Vị Trí, Vai Trò Của Bảo Hiểm Xã Hội Trong Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa


Về đối tượng BHXH được áp dụng đối với người làm công ăn lương trong các thành phần kinh tế, mở rộng đối tượng đến xã viên hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, ngư nghiệp, lao động tự do… thành lập quỹ BHXH độc lập với ngân sách nhà nước, từng bước thực hiện việc cân đối quỹ BHXH. Quỹ BHXH có 3 nguồn đóng góp là Nhà nước, chủ sử dụng lao động và người lao động trong đó:

+ Người lao động đóng góp bằng 5% tiền lương hàng tháng.

+ Người chủ sử dụng lao động đóng bằng 15% tổng quĩ lương của doanh nghiệp.

Ngày 12 tháng 11 năm 1998 Chính phủ ban hành Nghị định 93/1998/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 và nghị định số 94/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 9 năm 1999 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều lệ của Điều lệ BHXH đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội và công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15 tháng 7 năm 1995.

Điều lệ BHXH quy định rõ chức năng quản lý Nhà nước về BHXH và chức năng hoạt động sự nghiệp BHXH, quản lý Nhà nước về BHXH do Bộ lao động - thương binh và xã hội đảm nhiệm, việc tổ chức quản lý thực hiện pháp luật BHXH do BHXH Việt Nam đảm nhiệm.

Ngày 24 tháng 1 năm 2002 Chính phủ ra quyết định số 20/2002/QĐ-TTg về việc chuyển giao BHYT sang BHXH Việt Nam quản lý, ngày 06 tháng 01 năm 2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/NĐ - CP quy định về chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH Việt Nam sau khi tiếp nhận cơ quan BHYT sang. Với việc ban hành Điều lệ BHXH mới, chính sách BHXH đã thể chế hóa đường lối của Đảng, phù hợp với thời kì mới góp phần ổn định


đời sống cho người hưởng BHXH, giảm dần bao cấp ngân sách Nhà nước,

mở rộng đối tượng tham gia BHXH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Chính sách BHXH đã được xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, thực hiện sự công bằng về quyền được hưởng trợ cấp của mọi người lao động, thực hiện quan hệ hữu cơ giữa nghĩa vụ về đóng góp và quyền lợi hưởng thụ về BHXH, mở rộng mạng lưới trợ cấp BHXH đến mọi người lao động nhằm bảo đảm an toàn xã hội.

1.1.1.2. Vị trí, vai trò của bảo hiểm xã hội trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay - 3

Về vị trí của BHXH:

BHXH chiếm một vị trí quan trọng nhất và là thành phần chính của hệ thống bảo trợ xã hội ở các nước trên thế giới. Nhiều nước hiện nay, các nguồn thu về đóng góp BHXH chiếm đến 10% GDP và chi cho các chế độ BHXH chiếm tỷ trọng đến 60 - 70 % tổng chi tiêu cho các hoạt động bảo đảm xã hội của toàn quốc gia.

ở Việt Nam, BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc. BHXH đã được Nhà nước quan tâm ngay từ ngày đầu thành lập và được thể chế hoá bằng các sắc lệnh của Chính phủ. Chính sách này đã giúp cho đội ngũ công nhân viên chức và những người làm việc trong lực lượng vũ trang yên tâm, hăng say công tác, góp phần không nhỏ vào việc đấu tranh thống nhất nước nhà.

Ngày nay, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quỹ BHXH ở Việt Nam đã được thành lập một cách độc lập với ngân sách Nhà nước và triển vọng trở thành nguồn chủ yếu trong việc đảm bảo các nhu cầu chi của BHXH trong tương lai.


Về vai trò của BHXH:

Đối với người lao động có rất nhiều rủi ro đều có thể xảy ra đối với bất cứ người lao động nào, tại bất cứ thời điểm nào. Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, những bất cập về mặt xã hội và những rủi ro này có xu hướng xảy ra thường xuyên và có tính chất phổ biến hơn vì thị trường lao động và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp luôn vận động và đứng trước sự kém ổn định và bền vững. Khi rủi ro xảy ra đối với những người lao động sẽ gây cho họ những khó khăn cả về vật chất và tinh thần, ảnh hưởng không tốt không chỉ cho chính người lao động, gia đình họ mà còn cả cộng đồng và xã hội loài nguời. BHXH với tư cách là một trong những chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước sẽ góp phần trợ giúp cho những người lao động đang gặp phải rủi ro, bất hạnh, nhanh chóng khắc phục những khó khăn bằng cách tạo cho họ những thu nhập thay thế, những điều kiện sinh hoạt thuận lợi… giúp họ ổn định cuộc sống, yên tâm trong công tác, tạo cho họ niềm tin vào tương lai, từ đó góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất lao động cũng như tinh thần nỗ lực vì sự phát triển của doanh nghiệp, cơ quan họ đang làm việc nói riêng và cho toàn xã hội nói chung.

Đối với người sử dụng lao động, để có được sản phẩm phục vụ cho cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội thì cần phải có người tạo ra sản phẩm và nhờ vào qúa trình lao động sản xuất để tạo ra sản phẩm cần thiết cho con người, cho xã hội. Những người biết vận dụng sức lao động để sản xuất ra sản phẩm, đó chính là những người chủ sử dụng lao động. Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh được đảm bảo thì người chủ phải tạo được mối quan hệ tốt với người lao động, giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhịêm của mình đối với người lao động thật tốt để họ yên tâm lao động sản xuất và có niềm tin vào cuộc sống. Từ đó, họ lao động sản xuất hăng hái hơn,


tạo ra nhiều sản phẩm tốt hơn làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của người chủ sử dụng lao động hoạt động đạt kết quả cao. Muốn vậy, người chủ sử dụng lao động phải tham gia đóng BHXH cho những người lao động của mình để có thể đảm bảo những khoản chi trả cần thiết, kịp thời đến người lao động khi họ gặp những rủi ro bất trắc. Việc tham gia đóng BHXH cho người lao động của người chủ sử dụng lao động đã góp phần vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn, nâng cao năng suất, hiệu quả lao động sản xuất của doanh nghiệp cũng như nâng cao thu nhập cho người lao động và góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Đối với xã hội, trước hết nếu BHXH là một loại dịch vụ. Hoạt động BHXH giống như một “doanh nghiệp” sản xuất ra những dịch vụ “bảo hiểm” cho người lao động, một loại dịch vụ cần cho mọi người chứ không phải chỉ là cán bộ, công nhân viên chức. Khi các tổ chức này sản xuất và cung ứng ngày càng nhiều loại dịch vụ bảo hiểm, đáp ứng đa dạng các nhu cầu của người dân, thì giá trị của những dịch vụ này ngày càng tăng và là một bộ phận trực tiếp làm gia tăng tổng sản phẩm xã hội. Dưới giác độ này, BHXH được xem như một ngành dịch vụ quan trọng của nền kinh tế.

Hai là, với tư cách là một trong những chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước, BHXH sẽ giải quyết những “rủi ro” xảy ra đối với những người lao động, góp phần tích cực của mình vào việc phục hồi năng lực làm việc, khả năng sáng tạo của họ và tác động trực tiếp đến việc nâng cao năng suất lao động xã hội. Thông qua sự trợ giúp của BHXH đối với người lao động khi họ gặp rủi ro bằng cách tạo ra thu nhập thay thế. BHXH đã gián tiếp tác động đến chính sách tiêu dùng quốc gia, kích thích tiêu dùng của xã hội, hỗ trợ và bổ sung các chính sách vĩ mô khác của chính phủ.


Ba là, với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung, BHXH tác động mạnh mẽ tới hệ thống tài chính quốc gia, tới hoạt động của hệ thống tín dụng, tiền tệ, ngân hàng. Do đó, trong các hoạt động của BHXH luôn đặt ra một yêu cầu là quỹ BHXH phải tự bảo tồn và phát triển bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong đó có hình thức đầu tư và phát triển phần “nhàn rỗi” của quỹ. Đây là một trong những kênh vốn quan trọng, có tác động không nhỏ tới quá trình phát triển kinh tế của đất nước, là một trong những nguồn đầu tư lớn tạo ra những cơ sở sản xuất kinh doanh mới, góp phần quan trọng tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần tăng thu nhập cá nhân cho người lao động và tăng tổng sản phẩm quốc dân.

Bốn là, BHXH cũng là một chính sách nhằm thực hiện công bằng xã hội, là công cụ phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Sự phân phối lại thu nhập này được tiến hành qua hai cách: phân phối lại giữa người khoẻ và người già, giữa người đang làm việc và người đã về nghỉ hưu, người trẻ tuổi và người cao tuổi, giữa nam và nữ, người đang hưởng trợ cấp và người chưa được hưởng trợ cấp. Đây được gọi là phân phối lại theo chiều ngang. Còn phân phối lại theo chiều dọc là thực hiện điều tiết giữa người có thu nhập thấp và người có thu nhập cao, giữa người giàu và người nghèo. Đây là một mục tiêu quan trọng trong các chính sách kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô. BHXH không hàm ý phân phối bình quân, cũng không hàm ý lấy của người giàu chia cho người nghèo một cách cứng nhắc. Tư tưởng chủ đạo của BHXH dựa trên đạo lý: “lá lành đùm lá rách”, đoàn kết tương trợ, phát huy tính nhân văn, sống hoà nhập, có tình, có nghĩa giữa các cá nhân, các nhóm trong cùng cộng đồng với nhau.

1.1.2. Bản chất và những đặc trưng cơ bản của bảo hiểm xã hội trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa


1.1.2.1. Bản chất bảo hiểm xã hội

BHXH là một loại hình bảo hiểm đặc biệt gắn liền với các chính sách an sinh xã hội. Vì vậy, khi xem xét bản chất của BHXH theo quan điểm kinh tế chính trị nó sẽ được thể hiện rõ hơn.

BHXH xét dưới góc độ như là một loại hình kinh tế dịch vụ. Để thấy rõ hơn về vấn đề này, có thể xem các quy định về đóng, hưởng BHXH hiện nay như những thoả thuận đạt được giữa người tham gia bảo hiểm và cơ quan bảo hiểm chỉ đơn thuần có tính kinh tế. Tức là ta coi BHXH thuần tuý là một loại hình dịch vụ, một loại hàng hoá.

Khi viết về dịch vụ với tư cách là một loại hàng hoá, C.Mác đã viết: “những sự phục vụ này với tư cách là những sự phục vụ cũng có giá trị sử dụng và do những chi phí sản xuất của chúng nên chúng có giá trị trao đổi” [28, tr.215].

Như vậy, bảo hiểm nói chung hay BHXH nói riêng đều là một loại dịch

vụ nên nó có giá rị và giá trị sử dụng.

Dưới góc độ giá trị, BHXH có giá trị là kết tinh hao phí sức lao động trong quá trình thực hiện các giao dịch về BHXH của những người làm công tác BHXH trong các cơ quan BHXH khi thực hiện các công việc về thu, chi, quản lý chính sách, quản lý sử dụng quỹ BHXH và được tính vào giá trị của dịch vụ BHXH bao gồm cả những hao phí lao động trong quá trình thiết kế, hoạch định chế độ chính sách, chi phí quản lý nhà nước… của cơ quan nhà nước có liên quan việc xác định giá trị của dịch vụ BHXH là một quá trình phức tạp vì nó liên quan đến nhiều chi phí lao động sống của nhiều lao động có trình độ lao động cao, phức tạp.

Biểu hiện ra bên ngoài hay giá trị trao đổi của BHXH là một phần trong khoản chi phí phải đóng BHXH của những đối tượng được BHXH. Phí phải đóng BHXH ở nước ta hiện tại là 23% tính trên tổng quỹ tiền lương cơ bản của đơn vị sử dụng lao động. Trong đó đơn vị đóng 17%, người lao động 6 %.


Kinh phí chi cho bộ máy quản lý BHXH được lấy trong phần lãi phát sinh do đầu tư tăng trưởng qũy. Ngân sách nhà nước chi cho bộ máy quản lý nhà nước về BHXH và hỗ trợ quỹ BHXH trong trường hợp cần thiết khi không đáp ứng khả năng tài chính chi trả các chế độ BHXH cho người lao động.

Dưới góc độ giá trị sử dụng, người tham gia BHXH sẽ được đảm bảo về thu nhập hoặc bù đắp một phần về thu nhập khi gặp rủi ro bất ngờ hoặc sau quá trình làm việc nhất định (trợ cấp tuổi già hay hưu trí). Giá trị sử dụng của dịch vụ bảo hiểm nói chung đều mang tính bù đắp, theo nguyên tắc “số đông bù số ít”.

Giá trị sử dụng của dịch vụ BHXH có thể là ngắn hạn hoặc có hiệu lực dài hạn. Với các dịch vụ BHXH ngắn hạn hoặc không được tiêu dùng nó phụ thuộc vào những sự kiện bảo hiểm đã thoả thuận trước có thể xảy ra hay không. Ví dụ, trong chế độ ốm đau, người tham gia BHXH đóng phí bảo hiểm để được hưởng trợ cấp ốm đau thay tiền lương nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động không may phải nghỉ việc do ốm đau. Quá trình đóng phí thường xuyên trong quá trình lao động nếu anh ta không bị ốm đau thì cũng không được hưởng trợ cấp này. Đối với các chế độ BHXH dài hạn, ví dụ chế độ hưu trí, tử tuất, người tham gia bảo hiểm có nhiều khả năng được tiêu dùng dịch vụ BHXH hơn. ở đây, người tham gia bảo hiểm sẽ được hưởng nếu đã tham gia BHXH đủ điều kiện nhất định đã thoả thuận. Nhưng điều này cũng có thể sẽ không xảy ra, tức là người tham gia bảo hiểm cũng có trường hợp không được tiêu dùng dịch vụ. Ví dụ như người lao động đủ điều kiện hưởng hưu trí nhưng không may bị chết đương nhiên người đó không được hưởng hưu, thay vào đó gia đình người tham gia bảo hiểm được hưởng chế độ tử tuất theo quy định. Như vậy, cũng như dịch vụ bảo hiểm nói chung, người “mua” dịch vụ BHXH có thể được tiêu dùng hoặc không được tiêu dùng nó phụ


thuộc vào những sự kiện bảo hiểm đã thoả thuận trước có thể xảy ra hay

không.

Tuy nhiên, BHXH không đơn thuần như là một dịch vụ hàng hoá thông thường. Vì BHXH là một bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống các chính sách an sinh an toàn xã hội của mỗi quốc gia. Do đó, dịch vụ BHXH bị chi phối nhiều yếu tố phi dịch vụ. Các yếu tố này mang nặng tính xã hội, nhằm mục tiêu ổn định, an toàn xã hội mà không có tính kinh tế. Vì vậy, tính chất dịch vụ của BHXH thường không rõ các quy định của cơ quan quản lý còn nhiều, người tham gia BHXH thường ít có cơ hội lựa chọn.

Dưới góc độ kinh tế chính trị, về bản chất của BHXH trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là phấn đấu để mọi người lao động ngày càng được đảm bảo tốt hơn các điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần. Đặc biệt trong khi gặp khó khăn và cả khi mất sức lao động. Nếu xem xét bản chất của BHXH theo quan hệ sản xuất - Tư bản chủ nghĩa, người lao động là một yếu tố của quá trình sản xuất. Khi các điều kiện sản xuất tốt, người lao động có khả năng sáng tạo ra nhiều giá trị thặng dư góp phần làm giàu cho giai cấp Tư sản và các điều kiện phúc lợi xã hội tốt hơn, tạo điều kiện ổn định xã hội, phát triển sản xuất và quy luật tích luỹ tư bản ngày càng bộc lộ rõ hơn.

Nói chung, BHXH là một nhu cầu khách quan trong đời sống xã hội, đặc biệt ở các nước có nền kinh tế hàng hoá phát triển. BHXH nhằm triển khai các chính sách BHXH của mỗi quốc gia. BHXH thực hiện mối quan hệ ba bên là người lao động, đơn vị sử dụng lao động và cơ quan BHXH. Nguyên tắc hoạt động của BHXH cũng mang những đặc trưng cơ bản của các loại hình dịch vụ bảo hiểm nói chung. Đó là nguyên tắc “cộng đồng chia sẻ rủi ro”, “số đông bù số ít”, “có đóng có hưởng”. Tuy vậy, BHXH mang tính

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 02/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí