Về Quản Lý Nhà Nước Đối Với Bảo Tàng Ngoài Công Lập


(trường hợp Bảo tàng Đồng quê, tỉnh Nam Định; Bảo tàng Không gian văn hóa Mường, tỉnh Hòa Bình). Hay Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày có lập báo cáo thành tích đơn vị đề nghị Bộ VHTTDL tặng Bằng khen tháng 3 năm 2016. Bảo tàng Đồng quê có lập báo cáo thành tích đề nghị tặng Bằng khen của Bộ VHTTDL năm 2020. Nhìn chung, qua thực tế khảo sát, một số bảo tàng ngoài công lập đã chủ động và tích cực trong việc tiếp thu, triển khai văn bản của ngành từ trung ương đến địa phương. Trong các trường hợp nghiên cứu cho thấy, Bảo tàng Đồng quê đã thực hiện rất tốt việc làm này. Lãnh đạo bảo tàng này cũng ban hành các văn bản của đơn vị để phục vụ cho việc tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn của chính bảo tàng. Bảo tàng Đồng quê là đơn vị thường xuyên ban hành và triển khai các văn bản nội bộ đến với nhân viên hàng năm. Trong khi đó, các bảo tàng ngoài công lập khác hầu như rất ít ban hành văn bản triển khai hoạt động, mà chủ yếu là thực hiện theo chỉ đạo trực tiếp không bằng văn bản từ phía giám đốc với tư cách là chủ sở hữu bảo tàng.

2.3.2.4. Giám sát kiểm tra thực hiện kế hoạch

Các bảo tàng ngoài công lập ở các tỉnh/thành phố đã thực hiện tốt đối với hoạt động phối hợp trong công tác kiểm tra trên 03 phương diện: Kiểm tra hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của bảo tàng; kiểm tra cơ sở vật chất đáp ứng việc phòng ngừa cháy nổ tại bảo tàng; kiểm tra công tác tài chính thu - chi trong các hoạt động của bảo tàng. Trước hết là việc phối hợp kiểm tra hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của bảo tàng. Việc làm này được thực hiện bởi các đơn vị của ngành văn hóa tỉnh/thành phố đảm trách, chịu trách nhiệm chính trong hoạt động kiểm tra là phòng Quản lý di sản văn hóa và bảo tàng tỉnh/thành phố. Hằng năm, đoàn kiểm tra của ngành văn hóa làm việc với bảo tàng vào thời gian nửa cuối của tháng 12 dương lịch. Để chuẩn bị tốt cho việc phối hợp kiểm tra, các bảo tàng ngoài công lập đều chuẩn bị nội dung báo cáo chuyên môn nghiệp vụ và các minh chứng kèm theo. Theo thông tin từ các bảo tàng tư nhân cho biết, họ đều chấp hành tốt các khuyến nghị từ phía đoàn kiểm tra về công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Bà Ngô Thị Khiếu - Giám đốc Bảo tàng Đồng quê cho biết: “Do nguồn kinh phí hạn hẹp, nên việc đầu tư vào các hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng chưa nhiều. Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa cũng đã góp ý, khuyến nghị nhiều lần và chúng tôi chỉ có thể khắc phục dần hằng năm. Và chúng tôi cũng đã đề nghị hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ để thêm kiến thức thực tiễn về nghề…” [TLPV ngày 20/4/2019]. Tiếp đến là việc phối hợp kiểm tra cơ sở vật chất đáp ứng hoạt động phòng chống cháy nổ tại không gian của các bảo tàng ngoài


công lập ở các tỉnh/thành phố. Hoạt động này cũng được tiến hành hằng năm và do đơn vị cảnh sát phòng cháy chữa cháy cấp tỉnh/thành phố đảm trách. Mục tiêu của công việc này là nhằm ngăn ngừa các nguy cơ dẫn đến hủy hoại tài sản tại bảo tàng, đặc biệt là tác động xấu đến hệ thống hiện vật tại kho cơ sở và trên hệ thống trưng bày tại bảo tàng. Trước đây, khi khánh thành hệ thống trưng bày hiện vật và kho cơ sở, các bảo tàng tư nhân đã chú ý kiến nghị của thanh tra phòng cháy - chữa cháy bằng cách đặt các thiết bị báo cháy, dập lửa tự động cố định và di động (bình chữa cháy) để đề phòng các trường hợp cháy nổ có thể xảy ra… Hằng năm, đoàn kiểm tra đều đưa ra một số khuyến nghị cần thiết, đồng thời hướng dẫn nghiệp vụ phòng ngừa, chữa cháy kịp thời khi xảy ra hỏa hoạn đối với cán bộ, nhân viên tại các bảo tàng ngoài công lập. Bà Ngô Thị Khiếu - Bảo tàng Đồng Quê cho biết: “Bên cạnh các khâu công tác nghiệp vụ chuyên môn, công tác phòng chống cháy nổ tại bảo tàng chúng tôi luôn được quan tâm. Vì vậy, hằng năm tôi phải chủ động mời đơn vị phòng cháy chữa cháy của tỉnh Nam Định vào kiểm tra hiện trạng và hướng dẫn cách xử lý khi có tình huống xấu xảy ra” [TLPV ngày 12/3/2019].

Cuối cùng là việc phối hợp kiểm tra tài chính thu - chi trong hoạt động của các bảo tàng ngoài công lập hiện nay. Mặc dù bảo tàng là sở hữu cá nhân, song khi thành lập, các bảo tàng này đều thành lập một doanh nghiệp kinh doanh gắn liền với các hoạt động dịch vụ của bảo tàng. Do đó, các hoạt động này tạo ra nguồn tài chính nhất định để đầu tư cho hoạt động của chính các bảo tàng. Khảo sát tại 04 bảo tàng ngoài công lập ở các tỉnh/thành phố cho thấy, tài chính dành cho hoạt động của bảo tàng đều được các chủ sở hữu lấy từ nguồn kinh phí thu được do doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trong không gian của chính các bảo tàng. Do đó, khi doanh nghiệp làm tốt các dịch vụ kèm theo và có nguồn thu tài chính tốt thì chủ sở hữu sẽ dành một phần tài chính đầu tư vào các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong bảo tàng. Theo ông Hoàng Văn Thông - Giám đốc Bảo tàng cổ vật Hoàng Long cho biết: “Chúng tôi phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ tại bảo tàng để có nguồn thu phục vụ vào các hoạt động của bảo tàng hiện nay. Mà khi đã thành lập doanh nghiệp thì hoạt động kiểm tra tài chính từ cơ quan thuế là điều tất yếu hằng năm hoặc 02 năm/lần. Nhìn chung, chúng tôi luôn phối hợp tốt trong việc kiểm tra tài chính từ cơ quan thuế của thành phố” [TLPV ngày 18/6/2019].

NCS nhận thấy, hoạt động phối hợp trong việc thanh tra, kiểm tra của các bảo tàng ngoài công lập ở các tỉnh/thành phố trên các lĩnh vực đã được thực hiện trong những năm qua và có những kết quả nhất định, đồng thời tạo ra sự liên kết, mối quan hệ nhiều chiều,


trong đó ngành văn hóa các địa phương đóng vai trò nòng cốt. Công tác kiểm tra hoạt động bảo tàng cũng đã cho thấy những tồn tại, hạn chế tại các bảo tàng ngoài công lập, từ đó đưa ra những yêu cầu, khuyến nghị từng bảo tàng cần khắc phục các tình trạng trên trong quá trình tổ chức và quản lý các hoạt động đang diễn ra hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

2.4. Nhận xét chung

2.4.1. Về quản lý nhà nước đối với bảo tàng ngoài công lập

Quản lý các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam - 13

* Ưu điểm

- Việc ban hành các văn bản pháp quy như Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009, các văn bản dưới luật như: Nghị định, thông tư, quy chế… đã tạo hành lang pháp lý cần thiết để bảo tàng ngoài công lập được thừa nhận và có điều kiện để hoạt động. Đây là những văn bản pháp lý hết sức quan trọng và cần thiết đối với các nhà sưu tập tư nhân nói chung và các bảo tàng ngoài công lập nói riêng. Đồng thời, hằng năm, các cơ quan quản lý nhà nước đã tổ chức các lớp tập huấn phổ biến văn bản mới, yêu cầu mới trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, chỉ đạo các bảo tàng tỉnh, thành phố trong việc giúp đỡ các bảo tàng ngoài công lập về các hoạt động chuyên môn cũng như đào tạo, hỗ trợ trực tiếp chuyên môn, nghiệp vụ.

- Đối với một số bảo tàng ngoài công lập do chưa có diện tích để xây dựng nhà bảo tàng hoặc đã có bảo tàng nhưng diện tích nhỏ chưa đủ để đáp ứng yêu cầu hoạt động của bảo tàng, UBND các tỉnh/thành phố đã có những chính sách cấp đất, cho thuê đất trong vài chục năm, miễn thuế đất hoặc hỗ trợ các bảo tàng về cơ sở hạ tầng để góp phần giới thiệu và phát huy được các sưu tập hiện vật trong bảo tàng.

- Hằng năm các cơ quan quản lý nhà nước (Cục Di sản văn hóa, Sở Văn hóa các tỉnh/thành phố) đều xây dựng kế hoạch kiểm tra đối với các bảo tàng ngoài công lập. Việc làm này giúp cho các bảo tàng ngoài công lập thực hiện đúng những quy định của ngành trong quá trình hoạt động.

* Hạn chế

- Văn bản quy phạm pháp luật chưa kịp thời cập nhật, bổ sung một số nội dung phù hợp thực tế và thiếu văn bản hướng dẫn dành riêng cho bảo tàng ngoài công lập. Các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành chưa có văn bản riêng quy định về tổ chức, hoạt động có tính đặc thù là bảo tàng ngoài công lập. Có văn bản như: Quy chế tổ chức hoạt động của bảo tàng tư nhân năm 2004 đã hết hiệu lực song chưa có văn bản thay thế. Thêm vào đó là các văn bản chưa được cập nhật, chưa bao quát được các nội


dung về chính sách riêng về đất đai, cơ sở hạ tầng, chính sách bảo hiểm cho hiện vật, chính sách về vấn đề mua bán, trao đổi hiện vật bảo tàng (đặc biệt là cổ vật có giá trị) giữa các bảo tàng ngoài công lập và các tổ chức văn hóa khác.

- Cơ chế, chính sách dành cho các bảo tàng ngoài công lập chưa cụ thể, còn thiếu đồng bộ và kém hiệu quả. Các địa phương và cơ quan chức năng còn chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò và tiềm năng phát triển của các bảo tàng ngoài công lập đối với sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. Từ năm 2010 trở lại đây, các tỉnh/thành phố đã có những ưu đãi nhất định trong việc cho thuê đất dành cho các bảo tàng ngoài công lập đã có nội dung trưng bày nhưng chưa có địa điểm, song vẫn chưa tạo môi trường thuận lợi về đất xây dựng bảo tàng ở những địa điểm có vị trí tốt, gần khu du lịch, gắn kết với trường học, tổ chức chính trị, xã hội… Một số nơi chính quyền địa phương có giúp đỡ các bảo tàng về đất đai nhưng không miễn thuế đất cho bảo tàng (ở Nam Định). Có địa phương có chủ trương cấp đất cho bảo tàng nhưng không hỗ trợ để giải phóng mặt bằng, dẫn đến những khó khăn tài chính đối với các bảo tàng ngoài công lập. Hiện nay, các chính sách hỗ trợ cho các bảo tàng ngoài công lập như: Chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho bảo tàng ngoài công lập ra đời (như đổi mới thủ tục hành chính, ban hành quy định cụ thể phù hợp với thực tế của bảo tàng ngoài công lập, hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực, chính sách phát triển bền vững: nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò và vị trí của bảo tàng ngoài công lập, tạo nguồn thu để giải quyết các khó khăn về tài chính cho bảo tàng, hỗ trợ phát triển sản phẩm lưu niệm đặc trưng, hỗ trợ quảng bá hình ảnh bảo tàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, cơ chế thuận lợi cho bảo tàng có thể mở rộng liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, hỗ trợ bảo tàng ngoài công lập tiếp cận các quỹ văn hoá) còn chưa rò ràng, cụ thể và đồng bộ ở các địa phương dẫn đến những lúng túng khó khăn khi triển khai thực hiện.

- Đào tạo chuyên môn và phát triển nhân lực: Các bảo tàng ngoài công lập có số lượng tài liệu hiện vật phong phú, đa dạng, nhiều sưu tập hiện vật quý hiếm nhưng do số lượng nhân viên ít, thiếu nhân viên được đào tạo về chuyên môn bảo tàng học nên các hoạt động chuyên môn tại các bảo tàng này chưa theo kịp các yêu cầu của cơ quan quản lý ngành. Các bảo tàng tỉnh/thành phố cũng đã có sự hỗ trợ, giúp đỡ các bảo tàng ngoài công lập trong việc triển khai các hoạt động nhưng không thường xuyên. Việc thực hiện giám định, tư liệu hóa xây dựng hồ sơ quản lý hiện vật ở các bảo tàng ngoài


công lập còn gặp nhiều khó khăn. Các cơ quan quản lý Nhà nước thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật cho tất cả các bảo tàng trong toàn quốc trong đó có bảo tàng ngoài công lập tuy nhiên, do hạn chế về số lượng nhân viên, khó khăn về tài chính nên chỉ một số ít bảo tàng có thể tham gia các lớp tập huấn hằng năm.

- Công tác thanh tra, kiểm tra đối với các bảo tàng ngoài công lập thực hiện chưa thật sát sao và hiệu quả. Trong kế hoạch hằng năm của Sở Văn hóa các tỉnh/thành phố đều có nội dung thanh, kiểm tra đối với các bảo tàng ngoài công lập nhưng việc này không thực hiện thường xuyên theo như kế hoạch đã đề ra. Vì vậy, việc quản lý đối với các hiện vật ở bảo tàng cũng như hoạt động của các bảo tàng vẫn còn là vấn đề khó khăn cho các cơ quan quản lý văn hóa.

2.4.2. Về hoạt động quản lý của chủ sở hữu các bảo tàng ngoài công lập hiện nay

* Ưu điểm

- Xây dựng kế hoạch hoạt động: Các bảo tàng ngoài công lập đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động của bảo tàng theo từng giai đoạn, bao gồm kế hoạch dài hạn (5 - 10 năm); kế hoạch trung hạn (3 - 5 năm); kế hoạch ngắn hạn (hằng năm) (trường hợp Bảo tàng Áo dài, Bảo tàng Đồng Quê).

- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch, trong đó có tổ chức các hoạt động chuyên môn: Lãnh đạo các bảo tàng ngoài công lập đã chủ động thực hiện, cụ thể là việc tổ chức hoạt động sưu tầm theo các hình thức: Hiến tặng, trao đổi, chuyển nhượng, mua bán hiện vật và sưu tập hiện vật, đồng thời các bảo tàng tư nhân cũng đã tổ chức hoạt động kiểm kê, bảo quản hiện vật, sưu tập hiện vật. Các bảo tàng ngoài công lập đã coi việc tổ chức hoạt động trưng bày, triển lãm hiện vật, sưu tập hiện vật, tổ chức hoạt động giáo dục, truyền thông là nhiệm vụ trọng tâm với mục đích để khách du lịch có điều kiện tiếp cận kho tàng di sản của các chủ sở hữu, giới thiệu, quảng bá hình ảnh bảo tàng đến cộng đồng trong nước và quốc tế (trường hợp Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên).

- Xây dựng, phát triển cơ sở vật chất: Các bảo tàng ngoài công lập đã chú trọng và vận dụng tốt cơ chế chính sách của chính quyền cấp tỉnh/thành phố trong việc thuê hoặc mua thêm diện tích đất với giá ưu đãi nhằm mở rộng không gian, diện tích bảo tàng, xây dựng các công trình khác nhau, trong đó có không gian trưng bày hiện vật bảo tàng, không gian bảo quản hiện vật, các không gian phụ trợ khác như dịch vụ tại bảo tàng, hạ tầng giao


thông, ánh sáng, cấp thoát nước, nhà vệ sinh… (trường hợp Bảo tàng Áo dài, Bảo tàng Hoàng Long, Bảo tàng Đồng Quê)

- Các hoạt động liên kết với các tổ chức văn hóa khác: Các bảo tàng ngoài công lập thực hiện liên kết với các bảo tàng tỉnh/thành phố, các công ty du lịch, các cơ quan truyền thông, đặc biệt là các trường học trên địa bàn nhằm tăng cường sự giao lưu, học hỏi và chủ động trong việc thu hút khách tham quan đến với bảo tàng (trường hợp Bảo tàng Chiến sỹ Cách mạng bị địch bắt và tù đày, Bảo tàng Nghệ thuật thêu XQ, Bảo tàng Thế giới Cà phê)

- Tổ chức bộ máy, tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai các hoạt động cụ thể, các nhân viên bảo tàng đã được trải nghiệm với công việc ở các khâu nghiệp vụ kho, trưng bày và hướng dẫn khách tham quan… Sau mỗi năm làm việc, từng nhân viên trong bảo tàng đều được luân chuyển công việc ở các khâu nghiệp vụ khác nhau với mục đích để từng nhân viên đều có thể nắm được kiến thức, kỹ năng thực hành đối với từng khâu công tác nghiệp vụ đó.

* Hạn chế


- Xây dựng kế hoạch khoa học chưa được thực hiện ở các bảo tàng ngoài công lập. Hiện nay, một số bảo tàng xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn, ngắn hạn nhưng nhiều bảo tàng ngoài công lập chưa chú trọng xây dựng kế hoạch hoạt động đặc biệt là kế hoạch dài hạn. Các kế hoạch này mới chỉ phác họa được kế hoạch dài hạn của bảo tàng, còn các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn chưa được đề ra một cách chi tiết và cụ thể, điều này do các nguồn lực (nhân lực và kinh phí) đang bị hạn chế ở các bảo tàng ngoài công lập hiện nay. Hiện nay, các bảo tàng ngoài công lập cơ bản hoạt động dựa trên nguồn kinh phí tự túc do chủ sở hữu chi trả hoặc do bảo tàng có các hoạt động dịch vụ tạo ra. Do đó, các bảo tàng gặp nhiều khó khăn về tài chính trong duy trì và phát triển (như trường hợp Bảo tàng Mỹ thuật Hoạ sỹ Phan Thị Ngọc Mỹ, Bảo tàng Tác phẩm Hậu chiến tranh Minh Chuyên). Việc tạo nguồn tài chính cho hoạt động bảo tàng phụ thuộc vào nhiều vấn đề, nhiều chủ sở hữu không thể chủ động trong các hoạt động kinh doanh, dịch vụ để tạo nguồn thu (trường hợp Bảo tàng Nhiếp Ảnh Lai )

- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch: Chủ sở hữu bảo tàng đã tiến hành chỉ đạo thực hiện các hoạt động tại bảo tàng như: chuyên môn, xây dựng và phát triển cơ sở vật


chất cũng như liên kết với các tổ chức thiết chế văn hoá khác. Nhiều bảo tàng ngoài công lập chưa tuyển dụng được nhân viên được đào tạo đúng chuyên ngành, dẫn đến công tác chuyên môn trong bảo tàng chưa thực hiện đầy đủ và đúng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước (như trường hợp Bảo tàng AMA H'MAI). Việc hỗ trợ hoạt động chuyên môn từ phía bảo tàng công lập không mang tính thường xuyên, liên tục làm cho hoạt động nghiệp vụ của các bảo tàng ngoài công lập bị gián đoạn (như trường hợp Bảo tàng Cội nguồn Phú Quốc). Do điều kiện tài chính còn hạn chế nên việc xây dựng cơ sở vật chất ở các bảo tàng ngoài công lập còn hạn chế. Số ít bảo tàng đã bước đầu tạo dựng không gian để trưng bày hiện vật nhưng một số bảo tàng còn chưa có diện tích để xây dựng nhà trưng bày, giới thiệu hiện vật, đón tiếp khách tham quan. Hệ thống kho bảo quản và các trang thiết bị cần thiết cho trưng bày cũng như bảo quản hiện vật ở các bảo tàng này còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu, có bảo tàng không có kho bảo quản. Chỉ một số ít bảo tàng do có quỹ đất đã triển khai được hoạt động dịch vụ tạo nguồn thu còn lại các bảo tàng rất khó khăn trong việc thực hiện hoạt động dịch vụ. Các bảo tàng ngoài công lập trong điều kiện khó khăn về kinh phí nên việc triển khai các hoạt động truyền thông và xây dựng thương hiệu cho bảo tàng chưa được thực hiện đầy đủ và chuyên nghiệp (Trường hợp Bảo tàng Phúc Lâm, Bảo tàng Nhà văn Nguyễn Tuân, Bảo tàng Tranh Nguyễn Tư Nghiêm). Các bảo tàng chỉ mới bước đầu thực hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng hiệu quả đạt được chưa cao, chưa tạo được thương hiệu riêng và thu hút lượng công chúng, khách tham quan tiềm năng cho bảo tàng (như trường hợp Bảo tàng Hoa Cương, Bảo tàng Ký ức điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước – Ngũ Hành Sơn)

Do những nguyên nhân khác nhau, việc hợp tác, liên kết giữa bảo tàng với các tổ chức và thiết chế văn hoá khác không được tiến hành thường xuyên, định kỳ và thể hiện trong kế hoạch hoạt động hằng năm của bảo tàng. Thậm chí một số bảo tàng sự hợp tác này không được triển khai do nhiều nguyên nhân (như Bảo tàng Không gian văn hóa Mường). Đối với các đơn vị có liên quan như: các công ty du lịch - lữ hành, các trường học đặc biệt là công ty truyền thông... các bảo tàng chưa có sự phối hợp chặt chẽ để tạo nguồn khách thường xuyên và ổn định đến với bảo tàng, chủ yếu vẫn mang tính thời vụ. Các bảo tàng ngoài công lập do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên trực tiếp nhận thông tin từ các tổ chức quốc tế như ICOM hay các tổ chức du lịch quốc tế...


gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, việc cập nhật thông tin có liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ, những vấn đề mới trong quản lý bảo tàng, hay kết nối, quảng bá hình ảnh của bảo tàng đến với du khách quốc tế còn nhiều hạn chế (như Bảo tàng AMA H'MAI)

- Tổ chức thực hiện kế hoạch được các chủ sở hữu hay giám đốc bảo tàng thực hiện nhưng chưa đồng bộ, bài bản ở nhiều bảo tàng ngoài công lập. Đặc thù của các bảo tàng ngoài công lập là tự túc hoàn toàn về tài chính hoạt động, do vậy, việc tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực phụ thuộc vào chủ sở hữu bảo tàng quyết định. Các bảo tàng tạo được nguồn thu từ bán vé tham quan, tổ chức dịch vụ... có đủ kinh phí để trả lương và thuê nhân viên làm việc tại bảo tàng, trong đó có người phụ trách chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo chính quy hoặc có trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành gần (như trường hợp Bảo tàng Áo dài). Đối với các bảo tàng không có nguồn thu hoặc chủ sở hữu chưa quan tâm đến hoạt động chuyên môn nghiệp vụ thì việc tuyển dụng đội ngũ nhân sự đặc biệt là các nhân viên có trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu hoạt động của bảo tàng còn gặp nhiều khó khăn (như trường hợp Bảo tàng Nghệ thuật múa Rối độc diễn đương đại, Bảo tàng Văn hoá Việt). Việc tiếp thu và triển khai, ban hành văn bản ở các bảo tàng ngoài công lập còn nhiều hạn chế. Rất ít bảo tàng ban hành các văn bản nội bộ thường xuyên (như trường hợp Bảo tàng Áo dài), các bảo tàng chủ yếu thực hiện các kế hoạch, hoạt động và triển khai công việc đến nhân viên bằng hình thức chỉ đạo trực tiếp từ phía chủ sở hữu bảo tàng.

- Kiểm tra, giám sát hoạt động của bảo tàng chưa được thực hiện tại nhiều bảo tàng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Một trong những lý do cơ bản dẫn đến việc kiểm tra, giám sát hoạt động tại các bảo tàng chưa được thực hiện theo đúng yêu cầu và quy định do số lượng nhân viên ít, nhân viên chưa được đào tạo chuyên môn, nhiều nhân viên là người quen, người trong cùng gia đình, thân tộc. Phối hợp kiểm tra của bảo tàng và các cơ quan quản lý nhà nước như: phòng cháy chữa cháy, kiểm tra tài chính… chưa được thực hiện thường xuyên và đầy đủ. Do đó, khi bảo tàng xảy ra các vấn đề như vụ cháy nhà Lang năm 2013 tại Bảo tàng Không gian văn hoá Mường đã cho thấy một lỗ hổng lớn trong hoạt động kiểm tra giám sát tại các bảo tàng ngoài công lập.

Tiểu kết chương 2

Xuất phát từ nhiệm vụ nghiên cứu của chương 2 tập trung đánh giá thực trạng công tác quản lý các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam. Từ lý thuyết vai trò, NCS đã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022