Chương 2
Thực trạng bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay
2.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội và bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình
2.1.1. Khái quát về tình hình tỉnh Ninh Bình
Về đặc điểm tự nhiên: Ninh Bình nằm ở vùng cực Nam đồng bằng châu thổ Sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp 2 tỉnh Hoà Bình và Thanh Hoá, phía Đông giáp tỉnh Nam Định, phía Nam giáp biển Đông. Ninh Bình có diện tích tự nhiên hơn 1.400 km², với bờ biển dài hơn 15 km. Toàn tỉnh có 67.000 ha đất nông nghiệp, trong đó đất canh tác 55.000 ha; đất lâm nghiệp 13.000 ha; rừng tự nhiên 10.400 ha và trên 20.000 ha diện tích núi đá với trữ lượng hàng chục tỷ m³ đá vôi; rừng núi chiếm 22% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số trên 93 vạn người.
Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10; 12A; 12B và đường sắt Bắc Nam chạy qua cùng hệ thống sông ngòi dày đặc như: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, Sông Vân...tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ, bộ rất thuận tiện cho giao lưu phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh.
Những năm qua, nhất là từ sau ngày tái lập tỉnh đến nay, Đảng bộ, quân dân Ninh Bình đã đoàn kết, vượt mọi khó khăn, triển khai thực hiện thắng lợi tương đối toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và XIV đề ra với kết quả năm sau cao hơn năm trước. Năm 2002 so với năm 1992 (tái lập tỉnh) nhịp độ tăng trưởng GDP gấp 2,4 lần, bình quân tăng 10,4%/ năm; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Quan Hệ Bảo Hiểm Xã Hội Với Loại Hình Bảo Hiểm Khác Và Các Chính Sách Xã Hội
- Bảo Hiểm Xã Hội Xét Dưới Góc Độ Chính Trị - Xã Hội
- Kinh Nghiệm Bảo Hiểm Xã Hội Của Một Số Tỉnh
- Thực Trạng Về Bảo Hiểm Xã Hội Trên Địa Bàn Tỉnh Ninh Bình
- Đối Với Công Tác Giải Quyết Chế Độ Chính Sách Bảo Hiểm Xã Hội (Đặc Biệt Đối Với Bảo Hiểm Y Tế)
- Về Công Tác Mở Rộng Đối Tượng Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội (Đối
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
2 lần; công nghiệp tăng gấp 3 lần; thu ngân sách tăng gấp 6 lần; vốn đầu tư
xây dựng cơ bản tăng 40 lần...
Về nông nghiệp: tỉnh đã tập trung chỉ đạo chuyển được gần 9.000 ha đất nông nghiệp trồng cây có giá trị thấp sang nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao như: nuôi tôm sú, trồng cói ở Kim Sơn, nuôi tôm càng xanh, trồng dứa ở Tam Điệp, Nho Quan, nuôi thả cá chim trắng ở Gia Viễn, Hoa Lư, cấy các giồng lúa đặc sản: tám, nếp, dự... ở Kim Sơn, Yên Khánh.... bình quân lương thực đầu người đạt 518 kg. Cả tỉnh có 294 trang trại mỗi năm doanh thu bình quân từ 20 triệu đồng trở lên.
Về công nghiệp: tỉnh đã phê duyệt quy hoạch 22 khu công nghiệp, cụm công nghiệp với diện tích 880 ha trong đó có các khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn như: khu công nghiệp Tam Điệp, khu công nghiệp Ninh Phúc, cụm công nghiệp Gián Khẩu.... Ninh Bình đã ban hành các cơ chế, chính sách như: chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch; chính sách khuyến khích tài năng thu hút nhân tài; quỹ khuyến công ; quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển. Tỉnh đã tổ chức gặp mặt các doanh nhân trong và ngoài tỉnh để kêu gọi đầu tư. Tính đến thời điểm hiện nay, tỉnh đã chấp thuận trên 30 dự án với tổng số vốn đăng ký trên 1.400 tỷ đồng đầu tư vào tỉnh.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn hàng năm đạt gần 2.200 tỷ đồng. Trong vài năm gần đây trên địa bàn tỉnh đã khởi công nhiều công trình lớn về giao thông, thuỷ lợi, du lịch, thể thao như: hồ Yên Thắng; dự án phân lũ, chậm lũ Nho Quan và Gia Viễn; sân vận động, Nhà thi đấu trung tâm; Nhà máy cán thép Tam Điệp công suất 36 vạn tấn/ năm; Nhà máy xi măng Tam Điệp công suất 1,4 triệu tấn/ năm... Các công trình đầu tư trên lần lượt đưa vào sử dụng sẽ tạo ra bước chuyển biến mạnh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Các hoạt động dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tín dụng, du lịch... đều đạt mức tăng trưởng bình quân trên 25%/ năm. Thu ngân sách tăng bình quân trên 20%/ năm.
Về văn hoá xã hội: tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS từ tháng 12/ 2002; có 7/8 huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 100% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh có trường học cao tầng, kiên cố; 3 trường mầm non, 106 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế; có 49,7% trạm y tế có bác sỹ. 1622/1622 thôn, bản, phố xây dựng được hương ước, quy ước; có
4.192 gia đình văn hóa, 130 làng văn hoá và 90 cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hoá. Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển rộng khắp, có 17% dân số tham gia luyện tập TDTT thường xuyên; 12% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao, có 320 câu lạc bộ TDTT hoạt động thường xuyên; tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ IV, đoàn vận động viên của Ninh Bình được xếp thứ 24/64 đoàn tham gia. Việc thực hiện các chính sách xã hội đã có nhiều cố gắng, tỉnh đã đào tạo, truyền nghề cho 58.000 người; giải quyết việc làm cho 38.625 lượt người, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm được 1,8% [48].
Tuy nhiên, Ninh Bình vẫn còn là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp, kinh tế chậm phát triển, cơ cấu kinh tế lạc hậu, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, tốc độ phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của một tỉnh đồng bằng có điều kiện phát triển kinh tế toàn diện.
Những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội nêu trên có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của tỉnh, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của BHXH trên địa bàn tỉnh.
2.1.2. Tổng quan những nội dung cơ bản về bảo hiểm xã hội ở tỉnh
Ninh Bình
BHXH là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, góp phần đảm bảo ổn định đời sống cho cán bộ CNVC, quân nhân và người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Do vậy, ngay từ khi thành lập đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến việc thực hiện các chế độ chính sách BHXH đối với cán bộ công chức, viên chức, quân nhân và người lao động thuộc các thành phần kinh tế.
Để phù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới, từ năm 1995 Nhà nước ta bắt đầu đổi mới các chế độ BHXH theo quy định tại Bộ luật lao động của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Thực hiện nghị định số 19/Cp của Chính phủ, BHXH Việt Nam được thành lập từ ngày 16/02/1995 thống nhất các tổ chức BHXH từ Trung ương đến địa phương và quản lý quỹ BHXH, thực hiện các chế độ chính sách BHXH theo quy định của pháp luật Nhà nước.
Cùng với sự ra đời của hệ thống BHXH các tỉnh thành phố trong cả nước, BHXH tỉnh Ninh Bình được thành lập theo quyết định số 02/QĐ - CT ngày 15/6/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của mình từ 01/10/1995.
Thực hiện Nghị định 100/2002/NĐ-CP của Chính phủ từ ngày 01/01/2003 ngành được tiếp nhận thêm toàn bộ hệ thống tổ chức và chức năng nhiệm vụ của BHYT chuyển sang, đây cũng là yếu tố quan trọng tạo thêm sức mạnh về vị thế của ngành trong xã hội.
Về hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến BHXH ở tỉnh Ninh Bình:
Để phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ khi BHXH ra đời (1995), Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp lý điều chỉnh các chính sách BHXH, cụ thể như sau:
Bộ Luật Lao động được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28 tháng 6 năm 1994, có hiệu lực từ tháng 1/1995. Bộ Luật này đến năm 2002 được Quốc hội khoá X sửa đổi, bổ sung một số điều cho phù hợp tình hình thực tế. Trong đó, chương 12 qui định về chế độ BHXH bắt buộc áp dụng cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các tổ chức, cơ quan doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 (đến tháng 1/2003 được sửa đổi theo Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2003) của Chính phủ. Điều lệ BHXH nhằm cụ thể hoá chương 12 của Bộ Luật lao động về chế độ BHXH bắt buộc. Các chế độ BHXH trong Điều lệ này gồm có: chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Đối tượng bắt buộc áp dụng BHXH theo điều lệ bao gồm:
Thứ nhất, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không
thời hạn hoặc có thời hạn từ 3 tháng trở lên trong các cơ quan, tổ chức sau đây:
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật DNNN.
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác.
- Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, lực lượng vũ trang.
- Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo
dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác.
- Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
- Các cơ quan , tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
- Các tổ chức khác có sử dụng lao động.
Thứ hai, cán bộ, công chức, viên chức theo pháp lệnh cán bộ, công chức.
Thứ ba, người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo HĐLĐ trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
Ngoài ra, tại nghị định số 01/2003/NĐ - CP còn quy định thêm:
1. Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1, khoản 3 và khoản 6 Điều này, làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó thì phải tham gia BHXH bắt buộc.
2. Người lao động quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 6 Điều này đi học, thực tập, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc.
3. Người lao động làm việc và hưởng tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.
Đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp đã thực hiện giao khoán đất có quy định riêng.
Nghị định số 45/Cp ngày 15/7/1995, (năm 2003 được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 89/2003/NĐ-CP ngày 5/8/2003) của chính phủ ban hành Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và công an nhân dân. Các chế độ BHXH áp dụng trong điều lệ này cũng bao gồm cả 5 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Mức đóng BHXH cũng là 20% tiền lương. Trong đó ngân sách nhà nước cấp đóng BHXH là 15%, sỹ quan đóng 5%. Điều kiện, mức hưởng có tính đến đặc thù của lực lượng vũ trang.
Nghị đinh 89/2003 còn quy định:
Hàng tháng, cơ quan tài chính quân đội, công an có trách nhiệm đóng BHXH theo quy định tại khoản 1 điều 34 và trích từ tiền lương của quân nhân, công an nhân dân (kể cả những người được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý) theo quy định tại khoản 2 điều 34 Điều lệ này để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH. Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bao gồm lương cấp hàm hoặc lương ngạch, bậc và các khoản phụ cấp thâm niên, khu vực, chức vụ, đắt đỏ và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 (đã được sửa đổi bổ sung bằng nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003) của Chính phủ quy định chế độ BHXH đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Theo Nghị định này, một số chức danh cán bộ chủ chốt ở xã như Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ xã, Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, UBND, trưởng các đoàn thể như Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội phụ nữ… và các chức danh công chức cấp xã là địa chính - nhà đất, tài chính - kế toán, tư pháp - hộ tịch, văn phòng - thống kê, văn hoá - xã hội được tham gia BHXH. Tuy nhiên, đối tượng tham gia BHXH ở đây còn rất hạn chế (mỗi xã phường, tuỳ theo theo số dân, chỉ có từ 19 đến 25 cán bộ chủ chốt trong các chức danh đã quy định. Các chế độ BHXH đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được áp dụng đầy đủ theo qui định tại điều lệ BHXH hiện hành.
Cán bộ chuyên trách, công chức xã được thực hiện chế độ BHXH như: Chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất, chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ và chế độ bảo hiểm y tế (trước đây chỉ có chế độ hưu trí, chế độ tử tuất).
Mức đóng BHXH bằng 20%, tiền lương tiền công hàng tháng bao gồm: mức lương theo ngạch bậc, chức vụ: phụ cấp tái cử và hệ số bảo lưu của cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã: trong đó cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã đóng bằng 5% người sử dụng lao động (UBND cấp xã) đóng bằng 15% (trước đây đóng 15%) [20, tr.7].
Nghị định số 07/CP ngày 20 tháng 1 năm 1995 sau đó sửa đổi, bổ sung bằng nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 qui định về người lao động ra nước ngoài làm việc. Trong đó quy định lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo các hình thức đấu thầu công trình, xuất khẩu lao động, đi làm chuyên gia được tham gia 2 chế độ BHXH là hưu trí và tử tuất.
Ngoài ra, còn rất nhiều thông tư của các bộ ngành có liên quan như Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ về BHXH. Bên cạnh đó là các văn bản quy định của Chính phủ về cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý tài chính của hệ thống BHXH Việt Nam. Những văn bản quy định của Nhà nước về BHXH là cơ sở pháp lý điều chỉnh các dịch vụ BHXH trong phạm vi toàn quốc nói chung và trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng.
Hiện tại, văn bản pháp lý cao nhất bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động về BHXH là Luật BHXH (số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006) của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Luật này quy định về chế độ, chính sách BHXH; quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ quan, tổ chức BHXH; quỹ BHXH; thủ tục thực hiện BHXH và quản lý nhà nước về BHXH (luật này không áp dụng đối với BHYT, bảo hiểm tiền gửi và bảo hiểm mang tính kinh doanh). Ngoài BHXH bắt buộc, luật còn bổ sung thêm BHXH tự nguyện và Bảo hiểm thất nghiệp.