm làm tiêu hao tiềm lực và dự trữ kinh tế của Pháp, góp phần phát triển kinh tế kháng chiến.

Cùng với hoạt động mở cơ sở, vận động phong trào kháng chiến, từ tháng 9 năm 1946, hầu hết các tổ chức công đoàn trong các đồn điền cao su ở Miền Đông đã liên lạc và phối hợp với Liên hiệp công đoàn Nam Bộ và bắt đầu hoạt động rộng khắp. Tuy hình thức tổ chức mỗi nơi khác nhau như: “Ủy ban công nhân”, “Công nhân cứu quốc”, “Nghiệp đoàn cao su”…, song nội dung đấu tranh đều thống nhất: giải phóng giai cấp, bảo vệ độc lập dân tộc.

Tháng 12 năm 1946, các tổ chức công đoàn cao su miền Đông đã hợp nhất hoạt động lấy tên là: “Nghiệp đoàn cao su miền Đông Nam Bộ”

Đầu năm 1947, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch đẩy mạnh sự nghiệp toàn quốc kháng chiến, Nghiệp đoàn cao su miền Đông Nam Bộ đề ra những nhiệm vụ cụ thể:

- Củng cố và phát triển tổ chức công đoàn.

- Đưa thanh niên ra tiền tuyến.

- Mở Mặt trận “Cao su chiến”.[176;25]

Mặt trận “cao su chiến”, lúc này, đã trở thành khẩu hiệu đấu tranh của công nhân cao su với nội dung “Biến đồn điền cao su thành chiến trường diệt địch”, “phá hoại kinh tế địch”. Từ chủ trương đó trong nhiều đồn điền lớn, nhỏ và vừa của người Pháp, công nhân hưởng ứng Mặt trận “cao su chiến”, tiến hành công tác phá hoại trong các cơ sở cao su, ngấm ngầm đánh phá kinh tế cao su của Pháp: làm chết cây, phá hoại việc khai thác mủ và các cơ sở sản xuất và chế biến cao su của Pháp. Mục đích là phá hoại kế hoạch lấy chiến tranh nuôi chiến tranh của giặc Pháp. Khẩu hiệu chung là “phá hoại cao su là yêu nước”, “phá hoại cao su là kháng chiến”.


2.1.3.2. Hoạt động cao su chiến.

2.1.3.2.1. Phá hoại cao su

Ở từng vị trí khác nhau, công nhân cao su đều đồng loạt tham gia công tác phá hoại cao su bằng nhiều cách khác nhau. Y tá ở trạm y tế lấy thuốc, người làm văn phòng lấy giấy, bút, mực…, thủ kho lấy cuốc xẻng, dao, búa… gởi ra khu kháng chiến. Công nhân cạo mủ đập phá chén mủ, đổ mủ nước và mủ tạp, gởi thùng đựng mủ, dao cạo mủ … ra chiến khu và hô hoán lên rằng Việt Minh đã về đồn điền trong đêm và tịch thu của họ.

Lúc đầu công nhân ngấm ngầm phá hoại cao su theo cách tỉ mỉ, nhỏ nhặt từng bộ phận như băm cây, vạt vỏ cây, cạo mủ sâu vào thân cây. Nhưng chủ đồn điền lại cho chữa lành những vết thương trên thân cây trong 5 tháng bằng chất loại gọi là “Green Pét-ro-la-tum”. Cách này làm cho giới chủ lo sợ, nhưng mất nhiều thời gian. Vì vậy công nhân chuyển sang bóc rễ, tiện gốc cây, chặt sâu vào quá nửa thân cây làm cho cây cao su rụng lá, chết dần, dễ gãy đổ khi có gió hoặc đốt vườn cây cao su trong mùa cao su rụng lá[191;15]. Những bác công nhân già trực tiếp tham gia phá hoại cao su kể lại: “… Buổi chiều công nhân đi làm ngoài lô cao su, trước khi về đốt 3 cây nhang, cột chặt ở bên dưới chân cây nhang 5, 3 cây diêm quẹt rồi lén đặt vào trong đống lá cao su. Khi công nhân đã về đến trại thì nhang cũng vừa cháy đến diêm quẹt bốc cháy thành ngọn lửa, cháy rụi vườn cây cao su, và sau đó hô hoán là do Việt Minh làm”.

Sau những đợt phá hoại cao su, chủ tiếc của điên cuồng trả thù, rình rập, truy chụp bắt bớ công nhân. Nhưng phong trào phá hoại cao su vẫn diễn ra rộng khắp và sôi nổi. Công nhân cao su đã nêu bật ý chí đấu tranh dũng cảm kiên cường, không khuất phục trước những đòn tra tấn dã man. Ở Dầu Tiếng, có những tấm gương hy sinh như chị Hiệu. Chủ và lính đồn điền bắt quả tang chị đang trút bỏ mủ cao su xuống đất, bị tra tấn hết sức dã man, chị vẫn quyết một mực không khai tổ chức và cán bộ chỉ đạo. Lính đồn điền đã phanh thây chị vứt ra ngoài rừng hòng uy hiếp công nhân [79;76]. Ở Quản Lợi, năm 1947, nhà máy bị phá hoại, lính đồn điền lôi 11 công nhân tra khảo nhưng không được một lời khai, lính đê hèn xả súng bắn chết một loạt cả 11 người[110;575]. Cũng trong năm này, ở Lộc Ninh, chủ sở phát hiện cây cao su bị chặt, chủ sở cho bắt những công nhân gần đó tra hỏi không có kết quả, liền ra lệnh cho lính đồn điền chặt đầu 2 công nhân. Tất cả những hành động tàn bạo đó chỉ thúc đẩy thêm lòng căm thù giặc và quyết tâm ủng hộ kháng chiến của công nhân. Khủng bố điên cuồng rồi thực dân Pháp cũng chuốc lấy thất bại và phải thú nhận “sức sản xuất cao su của chúng tôi hiện giờ đã mất hẳn 2/3 do công nhân phá phách, bỏ đồn điền đi. Mối nguy cơ này có thể to lớn hơn nữa…” [116;68].

Hoạt động phá hoại cao su trở thành cao trào trong những năm 1948, 1949. Hình thức phá hoại thống nhất là công nhân đồng loạt nghỉ việc, đấu tranh không ra lô cạo mủ hoặc đổ mủ xuống đất…

Cùng với việc ngấm ngầm phá hoại kinh tế của Pháp, công nhân cao su Thủ Dầu Một còn đấu tranh chính trị rất mạnh và quyết liệt. Năm 1948, công nhân cao su Dầu Tiếng nhiều lần tổ chức các cuộc đấu tranh chống sa thải công nhân, đòi lại phần cây cạo và các quyền dân sinh khác. Nổi bật nhất là cuộc đình công tại lò xông vào cuối 1948. Sau một thời gian nguỵ biện, thuyết phục công nhân “Cần ăn gạo đỏ để chống phù thũng”, nhưng công nhân cương quyết không làm việc. Cuối cùng, đích thân Ê- đéc-lanh phải đến dàn xếp, chấp thuận yêu sách phát gạo trắng, thực phẩm tốt và nâng lương cho công nhân. Cuộc đình công giành thắng lợi [79;75-76]. Ngoài ra, những cuộc bãi công, mít tinh ở các nơi khác liên tục diễn ra để kỷ niệm các ngày lễ lớn: 1-5, 19-5, 2-9, hoặc để tưởng nhớ truy điệu các cán bộ công nhân hy sinh…

Hỗ trợ cho công nhân cao su đấu tranh chính trị, phá hoại cao su của Pháp, lực lượng tự vệ mật, du kích mật đồn điền tích cực hoạt động diệt ác trừ gian. Tự vệ mật,

du kích mật đồn điền còn phối hợp với các chi đội Vệ quốc đoàn hoạt động tác chiến đánh giặc trong đồn điền, cùng với “quốc gia tự vệ cuộc” phục kích trên đường giao thông, tập kích đồn bót, chống càn quét. Trong tháng 4 năm 1947, lực lượng “Vệ quốc đoàn” Hớn Quản khoảng 150 người do Lê Đức Anh chỉ huy đã đánh Pháp ngay trong quận, vừa diệt ác, phá cầu đường, vừa đột nhập vào đồn điền phá kho vũ khí, lương thực, đánh phá nặng khu chăn nuôi - nhà bò, nhà heo - của đồn điền, vừa vận động nhân dân chiến đấu[182;11].

Cùng với việc đánh vào thị trấn Hớn Quản, lực lượng này còn đánh vào đồn điền Xa Cam và đồn điền Xa Trạch, lấy giữ được lương thực, thực phẩm, đốt rụi nhà kho vật tư, nhà mủ, văn phòng lưu giữ hồ sơ, sổ sách…[27;15]

Các trận đánh trên đã có tác động lớn, ảnh hưởng rất mạnh đối với phong trào quần chúng trong tỉnh, gây được niềm tin vào sự trưởng thành của lực lượng vũ trang chiến đấu.

Trong cuộc chiến về cao su, hình thức phá hoại cao nhất và quyết liệt nhất là việc công nhân tổ chức đốt cháy vườn cây, nhà máy, rồi bỏ hẳn đồn điền đi bộ đội, đi xây dựng các làng mới nhằm sản xuất lương thực cho kháng chiến. Phụ nữ và trẻ em ở lại đồn điền đảm nhiệm tất cả mọi công việc, cạo choàng cả phần cây, làm thay công việc của người cha, người chồng để chủ người Pháp khỏi nghi ngờ đồng thời để nhận đủ phần gạo nuôi gia đình, ủng hộ kháng chiến. Một số nhân viên văn phòng, xu, ký, cai tốt có cảm tình với cách mạng, được cán bộ công đoàn cơ sở vận động tự nguyện ra chiến khu, gây khó khăn rất lớn cho giới chủ trong việc quản lý đồn điền.

Những công tác phá hoại trên còn có sự góp sức của công đoàn cao su, Vệ Quốc đoàn, Công an xung phong, Dân quân làng. Lúc đầu, công tác phá hoại còn mang tính tự phát, bí mật. Về sau, từ mùa thu năm 1949, các liên trung đoàn trên địa bàn miền Đông Nam Bộ đều thành lập một đại đội đặc nhiệm phá hoại cao su và hỗ trợ cho phong trào công nhân tại các đồn điền. Đại đội 2709 trực thuộc tiểu đoàn 903 có 60 người hầu hết là dân cao su Quản Lợi, Xa Cát, Xa Cam, Lộc Ninh, Minh Thạnh gia nhập vệ quốc đoàn từ sau Tổng khởi nghĩa, gọi là “Đại đội cao su”. Họ đều tham gia tổ chức Công đoàn bí mật, vừa tích cực đấu tranh chính trị đòi quyền lợi, vừa đẩy mạnh phá hoại sản xuất cao su của giặc, đạt nhiều kết quả đáng kể.[202;5]

2.1.3.2.2. Tham gia các trận đánh giao thông, chống chính sách bình định về kinh tế của Pháp.

Sau thất bại trong trận Việt Bắc năm 1947, đầu năm 1948, Thực dân Pháp bắt đầu chuyển hướng chiến tranh. Từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, Pháp chuyển sang chiến lược đánh lâu dài, quay lại bình định vùng đã chiếm đóng và lấn chiếm vùng căn cứ cách mạng. Tại Nam Bộ, từ tháng 4, Pháp chuyển mạnh sang thực hiện chính sách bình định nhằm biến nơi đây thành nơi dự trữ chiến lược cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và ba nước Đông Dương, chính sách bình định của Pháp nhằm phá hoại kinh tế, ngăn ngừa giao thông tiếp tế của quân cách mạng, bảo đảm giao thông tiếp tế cho Pháp; đánh mạnh vào lực lượng dự trữ của quân cách mạng, xây dựng lực lượng dự trữ của Pháp; củng cố và mở rộng vùng chiếm đóng, thực hiện “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, “dùng người Việt đánh người Việt”[21;161-162].

Với mưu đồ đánh lâu dài, Pháp vừa rải quân chiếm đóng, bình định, giữ đất, vừa tập trung lực lượng để cơ động tác chiến. Nam Bộ vẫn là trọng điểm trong chiến lược chiến tranh của Pháp. Nguồn lợi lớn từ lúa gạo ở miền Tây, và chất “vàng trắng” của cao su ở miền Đông Nam Bộ làm cho Pháp ngày càng cần thiết phải dành một bộ phận lớn quân đội đóng thêm đồn bót, cứ điểm, chi khu quân sự ở khắp Nam Bộ.

Tại các vùng cao su Thủ Dầu Một, Pháp tiến hành xây dựng thêm nhiều đồn, bót, tháp canh ở các khu vực xung quanh đồn điền, các làng công nhân và các đường giao thông (lộ 13, 14) chạy qua vùng cao su. Đồn, bót, tháp canh là vị trí tập trung đứng chân của những đơn vị ứng chiến cơ động, sẵn sàng càn quét, chà xát, khủng bố các khu căn cứ cách mạng kế cận đồn điền, nhằm đánh bật lực lượng bám trụ của quân cách mạng và bảo vệ sản xuất cao su.

Ngoài việc đánh phá kinh tế kháng chiến của quân cách mạng, Pháp còn tăng cường hoạt động tình báo, gián điệp, cho người phản cách mạng trà trộn vào dân sống ở bên trong, bên ngoài các làng cao su và trong căn cứ kháng chiến để chỉ điểm và gây chia rẽ hàng ngũ kháng chiến của quân cách mạng.

Để bảo vệ cơ quan lãnh đạo, bảo vệ các cơ sở cách mạng bên trong và ngoài đồn điền, các lực lượng vũ trang công nhân phối hợp với dân quân du kích, bộ đội địa phương tổ chức đánh phá đồn bót, đánh phá giao thông, cắt đường vận chuyển của

Pháp. Những hình thức đánh phá tiêu biểu là đào đường, đấp mô, cấm chông, gài mìn và lựu đạn phục kích chặn đánh Pháp vận chuyển hàng hóa, lương thực, cản trở lính Pháp đi càn trên các tuyến đường 13, 14. Đối với con đường sắt từ Sài Gòn đến Lộc Ninh, công nhân cao su cùng nhân dân địa phương và dân quân du kích gỡ tà vẹt, tháo ốc vít, mang từng đoạn sắt về rèn cuốc, dao, rựa… làm cho thực dân Pháp gặp khó khăn lớn trong việc tiếp tế các đồn điền xa xôi và chuyên chở mủ cao su về Sài Gòn để xuất khẩu. Những trận “giao thông chiến”, phục kích đánh các đoàn công - voa, làm cho con đường 13 thành “con đường không vui-đầy máu và nước mắt” đối với Pháp và tay sai[110,581]. Sau này, những năm 50, công ty cao su Đất Đỏ (SPTR) phải thuê máy bay chở cao su về Sài Gòn, cước phí gấp hai lần chở bằng ô tô và hơn hai lần nếu chở bằng tàu hoả[132;225].

2.1.3.2.3. Chuyển hướng công tác phá hoại cao su.

Tháng 9 năm 1949, Xứ ủy Nam Bộ họp hội nghị đề ra nhiệm vụ cách mạng của Nam Bộ trong đó nhấn mạnh về việc xây dựng tổ chức công đoàn cao su Nam Bộ, phát triển phong trào công nhân cao su, hướng phong trào công nhân cao su vào thực hiện nhiệm vụ chung trong giai đoạn này là đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp[155;3]. Nghị quyết hội nghị quân sự Nam Bộ tháng 9 năm 1949 chỉ rõ:

“Cao su là nguồn lợi kinh tế chính của Pháp ở Khu 7 nên chúng ta phải cố gắng giành giật những vùng có nguồn lợi này.

Công nhân cách mạng phải tăng cường việc phá hoại cao su, đánh vào các đường cao su, vào các lô cao su làm cho kinh tế Pháp phải hao hụt và buộc Pháp phải đem quân lên phòng vệ sở, làm cho chúng ngày càng khốn đốn về nạn khủng hoảng quân số đồng thời hao hụt vật lực và tài chính không đủ sức đeo đuổi chiến tranh với ta… Khu 7 có nhiều sở cao su quan trọng nhất là vùng Hớn Quản, Lộc Ninh rồi đến Thuận Lợi, Dầu Tiếng. Công tác phá hoại cao su phải nhằm vào một hướng chính, căn cứ vào nơi quan trọng, đánh phá nơi ấy để làm rung rinh cả cơ sở kinh tế của địch mà tập trung vào đó”[34;87].

Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Xứ ủy, Liên hiệp công đoàn Nam Bộ quyết định triệu tập đại hội công đoàn cao su Nam Bộ. Đại hội đại biểu công đoàn cao su Nam Bộ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/08/2023