Phương Pháp Thống Kê, Sử Dụng Dữ Liệu Thứ Cấp


rút ra những kết luận cho thực tiễn. Từ đó tìm ra được những giải pháp phù hợp nhất, sát với thực tiễn.

Đối với đề tài này, quá trình quản lý các dự án công nghệ thông tin tại đơn vị cũng đã có một thời gian kéo dài, giai đoạn mà đề tài nghiên cứu đối tượng là tứ năm 2011 đến năm 2015, đây cũng là giai đoạn có sự kế thừa từ các giai đoạn trước (trong kế hoạch phát triển CNTT của ngành các giai đoạn 2001 – 2005 và 2006 – 2010). Vì vậy, phương pháp lịch sử sẽ giúp tác giả rút ra được những bài học, kinh nghiệm cũng như định hướng các giải pháp khắc phục những hạn chế của công tác quản lý các dự án công nghệ thông tin trong kế hoạch phát triển tiếp theo.

2.5. Phương pháp thống kê, sử dụng dữ liệu thứ cấp

Phương pháp thống kê cho phép sắp xếp, phân loại, tạo mối quan hệ tương tác và từ đó cơ cấu thông tin chứa trong các tập dữ liệu lớn. Phương pháp đưa ra một cái nhìn tổng thể về các thông tin. Phương pháp này cũng giúp thống kê các thông tin dữ liệu một cách khoa học và có trình tự theo thời gian, không gian nhất định, so sánh các dữ liệu để từ đó rút ra những quy luật, các kết quả về đối tượng được nghiên cứu. Bên cạnh đó, để đảm bảo thông tin được đầy đủ, các dữ liệu thứ cấp cũng được thu sử dụng với nguồn dữ liệu, thông tin được tác giả thu thập từ một số website, số liệu thống kê của cơ quan quản lý, sách, tạp chí …

Các phương pháp thống kê khảo sát chủ yếu là các kỹ thuật miêu tả thông qua các trục chính mà thường người ta gọi là phân tích theo nhân tố kỹ thuật và phân loại. Phương pháp này giúp sắp xếp, xếp loại và cơ cấu thông tin chứa đựng trong một bộ phận số liệu. Giúp người nghiên cứu có một cách nhìn bao quát về tổng hợp thông tin. Thông qua những hình ảnh miêu tả, biểu diễn, những công cụ này giúp tác giả thực hiện thống kê kiểm soát hầu hết các giai đoạn trong xử lý số liệu và lựa chọn các bảng chéo.


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ

THỐNG KÊ HẢI QUAN

3.1. Môi trường pháp lý của công tác quản lý dự án đầu tư ứng dụng CNTT

3.1.1. Tổng quan về hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT tại Cục CNTT và Thống kê Hải quan

Ngày 26/7/2011 Bộ Tài chính đã ban hành quyết định số 1766/QĐ- BTC về việc Phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT ngành Tài chính giai đoạn 2011 -2015. Kế hoạch bao gồm 7 nội dung lớn nhằm hoàn thành 03 mục tiêu chung và 05 mục tiêu cụ thể phục vụ toàn diện các hoạt động nghiệp vụ của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính. Trong đó trọng tâm là các ứng dụng phục vụ cho triển khai dự án cải cách quản lý tài chính công, cung cấp dịch vụ tài chính công và các ứng dụng hỗ trợ chương trình cải cách hành chính công trên cổng thông tin điện tử của Bộ tài chính, nâng cap hiệu quả khai thác, sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin, mạng truyền thông của ngành, đào tạo và tập huấn cho cán bộ tài chính khai thác sử dụng hiệu quả các chương trình ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ.

Hiện trạng ứng dụng CNTT ngành Hải quan trong thời gian qua đã được đầu tư đảm bảo các yêu cầu xây dựng được hệ thống ứng dụng triển khai ở các cấp, đáp ứng được các yêu cầu quản lý cơ bản. Bên cạnh đó, ngành cũng đã đầu tư các trang thiết bị CNTT đáp ứng cơ bản các yêu cầu mở rộng thủ tục hải quan điện tử theo Quyết định số 103/2009/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi bổ sung Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm thủ tục Hải quan điện tử cũng như các công tác nghiệp vụ khác trong ngành. Lắp đặt nâng cấp hạ tầng mạng WAN, LAN trong toàn ngành


phục vụ kết nối, trao đổi thông tin giữa các cấp Chi cục, Cục và Tổng cục. Nâng cấp các Trung tâm dữ liệu của các Cục Hải quan và Tổng cục đảm bảo an ninh, an toàn, hoạt động ổn định. Nâng cấp và phát triển mới các hệ thống ứng dụng nghiệp vụ hải quan đáp ứng yêu cầu quản lý. Bên cạnh đó, ngành Hải quan cũng đã tham gia triển khai các dự án CNTT của Bộ tài chính như Dự án Tabmis, dự án hạ tầng truyền thông, dự án hiện đại hóa thu NSNN giữa các cơ quan Thuế - Kho bạc – Hải quan – Tài chính. Các dự án lớn trong lĩnh vực ứng dụng CNTT đã được ngành thực hiện như Dự án xây dựng, triển khai hải quan điện tử và thực hiện cơ chế hải quan một cửa phục vụ hiện đại hóa hải quan tại Việt Nam (Dự án VNACCS/VCIS), Dự án JICA về hợp tác kỹ thuật thực hiện hải quan điện tử; Dự án thí điểm E-manifest…

Cục CNTT và Thống kê hải quan là một trong những đơn vi ̣đầu tiên trong lĩnh vực công nghệ thông tin cấp Cục được thành lập tại các cơ quan Bộ, ngành của Chính phủ, đến nay đã có bề dày 27 năm truyền thống và 13 năm thành lập. Qua quá trình phát triển, Cục CNTT và Thống kê hải quan đã thể hiện vai trò quan trọng, góp phần đưa ngành Hải quan trở thành cơ quan hiện đại theo chuẩn mực quốc tế. Cục CNTT và Thống kê hải quan đã thể hiện rõ vai trò nòng cốt, đưa công tác ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý nhà nước về hải quan ngày càng phát triển. Từ nhiệm vụ ban đầu chỉ là áp dụng kỹ thuật điện toán để làm thay một số quy trình thủ tục hải quan thủ công như đăng kí tờ khai, thống kê… đến nay lĩnh vực CNTT dần vươn tới đáp ứng mục tiêu ứng dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại theo chuẩn mực của Tổ chức Hải quan thế giới - WCO.Kể từ khi Cục CNTT và Thống kê Hải quan được thành lập (2001) đến nay, công tác ứng dụng CNTT của ngành Hải quan đã có những bước phát triển vượt bậc.Các ứng dụng CNTT đã được áp dụng vào tất cả các quy trình nghiệp vụ hải quan. Nhiều trang thiết bị hiện đại được trang bị mới và lắp đặt như Trung tâm dữ liệu, hệ


thống camera, hệ thống an ninh an toàn, máy soi container… Trong thời gian tới, nhiệm vụ của Cục CNTT và Thống kê hải quan sẽ càng trở nên nặng nề khi yêu cầu của các cấp lãnh đạo và người dân, doanh nghiệp ngày càng cao. Công tác ứng dụng CNTT sẽ phải xây dựng hệ thống dịch vụ hải quan hiện đại, phong phú, góp phần chuyển đổi cơ quan công quyền trở thành cơ quan quản lý cung cấp các dịch vụ thuận lợi và thân thiện với người dùng. Để đạt được mục tiêu đó, lãnh đạo và công chức Cục CNTT và Thống kê hải quan sẽ tiếp tục lao động, sáng tạo để xây dựng đơn vị ngày càng trưởng thành, có chuyên môn sâu, hoạt động hiệu quả, hiện đại và văn minh. (Nguồn: Tổng cục Hải quan, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan - 27 năm truyền thống, 13 năm thành lập, tháng 3/2014)

3.1.2. Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý dự án đầu tư ứng dụng CNTT

* Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006

Luật đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007. Luật có 6 chương và 79 điều, lần đầu tiên các lĩnh vực liên quan đến CNTT được điều chỉnh bởi Luật.

- Phạm vi điều chỉnh: luật này quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT, các biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển CNTT, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT.

- Đối tượng áp dụng: luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT tại Việt Nam

* Nghị định số 64/2007/NĐ-CP



gồm:

Nghị định gồm 05 chương và 56 điều. Nội dung chính của Nghị định


- Phạm vi điều chỉnh: nghị định này quy định về ứng dụng CNTT trong

hoạt động của cơ quan nhà nước

- Đối tượng áp dụng: nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước bao gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước.

* Nghị định 102/2009/NĐ-CP

Nghị định do Chính phủ ban hành ngày 6/11/2009 về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, có hiệu lực ngày 01/01/2010 (riêng về điều kiện năng lực có hiệu lực từ ngày 01/01/2011). Nghị định bao gồm 8 chương, 76 điều và 05 phụ lục. Lần đầu tiên việc quản lý và thực hiện đầu tư ứng dụng CNTT có Nghị định hướng dẫn riêng. Nghị định 102 đã làm rõ được các đặc thù của dự án ứng dụng CNTT, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án ứng dụng CNTT. Nghị định 102 cũng đã quy định đầy đủ về quy trình thực hiện dự án từ bước chuẩn bị đầu tư đến kết thúc đầu tư, đưa sản phẩm của dự án vào khai thác sử dụng.

Một số văn bản hướng dẫn Nghị định 102:


TT

Văn bản hướng dẫn

Nội dung chính

1

Thông tư/Quyết định về hình thức quản lý dự án và quy định chi phí quản lý DA, thẩm định thiết kế thi công, dự toán, tổng hợp dự toán

dự án ứng dụng CNTT.

Hướng dẫn các hình thức quản lý dự án (trực tiếp QLDA, thuê tư vấn QLDA), hướng dẫn thẩm định dự án, thiết kế thi công (riêng phần thẩm định dự toán, tổng dự toán dự án ứng dụng CNTT được quy định tại TT 06/2011/TT-BTTTT quy định về lâpj và quản

lý chi phí đầu tư ứng dụng CNTT.

2

Văn bản hướng dẫn về

Trong quá trình nghiên cứu sự cần thiết phải

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Quản lý các dự án công nghệ thông tin tại Cục thông tin và thống kê Hải quan - 6




tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn chuyên ngành CNTT.

đầu tư, sau khi đã khảo sát thị trường trong nước và ngoài nước, nếu xét thấy phần mềm nội bộ dự định phát triển cần có giải pháp sáng tạo đặc biệt, hoặc buộc phải sử dụng giải pháp sáng tạo độc quyền được cung cấp bởi một nhà thầu, Chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép thành lập Hội đồng tư vấn chuyên ngành CNTT để xác định các yêu cầu của phần mềm nội bộ đó. Văn bản này hướng dẫn về tổ chức

và hoạt động của Hội đồng tư vấn nói trên.

3

Thông tư quy định về nội dung giám sát thi công các dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng vốn NSNN.

Thông tư quy định nội dung giám sát thi công, cung cấp các kiến thức, nội dung chuyên môn nghiệp vụ về phương pháp giám sát thi công nhằm đảm bảo khối lượng, chất lượng, tiến độ và đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công triển khai các dự án

đầu tư ứng dụng CNTT.

4

Thông tư quy định về giải quyết sự cố trong quá trình thực hiện đầu tư, bảo hành, vận hành đối với các dự án ứng

dụng CNTT

Thông tư này hướng dẫn về nguyên tắc, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, trình tự, nội dung , biện pháp giải quyết sự cố trong quá trình đầu tư, bảo hành, vận hành đối với các dự án ứng dụng CNTT quy định tại điều 43

Nghị định 102.

5

Thông tư quy định việc

cập nhật thông tin dự án đầu tư ứng dụng CNTT

Quy định việc cập nhật thông tin dự án đầu tư

ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn NSNN vào cơ sở dữ liệu quốc gia về các dự án ứng




sử dụng nguồn vốn NSNN vào cơ sở dữ liệu quốc gia về các dự án

ứng dụng CNTT

dụng CNTT theo quy định tại điều 54 của Nghị định 102.

6

Thông tư liên tịch Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình Quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn

2011 – 2015

Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình Quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011 – 2015 theo nội dung quy định tại Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

7

Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng dự án đầu tư ứng dụng CNTT

Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng dự án đầu tư ứng dụng CNTT như: Quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế thi công, giám sát tác giả, nghiệm thu bàn giao, giải quyết tranh chấp về chất

lượng…

8

Thông tư ban hành Danh mục tiêu chuẩn về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước

Hệ thống danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật CNTT bao gồm các tiêu chuẩn kỹ thuật CNTT và các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật đối với sản phẩm CNTT. Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật CNTT làm cơ sở để quản lý hoạt động đầu tư ứng dụng

CNTT sử dụng vốn NSNN

Bảng 3.1. Một số văn bản hướng dẫn Nghị định 102


*Căn cứ pháp lý thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT ngành tài chính

giai đoạn 2011 -2015

Quyết định số 1766/QĐ-BTC ngày 26/07/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin ngành tài chính giai đoạn 2011 – 2015;

- Quyết định của Bộ phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2011-2015 của đơn vị;

- Quyết định của Tổng Cục phê duyệt duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2011-2015 của đơn vị;

- Các văn bản khác.

+ Ngày 31/08/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 48/2011/QĐ- về việc thí điểm thực hiện Cơ chế Một cửa Quốc gia, trong giai đoạn 1 Cơ chế Một cửa Quốc gia sẽ có sự tham gia của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Bộ Giao thông Vận tải. Kết nối các thủ tục của các Bộ trong một hệ thống thông tin thống nhất, việc tiếp nhận - xử lý- trả kết quả cho người dân, doanh nghiệp được thực hiện hoàn toàn bằng phương thức điện tử có ý nghĩa hết sức quan trọng trong cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch, v.v…

+ Ngày 23/10/2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại với mục tiêu đưa thủ tục hải quan điện tử trở thành phương thức thực hiện thủ tục hải quan chính thức, tồn tại và phát triển song song với thủ tục hải quan truyền thống. Đột phá lớn trong cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan, áp dụng công nghệ thông tin được quy định tại Nghị đinh là thủ tục hải quan theo hướng tự động hóa các khâu tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký tờ khai và phân luồng tờ khai trên cơ sở thiết lập các tiêu chí rủi ro.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí