Về thời điểm hưởng lương hưu hoặc là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người SDLĐ lập khi NLĐ đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật; hoặc là tính từ tháng liền kề khi NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan BHXH; hoặc là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của NLĐ đã đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Về thời điểm hưởng lương hưu thì là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người SDLĐ lập khi NLĐ đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật. Đối với NLĐ đang đóng BHXH bắt buộc quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan BHXH.
Đối với NLĐ quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của NLĐ đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
e. Bảo hiểm xã hội 1 lần
NLĐ quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
i. Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
ii. Ra nước ngoài để định cư;
iii. Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
iv. Trường hợp NLĐ quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Có thể bạn quan tâm!
- Đối Tượng Nghiên Cứu: Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn Về Quản Lý Chi Bhxh Ở Nghệ An.
- Khái Niệm, Vai Trò Chính Sách Của Bảo Hiểm Xã Hội, Bảo Hiểm Y Tế, Bảo Hiểm Thất Nghiệp
- Quy Định Về Tham Gia Của Bảo Hiểm Xã Hội
- Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Chi Bảo Hiểm Xã Hội
- Công Tác Quyết Toán Chi Các Chế Độ Bảo Hiểm Xã Hội
- Giới Thiệu Về Bảo Hiểm Xã Hội Tại Tỉnh Nghệ An
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
f. Chế độ tử tuất
Chế độ tử tuất hiện nay sẽ gồm có trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hàng tháng, trợ cấp tuất một lần. Căn cứ Khoản 1 Điều 67 Luật BHXH 2014 những người đang
tham gia BHXH, hoặc đang bảo lưu thời gian đóng; tòa tuyên án là chết, trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
i. Đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần;
ii. Đang hưởng lương hưu;
iii. Tử vong do tai nạn lao động, BNN;
iv. Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, BNN hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
g. Bảo hiểm thất nghiệp
BHTN là một trong những chế độ của BHXH khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động với đơn vị SDLĐ. Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, NLĐ phải đang tham gia đóng góp vào quỹ BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong khoảng thời gian 24 tháng trước khi bị thất nghiệp. NLĐ làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trong thời gian 3 tháng kề từ khi thất nghiệp sau đó phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với tài chính của mình. Căn cứ theo Khoản 4, Điều 2 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện. Và khi nào cần tham gia BHXH tự nguyện thì NLĐ căn cứ theo đúng quy định nêu trên xem mình thuộc nhóm đối tượng nào để có thể đóng BHXH.
Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện
Căn cứ Điều 87, Luật BHXH Việt Nam 2014 quy định chi tiết mức đóng BHXH tự nguyện cho NLĐ như sau: NLĐ quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ
sở. NLĐ được chọn một trong các phương thức đóng sau đây: Hằng tháng; 03 tháng một lần; 06 tháng một lần; 12 tháng một lần; một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.
a. Chế độ hưu trí
NLĐ thuộc đối tượng tham BHXH tự nguyện đủ điều kiện về tuổi và thời gian tham gia BHXH sẽ được hưởng chế độ hưu trí. Lương hưu hàng tháng bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH, trong đó:
Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm và từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ mỗi năm thì được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
b. Chế độ tử tuất
NLĐ có thời gian đóng BHXH tự nguyện từ đủ 60 tháng (05 năm) trở lên và người đang hưởng lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở (mức trợ cấp hiện tại năm 2021 là 14,9 triệu đồng), dành cho người có thời gian đóng từ đủ 60 tháng trở lên hoặc đang hưởng lương hưu.
NLĐ đang đóng BHXH, NLĐ đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của NLĐ đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH.
1.2. Chi bảo hiểm xã hội
1.2.1. Khái niệm về chi bảo hiểm xã hội
Chi BHXH là quá trình phân phối, sử dụng quỹ BHXH để chi cho các chế độ BHXH nhằm ổn định cuộc sống của người tham gia BHXH và đảm bảo các hoạt động của hệ thống BHXH.
- Thu BHXH: Công tác quản lý thu là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc cân đối quỹ và chi các chế độ BHXH về sau. Nếu công tác thu kém, không khai
thác được hết nguồn thu, không đảm bảo số thu…chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả thu không đủ chi, quỹ sẽ bị mất cân đối.
- Nhóm yếu tố sinh học: Tuổi thọ bình quân là yếu tố tác động lớn đến các chế độ BHXH vì đi kèm với sự gia tăng của tuổi thọ là gánh nặng của quỹ BHXH. Giới tính cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi BHXH vì với DN sử dụng nhiều nam giới do tính chất công việc đòi hỏi sức khỏe thì việc khó tránh khỏi là họ phải chi trả nhiều cho chế độ TNLĐ-BNN, trong khi DN chỉ SDLĐ nữ vì những ưu thế như bền bỉ, khéo léo…thì phải chi trả nhiều cho chế độ thai sản.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Khi ban hành chính sách BHXH và đặc biệt là khi thiết lập các chế độ BHXH, điều kiện kinh tế - xã hội có tác động rất lớn và đôi khi đóng vai trò quyết định. Điều này thể hiện ở trình độ dân trí và nhận thức xã hội của NLĐ cũng như người SDLĐ, ở tiềm lực và sức mạnh kinh tế của đất nước, ở khả năng tổ chức và quản lý của mỗi quốc gia…Những yếu tố này không chỉ quyết định một quốc gia nào đó có thể thực hiện được bao nhiêu chế độ BHXH, mà còn ảnh hưởng đến nội dung trực tiếp của từng chế độ. Chẳng hạn, khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của NLĐ ngày càng được nâng cao thì khả năng đóng góp cho quỹ BHXH sẽ ngày càng nhiều, từ đó có thể nâng cao được các mức hưởng trợ cấp BHXH trong từng chế độ và ngược lại.
1.2.2. Vai trò của chi bảo hiểm xã hội
Đối với đối tượng thụ hưởng: Thực hiện tốt công tác chi BHXH là trực tiếp bảo đảm quyền lợi của người thụ hưởng các chế độ BHXH. - Đối vơi người SDLĐ: Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH cũng chính là góp phần đảm bảo, ổn định tình hình sản xuất kinh doanh của chính DN khi mà tâm lý NLĐ tin tưởng, nguồn tài chính thuận lợi, mối quan hệ người SDLĐ - NLĐ thêm bền chặt, uy tín và niềm tin về DN được củng cố.Đối với hệ thống BHXH: Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH sẽ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo quản lý và tăng trưởng quỹ an toàn, không bị thất thoát, từ đó tăng được niềm tin, thu hút thêm nhiều nguồn đầu tư, tài trợ, viện trợ vào phát triển quỹ
Đối với xã hội:
Chi BHXH tốt góp phần đảm bảo an ninh chính trị, an toàn và phát triển xã hội, thể hiện trên các khía cạnh sau:
- Thực hiện tốt công tác chi BHXH góp phần trực tiếp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết thân nhất của NLĐ.
Trong đời sống xã hội, con người luôn phải đối mặt với những biến cố và những rủi ro xã hội. Để phòng ngừa và khắc phục các biến cố và rủi ro xã hội, con người có nhu cầu đáp ứng về ASXH. Xã hội càng phát triển, đời sống con người càng phong phú, nhu cầu về ASXH càng tăng và đa dạng. Các nhu cầu về ASXH có thể được phân loại theo các nhóm sau:
+ Nhu cầu về BHXH: Chính sách BHXH hướng tới mở rộng phạm vi bao phủ, tạo cơ hội cho mọi người dân trong việc tiếp cận, tham gia, thụ hưởng chính sách, góp phần bảo đảm ASXH, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân.
+ Nhu cầu có việc làm với tiền lương đủ sống và trợ giúp để NLĐ có khả năng lao động sớm trở lại thị trường lao động trong các trường hợp mất việc làm, thất nghiệp (nhu cầu an toàn việc làm và tiền lương đủ sống).
+ Nhu cầu tiếp cận và thoả mãn các dịch vụ cơ bản (y tế, giáo dục, kế hoạch hoá gia đình, nước sạch...).
+ Nhu cầu trợ giúp xã hội thường xuyên đối với các đối tượng yếu thế.
+ Nhu cầu cứu trợ đột xuất để sớm đem lại cuộc sống bình thường trong bối cảnh này, tầm quan trọng và quyết tâm trong việc thực hiện Nghị quyết 68 của Chỉnh phủ một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất càng được khẳng định. Đó cũng chính là thông điệp của một quyết sách hợp lòng dân, có sức mạnh lan tỏa, tạo thêm động lực cho công cuộc phòng chống dịch bệnh.
Đây chính là những nhu cầu xã hội cơ bản, thiết yếu mà nhà nước và cộng đồng phải có trách nhiệm chia sẻ, cung cấp các dịch vụ không vì mục tiêu lợi nhuận, trong hệ thống dịch vụ công trên cơ sở các chính sách ASXH của nhà nước. Trong đó, BHXH là nhu cầu đời sống thiết thân nhất và quan trọng nhất của NLĐ. Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH là góp phần quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ công (dịch vụ xã hội cơ bản) cho con người, cho NLĐ trong một xã hội phát triển. Hệ thống ASXH, trong đó quan trọng nhất là hệ thống BHXH phải phát triển theo để đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội, bảo vệ con người chống chọi với các
biến cố và được đảm bảo an toàn. Chính bởi vậy công tác chi BHXH tốt sẽ có vai trò rất quan trong trong chức năng đảm bảo an toàn cho NLĐ ở mức cơ bản nhất về thu nhập, dịch vụ y tế, xã hội và chức năng duy trì thu nhập để duy trì mức sống hiện tại trong các trường hợp gặp phải các biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, BNN, hết tuổi lao động hoặc tử vong).
Chi BHXH tốt còn góp phần vào tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Thực hiện tốt công tác chi BHXH sẽ bảo đảm được sự an toàn của quỹ BHXH, theo đó quỹ BHXH nhàn rỗi sẽ có điều kiện để góp phần đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước.
Đối với hệ thống ASXH: Công tác quản lý chi BHXH góp phần thực hiện tốt chính sách ASXH cơ bản nhất của quốc gia hướng vào phát triển con người, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đất nước, thể hiện trên các mặt sau:
+ BHXH là chính sách rất cơ bản trong hệ thống chính sách xã hội nói chung và hệ thống chính sách ASXH nói riêng. Chính bởi vậy thực hiện tốt công tác chi BHXH là góp phần thực hiện tốt đảm bảo hệ số an toàn cao về đời sống cho NLĐ tham gia BHXH trong kinh tế thị trường, trong và sau khi ra khỏi quá trình lao động, trong các trường hợp gặp phải những biến cố xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, TNLĐ và BNN, mất sức lao động, nghỉ hưu và chết. Do đó, liên quan trực tiếp đến con người, tạo ra cái nền cơ bản tối thiểu nhất để phát triển con người.
+ Góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển của đất nước là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó, Chính phủ đã xác định quan điểm nhất quán và xuyên suốt là phải gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Việc thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH là thực hiện tốt chính sách BHXH - chính sách trực tiếp tham gia vào thực hiện công bằng xã hội. Điều này thể hiện rất rõ trách nhiệm xã hội và quyền hạn của các bên tham gia BHXH (NLĐ, người SDLĐ, Nhà nước, cơ quan BHXH...) theo nguyên tắc công bằng, đoàn kết, chia sẻ (lấy số đông bù số ít, lấy không rủi ro bù cho rủi ro...) và bình đẳng trước pháp luật.
+ Thực hiện tốt công tác chi BHXH là đảm bảo cho quỹ BHXH được an toàn và phát triển bền vững, điều đó sẽ tạo động lực và là yếu tố góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đất nước.
1.2.3. Nguyên tắc chi bảo hiểm xã hội
- Đúng chế độ, chính sách hiện hành, đúng người được hưởng.
- Bảo đảm chi kịp thời và đầy đủ chế độ của người hưởng.
- Thủ tục chi đơn giản, thuận tiện.
- Đảm bảo an toàn tiền mặt trong chi.
- Chi các chế độ BHXH, BHTN được quản lý thống nhất, công khai, minh
bạch.
- Nguyên tắc của quỹ BHXH là đóng - hưởng, không dùng kết dư của các
quỹ này vào các mục đích khác, không đúng bản chất; Làm rõ và cụ thể thông tin, số liệu chi tiết trong báo cáo.
1.2.4. Quy trình chi bảo hiểm xã hội
Quy trình chi BHXH bao gồm 5 bước:
+ Bước 1 Phân cấp chi BHXH.: Mô hình quản lý BHXH được phân theo ngành dọc: Cấp Trung ương là cơ quan BHXH Việt Nam; cấp địa phương là BHXH tỉnh, huyện. Chính vì vậy, khi chi BHXH cần phải có sự phân cấp nhiệm vụ rõ ràng, tránh sự chồng chéo trong công tác chi, tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, kiểm soát công tác chi BHXH tại địa phương.
+ Bước 2 Lập và xét duyệt dự toán chi BHXH: Lập dự toán chi BHXH: BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm cấp nguồn kinh phí để BHXH Tỉnh Nghệ An thực hiện chi trả. Để có nguồn kinh phí, định kỳ hằng năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, BHXH Tỉnh Nghệ An lập báo cáo về số đối tượng tăng, giảm, số đối tượng hưởng trợ cấp BHXH trong kỳ và dự toán khoản phải chi để chuyển lên BHXH Việt Nam xét duyệt, sau đó cấp phát nguồn kinh phí cho các đơn vị. Các số liệu thống kê cho thấy, công tác lập dự toán chi các chế độ BHXH tại Tỉnh Nghệ An luôn có sự chênh lệch với thực tế phát sinh chi trả cả từ nguồn ngân sách nhà nước và quỹ BHXH. Xét duyệt dự toán chi BHXH: Căn cứ vào dự toán
chi của BHXH Tỉnh Nghệ An và kế hoạch chi trực tiếp tại văn phòng BHXH tỉnh, tháng 9 hàng năm BHXH Tỉnh Nghệ An lập dự toán chi BHXH theo hai nguồn NSNN và Quỹ gửi BHXH Việt Nam để được xem xét và cấp kinh phí.
+ Bước 3 Tổ chức chi đến tay đối tượng hưởng trợ cấp BHXH: Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình chi BHXH vì nó liên quan đến quyền lợi của các đối tượng. Trong đó, việc lựa chọn phương thức chi BHXH là rất quan trọng vì phải đảm bảo lợi ích và sự tiện lợi của NLĐ cũng như cơ quan BHXH. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng cơ quan BHXH tại địa phương mà lựa chọn các phương thức chi thích hợp sao cho chi phí tối thiểu, thuận tiện mà vẫn đảm bảo chi đúng, đủ và kịp thời đến tay người hưởng.
+ Bước 4 Lập báo cáo, quyết toán chi: Kết thúc mỗi kỳ tổ chức chi, cơ quan BHXH địa phương phải lập báo cáo về thực trạng chi, những vấn đề phát sinh trong quá trình chi, tổng hợp số chi. Sau đó gửi lên cơ quan BHXH Việt Nam để tổng hợp và quyết toán.
+ Bước 5 Thẩm định quyết toán chi: Đây là bước cuối cùng trong quy trình tổ chức chi. Hàng tháng hoặc quý, BHXH tỉnh xét duyệt, quyết toán chi các chế độ BHXH cho BHXH huyện theo các chế độ quy định. Đồng thời căn cứ vào kết quả thẩm định của các đối tượng hưởng chế độ, chính sách BHXH do phòng Chế độ chính sách chuyển đến, Phòng Kế hoạch Tài chính có trách nhiệm kiểm tra trước khi chuyển tiền cho BHXH huyện hoặc chủ SDLĐ chi trực tiếp cho đối tượng hưởng BHXH.
1.3. Quản lý chi bảo hiểm xã hội
1.3.1. Khái niệm về quản lý chi bảo hiểm xã hội
Quản lý chi BHXH là các hoạt động có tổ chức, theo quy định của pháp luật để thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH. Các hoạt động đó được thực hiện bằng hệ thống pháp luật của nhà nước và bằng các biện pháp hành chính, tổ chức, kinh tế của các cơ quan chức năng nhằm đạt được mục tiêu chi đúng đối tượng, chi đủ số lượng và đảm bảo tiến tới đến tận tay đối tượng được thụ hưởng đúng thời gian quy định.