3.2.2.2. Bản chất của quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- bộ giao thông vận tải.
Về bản chất, quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- bộ giao thông vận tải.là quản lý vốn đầu tư. Với tư cách là nhà đầu tư, tổng công ty quản lý các công ty cổ phần chỉ hướng đến mục tiêu là mang lại lợi ích cao nhất.
3.2.2.3. Các công cụ sử dụng trong công tác tổ chức quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải.
- Công cụ pháp lý: đó là các hợp đồng góp vốn và các thỏa thuận liên quan.,các quy định trong điều lệ công ty cổ phần và hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư.
- Công cụ tài chính: Tổng công ty với tư cách là nhà đầu tư nên có thể dùng quyền hạn của mình đẻ áp chế hoăc hỗ trợ các công ty cổ phần nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho tổng công ty.
- Công cụ khác: Đó là vị thế của tổng công ty trên thị trường.
3.2.3. Thực trạng công tác kiểm tra giám sát quá trình quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 – Bộ giao thông vận tải.
3.2.3.1. Kiểm tra giám sát thường xuyên
Trong thành phần hội đồng quản trị của các công ty cổ phần tại tổng công ty luôn có đại diện là người do tổng công ty cử ra, những cá nhân này có thể là chủ tịch hội đồng quản trị hay chỉ là ủy viên nhưng luôn tham gia vào các cuộc họp của hội đồng quản trị. Các cán bộ của tổng công ty cử làm đại diện cho tổng công ty có trách nhiệm báo cáo với ban lãnh đạo tổng công ty về các hoạt động sản xuất kinh doanh tại các công ty cổ phần mà họ tham gia.
Với các công ty cổ phần là công ty con thì đại diện của tổng công ty có quyền phủ quyêt trong cuộc họp hội đồng quản trị.
Các đại diện của tổng công ty tại các công ty cổ phần thường xuyên giám sát chặt chẽ các hoạt động của các công ty cổ phần và là mắt xich quan trọng trong hệ thống quản lý của tổng công ty .
3.2.3.2. Kiểm tra giám sát định kỳ.
Trong khoảng thời gian nhất định có thể hàng tháng, hàng quý hay hàng năm, các phòng ban chức năng của các công ty cổ phần phải báo cáo chi tiết về kế hoạch kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận với các phòng ban chức năng của tổng công ty.
Hàng năm, các đơn vị kiểm toán độc lập được thuê đến đẻ làm rõ ràng minh bạch hệ thống tài chính các công ty cổ phần làm cơ sở phân chia lợi nhuận.
Tại tổng công ty, theo kế hoạch của kiểm toán nhà nước đến để kiểm toán nhằm làm minh bạch việc sử dụng phần vốn nhà nước.
3.2.3.3. Kiểm tra giám sát đột xuất.
Tổng công ty cũng có kế hoạch cho việc lập các đoàn thanh kiểm tra đột xuất tại các đơn vị khi thấy có các dấu hiệu bất thường. Đây là việc làm không thường xuyên nhằm tránh gây các ảnh hưởng xấu song là việc rất cần thiết nhằm tránh các rủi ro cho vốn đầu tư.
3.3. Các thành công, hạn chế trong quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty công trình giao thông 1- bộ giao thông vận tải.
3.3.1. Thành tựu đạt được trong công tác quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải.
Công tác quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty luôn vượt chỉ tiêu đề ra là hiêu suất đầu tư đạt 120% trong năm. Về con số cụ thể như trong báo cáo thường niên của hội đồng quản trị tổng công ty , bảng 3.5.
Bảng 3.5. Lợi nhuận/ vốn đầu tư vào các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- bộ giao thông vận tải
Đơn vị | Năm 2013 | Năm 2014 | 6 tháng đầu năm 2015 | |||
Vốn đầu tư | Lợi nhuận ròng | Vốn đầu tư | Lợi nhuận ròng | Vốn đầu tư | Lợi nhuận ròng | |
Các công ty con | 213,5 | 44 | 235 | 48 | 240 | |
Các công ty liên kết | 57 | 14 | 58 | 15 | 60 | |
Tổng cộng | 270,5 | 68 | 293 | 73 | 300 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Các Công Ty Cổ Phần Tại Tổng Công Ty Theo Mô Hình Công Ty Mẹ - Công Ty Con
- Tổng Quan Về Các Công Ty Cổ Phần Tại Tổng Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 1- Bộ Giao Thông.
- Tỷ Lệ Vốn Của Tổng Công Ty Tại Các Đơn Vị Trong Tổng Công Ty Tại 6/2015.
- Nhiệm Vụ Của Tổng Công Ty Trong Xu Thế Hội Nhập
- Quản lý các công ty cổ phần tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I Bộ giao thông vận tải - 10
- Quản lý các công ty cổ phần tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I Bộ giao thông vận tải - 11
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo thường niên của hội đồng quản trị tổng công ty.
3.3.1. Các hạn chế trong công tác quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải.
Bên cạnh thành tựu đạt được, vẫn còn một số hạn chế trong quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải như:
- Tổng công ty chưa có xây dựng được chính sách cho mục tiêu xa hơn đó là sự phát triển trong xu thế hội nhập với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ là các doanh nghiệp nước ngoài.
- Trong công tác tổ chức quản lý còn mang nặng tư tưởng quản lý kiểu bao cấp.
- Trong công tác kiểm tra giám sát vẫn mang tính hình thức chưa thực sự minh bạch rõ ràng.
3.4. Mô hình quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải hiên nay.
Hiện nay, tổng công ty vẫn nắm giữ vai trò của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trực tiếp thông qua các đơn vị hạch toán phụ thuộc là chính. Các hợp đồng lớn được tổng công ty ký kết được giao cho các xí nghiệp trực
thuộc là chủ yếu. Các công ty cổ phần tại tổng công ty thường phải tự thân vận động cả trong quá trình thi công cũng như ký kết hợp đồng.
Trong một sô hợp đồng lớn, các công ty cổ phần là công ty con cũng được tham gia với tư cách là nhà thầu phụ của tổng công ty.
Với các công ty liên kết, đa phần các hợp đồng mà các công ty này có được là bằng tự tìm kiếm. Tổng công ty chỉ đơn thuần là cho thuê năng lực.
Hội đồng thành viên
Hội đồng quản trị
Do đó, việc quản lý của tổng công ty đối với các công ty cổ phần không khác gì cho vay vốn và cho thuê năng lực đấu thầu.
Ban kiểm soát |
Các Phó Tổng giám đốc
Phòng Kế hoạch- Thị trường
Phòng Kt thuật- Vật tư- T,bị
Phòng tài
chính kế toán
Phòng Quản lý vốn và TĐ DA ĐT
Phòng TCCB-
Lao Động
Văn Phòng
Các đơn vị phụ thuộc
(Tổng công ty chi phối
toàn bộ)
Công ty con
( Tổng công ty giữ từ 50% cổ phần trở lên)
Các công ty liên kết (Tổng công ty giữ <50% cổ phần)
Hình: 3.3. Mô hình quản lý hiện nay của tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải.
Nguồn: Sơ đồ tổ chức bộ máy tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1
năm 2015..
Qua mô hình như trong hình 3.3 tác giả nhận thấy các vấn đề sau:
- Thứ nhất: Tổng công ty quản lý các công ty cổ phần thông qua các phòng ban chức năng và các công ty cổ phần cũng là các đối tượng quản lý như các đơn vị phụ thuộc trong tổng công ty. Điều này rất bất cập vì tư cách của các công ty cổ phần là khác xa so với các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
- Thứ hai: Bản thân các công ty cổ phần là công ty con cũng khác với công ty liên kết về quan hệ với tổng công ty, do đó có quyền lợi và trách nhiệm khác nhau đối với tổng công ty nên dẫn đến sự khác biệt về cơ chế quản lý của tổng công ty đối với các công ty này.
- Thứ ba: Sự quản lý ôm đồm của các phòng ban đối với các đối tượng khác nhau dẫn đến nhiều bất cập trong công tác quản lý.
- Thứ tư: Các công ty cổ phần hoạt động tương đối độc lập, trong khi ban lãnh đạo tổng công ty quản lý gián tiếp qua các phòng ban nên trong công tác kiểm tra giám sát sẽ tốn nhiều thời gian và dễ sảy ra sai sót.
- Thứ năm: Việc quản lý theo mô hình này khi sảy ra sai phạm rất khó quy kết trách nhiệm cá nhân.
Kết luận chương 3:Qua nghiên cứu, khảo sát các công ty cổ phần tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải, tác giả nhận thấy các vấn đề cơ bản sau;
Các công ty cổ phần đang được quản lý bởi hệ thống quản lý của tổng công ty có vốn nhà nước với nhiều bộ phận , ban ngành chưa thực sự hiệu quả.
Thực trạng của công tác quản lý các công ty cổ phần cho thấy rõ những thành tựu đồng thời cũng chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân của nó. Nghiên cứu phân tích thực trạng và đưa ra các nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến các hạn chế của công tác quản lý.
Đây là cơ sở để tác giả đưa ra các nghiên cứu trong chương 4.
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN
4.1. Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông và nhiệm vụ của tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1-Bộ giao thông vận tải trong xu thế hội nhập.
4.1.1. Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông đến 2020 tầm nhìn đến 2030
(Theo nội dungtrong quyết định của Thủ tướng chính phủ số 35/2009/QĐ- TTg Ngày 03 tháng 03 năm 2009 về việc phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vân tải đến năm 2020, tầm nhìn dến năm 2030 )
Đến năm 2020, hệ thống giao thông vận tải nước ta cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải đa dạng của xã hội với mức tăng trưởng nhanh, đảm bảo chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm sự gia tăng tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường. Về tổng thể, hình thành được một hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải và các hành lang vận tải chủ yếu đối với các mặt hàng chính có khối lượng lớn.
Đường bộ: hệ thống quốc lộ và đường tỉnh phải được đưa vào đúng cấp kỹ thuật; mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn; xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc. Các tuyến đường bộ đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ khu vực. Thành lập Quỹ bảo trì đường bộ để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho công tác bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Đường sắt: hoàn thành cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đạt cấp tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt quốc gia và khu vực đạt tốc độ 120km/h; xây dựng mới các tuyến đường sắt cao tốc và đường sắt tốc độ cao; ưu tiên xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam tốc độ 350 km/h. Nhanh chóng phát triển giao thông vận tải bánh sắt tại các đô thị, đường sắt nội –
ngoại ô, làm nòng cốt trong vận tải hành khách công cộng, trước mắt ưu tiên triển khai tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Đường biển: phát triển hệ thống cảng biển quốc gia, bao gồm cảng trung chuyển quốc tế tại Vân Phong, các cảng cửa ngõ quốc tế, các bến cảng nước sâu tại ba vùng kinh tế trọng điểm có khả năng tiếp nhận các tàu container thế hệ mới, các cảng tổng hợp, cảng chuyên dùng, cảng hành khách đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế. Đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng cảng biển, bao gồm bến cảng, luồng vào cảng, giao thông đến cảng và hệ thống dịch vụ hỗ trợ sau cảng.
Đường thủy nội địa: hoàn thành nâng cấp các tuyến thủy nội địa chính đạt cấp kỹ thuật quy định; tập trung cải tạo, chỉnh trị một số đoạn tuyến quan trọng; tăng chiều dài các đoạn, tuyến sông được quản lý khai thác. Đầu tư chiều sâu, nâng cấp và xây dựng mới các cảng đầu mối, bến hàng hóa và hành khách, đặc biệt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Hàng không: hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cảng hàng không đạt tiêu chuẩn quốc tế; tập trung đầu tư các cảng hàng không quốc tế trong khu vực Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; nghiên cứu, triển khai đầu tư các cảng hàng không quốc tế mới với quy mô và chất lượng phục vụ ngang tầm với các cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực. Đưa năng lực khai thác các cảng hàng không lên 3,0 ÷ 3,5 lần vào năm 2020.
Giao thông đô thị: phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng; đảm bảo quỹ đất dành cho giao thông đô thị từ 16 – 26%. Đối với các thành phố lớn, phát triển mạnh hệ thống xe buýt; nhanh chóng đầu tư xây dựng các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn như đường sắt trên cao và tàu điện ngầm tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để đạt tỷ lệ đảm nhận hành khách công cộng 35 ÷ 45%.
Giao thông nông thôn: phát triển đường giao thông nông thôn cho phương tiện giao thông cơ giới tới tất cả trung tâm xã hoặc cụm xã, đảm bảo thông suốt quanh năm. Tỷ lệ mặt đường cứng, rải nhựa đạt 60 ÷ 80%. Chú trọng phát triển giao thông đường thủy nội địa, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đến năm 2030 sẽ cơ bản hoàn thiện mạng lưới giao thông vận tải trong cả nước cũng như các hành lang giao thông đối ngoại. Chất lượng vận tải đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc tế: êm thuận, nhanh chóng, an toàn và kết nối hợp lý giữa các phương thức vận tải, nhất là các điểm chuyển tải hành khách đường dài với vận tải hành khách tại các đô thị.
Cơ bản hoàn thành xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Hệ thống đường bộ, đường sắt Việt Nam đồng bộ với tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối thuận lợi với hệ thống đường bộ ASEAN, Tiểu vùng Mê Công mở rộng và đường sắt xuyên Á.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mạng lưới cảng hàng không trong cả nước với quy mô hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế; cảng hàng không quốc tế Long Thành có vai trò và quy mô ngang tầm với các cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực.
Phát triển giao thông đô thị theo quan điểm: “Nhìn xa, hướng tới văn minh, hiện đại; nhanh chóng thu hẹp khoảng cách so với thủ đô của các nước khác”. Từng bước xây dựng các tuyến vận tải hành khách khối lượng lớn tại các đô thị loại I. Phát triển vận tải hành khách có khối lượng lớn đi trên cao và đi ngầm tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để đảm bảo tỷ lệ vận tải hành khách công cộng tại hai thành phố này đạt 50 ÷ 55%.
- Hoàn thiện các tiêu chuẩn, văn bản hướng dẫn, các quy định bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục và cưỡng chế thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường;