Tại Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày: Giai đoạn đầu, bảo tàng này phối hợp với Bảo tàng Hà Tây (nay là Bảo tàng Hà Nội) tổ chức sắp xếp và trưng bày tài liệu, hiện vật tại các tủ kính vào năm 2006, cán bộ bảo tàng công lập đã thực hành, hướng dẫn một số nhân viên của bảo tàng về nghiệp vụ và kiến thức cơ bản về trưng bày hiện vật bảo tàng, sau đó, nhân viên bảo tàng cũng được hướng dẫn một số nguyên tắc, kỹ thuật trong việc sắp đặt hiện vật có thể thay thế khi bảo tàng có nhu cầu muốn đổi mới trưng bày hiện vật. Giai đoạn tiếp sau, Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò đã giúp đỡ bảo tàng trong việc trưng bày các mô hình tái hiện lại các chuồng cọp dây thép gai nơi dùng để nhốt các tù nhân chính trị tại không gian ngoài trời. Năm 2010, một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực tu bổ di tích đã công đức nhân công và một phần kinh phí vật liệu để xây dựng đền thờ các anh hùng liệt sỹ trong khuôn viên của bảo tàng này.
Tại Bảo tàng Đồng Quê: Bảo tàng tỉnh Nam Định đã cử nhân viên đến hỗ trợ xây dựng đề cương trưng bày tại nhà địa chủ, nhà trung nông cũng như phần trưng bày chuyên đề “Cây lúa và đời sống sinh hoạt của cư dân đồng bằng Bắc Bộ”, tư vấn giải pháp kiến trúc cho ngôi nhà bảo tàng cũng như đưa ra các giải pháp thi công trưng bày tại bảo tàng.
Tại Bảo tàng cổ vật Hoàng Long: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa cũng đã cử 04 nhân viên đến hỗ trợ, giúp đỡ trong hoạt động trưng bày hiện vật. Khi chuyển sang địa điểm mới, Bảo tàng Hoàng Long đã chủ động mời Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa khảo sát, tư vấn và hỗ trợ việc trưng bày cho hơn 2.000 hiện vật tại 02 tầng của ngôi nhà bảo tàng hiện nay (nguồn: chủ sở hữu bảo tàng cung cấp). Khi tổ chức trưng bày, chủ sở hữu bảo tàng đã cử nhân viên cùng làm việc với nhóm cán bộ của Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa để học tập kinh nghiệm về mặt thực tiễn trong hoạt động trưng bày hiện vật là các cổ vật có giá trị cao về nhiều mặt. Trong quá trình thực hiện, nhân viên bảo tàng ngoài công lập này đã nhận được chỉ dẫn những nguyên tắc, kỹ thuật cần phải tuân thủ khi tiến hành trưng bày hiện vật hoặc chỉnh lý lại trưng bày thường xuyên trong nhà bảo tàng được thực hiện vào thời gian cuối mỗi năm…
Tại Bảo tàng Không gian văn hóa Mường: Bảo tàng đã mời 03 chuyên gia thiết kế mỹ thuật, thiết kế đồ họa đến từ Pháp, Hà Lan, Bỉ nhân dịp chuyến công tác sang Việt Nam vào năm 2010 về làm việc tại bảo tàng. Trong thời gian làm việc với chủ sở hữu bảo tàng trong 06 tháng, các chuyên gia đã giúp bảo tàng này những khâu quan trọng trong trưng bày hiện vật cố định. Cũng trong thời gian này, chủ sở hữu bảo tàng và 03 nhân viên làm việc cùng 03 chuyên gia về từng công việc cụ thể như khảo sát không gian trưng bày, hệ
thống hiện vật dự kiến trưng bày, lên ý tưởng, thiết kế ý tưởng và tổ chức trưng bày thử nghiệm, thảo luận rút kinh nghiệm cho việc chỉnh lý nội dung và hình thức trưng bày thử nghiệm, đồng thời lấy ý kiến thăm dò về trưng bày thử nghiệm từ khách tham quan khi đến với bảo tàng. Ở giai đoạn tiếp theo, các chuyên gia được bảo tàng mời sang làm việc lần 2 với thời gian khoảng 06 tháng phối hợp, hỗ trợ kỹ thuật thi công trưng bày trong các khu nhà sàn, nhà vườn trong không gian bảo tàng. Theo ông Vũ Đức Hiếu - Giám đốc bảo tàng cho biết: “Bản thân là một họa sỹ sáng tác kiêm thiết kế đồ họa, song khi làm việc với chuyên gia nước ngoài về trưng bày hiện vật trong không gian các ngôi nhà của bảo tàng, tôi mới thấy được cách nhìn và cách làm việc của họ khác chúng ta rất nhiều. Họ phối hợp rất nhiệt tình, chuyên nghiệp, hiệu quả trong công việc và chúng tôi cũng học được ở họ nhiều kinh nghiệm quý báu” [TLPV ngày 21/5/2019].
+ Trưng bày chuyên đề tại bảo tàng: Do diện tích trưng bày rất nhỏ hẹp, kinh phí hạn chế nên việc tổ chức chuyên đề tại các bảo tàng ngoài công lập rất hiếm khi được thực hiện. Khảo sát thực tế cho thấy, vào năm 2016, Bảo tàng cổ vật Hoàng Long đã tổ chức trưng bày chuyên đề “Đông Sơn tiếng vọng ngàn đời” nhân dịp Năm du lịch quốc gia 2015. Khi triển khai trưng bày này, bảo tàng đã chủ động mời Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa và 02 họa sỹ thiết kế phối hợp xây dựng đề cương, giải pháp thiết kế trưng bày. Bảo tàng cổ vật Hoàng Long cung cấp ý tưởng trưng bày và hệ thống hiện vật kèm theo, còn nhân viên bảo tàng và họa sỹ thiết kế làm nội dung và lên các phương án trưng bày để lựa chọn. Toàn bộ kinh phí thực hiện do Bảo tàng cổ vật Hoàng Long chi với sự tài trợ của một số tổ chức, doanh nghiệp trên địa thành phố Thanh Hóa. Trưng bày này mở cửa đón khách trong 03 tháng. Ông Hoàng Văn Thông cho biết: “Trưng bày này rất công phu, chúng tôi đã đầu tư thời gian, tài chính và mời những người có chuyên môn cùng tham gia thực hiện, sản phẩm tạo ra đã đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, tiến độ. Trưng bày được mọi người đánh giá cao và thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng, nhất là khách du lịch” [TLPV ngày 13/7/2019].
+ Phối hợp trưng bày chuyên đề ở bảo tàng tỉnh/thành phố: Căn cứ vào điều kiện, năng lực cụ thể, các giám đốc bảo tàng ngoài công lập đều mạnh dạn đưa ra các quy định: Chủ động phối hợp với các bảo tàng tỉnh/thành phố tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ về nghiệp vụ, kỹ thuật và nghệ thuật trưng bày hiện vật; Các bảo tàng ngoài công lập sẽ kết hợp đưa hiện vật đến trưng bày tại bảo tàng tỉnh/thành phố hoặc tổ chức trưng bày lưu động tại một địa điểm nhất định. Để thực hiện công việc này, các bảo tàng ngoài công lập ký văn
bản liên kết với bảo tàng tỉnh/thành phố về việc tư vấn, hỗ trợ trưng bày hiện vật với nội dung: Thời gian, nhân lực chuyên môn, công tác phối hợp, nguồn kinh phí thực hiện... Tổng hợp ý kiến của lãnh đạo các bảo tàng ngoài công lập cho biết, họ rất hài lòng về sự phối hợp với các bảo tàng tỉnh/thành phố trong trưng bày hiện vật, mọi công việc trưng bày đều do các bảo tàng công lập triển khai, bảo tàng ngoài công lập chỉ tập trung vận chuyển hiện vật đến địa điểm trưng bày và bàn giao cho nhân viên bảo tàng tỉnh/thành phố để thực hiện các khâu bài trí, sắp đặt trong không gian trưng bày. Họ sẽ cùng với bảo tàng công lập tập trung vào kiểm tra nội dung trưng bày (chủ đề, etiket…) đã phù hợp chưa. Sau đợt trưng bày, bảo tàng tỉnh/thành phố đều hỗ trợ kinh phí để các bảo tàng ngoài công lập vận chuyển hiện vật về một cách thuận lợi, an toàn. Có thể dẫn ra một số trường hợp điển hình như: Trưng bày chuyên đề “Tội ác của Mỹ ngụy” do Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày phối hợp với Ban Quản lý di tích Hỏa Lò tại khu di tích Hỏa Lò vào năm 2013; Bảo tàng Đồng quê phối hợp với Bảo tàng tỉnh Nam Định tổ chức trưng bày về chủ đề “Biển đảo Việt Nam” tại Bảo tàng tỉnh Nam Định vào năm 2016; Bảo tàng cổ vật Hoàng Long phối hợp với Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa tổ chức trưng bày chuyên đề “Cổ vật kỷ nguyên Đại Việt” tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa vào năm 2016; Bảo tàng Không gian văn hóa Mường phối hợp cho Bảo tàng tỉnh Hòa Bình mượn hiện vật để tổ chức trưng bày chuyên đề tại bảo tàng về đoàn quân Tây Tiến.
- Hoạt động giáo dục, truyền thông bảo tàng
+ Hoạt động giáo dục bảo tàng: Hệ thống trưng bày của mỗi bảo tàng mở cửa đón khách tham quan sẽ có vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục công chúng. Theo khảo sát tại 05 bảo tàng ngoài công lập ở các tỉnh/thành phố cho thấy, các bảo tàng này đều có từ 1-2 nhân viên hướng dẫn thuyết minh khái quát toàn bộ nội dung trưng bày cố định cũng như trưng bày chuyên đề ở bảo tàng. Nhân viên thuyết minh tại bảo tàng có thể là chính chủ sở hữu (người rất am hiểu về nội dung của hiện vật được trưng bày) hoặc là người được tuyển dụng và đào tạo trực tiếp tại bảo tàng. Hầu hết người làm công tác thuyết minh đều có trình độ tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên với nhiều chuyên ngành khác nhau, tuổi đời khá trẻ (khoảng từ 25 tuổi đến 35 tuổi) và được chủ sở hữu bảo tàng ngoài công lập cử đi học nghiệp vụ thuyết minh tại các bảo tàng tỉnh/thành phố. Trung bình mỗi năm, mỗi bảo tàng ngoài công lập đón hàng nghìn lượt khách viếng thăm, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 1/3 tổng số lượng khách. Họ đến từ nhiều vùng khác nhau, đa dạng về thành phần, lứa tuổi, giới tính
cũng như trình độ học vấn. Theo tư liệu khảo sát cho thấy, cứ 10 đoàn khách đến mỗi bảo tàng thì có 06 đến 08 đoàn khách thuộc các cơ quan, đơn vị… và có từ 02 đến 40 đoàn khách đi theo nhóm, gia đình…
Bảng 2.2: Tổng hợp số lượng khách tham quan từ năm 2016 đến năm 2019
Năm | BT Đồng quê | BT Không gian văn hóa Mường | BT Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày | BT cổ vật Hoàng Long | |
1 | 2016 | Khoảng 16.008 | Khoảng 9.800 | Khoảng 6.400 | Khoảng 150.000 |
2 | 2017 | Khoảng 15.075 | Khoảng 9.500 | Khoảng 7.000 | Khoảng 179.000 |
3 | 2018 | Khoảng 16.128 | Khoảng 10.000 | Khoảng 6.800 | Khoảng 187.000 |
4 | 2019 | Khoảng 17.221 | Khoảng 11.000 | Khoảng 7.200 | Khoảng 200.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chủ Thể Quản Lý Trực Tiếp Các Bảo Tàng Ngoài Công Lập
- Tạo Điều Kiện Cơ Sở Vật Chất Và Đào Tạo, Phát Triển Nguồn Nhân Lực
- Thống Kê Các Hình Thức Sưu Tầm Hiện Vật Do Các Chủ Sở Hữu Bảo Tàng Ngoài Công Lập Thực Hiện Trong Những Năm Qua Tại Các Địa Phương Trong Cả
- Mô Hình Chủ Sở Hữu Là Cá Nhân Kiêm Giám Đốc Bảo Tàng
- Về Quản Lý Nhà Nước Đối Với Bảo Tàng Ngoài Công Lập
- Dự Báo Xu Hướng Phát Triển Bảo Tàng Ngoài Công Lập
Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.
[Nguồn: NCS tổng hợp từ phía các bảo tàng ngoài công lập cung cấp, tháng 12/2019]
Trên cơ sở đối tượng khách tham quan, giám đốc bảo tàng ngoài công lập quyết định các hình thức phục vụ tương ứng. Ví dụ: Với quan điểm mong muốn trong một thời gian ngắn khách tham quan có thể hiểu biết về văn hóa của dân tộc Mường, giám đốc Bảo tàng Không gian văn hóa Mường đã triển khai các hoạt động trải nghiệm như: cùng làm nương rẫy, xay giã gạo, dệt vải quay sợi, cùng làm và thưởng thức các món ăn dân tộc, hòa mình vào không khí âm nhạc lễ hội, chơi các trò chơi dân gian Mường. Ngoài ra, bảo tàng còn tổ chức các hoạt động khác như: Kết nối nghệ thuật với cộng đồng (nghệ sỹ gặp gỡ người dân vẽ trực họa và trưng bày tại bảo tàng); Kết hợp với các trường đại học ở Hà Nội tổ chức chương trình tình nguyện viên sinh viên; Tổ chức các chương trình giáo dục văn hóa và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; Hướng dẫn cộng đồng dân cư quanh khu vực bảo tàng hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên, tuyên truyền về HIV; cách sử dụng các loại thuốc để phục vụ cho việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tổ chức gặp mặt các cựu chiến binh Tây Tiến; trưng bày về cây thuốc dân gian và các bài thuốc quý của người Mường; Tổ chức hội thảo Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa Mường tỉnh Hòa Bình (tổ chức VPSSP Chương trình hỗ trợ khu vực tư nhân). Bên cạnh đó, tại bảo tàng, chủ sở hữu đã xây dựng không gian xưởng gốm, không gian sáng tạo mỹ thuật để khách tham quan có thể được tự mình trải nghiệm từng hoạt động. Quan sát thực tiễn cho thấy, hoạt động trải nghiệm này được khách tham quan đặc biệt quan tâm, nhất là lứa tuổi sinh viên và học sinh các cấp học.
Cụ thể, bảo tàng này đã dành khoảng 200m2 để làm nhà xưởng thực hiện việc sản xuất gốm và dành cho khách du lịch thao tác làm gốm trên bàn xoay. Bên cạnh đó, bảo tàng cũng xây dựng một khu nhà sàn có diện tích khoảng 150m2 để tổ chức hoạt động vẽ tranh: 1/Phục vụ vẽ tranh cho khách tham quan; 2/Khách du lịch có nhu cầu trải nghiệm vẽ tranh tại bảo tàng. Giám đốc Vũ Đức Hiếu cho biết: “Khi nghiên cứu nhu cầu của khách tham quan và xây dựng hai khu vực trải nghiệm: hoạt động hướng dẫn thuyết minh trực tiếp tại các khu vực trưng bày và tham quan và tự mình trải nghiệm làm gốm và vẽ tranh tại bảo tàng. Tôi thấy hầu hết khách du lịch đều thích thú các hoạt động
này của bảo tàng” [TLPV ngày 21/5/2019].
Tại Bảo tàng Đồng quê, sau khi nghe hướng dẫn thuyết minh trực tiếp từ giám đốc là bà Ngô Thị Khiếu hoặc nhân viên là chị Trần Thị Huê, khách du lịch có thể tham quan, trải nghiệm và tự mình sử dụng chính các nông cụ, đồ dùng ở vùng nông thôn Bắc Bộ vào các vụ thu hoạch sản phẩm từ nông nghiệp. Muốn được trải nghiệm, khách du lịch cần phải trả phí và các sản phẩm thu được sẽ được bán lại theo nhu cầu cá nhân của từng khách tham gia. Mô hình này được xây dựng và đi vào hoạt động trong khoảng 03 năm trở lại đây và đã thu hút được sự quan tâm, tham gia của hàng ngàn lượt khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế đã trở lại nhiều lần. Bà Ngô Thị Khiếu cho biết: “Sau khi tham quan trực tiếp bảo tàng do nhân viên hướng dẫn, thuyết minh, khách du lịch sẽ được tự mình trải nghiệm những công việc của vùng nông thôn Bắc Bộ, để du khách có thể được thử sức và cảm nhận. Chúng tôi cũng đã nhận được phản hồi tích cực từ du khách và họ nói sẽ trở lại vào lần sau” [TLPV ngày 20/4/2019].
Trường hợp các bảo tàng áp dụng thuần túy hình thức giáo dục trực tiếp tại bảo tàng như: Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày. Bảo tàng này chỉ tập trung vào việc hướng dẫn thuyết minh cho khách tham quan nghe và nhìn, cảm nhận các tài liệu hiện vật trong từng không gian trưng bày. Khi tổ chức các sự kiện quan trọng, bảo tàng chiếu các thước phim tư liệu giới thiệu thêm thông tin minh chứng cho những tài liệu, hiện vật được trưng bày tại bảo tàng. Kết quả khảo sát trực tiếp cho thấy, vì điều kiện khó khăn về kinh phí, nguồn nhân lực cũng như diện tích không gian khá chật hẹp nên việc tổ chức các hình thức giáo dục khác tại từng bảo tàng là điều hết sức khó khăn. Theo ông Lâm Văn Bảng - Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày thì: “Do điều kiện có hạn của bảo tàng về cơ sở vật chất, nhân lực nên việc tổ chức đa dạng hóa các hình thức giáo dục gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian tới khi bảo tàng chuyển sang
địa điểm mới, chúng tôi cũng sẽ tính đến việc làm này để thu hút được nhiều khách tham quan hơn đến với bảo tàng” [TLPV ngày 10/6/2019].
+ Công tác truyền thông bảo tàng: Tại các bảo tàng ngoài công lập ở các tỉnh/thành phố (trực tiếp và gián tiếp) đã được các chủ sở hữu quan tâm và chỉ đạo nhân viên triển khai các hình thức tuyên truyền, giáo dục qua các kênh truyền thông đồng thời quản lý chặt chẽ các hình thức này theo các văn bản pháp quy quy định của Nhà nước trong những năm qua và đã mang lại hiệu quả nhất định, góp phần rất lớn vào việc giới thiệu quảng bá hình ảnh, thông tin về từng bảo tàng và các hoạt động được triển khai tại bảo tàng đó. Trên cơ sở khảo sát thực tế, NCS nhận thấy đối với hình thức truyền thông trực tiếp, các bảo tàng đã tổ chức in ấn và phát hành các ấn phẩm trên giấy như: Tờ gấp, catalogue, sổ tay du lịch, sách nghiên cứu, báo giấy… các tài liệu này được đặt tại khu vực quầy lễ tân để tặng và bán cho khách du lịch. Hình thức truyền thông gián tiếp được thực hiện khá đa dạng gồm: Truyền thanh, truyền hình, báo chí điện tử, website bảo tàng, trang mạng internet và các trang mạng xã hội như facebook, zalo… Vào các dịp tổ chức sự kiện trưng bày, hoặc nhân dịp tết Nguyên đán, các bảo tàng đã chủ động tổ chức và phối hợp tổ chức thực hiện công tác truyền thông với các đơn vị khác nhau.
Bảng 2.3. Thống kê các hình thức truyền thông đã được các bảo tàng thực hiện
trong những năm qua
Tên bảo tàng | Các hình thức truyền thông | ||||||||||
Trực tiếp | Gián tiếp | ||||||||||
Sách | Tờ gấp | Sổ tay | Catalogue | Báo chí | Truyền thanh | Truyền hình | Báo chí điện tử | Trang web | Mạng xã hội | ||
1 | CSCM BĐBTĐ | x | x | 0 | 0 | x | x | x | x | X | 0 |
2 | KGVH Mường | x | x | x | X | x | x | x | x | x | x |
3 | Đồng quê | x | x | x | X | x | x | x | x | x | x |
4 | CV Hoàng Long | x | x | x | X | x | x | x | x | x | x |
[Nguồn: Thông tin do các bảo tàng cung cấp tháng 5,6/2019; NCS lập bảng tháng 7 năm 2019] Từ bảng thống kê trên cho thấy, Bảo tàng Không gian văn hóa Mường; Bảo tàng
Đồng quê; Bảo tàng cổ vật Hoàng Long đã thực hiện đa dạng các hình thức truyền thông. Điển hình, Bảo tàng Không gian văn hóa Mường đã kết hợp với các đài truyền
hình VTV, VTC, HTV… làm các chương trình phim tài liệu, nghiên cứu và quảng bá hình ảnh về văn hóa Mường như: Lễ mộ thố, Lễ mát nhà, Lễ đắp bếp…
Trên thực tế, khi tổ chức các sự kiện trưng bày, chủ sở hữu đã chủ động chỉ đạo nhân viên và phối hợp với các đơn vị bên ngoài tổ chức các hình thức truyền thông khác nhau, trong đó nhấn mạnh đến việc in ấn tờ gấp, catalogue, viết tin bài đăng tải trên các tờ báo giấy hoặc phát trực tiếp tại nơi tổ chức sự kiện cho khách tham quan tham dự. Bên cạnh đó, thông tin, hình ảnh được đăng tải và cập nhật thường xuyên trên website của bảo tàng; các bảo tàng đã tận dụng tối đa các trang mạng xã hội như facebook, zalo… để quảng bá thông tin, hình ảnh về bảo tàng cũng như sự kiện diễn ra tại đó.
Bảo tàng Đồng quê, Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày, Bảo tàng Không gian văn hóa Mường cũng đã phối hợp với các phóng viên, báo đài để viết và đưa tin, phóng sự ghi hình phát trên kênh truyền hình của tỉnh/thành phố và truyền hình trung ương; phối hợp đưa tin bài, hình ảnh về sự kiện của từng bảo tàng trên các trang báo điện tử… Các bảo tàng đã kết hợp với các đài truyền hình trung ương và địa phương xây dựng các chương trình giới thiệu về bảo tàng như: Bảo tàng Đồng quê phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng chương trình chiếu trên VTV1 về bảo tàng Đồng quê của tướng Hoàng Kiền; Về Nam Định thăm Bảo tàng Đồng quê được chiếu trên Vietnam culture TV; truyền hình Nhân dân có chương trình Chuyện đời chuyện nghề: Bảo tàng Đồng quê... Đài truyền hình Hoà Bình cũng có phóng sự về Giữ gìn văn hóa Mường Hoà Bình nói về Bảo tàng Không gian văn hóa Mường, Đài Truyền hình Thanh Hóa cũng xây dựng chương trình giới thiệu Bảo tàng cổ vật Hoàng Long: Bảo tàng cổ vật Hoàng Long - Nơi quảng bá các giá trị văn hóa lịch sử, Bảo tàng cổ vật Hoàng Long - Điểm đến ngày xuân. Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày trên truyền hình Quân đội Nhân dân. Cũng từ bảng thống kê trên cho thấy nhiều bảo tàng ngoài công lập mới chỉ thực hiện được một số hình thức truyền thông là: Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày (07/10 hình thức), do kinh phí hạn chế, khả năng sử dụng máy vi tính của nhân viên chưa tốt nên việc xuất bản, phát hành sổ tay du lịch, catalogue chưa thực hiện được. Việc ứng dụng các trang mạng xã hội như facebook, zalo… để đăng tải, cập nhật thông tin của bảo tàng cũng chưa triển khai.
* Xây dựng, phát triển cơ sở vật chất
Trong quá trình xây dựng và phát triển, giám đốc các bảo tàng ngoài công lập đều hướng tới việc mở rộng không gian và phát triển cơ sở vật chất của bảo tàng. Song tùy thuộc vào điều kiện của từng bảo tàng mà cơ sở vật chất được xây dựng và phát triển ở
các mức độ khác nhau và thường tập trung vào các nội dung cụ thể như: Xây dựng nhà bảo tàng, trong đó có kho bảo quản hiện vật, không gian trưng bày hiện vật; khu nhà làm việc, tiếp khách; cảnh quan xung quanh nhà bảo tàng (cây xanh, hồ nước, tiểu cảnh nhân tạo…); khu vực làm dịch vụ ẩm thực và nơi nghỉ ngơi dành cho khách tham quan, bãi đỗ xe, phòng trực bảo vệ… Dưới đây là việc phát triển cơ sở vật chất tại một số bảo tàng ngoài công lập mà NCS đã khảo sát:
Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày: từ khi thành lập đến nay ban giám đốc đã tìm mọi giải pháp để xây dựng và phát triển cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp các hoạt động tại bảo tàng. Năm 2004, phòng truyền thống chỉ có diện tích 16m2, đến năm 2008, gia đình ông Lâm Văn Bảng - Giám đốc bảo tàng đã dành toàn bộ khu đất đang ở để xây dựng bảo tàng. Giai đoạn đầu, việc phát triển cơ sở vật chất chủ yếu dựa vào tiềm lực kinh tế và các mối quan hệ của giám đốc bảo tàng. Khoảng 10 năm trở lại
đây, UBND thành phố Hà Nội cấp kinh phí hoạt động cho bảo tàng 250.000.000 đồng/năm và tăng lên 400.000.000đ/năm (năm 2019) (nguồn: Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội cung cấp), cùng nguồn thu từ dịch vụ, công đức của khách tham quan cũng như nguồn tài chính từ chủ sở hữu, bảo tàng được mở rộng trên diện tích hơn 1.600m2 gồm khu nhà (200m2) trưng bày hơn 2.000 tài liệu, hiện vật được sắp xếp thành 08 chủ đề (không gian này kiêm kho bảo quản), đền thờ các chiến sỹ đã hy sinh tại các nhà tù của đế quốc, nhà khách, sân hành lễ, cổng và tường bao quanh bảo tàng… NCS được biết thời gian tới bảo tàng vẫn tiếp tục kêu gọi tài trợ để cải tạo và nâng cấp thêm một số hạng mục cần thiết để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách tham quan đến với bảo tàng. Bảo tàng Không gian văn hóa Mường với diện tích không gian rất rộng lên tới 02ha - chia thành 02 khu trưng bày chính với những ngôi nhà sàn cổ tái hiện lại không gian vật chất của người Mường, các ngôi nhà nghỉ homestay dành cho khách du lịch có nhu cầu lưu trú, các công
trình dịch vụ như khu ăn uống, hồ nước sạch, khu nhà sinh hoạt cộng đồng, khu sáng tạo nghệ thuật gốm, khu sáng tác vẽ tranh, đường nội vi vãn cảnh, hệ thống hạ tầng chiếu sáng, cấp thoát nước, công nghệ thông tin… Theo giám đốc bảo tàng này cho biết, để xây dựng và phát triển cơ sở vật chất như bảo tàng hiện có, họ đã phải đầu tư hơn 10 tỷ đồng. Trong năm 2019, bảo tàng đang tiếp tục xây dựng mới khu nhà nghỉ lưu trú homestay dành cho khách du lịch tại vị trí bên trái cổng bảo tàng. Đồng thời, bảo tàng đang tiến hành tu sửa nhỏ tại không gian của nhà Lang, nhà Noóc và quy hoạch lại diện tích trồng cây thuốc Nam và trồng mơ rừng. Bảo tàng cổ vật Hoàng Long được chủ sở hữu xây
dựng trên diện tích 2,5ha, trong đó diện tích xây dựng nhà bảo tàng là 350m2 với khoản