Chủ Thể Quản Lý Trực Tiếp Các Bảo Tàng Ngoài Công Lập


* Sở du lịch: là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về du lịch. Sở du lịch có vai trò xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến du lịch có sự phối hợp với các thiết chế văn hoá trong đó có các bảo tàng ngoài công lập xây dựng tour du lịch của địa phương.

* Công an tỉnh/thành phố: có vai trò phối hợp với bảo tàng ngoài công lập để đảm bảo giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn và phòng chống cháy nổ tại bảo tàng. Bên cạnh đó, lực lượng công an còn đóng vai trò tư vấn cho bảo tàng loại hình đặc thù có liên quan như: Bảo tàng Vũ khí cổ - Worldwide Arms Museum trong vấn đề quản lý và sử dụng súng đạn, vật liệu nổ.

* Phòng Văn hóa, Thông tin: Phòng VHTT các địa phương không có vai trò quản lý trực tiếp đối với các bảo tàng ngoài công lập mà chỉ có nhiệm vụ giúp đỡ cơ quan quản lý cấp trên trong quản lý các bảo tàng trên địa bàn phòng VHTT quản lý. Nhưng sự phối hợp cần thiết của phòng VHTT cũng đã giúp bảo tàng ngoài công lập kịp thời phản ánh, đề xuất những khó khăn và các thành tích trong quá trình hoạt động thông qua báo cáo hằng quý, hằng năm do bảo tàng gửi lên phòng VHTT để trình các cấp quản lý nhà nước cao hơn như Sở VHTTDL

2.1.2. Chủ thể quản lý trực tiếp các bảo tàng ngoài công lập


Tổ chức bộ máy của bảo tàng ngoài công lập do chủ sở hữu bảo tàng, người có quyền quyết định thành lập, phù hợp với quyền hạn và chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của bảo tàng, gồm: Lãnh đạo bảo tàng, các phòng hoặc tổ chức năng, các đơn vị trực thuộc.

Ban Giám đốc bảo tàng ngoài công lập có vai trò trực tiếp điều hành và quản lý mọi hoạt động của bảo tàng. Ban giám đốc có thể có sự tham gia của chủ sở hữu bảo tàng hoặc thuê người có chuyên môn đứng ra đại diện để điều hành hoạt động (trường hợp Giám đốc Huỳnh Ngọc Vân - Bảo tàng Áo dài). Hiện nay tại các bảo tàng trong trường hợp nghiên cứu đã xây dựng bộ máy quản lý trực tiếp - ban giám đốc gồm giám đốc và phó giám đốc, trường hợp Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày có 3 phó giám đốc phân công phụ trách các công việc khác nhau, các bảo tàng còn lại chỉ có một phó giám đốc phụ trách chung các công việc trong bảo tàng.


Loại và loại hình bảo tàng ngoài công lập rất đa dạng và phong phú, nhưng dù bảo tàng thuộc loại và loại hình nào thì mọi hoạt động chuyên môn của bảo tàng như công tác: nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, giáo dục đều phải dựa trên cơ sở, các tư liệu, hình ảnh, sưu tập hiện vật và hiện vật bảo tàng, chúng là đối tượng quan trọng nhất để công chúng hưởng thụ giá trị văn hóa mà bảo tàng lưu giữ. Do đó, công tác điều hành, quản lý, công tác nghiệp vụ, hành chính và cả các dịch vụ trong bảo tàng đều phải hướng tới và đạt được mục đích đó. Tương thích với các hoạt động nói trên, các bảo tàng đều có các phòng như sau: Phòng hành chính tổng hợp, phòng nghiên cứu sưu tầm, phòng kiểm kê bảo quản, phòng trưng và phòng giáo dục. Nhiệm vụ quản lý bảo tàng ngoài công lập được cụ thể hóa ở các mặt:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

Phòng Quản lý hoạt động chuyên môn nghiệp vụ: sưu tầm hiện vật bằng các hình thức mua bán, trao đổi, tặng cho, thừa kế và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Xây dựng sưu tập cho bảo tàng và sở hữu hợp pháp một hoặc nhiều sưu tập hiện vật... Xây dựng kế hoạch kiểm kê, bảo quản và theo dòi tình trạng bảo quản hiện vật trong kho; tiếp nhận hiện vật và hồ sơ hiện vật hoàn thiện các thủ tục pháp lý và các quy định của bảo tàng đối với hiện vật và nhập kho bảo quản; theo dòi tình trạng xuất nhập hiện vật và thực hiện các thủ tục giao nhận theo quyết định của giám đốc. Nghiên cứu, xây dựng nội dung, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống trưng bày chính, trưng bày theo chuyên đề, trưng bày lưu động và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng hệ thống trưng bày và tình trạng bảo quản của hiện vật để đề xuất biện pháp xử lý; thực hiện giáo dục tại bảo tàng và ngoài bảo tàng; xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các công việc liên quan đến quan hệ công chúng của bảo tàng.

Phòng Quản lý hoạt động hành chính trong bảo tàng: xây dựng nội quy, quy chế của bảo tàng, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện các kế hoạch; thực hiện công tác quản lý, tuyển chọn, quy hoạch và đào tạo nhân viên, quản lý hồ sơ nhân viên, quản lý công tác văn thư lưu trữ, quản lý tài sản, xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa thiết bị, cơ sở vật chất; tổ chức các cuộc họp, hội nghị; phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học trong và ngoài bảo tàng; tham mưu giúp giám đốc về công tác đối ngoại của bảo tàng, xây dựng theo dòi các dự án đối ngoại, quản lý, tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của bảo tàng và quy định của pháp luật, quản lý tài chính theo quy định của bảo tàng. Xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh, an toàn cho bảo tàng; Xây dựng và thực hiện nội quy,

Quản lý các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam - 8


quy chế bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ, kiểm tra giám sát các loại vật tư, tài sản. Từ kết quả khảo sát thực tiễn NCS được biết: Bảo tàng Đồng quê - Nam Định đã ban hành quy chế tổ chức hoạt động của bảo tàng tháng 3 năm 2013 trong đó có quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức biên chế, chức trách nhiệm vụ và chế độ làm việc, các mối quan hệ của của từng nhân viên trong bảo tàng. Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày cũng ban hành nội quy của bảo tàng ngày 1 tháng 8 năm 2009, quy định một số điều có liên quan đến trách nhiệm của cán bộ bảo tàng, nội quy dành cho khách đến tham quan bảo tàng… Bảo tàng cổ vật Hoàng Long và Không gian văn hóa Mường không xây dựng nội quy, quy chế hoạt động bằng văn bản mà chỉ trao đổi, hướng dẫn trực tiếp nhân viên trong bảo tàng. Các bảo tàng ngoài công lập đang dần hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong bảo tàng mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về tài chính và nguồn nhân lực. Tuỳ vào nhận thức của chủ sở hữu và điều kiện hoàn cảnh của mỗi bảo tàng khác nhau nên việc tổ chức nhân sự trong bảo tàng cũng chưa thực hiện đúng theo văn bản quản lý nhà nước đã ban hành.

2.2. Cơ chế phối hợp trong quản lý

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Di sản văn hóa, Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Di sản văn hóa, các quy định hiện hành có liên quan, các cơ quan quản lý thực hiện cơ chế phối hợp trong hoạt động quản lý các bảo tàng ngoài công lập. Để có được hiệu quả trong quản lý các bảo tàng ngoài công lập từ lý thuyết vai trò, đặc biệt là xem xét vai trò của cơ quan quan quản lý nhà nước và vai trò của chủ sở hữu bảo tàng, xem xét hoạt động quản lý dước góc độ tổ chức - hành chính, quản lý từ trên xuống dưới. Trong đó xác định rò nội hàm vai trò của quản lý nhà nước và vai trò quản lý của chủ sở hữu bảo tàng ngoài công lập được thể hiện trên các phương diện như: Lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra. Xác định giữa cơ quan quản lý nhà nước và tư nhân là chủ sở hữu cần có sự phối hợp chặt chẽ theo các nguyên tắc, các quy định đó để đạt được hiệu quả tốt trong quá trình tồn tại và phát triển của các bảo tàng ngoài công lập. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể sự tương tác giữa cơ quan quản lý nhà nước và chủ sở hữu sẽ đạt được hiệu quả cụ thể. Bảo tàng có đủ khả năng tồn tại và phát triển, các hoạt động chuyên môn của từng bảo tàng thể hiện rò sự lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ từ phía nhà nước. Mặt khác, chủ sở hữu là đơn vị trực tiếp quản lý, đơn vị này đóng vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của bảo tàng.


2.2.1. Chủ thể quản lý gián tiếp đối với chủ thể quản lý trực tiếp

Nhà nước thể hiện được vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, lập kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn đối với hệ thống bảo tàng ở Việt Nam trong đó có bảo tàng ngoài công lập thông qua việc ban hành các văn bản quản lý và chỉ đạo thực hiện thành lập tổ chức bộ máy hợp lý, vận hành có hiệu quả phù hợp với một thiết chế văn hóa phi lợi nhuận. Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ bảo tàng cho các cán bộ làm việc tại bảo tàng ngoài công lập. Cùng với các hỗ trợ hoạt động và đào tạo nguồn nhân lực, trong điều kiện cần thiết nhà nước sẽ cần tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để bảo tàng có địa điểm hoạt động. Trong điều kiện cần thiết tổ chức thanh, kiểm tra, giám sát hoạt động của bảo tàng ngoài công lập đi đúng hướng, đúng đường lối của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.

2.2.2. Chủ thể quản lý trực tiếp đối với chủ thể quản lý gián tiếp

Theo phân cấp hiện hành, UBND cấp tỉnh, thành phố có chức năng, nhiệm vụ quyết định cấp giấy phép hoạt động cho bảo tàng ngoài công lập. Vì vậy, những hoạt động của bảo tàng cần thể hiện được vai trò của chủ sở hữu bảo tàng nhưng cũng cần thiết phải có sự tuân thủ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước và các bảo tàng công lập. Thể hiện rò trong việc tiếp thu triển khai các văn bản pháp quy do nhà nước ban hành, đưa cán bộ của bảo tàng tới các cơ sở đào tạo để học tập, bồi dưỡng nâng cao khả năng chuyên môn cho cán bộ. Nghiên cứu ứng dụng các văn bản, hệ thống sổ và tài liệu chuyên môn liên quan tới quá trình lập hồ sơ hiện vật bảo tàng, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và giáo dục trong bảo tàng. Bảo tàng ngoài công lập có thể và cần thiết mở rộng sự liên hệ với các cơ quan nghiên cứu, viện nghiên cứu, đặc biệt là các bảo tàng công lập để thúc đẩy, triển khai các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của bảo tàng. Chủ sở hữu bảo tàng cần có trách nhiệm cao trong các hoạt động thanh, kiểm tra của các cơ quan thanh tra nhà nước tại các bảo tàng ngoài công lập. Nhìn chung để đạt được hiệu quả trong tổ chức quản lý bảo tàng ngoài công lập, cơ chế phối hợp nhìn trong phạm vi rộng hoặc hẹp cũng rất đa dạng và phức tạp. Những bảo tàng ngoài công lập luôn xây dựng cho mình một cơ chế phối hợp với nhiều đơn vị khác nhau do đặc điểm của bảo tàng quy định. Ví dụ: Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày phối hợp với Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò, Bảo tàng Đặc công trong việc triển khai hoạt động kiểm kê và bảo quản hiện vật tại bảo tàng, phối hợp trưng bày, giới thiệu các tài liệu hiện vật tại bảo tàng và tại di tích Nhà tù Hoả Lò, trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc


gia Việt Nam ngày 27/7. Ngoài ra, Bảo tàng còn phối hợp với UBND huyện, Huyện uỷ thực hiện nhiệm vụ lớn hằng năm của địa phương như: hoạt động tiễn tân binh lên đường vào dịp đầu năm, các dịp kỷ niệm ngày Thương binh liệt sỹ 27/7, ngày hội quốc phòng toàn dân, kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12… Bảo tàng Đồng quê phối phợp với bảo tàng tỉnh Nam định hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên bảo tàng kiểm kê tài liệu hiện vật, xây dựng kế hoạch bảo quản hiện vật bảo tàng và tổ chức cho mượn hiện vật, kết hợp với Bảo tàng tỉnh Nam Định trưng bày chuyên đề về chủ đề biển đảo (cho mượn hiện vật là mô hình nhà giàn DK1). Bảo tàng cổ vật Hoàng Long phối hợp với Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa trưng bày về cổ vật xứ Thanh, kết hợp với các chuyên gia của Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam trong giám định cổ vật của bảo tàng.

Bên cạnh phối hợp với các bảo tàng tỉnh và cơ quan văn hóa khác trong thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, các bảo tàng ngoài công lập còn thực hiện cơ chế phối hợp với các cơ quan như cảnh sát phòng cháy chữa cháy trong vấn đề đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ trong khu vực bảo tàng, phối hợp với an ninh văn hóa trong việc quản lý, an ninh an toàn cho cổ vật - hiện vật bảo tàng. Ngoài ra, các bảo tàng ngoài công lập còn tổ chức đào tạo đội ngũ nhân viên như: Cử nhân viên đi tập huấn nghiệp vụ do các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức, chủ động phối hợp trong các hoạt động thanh, kiểm tra hằng năm của bảo tàng.

2.3. Hoạt động quản lý bảo tàng ngoài công lập

2.3.1. Vai trò của chủ thể gián tiếp trong quản lý bảo tàng ngoài công lập

2.3.1.1. Ban hành văn bản và tổ chức thực hiện

* Ban hành văn bản

Văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở pháp lý để xây dựng tổ chức, quản lý và điều hành công tác chuyên môn cũng như các hoạt động khác của bảo tàng. Từ năm 2001 đến nay, bên cạnh Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009, Nhà nước đã ban hành một số văn bản về bảo tàng ngoài công lập [68]. Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đã dành Điều 28 khoản 2 về thẩm quyền xác nhận điều kiện thành lập và hoạt động bảo tàng trong đó quy định


giám đốc Sở VHTT và DL xác nhận điều kiện với việc thành lập bảo tàng tỉnh và điều kiện và thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với bảo tàng ngoài công lập cụ thể là các thủ tục hồ sơ cần thiết đối với việc thành lập bảo tàng ngoài công lập, thời hạn xác nhận điều kiện thành lập và được cấp giấy phép hoạt động của bảo tàng [82]. Quy chế tổ chức và hoạt động của bảo tàng tư nhân ban hành kèm theo Quyết định số 09/2004/QĐ-BVHTT ngày 24 tháng 02 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin [5] gồm 5 chương, 16 điều, quy định khá chi tiết về điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của bảo tàng tư nhân, chế độ thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của bảo tàng tư nhân. Nhưng rất tiếc là quy chế nói trên đã hết hiệu lực và không còn giá trị. Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020, ban hành kèm theo Quyết định số 156/2005/QĐ-TTg ngày 23/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ [80] đã nêu rò: Định hướng thành lập một số bảo tàng và phòng trưng bày của tư nhân có sưu tập phong phú, giá trị, có cơ sở vật chất đủ điều kiện để bảo quản, trưng bày giới thiệu với khách tham quan. Chỉ thị số 84/2008/CT-BVHTTDL ngày 13/11/2008 của Bộ trưởng Bộ VHTT và DL về tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo nhằm thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các bảo tàng và sưu tập tư nhân [7] đã nhấn mạnh về mặt nhận thức (mục tiêu, quan điểm), các nhiệm vụ trọng tâm và công tác tổ chức thực hiện về lĩnh vực này. Thông tư số 18/2010/TT-BVHTTDL, ngày 31/12/2010, Quy định về tổ chức và hoạt động của bảo tàng (bao gồm bảo tàng công lập và ngoài công lập), gồm 13 điều với các nội dung cụ thể có liên quan đến tổ chức, hoạt động của bảo tàng [9].

Các địa phương cũng đã ban hành các văn bản liên quan đến các bảo tàng ngoài công lập như: Quyết định thành lập bảo tàng, các quyết định về cấp đất và hỗ trợ cơ sở vật chất, về vấn đề quy hoạch bảo tàng. Việc khẳng định về mặt luật pháp bảo tàng ngoài công lập nằm trong hệ thống bảo tàng Việt Nam là thể hiện bước tiến lớn trong tư duy, nhận thức của nhà nước ta về nhiều thành phần tham gia bảo vệ di sản văn hóa, về nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hóa thuộc sở hữu toàn dân, công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu khác về di sản văn hóa theo quy định của pháp luật thể hiện tư tưởng, quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, nhất quán của Đảng và nhà nước về di sản văn hóa là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bảo vệ di sản văn hóa là nghĩa vụ, trách nhiệm của toàn xã hội, là xu thế tất yếu, phù hợp với quá trình hội nhập của nước ta với khu vực và quốc tế trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,


hiện đại hóa đất nước, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Theo ông Phạm Định Phong - Đại diện Cục Di sản văn hóa cho biết: “Hiện nay, các bảo tàng công lập và ngoài công lập đều phải thực hiện đúng theo những quy định trong Thông tư 18 quy định về tổ chức và hoạt động của bảo tàng. Cục Di sản văn hóa chưa có dự kiến xây dựng và ban hành thêm văn bản mới trong lĩnh vực quản lý bảo tàng” [TLPV ngày 20/03/2020].

* Tổ chức thực hiện

Trên thực tế, cơ quan Trung ương ban hành văn bản, các địa phương cụ thể hóa phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương và tổ chức thực hiện thông qua hệ thống tổ chức bộ máy quản lý văn hóa. Hằng năm, ngành văn hóa các tỉnh/thành phố đều ban hành văn bản chỉ đạo các bảo tàng ngoài công lập trong việc thực hiện đúng những nội dung trong các văn bản quy phạm pháp luật. Sở VHTTDL các tỉnh/thành phố cũng đôn đốc việc nộp báo cáo tình hình hoạt động của bảo tàng ngoài công lập trong một năm cùng văn bản phối hợp với các đoàn kiểm tra liên ngành trong hoạt động tổ chức và quản lý bảo tàng, hoạt động phòng chống cháy nổ, an ninh, an toàn cho hệ thống hiện vật cũng như toàn bộ cơ sở vật chất của từng bảo tàng ngoài công lập ở các tỉnh/thành phố trong cả nước hiện nay. Bên cạnh đó, các bảo tàng ngoài công lập còn nhận được các văn bản, tài liệu hướng dẫn chuyên môn về các khâu công tác nghiệp vụ như: Kiểm kê, bảo quản, trưng bày, truyền thống… Trường hợp tại Bảo tàng cổ vật Hoàng Long, tỉnh Thanh Hóa, cứ đến trung tuần tháng 3 hằng năm, phòng Quản lý di sản tỉnh đều gửi văn bản khuyến nghị Bảo tàng cổ vật Hoàng Long chú ý đến vấn đề cháy nổ tại không gian bảo tàng, nơi lưu giữ và bảo quản trên 16 ngàn tài liệu, hiện vật với đủ các loại chất liệu khác nhau (trong đó có 3.700 hiện vật đang được trưng bày). Trường hợp tại Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày, ngành văn hóa thành phố và UBND huyện Phú Xuyên đều có văn bản đề nghị bảo tàng chuẩn bị tốt các khâu nghiệp vụ, đặc biệt là đón tiếp khách tham quan trong dịp lễ kỷ niệm ngày Thương binh liệt sỹ (ngày 27 tháng 7 hằng năm), ngày thành lập Quân đội nhân nhân Việt Nam 22/12. Hay trường hợp tại Bảo tàng Đồng quê, tỉnh Nam Định, đại diện Sở VHTTDL tỉnh Nam Định và bảo tàng tỉnh đã gửi công văn đề nghị Bảo tàng Đồng quê liên kết, phối hợp trong việc xây dựng điểm đến du lịch trong tuyến tham quan: Bảo tàng tỉnh Nam Định - Các di tích nhà Trần - Bảo tàng Đồng quê. Theo Ông Vũ Hồng Phong - đại diện của Sở VHTTDL Nam Định: “Hằng năm Sở đều có sự chỉ đạo các bảo tàng ngoài công lập


trên địa bàn tuân thủ và thực hiện theo đúng quy định của cơ quan quản lý ngành cũng như là các cơ quan quản lý có liên quan. Các bảo tàng có trách nhiệm gửi báo cáo cho cơ quan quản lý văn hóa, đề xuất những vấn đề đang vướng mắc để có sự hỗ trợ kịp thời” [TLPV ngày 08/8/2019].

Việc ban hành và chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến bảo tàng ngoài công lập rò ràng thể hiện được sự quan tâm về mặt luật pháp đối với loại hình bảo tàng mới này của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, các văn bản này vẫn ở tình trạng sử dụng chung cho tất cả các bảo tàng công lập và ngoài công lập, chưa có sự hướng dẫn riêng cho các bảo tàng ngoài công lập dẫn đến những khó khăn, lúng túng trong quá trình triển khai hoạt động tại các bảo tàng ngoài công lập. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước cũng nên sớm nghiên cứu ban hành hoặc chỉnh sửa, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp thực tế hoạt động hiện nay của các bảo tàng ngoài công lập về các vấn đề điều kiện thành lập và quản lý bảo tàng, các chính sách hỗ trợ bảo tàng ngoài công lập để các bảo tàng có thể tiếp tục hoạt động và phát triển trong tương lai.

2.3.1.2. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ bảo tàng

Bên cạnh các lớp tập huấn về công tác quản lý di sản hằng năm do Cục Di sản văn hóa tổ chức, Sở VHTTDL ở các tỉnh/thành phố phối hợp với các bảo tàng tỉnh/thành phố cũng triển khai các khóa đào tạo, hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ cho cán bộ ở các bảo tàng ngoài công lập. Theo ông Trần Xuân Kiên – Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định cho biết: “Bảo tàng tỉnh Nam Định đã cử cán bộ xuống hướng dẫn Bảo tàng Đồng quê về công tác kiểm kê và bảo quản các hiện vật, đồng thời tăng cường thêm kỹ năng hướng dẫn khách tham quan cho quản lý và nhân viên bảo tàng” (TLPV ngày 29/5/2019). Bảo tàng Đồng quê thường xuyên nhận được sự phối hợp, hướng dẫn của Bảo tàng tỉnh Nam Định thực hiện công tác kiểm kê và bảo quản hiện vật tại bảo tàng trong những ngày đầu mới thành lập và chưa có cán bộ chuyên trách về công tác kiểm kê, triển khai các hoạt động bảo quản cho hiện vật theo đúng yêu cầu, nguyên tắc của bảo tàng học, tránh được những hư hại đối với hiện vật. Bảo tàng tỉnh còn mở các lớp hướng dẫn nghiệp vụ, xây dựng và hoàn thiện các bài thuyết minh cho cán bộ của bảo tàng ngoài công lập trong đó có sự tham gia của Giám đốc và nhân viên Bảo tàng Đồng quê. Theo đại diện Bảo tàng Đồng quê - Bà Ngô Thị Khiếu cho biết: “Việc cử cán bộ Bảo tàng tỉnh xuống trực tiếp làm và hướng dẫn về chuyên môn đã giúp cho Bảo tàng Đồng quê thực hiện tốt được các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022