Bồi Dưỡng, Hoạt Động Bồi Dưỡng

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG CHO GIÁO VIÊN

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Trên thế giới

Trên thế giới, có những nghiên cứu khác nhau liên quan đến tư vấn tâm lý học đường và quản lý bồi dưỡng tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên, cụ thể như:

John L. Romano, Mera M. Kachgal cho rằng tư vấn tâm lý và tư vấn học đường đã trở nên khá xa cách nhau mặc dù có chung lịch sử, có các giá trị tương tự, và thực tế là nhiều chương trình đào tạo cho hai ngành học cùng tồn tại trong cùng một khoa đại học hoặc cao đẳng. Tâm lý học tư vấn, với cam kết mạnh mẽ về tâm lý nghề nghiệp, đào tạo và giám sát tư vấn, đa văn hóa, phòng ngừa và nghiên cứu khoa học để gây ảnh hưởng lớn trong doanh nghiệp giáo dục. Các mô hình đào tạo cố vấn học đường và cung cấp dịch vụ gần đây đã được phát triển và mang đến nhiều cơ hội hợp tác giữa các nhà tâm lý học tư vấn và cố vấn học đường. Một mô hình hợp tác bao gồm các chương trình đào tạo, nghiên cứu, dịch vụ và kích thước tổ chức chuyên nghiệp của các chuyên ngành được mô tả một cách chi tiết. Những thách thức có thể cản trở sự hợp tác mạnh mẽ hơn giữa tâm lý tư vấn và tư vấn học đường, cũng như các đề xuất để giải quyết chúng, cũng được thảo luận [26].

Ellen S. Amatea Ph.D., Mary Ann Clark, Ph trong nghiên cứu của mình đã sử dụng một phương pháp lý thuyết có căn cứ để đánh giá các quan niệm về vai trò cố vấn học đường được tổ chức bởi 26 quản trị viên làm việc trong các trường tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học công lập. Nghiên cứu được thiết kế để xây dựng sự hiểu biết sâu sắc hơn về cách các nhà quản lý trường học nhận thức về vai trò của cố vấn trường học. Trong đó, vai trò của nhân viên

tư vấn được nhấn mạnh với các yêu cầu được trang bị cả về kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp để có thể đảm nhận chương trình tư vấn học đường 24.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Allan Wigfield, Susan L. Lutz, A. Laurel Wagner thảo luận về sự phát triển tâm lý của HS trong những năm đầu của thanh thiếu niên, tập trung vào nghiên cứu về những thay đổi sinh học, nhận thức, bản thân học sinh. Nghiên cứu cũng thảo luận về sự ảnh hưởng của bạo lực học đường đối với thanh thiếu niên. Các nghiên cứu trình bày về mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, và cố vấn và học sinh có thể dễ dàng chuyển đổi. Nghiên cứu được trình bày cho thấy những tác động tích cực của các chương trình tư vấn được thiết kế để giúp học sinh dễ dàng chuyển sang học trung học cơ sở, cùng với các đề xuất tái cơ cấu vai trò của các cố vấn trung học để đáp ứng nhu cầu phát triển của thanh thiếu niên sớm [22].

Kenneth W. Merrell, Ruth A. Ervin, and Gretchen Gimpel Peacock trong cuốn sách của mình đã trình bày các định nghĩa khác nhau của tâm lý học đường và các lĩnh vực TVTLHĐ; Mô tả Đặc điểm chung của nhà tâm lý học bao gồm các khía cạnh như số lượng và vị trí của các cá nhân làm việc trong lĩnh vực này, các tổ chức chuyên nghiệp và trình độ đào tạo. Cuốn sách trình bày tổng hợp các khía cạnh của các cá nhân làm việc trong lĩnh vực tâm lý học. Những khía cạnh nghề nghiệp cho thấy sự đa dạng, sức mạnh, sáng tạo và thách thức trong nghề [27].

Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 3

Tác giả Elias Zambrano, Felicia Castro-Villarreal, and Jeremy Sullivan University of Texas at San Antonio trong công trình School Counselors and School Psychologists: Partners in Collaboration for Student Success Within RTI and CDCGP Frameworks đi sâu nghiên cứu về vai trò ban đầu của cố vấn trường học và nhà tâm lý học trường học là nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần cho học sinh. Theo các tác giả này, để công tác hỗ trợ học sinh về sức khỏe tâm thần được tốt, nhà quản lý phải quan tâm đến vai trò của hai đối tượng chính là cố vấn trường học và nhà tâm lý học trường học. Họ là những

người trực tiếp làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người học và đây là công việc chính của họ ở trường học. Họ không phải là giáo viên [23].

Markie Falotico đã thiết kế bộ công cụ để kiểm tra việc sử dụng thời gian của các nhà tâm lý học ở trường từ đó xác định hoạt động nào đòi hỏi nhiều thời gian nhất. Kết quả chỉ ra các nhà tâm lý học ở trường dành phần lớn thời gian của họ để đánh giá và đánh giá lại nhiều hơn là các hoạt động tư vấn hỗ trợ học sinh. Kết quả này cho thấy một số hoạt động trong nhà trường có thể mất một lượng thời gian không tương xứng và thời gian cho hoạt động hỗ trợ tâm lý học sinh ít được nhà trường quan tâm [28].

Hội nghị của tổ chức khoa học, giáo dục và văn hoá của liên hợp quốc (Unesco) tổ chức tại NePan vào năm 1998 về tổ chức quản lý nhà trường đã khẳng định: Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề cơ bản trong phát triển giáo dục.

Đa số các trường sư phạm ở Úc, New Zeland, Canada,... đã thành lập các cơ sở chuyên bồi dưỡng giáo viên để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia học tập nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Tại Pakistan, nhà nước đã xây dựng chương trình bồi dưỡng về sư phạm cho đội ngũ giáo viên và quy định trong thời gian 3 tháng cần bồi dưỡng những nội dung gồm: giáo dục nghiệp vụ dạy học; cơ sở tâm lý học của hoạt động dạy học và giáo dục; phương pháp nghiên cứu, đánh giá nhận xét học sinh,…đối với ĐNGV mới vào nghề chưa quá 3 năm.

Tại Liên Xô (cũ), các nhà nghiên cứu quản lý giáo dục như: M.I.Kôndacôp, P.V.Khudôminxki… đã rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy học thông qua các biện pháp quản lý có hiệu quả. Muốn nâng cao chất lượng dạy học phải có đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn, năng lực giáo dục. Họ cho rằng kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Trong đó, có nội dung bồi dưỡng giáo viên về năng lực hiểu học sinh và biết cách tác động đến tâm lý học sinh.

Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của hoạt động TVTLHĐ cũng như các vấn đề về việc quản lý hoạt động này ở trường học. Các công trình đều nhấn mạnh một nhà trường tốt là một nhà trường mà ở đó người quản lý phải quan tâm đến vai trò của nhà hỗ trợ tâm lý học đường. Nhà quản lý phải cung cấp cho học sinh những thông tin về nhà hỗ trợ tâm lý học đường, đây là những người không làm nhiệm vụ dạy học. Điều này thể hiện sự khác biệt rõ nét về công tác quản lý hoạt động TVTLHĐ giữa nước ngoài và Việt Nam.

1.1.2. Ở Việt Nam

Nghị quyết IV của Ban chấp hành Trung ương Đảng, khoá VII chỉ rõ: “Để đảm bảo chất lượng của giáo dục và đào tạo, phải giải quyết tốt vấn đề thầy giáo”, chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên, đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng; muốn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phải tạo ra sự chuyển biến về chất lượng các trường sư phạm; “Kết hợp đào tạo giáo viên mới với bồi dưỡng thường xuyên những giáo viên đang làm việc”.

Liên quan đến hoạt động bồi dưỡng giáo viên, các tác giả Lục Thị Nga (2005) [16], Nguyễn Mậu Đức, Lê Huy Hoàng (2011) [6]… đã đề xuất thực hiện đồng bộ một số biện pháp QLBD nghiệp vụ cho giáo viên như: Xây dựng cơ chế quản li chỉ đạo; quản lí tốt việc tự bồi dưỡng của giáo viên; đề ra chuẩn định mức cho giáo viên phấn đấu; nâng cao chất lượng hoạt động các tổ chuyên môn; kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng...

Trong các nội dung bồi dưỡng cho giáo viên, vấn đề bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên còn là một vấn đề khá mới mẻ, mặc dù lĩnh vực tư vấn tâm lý học đường đã được đề cập đến từ những năm 2000. Cụ thể:

Năm 2005, với sự chấp thuận của Ủy ban Dân số - Gia đình - Trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh và sự tư vấn của Tổ chức UNICEF. Văn phòng tư vấn trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo “Kinh nghiệm bước đầu thực hiện mô hình tư vấn trong trường học” cũng nhận được sự quan tâm và chia sẻ kinh nghiệm thực tế của nhiều chuyên gia và những nhà lãnh đạo các

trường học. Đầu năm 2006, hội nghị toàn quốc về “Tư vấn tâm lý - giáo dục - thực tiễn và định hướng phát triển” do Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục Thành phố HCM cũng đề cập đến vấn đề tư vấn học đường như là một điều “khẩn thiết” nhằm hỗ trợ học sinh và nhà trường trong hoạt động giáo dục. Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố HCM cũng tổ chức những buổi sinh hoạt đề cập đến hoạt động tư vấn học đường trong thời gian này với sự tham gia của các nhà tâm lý, giáo dục, nhà trường và phụ huynh HS [14]

Tác giả Nguyễn Thị Oanh trong chuyên mục tham vấn học đường do báo Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh khởi xướng cũng nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình của đông đảo HS, phụ huynh và các trường học. Tháng 06 năm 2006, cuốn sách “Tư vấn tâm lý học đường” của tác giả Nguyễn Thị Oanh đã được nhà xuất bản Trẻ phát hành trên toàn quốc [17].

Tác giả Lê Thục Anh trong nghiên cứu của mình đã khẳng định: Ngày nay, vai trò của tâm lý học đã được thừa nhận trong việc trợ giúp HS vượt qua những vấn đề về hành vi và học tập. Song thực tế hoạt động trợ giúp tâm lý trong nhà trường chưa trở thành một hoạt động mang tính phổ biến và chuyên nghiệp. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế này là sự thiếu vắng các điều kiện cần thiết để chính thức hóa đội ngũ làm công tác trợ giúp tâm lý trong các nhà trường phổ thông cả về số lượng lẫn chất lượng. Bài viết này bàn về sự cần thiết của hoạt động trợ giúp tâm lý cũng như đội ngũ làm công tác này trong các nhà trường phổ thông hiện nay [1].

Gần đây, tác giả Lý Chủ Hưng, Kiến Văn đã đi sâu phân tích các nội dung về TVTLHĐ như: Những khó khăn của HS, những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả tư vấn, những điểm mạnh và điểm yếu của đội ngũ tư vấn viên. Công trình tập trung khai thác sâu về đặc điểm tâm lý của HS trên cơ sở đó xác định những khó khăn tâm lý của HS cần được trợ giúp [13].

Tác giả Trương Thị Hằng trong công trình nghiên cứu của mình đã phân tích là rõ thực trạng quản lý hoạt động TVTLHĐ cho học sinh THPT Đinh Tiên

Hoàng, Ba Đình. Tác giả cũng đề xuất 4 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TVTLHĐ [12].

Tác giả Đặng Thị Bích Nga lại tiếp cận ở khía cạnh tham vấn tâm lý. Tác giả cho rằng: Bên cạnh những nội dung quản lý đã thực hiện tốt, việc quản lý HĐTVHĐ của Hiệu trưởng các trường THCS quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn tồn tại những hạn chế như: việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện HĐTVHĐ còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu, chưa chú trọng đến chuyên ngành của người được tuyển dụng làm công tác TVHĐ, chế độ chính sách cho tham vấn viên và những người làm công tác tham vấn chưa phù hợp, cơ sở vật chất của các phòng tham vấn vẫn chưa được đầu tư đúng mức, chưa thường xuyên chủ động tìm hiểu vấn đề của HS khi xây dựng nội dung tham vấn... Những hạn chế trong công tác quản lý HĐTVHĐ chủ yếu là do nhận thức của CBQL các cấp, các ban ngành về HĐTVHĐ vẫn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, thiếu sự thống nhất dẫn đến việc quản lý còn mang tính chủ quan, thụ động. Những hạn chế này là cơ sở để Hiệu trưởng các trường này đề xuất những biện pháp quản lý hiệu quả [15].

Theo tác giả Nguyễn Trọng Biên (2019), trong luận văn thạc sĩ “Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện tỉnh Bắc Kạn” đã phân tích thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường phổ thông dân tộc nội trú như: nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của hoạt động tư vấn TVTLHĐ; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch; tăng cường giáo dục, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, GVCN, giáo viên quản sinh và đội ngũ làm công tác TVTLHĐ; tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ các hoạt động TVTLHĐ; tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động TVTLHĐ; tăng cường phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan trong hoạt động TVTLHĐ [2].

Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động tư vấn tâm lý trong trường học, Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến nội dung này; gần đây nhất là Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 "Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho HS trong trường phổ thông" có hiệu lực từ ngày 2/2/2018 (dẫn theo [12]). Có thể thấy, thông tư trên của Bộ GD&ĐT chính là cơ sở pháp lý cần thiết để các trường phổ thông quan tâm triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến vai trò của hoạt động TVTLHĐ, sự cần thiết của vấn đề bồi dưỡng GV, đặc biệt là bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ,... Tuy nhiên, còn thiếu các công trình nghiên cứu có tính hệ thống về quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên cấp THCS. Chúng tôi nhận thấy, đây là vấn đề cần tiếp tục được quan tâm nghiên cứu, do vậy chúng tôi lựa chọn đề tài “Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninhđể nghiên cứu.

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý

Quản lý là một hoạt động đặc biệt bao trùm lên các lĩnh vực của đời sống xã hội, là nhân tố không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Là một hoạt động cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của đời sống con người. Ở đâu có con người tạo lập nên nhóm xã hội là ở đó cần đến quản lí, bất kể nhóm đó là nhóm chính thức hay không chính thức, nhóm lớn hay nhóm nhỏ, là nhóm bạn bè hay gia đình hoặc đoàn thể và bất kể mục đích, nội dung hoạt động là gì thì đều cần đến quản li.

Khái niệm quản lý được hiểu theo nhiều cách và dù trải qua nhiều thế hệ nghiên cứu và phát triển quản lý nhưng chưa cách giải thích nào được chấp nhận hoàn toàn. Theo quan điểm kinh tế học thì F.W Taylor cho rằng “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất”; hoặc A. Fayon lại cho rằng “Quản lý là đưa xí

nghiệp, cố gắng sử dụng các nguồn lực (nhân, tài, vật lực) của nó”; còn H. Koontz thì cho rằng “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động của cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức) với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn với kiến thức thì quản lý là một khoa học” (dẫn theo [29]).

Tác giả Phạm Minh Hạc viết “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể người lao động (nói chung là khách thể quản lý), nhằm thực hiện các mục tiêu dự kiến” [9].

Các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí thì “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng tối ưu các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra” [4].

Theo tác giả Nguyễn Thị Tính, “Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt được muc tiêu đã đề ra” [20].

Mặc dù có cách định nghĩa khác nhau về quản lý nhưng các tác giả nêu trên đều có điểm chung: Xem quản lý như một hoạt động đặc thù. Quản lý bao gồm hai yếu tố cơ bản: Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Hai yếu tố này quan hệ với nhau bằng những tác động quản lý trong đó chủ thể quản lý là hạt nhân tạo ra các tác động (cá nhân hoặc tổ chức có nhiệm vụ quản lý, điều khiển hoạt động). Đối tượng quản lý là bộ phận chịu sự tác động của chủ thể quản lý.

Từ những quan niệm nêu trên về quản lý, có thể hiểu một cách chung nhất: Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đã định.

1.2.2. Bồi dưỡng, hoạt động bồi dưỡng

* Bồi dưỡng

Có nhiều quan niệm khác nhau về bồi dưỡng, theo những cách tiếp cận khác nhau.

Theo từ điển tiếng Việt: “Bồi dưỡng là làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất của đối tượng được bồi dưỡng” [18].

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 15/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí