- Nâng cao chất lượng giám sát và quản lý bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải. Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược từ khâu lập chiến lược, quy hoạch và đánh giá tác động môi trường từ khâu lập dự án đầu tư. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong các dự án xây dựng công trình và các cơ sở công nghiệp giao thông vận tải nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường;
- Các công trình giao thông và phương tiện vận tải phải có tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng phù hợp với các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Theo chương trình hành động của chính phủ về phát triển hạ tầng giao thông quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn 2030: Phát triển hệ thông giao thông quốc gia hiên đại, mạng lưới giao thông quốc gia đảm bảo thông suốt đến tất cả các huyên, trung tâm cum xã trên toàn quốc.
4.1.2. Nhiệm vụ của tổng công ty trong xu thế hội nhập
Trong xu thế hội nhập, các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường có cạnh tranh trực tiếp từ các doanh nghiệp trong và ngoài ngành, cả trong nước và quốc tế. Việc đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đang được chính phủ xã hội hóa, do đó bản thân các công ty cổ phần trong ngành giao thông phải nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm có việc làm và kinh doanh hiệu quả.
Các công ty cổ phần có vốn nhà nước càng cần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và kinh doanh hiệu quả để thu hút đầu tư và hoàn trả vốn nhà nước. Việc thu hút đầu tư để tăng vốn là điều sống còn của các doanh nghiệp vì vốn là khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh trong khi vốn luôn là điểm yếu trong các chỉ số cạnh tranh của doanh nghiệp việt nam đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông. Việc hoàn trả vốn cho ngân sach nhà nước là nghĩa vụ của các công ty cổ phần có vốn nhà nước theo chương trình tái cơ cấu DNNN của chính phủ, hơn nữa việc chủ động về vốn
cũng mang đến cho doanh nghiệp sự chủ động trong phương án sản xuất kinh doanh. Điều này rất có ý nghĩa trong hiệu quả đầu tư của các công ty cổ phần.
Bên cạnh vấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh, các công ty cổ phần còn phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với hội doanh nghiệp , nhà nước và xã hội. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế để vươn ra thị trường khu vực và quốc tế.
Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông là một đơn vị mạnh trong ngành nên có sứ mạng rất lớn trong phát triển ngành giao thông vận tải Việt nam.
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý các công ty cổ phầntại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận
4.2.1. Tính ưu việt của các tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
- Là một tổ chức kinh tế năng động: từ tổ chức ban đầu, liên kết có thể mở rộng ra với quy mô đa sở hữu ngày càng lớn, với sự hoạt động đa ngành, đa phương, thậm chí đa quốc gia;
- Là tổ chức kinh tế mang tính xã hội hóa: Chúng ta biết rằng, mô hình công ty mẹ- công ty con không phải là mới. Từ rất lâu, trong các nước TBCN, người ta đã sử dụng mô hình này như kết quả tất yếu của quá trình tích tụ tập trung sản xuất để đáp ứng yêu cầu khắc phục mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất; để nâng cao tỷ suất lợi nhuận trong điều kiện nguồn vốn về thực chất vẫn là của sở hữu tư nhân. Sự xuất hiện công ty mẹ, công ty con là sản phẩm của quy luật tích lũy của CNTB. Các công ty tư nhân khi mới ra đời có quy mô nhỏ bé, số lượng sản phẩm sản xuất ra không nhiều, chủng loại nghèo nàn, mối liên hệ kinh tế đơn nhất. Nhưng quy luật thị trường, quy luật cạnh tranh với mục đích lợi nhuận tối đa đòi hỏi các công ty
phải không ngừng mở rộng quy mô, mở rộng thị trường, đổi mới công nghệ… Để làm được điều đó, phải có nguồn vốn lớn. Sự tích tụ tư bản và do đó cũng là quá trình tích tụ sản xuất là tất yếu. Nhưng việc mở rộng quy mô chỉ dựa vào quá trình tích tụ thì quá chậm chạp. Do đó việc tập trung nhiều công ty dưới các hình thức liên kết khác nhau sẽ cho ra đời những công ty to lớn chỉ trong một thời gian ngắn là điều khó tránh khỏi với nhiều hình thức mới như công ty cổ phần và công ty cổ phần ở bậc lũy thừa hai và lũy thừa ba mà Mác và Ăng-ghen nêu ra từ lâu trong Bộ Tư bản nổi tiếng. Về thực chất, công ty mẹ con là một dạng tập đoàn kinh tế với các đặc điểm:
- Là một tổ hợp sản xuất kinh doanh đa dạng, đa sở hữu;
- Là một tổ hợp lấy liên doanh góp vốn, hoặc sở hữu chung vốn làm nhân tố quyết định sự liên kết dưới hình thức công ty cổ phần;
- Là một tổ chức kinh doanh bao gồm nhiều doanh nghiệp nhưng có một doanh nghiệp giữ vai trò chi phối, chỉ huy thống nhất. Đó là công ty mẹ; ngày càng cao, thu lợi nhuận ngày càng nhiều, một tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả và tiết kiệm kinh tế cao, một tổ chức phát triển bền vững.
Với những ưu điểm như vậy, mô hình công ty mẹ – công ty con đương nhiên được nền kinh tế TBCN lựa chọn. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN chúng ta cũng phải sử dụng mô hình này.
Thứ hai, mô hình công ty mẹ-công ty con cho phép kết hợp các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế vào một tổ chức kinh doanh một cách tự nhiên xuất phát từ lợi ích kinh tế, không khiên cưỡng mang tính hành chính như những mô hình chúng ta đã từng làm. Trong mô hình này, có thể kết hợp DNNN với doanh nghiệp tư nhân, trong đó hoặc DNNN là công ty mẹ còn doanh nghiệp tư nhân là công ty con, hoặc doanh nghiệp tư nhân là công ty mẹ mà DNNN chỉ là đơn vị góp vốn ở mức độ nào đó cả ở công ty mẹ lẫn ở công ty con. Như vậy, mô hình này cho phép mở rộng quy mô sản
xuất có thể ở mức rất cao bằng việc huy động nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế trên cơ sở lợi ích kinh tế. Nhưng quan trọng hơn, công ty mẹ – công ty con liên kết với nhau bằng cơ chế góp vốn linh hoạt, bằng lợi ích kinh tế trên cơ sở hợp đồng kinh tế giữa công ty mẹ với công ty con và giữa các công ty con với nhau
4.2.2. Các yêu cầu đặt ra đối với các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải.
- Giải pháp đưa ra phải phù hợp với trình độ quản lý của tổng công ty và có định hướng lâu dài.
- Giải pháp đưa ra phải phù hợp chiến lược kinh doanh và chính sách quản lý trên cơ sở các tiêu chí được sàng lọc nhằm đạt được mục tiêu.
- Giải pháp đua ra cần đặc biệt quan tâm yếu tố con người Tuyển chọn, đào tạo và có chính sách đãi ngộ thích hợp để sử dụng nhân tài có tâm và có tầm trong bộ máy quản lý.
- Giải pháp đưa ra phải kế thừa ưu điểm của cơ chế quản lý hiện thời và khắc phục các hạn chế, từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý của tổng công ty theo mô hình công ty mẹ- công ty con.
4.2.3. Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải.
4.2.3.1. Giải pháp về mô hình quản lý tại tổng công ty.
Qua phân tích thực trạng quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông. Nhận thức sâu sắc về cơ sở lý luận về quản lý các công ty cổ phần tại các tổng công ty có mô hình công ty mẹ- công ty con, tham khảo một số mô hình mẫu tác giả đề xuất mô hình quản lý mới.
Hội đồng thành viên
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Các CTCP là công ty con |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Về Các Công Ty Cổ Phần Tại Tổng Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 1- Bộ Giao Thông.
- Tỷ Lệ Vốn Của Tổng Công Ty Tại Các Đơn Vị Trong Tổng Công Ty Tại 6/2015.
- Bản Chất Của Quản Lý Các Công Ty Cổ Phần Tại Tổng Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 1- Bộ Giao Thông Vận Tải .
- Quản lý các công ty cổ phần tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I Bộ giao thông vận tải - 10
- Quản lý các công ty cổ phần tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I Bộ giao thông vận tải - 11
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
Phó Tổng giám đốc
Phòng quản lý đầu tư 2
Khối trường và các TT
Phó Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc
Các phòng, ban tham mưu
Các CTCP là công ty LK
Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức tổng công ty xây dựng công trình giao thông1
Nguồn: Tác giả đề xuất
Giải thích chức năng nhiệm vụ và cơ chế quản lý trong mô hình:
- Hội đồng thành viên, hội đồng quản trị và các phòng, ban tham mưu có chức năng nhiệm vụ được quy định rõ trong luật doanh nghiệp và điều lệ tổng công ty đã được nêu ở chương 1 và chương 3 của luận văn.
- Trong Ban lãnh đạo Tổng công ty, có sự phân công cụ thể cho các phó tổng giám đốc các nhiệm vụ chuyên trách. Trong đó phân công một phó tổng giám đốc phụ trách các công ty cổ phần là các công ty con và một phó tổng giám đốc phụ trách các công ty cổ phần là các công ty liên kết.
- Các phòng quản lý đầu tư tham mưu cho các phó tổng giám đốc trong công tác quản lý các công ty cổ phần.
- Xóa bỏ các đơn vị sản xuất kinh doanh trong ngành hạch toán phụ thuộc chỉ giữ lại các đơn vị đào tạo hoặc các trung tâm nghiên cứu.
- Các phòng ban tham mưu không quản lý trực tiếp các công ty cổ phần mà chỉ làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo công ty.
- Trong các công ty cổ phần có các bộ của tổng công ty tham gia vào trong ban lãnh đạo, tùy vào tỷ lệ góp vốn của tổng công ty mà nắm giữ các vị trí quan trọng như trong mô hình quản lý hiện tại.
Theo mô hình quản lý như trong hình 4.1 và các chú thích kèm theo, tác giả kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty.
+ Uu điểm của mô hình quản lý này là :
- Thứ nhất: Tính minh bạch rõ ràng trong hệ thống quản lý. Các khâu trong hệ thống quản lý được liên kết khá chặt chẽ và khoa học do đó việc lập kế hoạch hay định hướng chiến lược sẽ khả thi.
- Thứ hai: Hệ thống quản lý đơn giản và gọn , do đó kiểm tra giám sát sẽ mang lại kết quả nhanh và chuẩn xác.
- Thứ ba; Trách nhiệm các cá nhân được đề cao là cơ sở để xử lý các sai phạm trong quản lý tránh các thất thoát về kinh tế.
- Thứ tư: Tạo hành lang thuận lợi cho các công ty cổ phần hoạt động hiệu quả là cơ sở phát triển cho toàn hệ thống.
- Thứ năm: Mô hình quản lý trên đã giải quyết cơ bản các hạn chế của mô hình quản lý hiện tại.
+ Nhược điểm: Mô hình quản lý trên tuy có nhiều ưu điểm song vẫn còn nhược điểm đó là : Để quản lý theo mô hình này đòi hỏi phải có những cá
nhân có năng lực và đức tính tốt đảm trách các vị trí quan trọng. Bên cạnh đó cũng cần các công cụ hỗ trợ tiên tiến .Do đó cần có thêm các giải pháp khác
4.2.3.2. Nhóm các giải pháp khác.
+ Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực: Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực thì tuyển dụng, đào tao và sử dụng nguồn nhân lực là hết sức quan trọng. Trong công tác quản lý, yếu tố con người đặc biệt quan trong. Việc sử dụng những người có tâm và có tầm vào các vị trí các bộ quản lý luôn mang lại hiệu quả phi thường, giá trị mà họ tạo ra gấp nhiều lần những người khác trong khi ở vị trí chuyên môn thì sự khác biệt đó không cao. Giải pháp này đòi hỏi nhiều khâu từ tuyển dụng, đào tạo đến sử dụng và cả sự đãi ngộ.
Do đó, giải pháp tác giả đưa ra là tuyển dung những người có chuyên môn về quản lý kinh tế hoặc có tố chất quản lý để đào tạo và sử dụng. Có chế độ xứng đáng cho những người làm quản lý để họ chuyên tâm với công việc.
+ Giải pháp úng dụng khoa học công nghệ trong quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty. Trong thời đại khoa học công nghệ, muốn nâng cao năng lực quản lý thì không thể dùng công nghệ lạc hậu. Trong quản lý, luôn phải áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất đi kèm với con người sử dụng được công nghệ tiên tiến. Ví dụ như áp dụng quy trình quản lý của các công ty Mỹ, Nhật và các phần mềm phân tích số liêu , phân tích thị trường v.v.
+ Giải pháp xóa bỏ các đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán phụ thuộc: Giải pháp này làm đơn giản cho hệ thống quản lý tổng công ty, qua đó nâng cao năng lực quản lý các công ty cổ phần mà vẫn đảm bảo lợi nhận cho tổng công ty. Cụ thể, giải thể các đơn vị kinh doanh không hiệu quả, cổ phần hóa các đơn vị hạch toán phu thuộc sẽ làm tăng sức mạnh cho tổng công ty.
4.3. Đóng góp ý kiến xây dựng với các nhà quản lý
Là tác giả của luận văn, với mong muốn tột cùng cho sự phát triển của đất nước, bằng công sức bỏ ra cả về trí lực và thể lực tôi muốn góp ý kiến
xây dựng với các nhà quản lý về công tác quản lý các công ty cổ phần như sau:
- Các nhà quản lý cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề quản lý các công ty cổ phần và quan tâm đến các nghiên cứu, các ý kiến của các chuyên gia trong công tác quản lý.
- Đầu tư cho các công trình nghiên cứu về đề tài quản lý các công ty cổ phần một cách đúng mức để có công trình khoa học mang tính úng dụng cao trong thực tiễn.
- Thực hiện nghiêm túc công tác quản lý các công ty cổ phần một cách khoa học trên cơ sở các nghiên cứu và phù hợp xu thế phát triển của đất nước.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong chương 4, tác giả nghiên cứu chiến lược phát triển của ngành giao thông vận tải trong lĩnh vực hạ tầng giao thông và các nhiệm vụ đặt ra cho tổng công ty trong công tác quản lý các công ty cổ phần . Qua đó tác giả cũng đề xuát một số giải pháp trong công tác quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- bộ giao thông vận tải để phù hợp bối cảnh và xu thế phát triển chung.
Các giải pháp đưa ra đều theo hướng tích cực đó là,tổng công ty nên quản lý thông qua việc tạo môi trường hoạt động cho doanh nghiệp trong một trật tự ổn định theo kế hoạch đã thông qua với các tiêu chí rõ ràng cụ thể và con người là nhân tố vô cùng quan trọng trong việc nâng cao năng lực quản lý.