Thống Kê Các Hình Thức Sưu Tầm Hiện Vật Do Các Chủ Sở Hữu Bảo Tàng Ngoài Công Lập Thực Hiện Trong Những Năm Qua Tại Các Địa Phương Trong Cả


mặn… tạo thành chuỗi du lịch ở Giao Thuỷ; 5. Phát triển các sản phẩm của bảo tàng: rượu, bánh gai, nông sản… trở thành thương hiệu riêng của bảo tàng, nâng tầm cấp tỉnh và được nhiều người biết đến. Trong quá trình thực thi, lãnh đạo bảo tàng này cho biết, đến nay cơ bản đã thực hiện được 06 mục tiêu đề ra, song hiệu quả đạt được của từng mục tiêu lại khác nhau và chỉ đạt từ 70% đến 85%. Bà Ngô Thị Khiếu - Bảo tàng Đồng quê cho biết: “Khi xây dựng kế hoạch, chúng tôi đã cố gắng thực hiện, song kết quả đạt được không như mong muốn. Quá trình thực hiện, chúng tôi gặp những yếu tố tác động và làm ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng công việc. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành công việc với kết quả cao nhất” [TLPV ngày 20/4/2019]. Hay trường hợp Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày đã đề ra kế hoạch cụ thể như: 1/Củng cố, phát triển đồng bộ cơ sở vật chất; Nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên; 2/Tổ chức trưng bày hiện vật, thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông và thu hút khách tham quan; 3/Liên kết và kêu gọi tài trợ cho các hoạt động của bảo tàng… Đây là những nhiệm vụ mà ban lãnh đạo các bảo tàng cùng tập thể cán bộ, nhân viên cùng nhau thực thi trong quá trình vận hành trong thực tiễn. Theo ông Lâm Văn Bảng - Giám đốc bảo tàng cho biết: “Khi áp dụng triển khai trong thực tế, đại diện các bảo tàng đều nhận định rằng, các mục tiêu đề ra hoàn thành và đạt được hiệu quả nhất định, tạo đà cho việc triển khai các hoạt động tại bảo tàng” [TLPV ngày 10/6/2019].

Đối với kế hoạch trung hạn: Căn cứ vào kế hoạch dài hạn, một số bảo tàng ngoài công lập đã xây dựng kế hoạch hoạt động trung hạn trong thời gian từ 3 năm đến 5 năm. Tuy nhiên, khi bàn về loại kế hoạch này không có nhiều bảo tàng ngoài công lập triển khai thực hiện. Qua khảo sát cho thấy một số bảo tàng đã xây dựng kế hoạch trung hạn như Bảo tàng Đồng quê, Bảo tàng Hoàng Long. Trường hợp tại Bảo tàng Đồng quê đã nêu ra kế hoạch trung hạn như sau: 1. Tiếp tục công tác chuyên môn của bảo tàng: sưu tầm bổ sung hiện vật cho bảo tàng thêm phong phú, kiểm kê và bảo quản hiện vật đang lưu giữ và trưng bày. Sưu tầm thêm di sản văn hoá phi vật thể của địa phương như: các món ăn quê, ẩm thực địa phương để tạo ra các món quà quê cho khách tham quan; 2. Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho chủ sở hữu, ban giám đốc và nhân viên;

3. Nâng cao chất lượng phục vụ khách tham quan, tạo thêm các hoạt động trải nghiệm, kết nối thúc đẩy du lịch địa phương; 4. Tăng gia sản xuất, tăng cường các sản phẩm tạo nguồn thu cho bảo tàng và nâng lương cho nhân viên bảo tàng; 5. Ứng dụng công nghệ


thông tin và công nghệ số trong hoạt động bảo tàng để hấp dẫn khách tham quan và góp phần quản lý bảo tàng được tốt hơn; 6. Phát triển quảng bá bảo tàng thông qua mạng xã hội và các hoạt động truyền thông khác. Hay trường hợp Bảo tàng cổ vật Hoàng Long, việc xây dựng kế hoạch và thống nhất thực hiện được triển khai đến từng nhân viên bảo tàng nhưng dưới hình thức đơn giản như phổ biến trực tiếp mà ít sử dụng văn bản. Bảo tàng đã tập trung vào các nội dung triển khai như: Phát triển cơ sở vật chất; nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên làm công việc nghiệp vụ; ứng dụng công nghệ thông tin vào việc số hóa hiện vật của bảo tàng; đề ra nội quy quy định về kỷ luật lao động, nội quy dành cho khách tham quan… Theo ông Hoàng Văn Thông - Giám đốc Bảo tàng cổ vật Hoàng Long cho biết: “Chúng tôi xây dựng kế hoạch để nhân viên làm việc thực hiện trong thời gian dài. Chúng tôi ít tách bạch và ban hành kế hoạch chi tiết mà thường tạo ra sự liên kết với nhau để thực hiện mục tiêu đặt ra. Các nội dung triển khai đều mang tính chi tiết với nội dung và thời gian thực hiện cụ thể” [TLPV ngày 18/6/2019].

Đối với kế hoạch ngắn hạn: Đây là loại kế hoạch được đề ra hằng năm để các bảo tàng ngoài công lập thực hiện, tuy nhiên trên thực tế khi trao đổi với đại diện các bảo tàng này đều cho thấy, hầu hết họ đều không xây dưng kế hoạch hằng năm thành văn bản mà chủ yếu là họ thực hiện công việc cụ thể theo kế hoạch dài hạn hoặc trung hạn. Bên cạnh đó, có một số ít bảo tàng đã xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể hằng năm. Có thể dẫn ra trường hợp Bảo tàng Đồng quê đã xây dựng kế hoạch hoạt động ngắn hạn bao gồm các nội dung như: 1. Học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia các khoá học, lớp tập huấn hàng năm do Cục Di sản văn hoá tổ chức cũng như liên kết với các bảo tàng khác để phát triển chuyên môn bảo tàng; 2. Cơ sở vật chất: xây dựng một ngôi nhà bần nông lợp ngói 4 gian, trùng tu, sửa chữa các ngôi nhà bị hư hỏng hay xuống cấp hằng năm; 3. Triển khai hoạt động trải nghiệm cho khách theo nhóm nhỏ: nấu cơm quê, làm cỗ, làm mâm lễ chay, mặn….; 4. Tiếp tục các hoạt động chuyên môn: sưu tầm, kiểm kê, bảo quản hiện vật bảo tàng; 5.Nâng cao chất lượng công tác hướng dẫn, tham quan, trải nghiệm cho khách; 6. Nâng cao chất lượng phục vụ, kết nối du lịch địa phương, xúc tiến du lịch với các vùng miền khác; 7. Nghiên cứu, mở rộng và nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có của bảo tàng; 8. Phát triển các sản phẩm lúa gạo liên quan đến thế mạnh nông nghiệp của địa phương.


Trường hợp Bảo tàng Không gian văn hóa Mường xây dựng kế hoạch phát triển bảo tàng năm 2019 là: Xây dựng cơ sở vật chất như khu lưu trú cho khách, khu trải nghiệm và dịch vụ ăn uống tại bảo tàng. Giám đốc Nguyễn Đức Hiếu cho biết: “Bảo tàng đang triển khai xây dựng một số căn nhà dành cho khách có nhu cầu đến thăm quan và nghỉ lại bảo tàng. Bên cạnh đó sẽ có phương án cải tạo khu vực rừng mơ phía sau bảo tàng để cho khách trải nghiệm và lấy sản phẩm bán cho khách” [TLPV ngày 27/7/2019].

2.3.2.2. Lãnh đạo chỉ đạo thực hiện kế hoạch

* Kế hoạch hoạt động chuyên môn nghiệp vụ

- Hoạt động sưu tầm hiện vật

Các bảo tàng ngoài công lập muốn có hiện vật và sưu tầm hiện vật với số lượng lớn thì chính các chủ sở hữu - Giám đốc bảo tàng cùng các cộng sự phải tiến hành công tác nghiên cứu, sưu tầm và sử dụng các hình thức trao đổi, chuyển nhượng hoặc mua bán và quản lý chặt chẽ các hoạt động đó. Kết quả khảo sát cho thấy, chủ sở hữu các bảo tàng ngoài công lập thường có sở thích đam mê và có hướng sưu tầm các hiện vật, cổ vật theo từng “dòng” nhất định và quá trình đó diễn một thời gian dài, ví dụ như chủ sở hữu Bảo tàng cổ vật Hoàng Long có niềm đam mê chuyên sưu tầm các cổ vật gốm Trung Quốc (có hiện vật gốm Trung Quốc đã được định giá lên tới hàng triệu đô la). Theo thống kê chưa đầy đủ của cơ quan quản lý cho biết, tại các bảo tàng ngoài công lập ở các tỉnh/thành phố hiện nay đang lưu giữ khoảng vài trăm nghìn hiện vật trong tổng số 4.093.955 hiện vật trong các bảo tàng cả nước (nguồn Cục Di sản văn hóa cung cấp) (trong đó nổi bật là Bảo tàng Đồng quê đang lưu giữ khoảng 13 nghìn hiện vật theo chất liệu khác nhau (thông tin từ chủ sở hữu bảo tàng cho biết vào ngày 20/4/2019). Từ đó cho thấy, số lượng hiện vật đang được lưu giữ tại các bảo tàng ngoài công lập là rất lớn, có nhiều hiện vật, cổ vật quý, hiếm, có giá trị kinh tế, lịch sử, văn hoá cao và đóng góp quan trọng vào việc làm phong phú cho kho tàng di sản văn hóa vật thể của dân tộc. Các bảo tàng ngoài công lập ở các tỉnh/thành phố, chủ sở hữu đã áp dụng nhiều hình thức khác nhau để có hiện vật cho bảo tàng của mình như việc trực tiếp đi sưu tầm, vận động hiến tặng, mua bán, trao đổi, chuyển nhượng và hưởng quyền thừa kế của gia đình. Trong quá trình tổ chức sưu tầm, các chủ sở hữu bảo tàng ngoài công lập thường áp dụng cách thức tổ chức thông qua hệ thống cộng tác viên tại cơ sở (cách thức này thường được triển khai


sau ít nhất một lần chủ sở hữu bảo tàng xuống các cơ sở sưu tầm hiện vật) để xây dựng mạng lưới rộng khắp tại các địa phương.

Bảng 2.1. Thống kê các hình thức sưu tầm hiện vật do các chủ sở hữu bảo tàng ngoài công lập thực hiện trong những năm qua tại các địa phương trong cả nước


TT


Tên bảo tàng

Các hình thức sưu tầm hiện vật bảo tàng

Trực tiếp

sưu tầm

Hiến

tặng

Trao

đổi

Chuyển

nhượng

Mua

bán

Thừa

kế

1

Bảo tàng Chiến sỹ cách

mạng bị địch bắt và tù đày


x


x


0


0


0


0

2

Bảo tàng Không gian văn

hóa Mường


x


x


x


x


x


x

3

Bảo tàng Đồng quê

x

x

0

x

x

0

4

Bảo tàng cổ Vật Hoàng

Long

x

0

x

x

x

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

Quản lý các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam - 10

[Nguồn: NCS lập ngày 27/7/2019] Từ bảng thống kê nêu trên có thể dẫn ra các trường hợp điển hình như sau:

- Trường hợp bảo tàng sử dụng tổng hợp từ 05 - 06 hình thức sưu tầm hiện vật như Bảo tàng Không gian văn hóa Mường, trong đó phương pháp trực tiếp đi sưu tầm được các chủ sở hữu thực hiện trong thời gian dài và cũng là tiền đề để tiến hành các phương pháp còn lại (trừ việc thừa kế hiện vật). Giai đoạn đầu, xuất phát từ các hiện vật của gia đình còn lưu giữ lại được đang có nguy cơ bị mất dần nên chủ sở hữu đã quyết tâm thực hiện công việc giữ gìn di sản văn hóa của dân tộc Mường (chủ sở hữu là người Mường tại Hòa Bình). Vì vậy, chủ sở hữu bảo tàng đã đi sưu tầm tại thực địa và vận động người dân hiến tặng hiện vật với mục tiêu nêu ra là bảo tồn những di sản của dân tộc Mường. Đến các giai đoạn sau này, hiện vật của người Mường ngày một “khan hiếm” nên việc tổ chức hoạt động đi sưu tầm gặp nhiều khó khăn, địa bàn rộng lớn nên chủ sở hữu đã xây dựng hệ thống cộng tác viên tại cơ sở (là những người dân Mường ở các làng, bản khá am hiểu về hiện vật) để tìm kiếm hiện vật mà chủ sở hữu muốn sưu tầm, từ đó tiến hành các hoạt động thỏa thuận để mua bán hay trao đổi hoặc chuyển nhượng hiện vật.

Trường hợp bảo tàng sử dụng 04 hình thức sưu tầm hiện vật như bảo tàng Đồng quê và Bảo tàng cổ vật Hoàng Long: 02 bảo tàng này đều sử dụng phương pháp đi sưu tầm tại thực địa để đưa hiện vật về bảo tàng. Tuy 02 bảo tàng này không có hiện vật thừa kế từ đời trước để lại song vì sự đam mê hiện vật, cổ vật nên các chủ sở hữu đã bỏ ra nhiều công sức đi sưu tầm tại trong và ngoài tỉnh thông qua các mạng lưới cộng tác viên tại cơ sở. Khi tiếp cận những người sở hữu hiện vật ở các vùng quê, các chủ sở hữu


bảo tàng tư nhân đều vận dụng các hình thức khác nhau để có được hiện vật như vận động người dân hiến tặng, mua bán là chính còn hình thức chuyển nhượng và trao đổi ít được sử dụng trong quá trình sưu tầm. Bà Ngô Thị Khiếu - Giám đốc Bảo tàng Đồng quê cho biết: “Lúc đầu đi sưu tầm hiện vật tại các vùng quê khá thuận lợi và được người dân ủng hộ, nhưng về sau hiện vật hiếm hoi, người dân phần nào đó lại biết được giá trị kinh tế nên họ đưa ra giá bán để đàm phán với mình. Vì người ta cũng muốn bán luôn để có một khoản tiền sử dụng vào việc khác hơn là đổi lấy đồ khác có giá trị ngang bằng hay chuyển nhượng cho nhau” [TLPV ngày 20.4.2019]. Tương tự như ông Hoàng Văn Thông - Giám đốc Bảo tàng cổ vật Hoàng Long cho biết: “50 năm đi sưu tầm hiện vật tôi thường thấy xảy ra 02 tình huống: Một là, hiện vật ít có giá trị kinh tế, tôi vận động, thuyết phục họ hiến tặng; hai là, hiện vật có giá trị kinh tế, tôi thường hỏi nhu cầu của họ và đưa ra cái giá để thỏa thuận mua bán là chính, hiếm khi phải tiến hành trao đổi hay chuyển nhượng với người dân” [TLPV ngày 18.6.2019]. Ngoài ra, tại Bảo tàng cổ vật Hoàng Long, trong quá trình sưu tầm hiện vật, chủ sở hữu cũng tiến hành cách thức trao đổi hiện vật với các cá nhân là nhà sưu tập hiện vật ở trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa với mục đích bổ sung cho những hiện vật mà bảo tàng còn thiếu và giao lưu mở rộng mối quan hệ xã hội hỗ trợ cho hoạt động của bảo tàng.

Trường hợp bảo tàng sử dụng 02 hình thức sưu tầm hiện vật như Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày chủ yếu sưu tầm trực tiếp và vận động hiến tặng. Bảo tàng Chiến sỹ bị địch bắt và tù đày khi đi sưu tầm trực tiếp tại các địa phương, chủ sở hữu thường tiếp cận các cựu tù chính trị, các lão thành cách mạng, các thương, bệnh binh và gia đình thân nhân các liệt sỹ để vận động họ hiến tặng hiện vật (kỷ vật, tài liệu, đồ dùng sinh hoạt, vật chứng của tội ác chiến tranh…) gắn liền với từng cá nhân nêu trên. Ông Lâm Văn Bảng - Giám đốc Bảo tàng này cho biết: “Khoảng 20 năm trước, tôi đi sưu tầm hiện vật của nhà tù và chiến tranh thông qua các kênh quen biết, có những chuyến đi lên Cao Bằng, Lào Cai, khi về lại đón tàu đi vào Bình Định, Sài Gòn. Công việc đi lại rất vất vả, song các chuyến đi đều thu được những kết quả tốt, có nhiều hiện vật quý do các chiến sỹ cách mạng hoặc thân nhân gia đình họ hiến tặng cho bảo tàng hiện nay” [TLPV ngày 10/6/2019]. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức sưu tầm hiện vật, bảo tàng cũng đã tiến hành hoạt động trao đổi hiện vật với các đơn vị khác như: Khu di tích Hỏa Lò, khu di tích Nhà tù Côn Đảo hay khu di tích Nhà tù Phú Quốc. Đặc biệt, tại bảo tàng này, chủ sở hữu không phải sử dụng đến phương pháp trao đổi hay chuyển


nhượng hoặc mua bán hiện vật do quá trình sưu tầm tài liệu, hiện vật bằng cách thức hiến tặng từ tổ chức, cá nhân đã diễn ra thuận lợi và hiệu quả từ nhiều năm nay.

Nhìn chung, việc tổ chức hoạt động sưu tầm hiện vật của các bảo tàng ngoài công lập khá phong phú, đa dạng. Trên thực tế, mỗi bảo tàng ngoài công lập đều lựa chọn cho mình những cách thức khác nhau (có thể hiến tặng, mua bán hay trao đổi…) trong quá trình sưu tầm hiện vật tùy thuộc đặc thù của bảo tàng.

- Hoạt động kiểm kê, bảo quản hiện vật

+ Hoạt động kiểm kê hiện vật: Công tác kiểm kê hiện vật đã được các bảo tàng thực hiện nhưng do nhiều nguyên nhân nên hệ thống sổ kiểm kê còn thiếu, nội dung thông tin trong sổ sơ sài, nhiều thông tin còn thiếu chưa được bổ sung. Việc làm này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ bảo tàng công lập, sau đó nhân viên từng bảo tàng ngoài công lập tự thực hiện việc kiểm kê theo thực tế. Tuy nhiên, việc kiểm kê hiện vật bảo tàng mới chỉ được thực hiện ở mức độ giản đơn. Có thể dẫn ra một số trường hợp như: tại Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày, hồ sơ của một số ít hiện vật bao gồm: Bản ghi chép hiện vật, Phiếu nhập hiện vật, Quyết định nhập hiện vật, Phiếu xuất nhập hiện vật, Lệnh xuất hiện vật. Các hiện vật của bảo tàng được ghi chép và quản lý thông qua một quyển sổ là Sổ liệt kê tài liệu hiện vật, hình ảnh trưng bày. Cuốn sổ này có tính chất tương tự Sổ đăng ký hiện vật tại các bảo tàng công lập; Bảo tàng Không gian văn hóa Mường chỉ có danh mục hiện vật khi xin phép thành lập bảo tàng mà chưa có hệ thống tài liệu kiểm kê, hiện vật cũng chưa được đăng ký vào sổ để quản lý sau khi bảo tàng có giấy phép thành lập; Bảo tàng Đồng quê đã bước đầu đăng ký vào sổ đăng ký hiện vật được khoảng 10.000 hiện vật còn lại khoảng 3.000 hiện vật đang trong quá trình đăng ký (nguồn: chủ sở hữu bảo tàng cung cấp). Thực tế, hiện vật của Bảo tàng Đồng quê mới chỉ dừng lại ở việc đăng ký vào sổ đăng ký hiện vật để quản lý nhưng chưa có hồ sơ về từng hiện vật hay sưu tập hiện vật; hay Bảo tàng cổ vật Hoàng Long đã tiến hành kiểm kê được 16.000 hiện vật và có chụp ảnh, đăng ký một số thông tin cơ bản nhập vào máy tính (nguồn: chủ sở hữu bảo tàng cung cấp). Nhìn chung, ở các bảo tàng ngoài công lập, hiện vật chưa được trải qua hai giai đoạn kiểm kê là kiểm kê bước đầu và kiểm kê khoa học.

+ Quản lý, tổ chức bảo quản hiện vật bảo tàng: Do điều kiện thực tế, các bảo tàng ngoài công lập còn thiếu kinh phí và diện tích để xây dựng các kho bảo quản theo đúng tiêu chuẩn như các bảo tàng công lập. Hiện nay, chỉ có Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch


bắt và tù đày, Bảo tàng Đồng quê, Bảo tàng cổ vật Hoàng Long có phòng kho bảo quản, còn bảo tàng không gian văn hóa Mường không có kho bảo quản hiện vật riêng. Nhìn chung, các kho này đều tận dụng các phòng trống không sử dụng của gia đình để làm nơi cất giữ những hiện vật chưa được trưng bày. Các hiện vật với các chất liệu khác nhau được bảo quản trong cùng một phòng với cùng một điều kiện bảo quản như nhau. Công tác bảo quản phòng ngừa cũng được triển khai tại các bảo tàng và chủ yếu chỉ áp dụng phương pháp lau chùi hiện vật, vệ sinh kho bảo quản, thường xuyên mở cửa thông thoáng phòng trưng bày và kho bảo quản những ngày nắng, sử dụng các túi hút ẩm (silicagel) để chống ẩm cho hiện vật, vì vậy, chất lượng bảo quản không cao. Khi phát hiện nấm mốc, hiện vật bị ẩm và côn trùng cắn, bảo tàng chỉ đem hiện vật ra phơi nắng (Bảo tàng Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày, Bảo tàng Đồng quê, Bảo tàng Không gian văn hóa Mường), chưa áp dụng các phương pháp bảo quản trị liệu cho các hiện vật trên. Một trong số bảo tàng ngoài công lập đã được chủ sở hữu đầu tư khá nhiều tiền của vào xây dựng cơ sở vật chất và lắp đặt trang thiết bị là Bảo tàng cổ vật Hoàng Long. Một số bảo tàng khác trưng bày theo hướng mở, hòa nhập với môi trường tự nhiên và nhân tạo như Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường, Bảo tàng Đồng quê… chỉ xây dựng ngôi nhà trưng bày và trang thiết bị giản đơn như: tủ, bục, bệ, hệ thống chiếu sáng, quạt gió. Cũng theo khảo sát thực tế cho thấy, do kinh phí ít, không gian chật hẹp, trình độ nhân viên hạn chế… cho nên chỉ có 01/04 bảo tàng xây dựng được kho bảo quản hiện vật độc lập (Bảo tàng cổ vật Hoàng Long), còn 03/04 bảo tàng sử dụng không gian trưng bày hoặc phòng trống trong bảo tàng tận dụng làm kho bảo quản hiện vật. Thực trạng này cho thấy nhiều hạn chế còn tồn tại trong quá trình tổ chức thực hiện bảo quản hiện vật tại bảo tàng ngoài công lập hiện nay như điều kiện, không gian, thiết bị trợ giúp bảo quản...

Khảo sát thực tế NCS nhận thấy, việc tổ chức bảo quản tại các bảo tàng trên được thực hiện theo 02 hướng như sau: Một là, những bảo tàng ngoài công lập thực hiện việc phối hợp với các bảo tàng tỉnh/thành phố trên các khía cạnh như hướng dẫn, đào tạo và chuyển giao nội dung, phương pháp, kỹ thuật kiểm kê, bảo quản; Hai là, các bảo tàng ngoài công lập đã tự mình chủ động thực hiện hoạt động kiểm kê, bảo quản hiện vật. Các bảo tàng được sự giúp đỡ của bảo tàng tỉnh/thành phố, điển hình như: Bảo tàng Đồng quê, Bảo tàng chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và tù đày thực hiện bảo quản cho khoảng 3.000 hiện vật làm mẫu, trong đó đặc biệt chú ý phương pháp bảo quản đối với các hiện vật chất liệu giấy, gỗ, vải... Theo ông Lâm Văn Bảng - Giám đốc Bảo tàng Chiến sỹ


cách mạng bị địch bắt và tù đày cho biết: “Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã hướng dẫn nhân viên của chúng tôi thực hiện các hình thức bảo quản cho khoảng 1500 hiện vật chất liệu vải, giấy và gỗ với hai kỹ thuật: Kỹ thuật vệ sinh giản đơn để phòng ngừa sự nguy hại đến hiện vật như lau chùi, quét dọn, hút bụi không gian bảo quản và trưng bày hiện vật, sử dụng các vật liệu, hóa chất được pha sẵn trong bảo quản phòng ngừa và trị liệu, cụ thể là việc sử dụng các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo để cách ẩm, cách nhiệt, tránh ánh sáng trực tiếp vào hiện vật, tiếp đến là việc sử dụng các chất hóa học để chống côn trùng, động vật và các vi sinh vật gây hại đến hiện vật bảo tàng trong thời gian dài” [TLPV ngày 24/9/2019].

NCS cho rằng nhờ có công tác liên kết, phối hợp với các bảo tàng công lập ở các tỉnh/thành phố trong việc hướng dẫn, thực hành và chuyển giao kỹ thuật về bảo quản nên hầu hết nhân viên đảm nhiệm công tác bảo quản ở các bảo tàng ngoài công lập đều được trang bị những kiến thức nhất định về lĩnh vực này từ bảo quản phòng ngừa đến bảo quản trị liệu.

- Hoạt động trưng bày hiện vật

+ Trưng bày thường xuyên tại bảo tàng: Trưng bày thường xuyên là một hoạt động chuyên môn nghiệp vụ quan trọng đối với mỗi bảo tàng ngoài công lập ở các tỉnh/thành phố hiện nay. Tùy thuộc vào diện tích có sẵn mà mỗi bảo tàng dành ra không gian để thực hiện trưng bày thường xuyên và giới thiệu sưu tập hiện vật của bảo tàng mình. Để triển khai công việc nói trên các bảo tàng ngoài công lập đều mời các bảo tàng công lập hỗ trợ và cử cán bộ chuyên môn giúp thực hiện các khâu trong hoạt động trưng bày. Khi thực hiện hoạt động phối hợp, liên kết, bảo tàng ngoài công lập sẽ chủ trì hoạt động trưng bày hiện vật và bảo tàng tỉnh/thành phố tư vấn nội dung, hình thức mỹ thuật, nghệ thuật thể hiện trưng bày hiện vật. Việc tư vấn này xuất phát trên cơ sở tổng số lượng hiện vật đang lưu giữ cùng với ý tưởng về nội dung và hình thức đặt ra của chủ sở hữu bảo tàng ngoài công lập. Trên cơ sở đó, các nhân viên có kinh nghiệm ở bảo tàng tỉnh/thành phố sẽ tư vấn nội dung và hình thức thể hiện trưng bày hiện vật cho chủ sở hữu bảo tàng ngoài công lập như: Hỗ trợ xây dựng đề cương trưng bày, đưa các giải pháp mỹ thuật và nghệ thuật cho trưng bày, chỉnh sửa etiket, các bản text…, lên phương án tổng thể cho trưng bày và xây dựng kịch bản trưng bày. Có thể dẫn ra các trưng bày thường xuyên tại các bảo tàng ngoài công lập như sau:

Xem tất cả 273 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí