cấp lần đầu, mai táng phí và tuất một lần.... Chi trả thông qua các đơn vị SDLĐ đối với chế độ: ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe...
Thứ hai, tăng cường công tác quản lý đối tượng chi trả BHXH. Công tác quản lý đối tượng chi trả BHXH đòi hỏi cán bộ bảo hiểm, cán bộ xã, cán bộ quản lý nhân sự tại các DN, cơ quan có đối tượng tham gia BHXH cần nghiêm túc triển khai các quy định, hướng dẫn. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức y tế, tổ chức công đoàn và các đơn vị kiểm tra, giám sát việc cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm, nghỉ thực hiện kế hoạch hóa gia đình, thai sản và nghỉ dưỡng sức
Thứ ba, hoàn thiện công tác lập và xét duyệt dự toán chi BHXH. Hàng năm BHXH thành phố trên cơ sở căn cứ kết quả thực hiện thu chi của đơn vị tính đến 30/09 hàng năm lập dự toán thu chi sau đó gửi BHXH tỉnh phê duyệt lấy số thực tế đã thực hiện nhân với tỷ lệ tăng tự nhiên đối với các chỉ tiêu cụ thể như: thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN…
Thứ tư, hoàn thiện công tác tổ chức và thực hiện chi trả BHXH. Thực tế cho thấy, mọi tiêu cực, thất thoát trong chi trả các chế độ dài hạn lại chỉ có thể xảy ra ở cơ sở. Vì vậy, cần có sự phối hợp, giúp đỡ của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội ở xã, phường, cán bộ bưu điện tại các xã, thị trấn. Để thực hiện tốt công tác quản lý nguồn kinh phí, BHXH tỉnh cần tiến hành các giải pháp chủ yếu sau: Quản lý chặt chẽ, khoa học các biến động tăng, giảm về đối tượng hưởng trợ cấp BHXH. Để công tác chi trả trợ cấp, BHXH cho các đối tượng nhanh chóng, chính xác, kịp thời thì phương tiện phục vụ cho công tác chi trả đóng góp một phần vô cùng quan trọng như: máy tính, phương tiện vận chuyển, các thiết bị lưu trữ khác.
Thứ năm, hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát. Cần xây dựng lịch kiểm tra thường xuyên ở các đơn vị cơ sở, không chỉ đơn thuần và thụ động kiểm tra theo đơn thư khiếu nại, tố cáo. Đặc biệt là kiểm tra ở các ban đại diện chi trả, xã, thị trấn trong việc thanh toán lương hưu và trợ cấp hàng tháng, trong quản lý đối tượng biến động, thay đổi chỗ ở, đối tượng tử vong.
Thứ sáu, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền. Để đạt được mục tiêu
chiến lược phát triển ngành BHXH nói chung và công tác chi trả BHXH nói riêng, phải đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến mọi người lao động, các ngành, các cấp.
Thứ bẩy, đầu tư phương tiện tin học, nối mạng để nâng cao chất lượng quản lý các hoạt động BHXH. Cần đầu tư CNTT vào quản lý tài chính quỹ BHXH từ các khâu: kế hoạch, thực hiện thanh quyết toán thu - chi, hệ thống sổ sách biểu mẫu kế toán, thống kê phân tích tài chính và dự báo xu thế...
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Về Chi Bảo Hiểm Xã Hội
- Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Chi Bảo Hiểm Xã Hội
- Công Tác Quyết Toán Chi Các Chế Độ Bảo Hiểm Xã Hội
- Kết Quả Chi Bảo Hiểm Xã Hội Của Tỉnh Nghệ An Giai Đoạn 2018-2020
- Kết Quả Chi Trả Lương Hưu Và Trợ Cấp Hàng Tháng Tại Bhxh Tỉnh Nghệ An Giai Đoạn 2018 - 2020
- Số Lượt Hồ Sơ Chi Trả Các Chế Độ Bhxh Từ Năm 2018 - 2020
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI TỈNH NGHỆ AN
2.1. Tổng quan về bảo hiểm xã hội Tỉnh Nghệ An
2.1.1. Giới thiệu về bảo hiểm xã hội tại Tỉnh Nghệ An
Theo quyết định số 16 QĐ/TCCB ngày 16/2/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, BHXH Tỉnh Nghệ An do Giám đốc BHXH tỉnh quản lý, điều hành theo chế độ Thủ trưởng, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, áp dụng mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng, được tổ chức thành các phòng chuyên môn để thực hiện chức năng quản lý. Giúp việc cho Giám đốc là 4 phó giám đốc; Giám đốc và các Phó Giám đốc do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật.
BHXH Tỉnh Nghệ An có 10 phòng chức năng, nghiệp vụ và BHXH 20 huyện, thành, thị trực thuộc, được biểu hiện qua sơ đồ 2.1. Các phòng trực thuộc có chức năng giúp Giám đốc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Giám đốc và sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị thuộc BHXH Việt Nam. Các phòng do Trưởng phòng quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng, giúp việc cho Trưởng phòng có các Phó Trưởng phòng. Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng do Giám đốc BHXH tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật sau khi có ý kiến phê duyệt bằng văn bản của BHXH Việt Nam.
Tại các huyện, thành, thị có BHXH các huyện, thành phố, thị (gồm 21 đơn vị) - là các cơ quan trực thuộc BHXH Tỉnh Nghệ An, có con dấu riêng và có trụ sở riêng đặt tại 21 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh, chịu sự quản lý trực tiếp của BHXH Tỉnh Nghệ An, giúp Giám đốc BHXH Tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn các huyện, thành, thị trong tỉnh.
Đến nay BHXH Việt Nam nói chung đã cung cấp được 23 trong 28 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; tổng số hồ sơ thực hiện giao dịch điện tử là
khoảng 50 triệu hồ sơ điện tử giao dịch qua mạng. Năm 2018 được coi là năm đột phá với nhiều hoạt động phục vụ định hướng hiện đại hóa ngành BHXH được triển khai quyết liệt và có hiệu quả, như: hệ thống một cửa điện tử tập trung trên cơ sở phần mềm "Tiếp nhận và quản lý hồ sơ"; Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam là điểm truy cập duy nhất của BHXH Việt Nam trên môi trường Internet cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động, chủ trương, chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, tiếp nhận các yêu cầu giao dịch điện tử, khai thác thông tin, dữ liệu về BHXH, BHYT của tổ chức, cá nhân. Đồng thời, trên nền tảng ứng dụng CNTT những năm vừa qua, ngành BHXH đang khẩn trương xây dựng hệ sinh thái 4.0 phục vụ người dân và DN với các dịch vụ: dịch vụ tin nhắn (SMS); dịch vụ thanh toán trực tuyến; ứng dụng BHXH trên thiết bị di động; hệ thống Chatbot hỗ trợ khách hàng (trả lời chính sách BHXH, BHYT tự động bằng trí tuệ nhân tạo, tăng tính tương tác cao với người tham gia, cung cấp thông tin đóng, hưởng BHXH, BHYT và dự tính mức hưởng nhằm phục vụ người dân tốt hơn); Phân tích, khai thác được lượng dữ liệu rất lớn của Ngành trên BIGDATA; thiết lập Fanpage truyền thông trên hệ thống mạng xã hội; cung cấp tất cả các dịch vụ công có thể lên cấp độ 4.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của bảo hiểm xã hội tại Tỉnh Nghệ An
BHXH Tỉnh Nghệ An là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam đặt tại Thành phố Vinh, có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện (sau đây gọi chung là BHXH), BHTN, BHYT; quản lý các quỹ: BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn tỉnh theo quy định của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật. BHXH tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của UBND Tỉnh; có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH Tỉnh Nghệ An đó là:
- Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT.
- Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia BHXH, BHYT đúng quy định.
- Tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng BHXH, BHYT theo quy định; tổ chức thu các khoản đóng BHXH, BHYT, BHTN của các tổ chức và cá nhân tham gia.
- Thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết chế độ BHXH, BHYT tại cơ quan BHXH Tỉnh và BHXH huyện, thị xã, thành phố; thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC về BHXH, BHYT tại BHXH tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn BHXH Huyện thực hiện theo quy định.
- Thực hiện giải quyết hưởng các chế độ BHXH, BHYTvà chỉ đạo, hướng dẫn BHXH Huyện triển khai thực hiện theo quy định.
- Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN không đúng quy định.
- Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh; bảo vệ quyền lợi người tham gia BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT.
- Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn theo phân cấp của Tổng Giám đốc.
- Chỉ đạo, hướng dẫn BHXH huyện tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHTN theo đúng quy định của pháp luật và của Ngành.
- Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT đối với các đơn vị trực thuộc BHXH Tỉnh và tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT, cơ sở khám, chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.
- Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH Việt Nam.
- Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ tài liệu hành chính, nghiệp vụ và hồ sơ đối
tượng tham gia, hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành BHXH Tỉnh.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ BHXH, BHYT cho công chức, viên chức thuộc BHXH tỉnh và các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách BHXH, BHYT.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT, để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.
- Có quyền khởi kiện vụ án dân sự đối với các đơn vị nợ BHXH, BHYT để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực BHXH, BHYT trên địa bàn.
- Đề xuất với BHXH Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về BHXH, BHYT; kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT.
- Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của BHXH Tỉnh và chỉ đạo, hướng dẫn BHXH Huyện triển khai thực hiện theo quy định.
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách BXH, BHYT khi NLĐ, người SDLĐ hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.1.3. Hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động của bảo hiểm xã hội tại Tỉnh Nghệ An
Hình 2.1: Bộ máy cơ quan BHXH tỉnh Nghệ An
(Nguồn: BHXH Tỉnh Nghệ An)
BHXH Tỉnh Nghệ An do Giám đốc BHXH tỉnh quản lý, điều hành theo chế độ Thủ trưởng, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, áp dụng mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng, được tổ chức thành các phòng chuyên môn để thực hiện chức năng quản lý. Giúp việc cho Giám đốc là 4 phó giám đốc; Giám đốc và các Phó Giám đốc do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật. Các phòng trực thuộc có chức năng giúp Giám đốc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Giám đốc và sự chỉ đạo
chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị thuộc BHXH Việt Nam. Các phòng do Trưởng phòng quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng, giúp việc cho Trưởng phòng có các Phó Trưởng phòng. Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng do Giám đốc BHXH tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật sau khi có ý kiến phê duyệt bằng văn bản của BHXH Việt Nam.
Tại các huyện, thành, thị có BHXH các huyện, thành phố, thị là các cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Nghệ An, có con dấu riêng và có trụ sở riêng đặt tại 20 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh, chịu sự quản lý trực tiếp của BHXH tỉnh Nghệ An, giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn các huyện, thành, thị trong Tỉnh.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Tỉnh Nghệ An
- Thu BHXH: Thu BHXH là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc cân đối quỹ và chi trả các chế độ BHXH về sau. Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN tính đến hết tháng 12/2020 là 6.808.754 triệu đồng, đạt 101,34% so với kế hoạch giao, tăng 448.639 triệu đồng (tăng 7,05%) so với năm 2019. Tính đến hết tháng 03/2021, tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN là 1.632.106 triệu đồng, tăng 91.122 triệu đồng (tăng 5,91%) so với cùng kỳ năm 2020. Tính đến tháng 3/2021, trên địa bàn tỉnh có trên 600 đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN từ 3 tháng, với số tiền từ 20 triệu đồng trở lên. Nguyên nhân, trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động, người lao động không có việc làm phải nghỉ việc; công tác thanh tra, kiểm tra hạn chế do thực hiện giãn cách xã hội dẫn đến số người tham gia BHXH bắt buộc, BHTN giảm; số nợ BHXH, BHYT, BHTN tăng. BHXH Tỉnh Nghệ An xác định đây là một khó khăn, thách thức lớn cho tỉnh trong năm 2021. Do đó, ngay từ đầu năm 2021, BHXH Tỉnh Nghệ An đã triển khai đồng bộ các giải pháp để đôn đốc thu và giảm nợ BHXH, BHYT, BHTN. Từ đó, chủ SDLĐ phải buộc phải tham gia đóng góp BHXH theo đúng đối tượng, đúng mức thu nhập cho NLĐ. Việc đóng góp BHXH cho NLĐ đúng mức thu nhập đồng nghĩa với việc đòi