Định Hướng Và Mục Tiêu Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Tỉnh Hà Giang, Giai Đoạn 2015-2020:


Ban quản lý dự án xây dựng phải có kỹ sư chuyên ngành tham gia vào ban quản lý dự án, nhưng trong thực tế quy định này lại chưa được thực hiện nghiêm, vẫn có Ban QLDA thuộc chủ đầu tư ở cấp huyện không có kỹ sư xây dựng hay người có kinh nghiệm, am hiểu về lĩnh vực đầu tư xây dựng tham gia cho nên việc tổ chức quản lý và triển khai thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, gần như mọi việc đều khoán trắng cho cơ quan tư vấn mà chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng trong khi việc tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn cũng chưa được thực hiện nghiêm túc và khách quan nên chất lượng tư vấn cũng rất hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình quản lý đầu tư xây dựng. Mặt khác, việc phối hợp của các cơ quan quản lý ngành xây dựng với các chủ đầu tư còn rất hạn chế, cho nên hiện tại nhiều dự án đều bộc lộ những tồn tại của chủ đầu tư xuất hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư.


CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2015-2020:

Quán triệt và vận dụng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV đã đề ra phương hướng chủ yếu về lĩnh vực kinh tế xã hội trong 5 năm là:

Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Tập trung mọi nguồn lực, với quyết tâm chính trị cao để tạo sự chuyển biến tích cực về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng– nông, lâm nghiệp; phấn đấu giá trị tăng thêm của các nhóm ngành, thu nhập bình quân đầu người, thu ngân sách trên địa bàn đều tăng gấp đôi so với năm 2010; đảm bảo chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững; biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Tình hình chính trị, xã hội luôn ổn định, tạo môi trường tốt nhất cho việc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao về mọi mặt. Tạo tiền đề vững chắc, tạo bước phát triển nhanh và bền vững, nhanh chóng thu hẹp chênh lệch về trình độ phát triển với các tỉnh trong khu vực và sớm thoát khỏi tỉnh đặc biệt khó khăn, kém phát triển.

Từ phương hướng trên đặt ra một số mục tiêu chủ yếu đến năm 2020

là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

- Giá trị tăng thêm của nền kinh tế đạt tốc độ tăng bình quân 14,6%,

trong đó:

Quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang - 12

+ Các ngành dịch vụ tăng17,5%;

+ Công nghiệp - xây dựng tăng 19,5%;


+ Nông - lâm nghiệp tăng 5,5%.

- Cơ cấu kinh tế:+ Dịch vụ chiếm 39,5%;+ Công nghiệp - xây dựng chiếm 34,1%;+ Nông - lâm nghiệp chiếm26,4%.

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng trở lên;

- Huy động vốn đầu tư phát triển đạt 20.000 tỷ đồng; thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.300 tỷ đồng trở lên;

- Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu đạt 700 triệu USD;

- Tổng sản lượng lương thực đạt 40 vạn tấn;

- Độ che phủ rừng đạt 60%;

- Tỷ lệ huy động: Trẻ 0 - 2 tuổi đi nhà trẻ đạt 50%; trẻ 3 - 5 tuổi đi mẫu giáo đạt 98%; trẻ 6 - 14 tuổi đến trường đạt trên 98%.

- Hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,24%;

- Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá trên 60%; thôn, bản đạt tiêu chuẩn văn hoá 70%;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 45%; giải quyết việc làm cho 75.000 người;

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm trên 5%;

- Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện đạt 92%;

- Tỷ lệ phủ sóng phát thanh 98%; tỷ lệ phủ sóng truyền hình 92%;

- Đến năm 2020, có 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới; quy tụ trên

8.000 hộ dân sống rải rác trên các triền núi cao và vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét về sống tập trung tại các thôn, bản;

- Đạt tỷ lệ 70 thuê bao điện thoại/100 dân;

- Đến năm 2015, 100% số hộ thành thị và 70% số hộ nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh;

- Đảm bảo chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng – an ninh được giữ

vững;


4.2. Xác định đúng chiến lược đầu tư phát triển

Đầu tư phát triển có vai trò quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Việc xác định đúng đắn chiến lược đầu tư phát triển là yếu tố tiên quyết trong việc đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư. Xuất phát từ tình hình thực tế, từ những bài học thành công, không thành công và những thách thức mới trong lĩnh vực đầu tư, theo tôi tỉnh Hà Giang cần xác định chiến lược đầu tư phát triển như sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và huy động tối đa mọi nguồn lực trong tỉnh, thực hiện rộng rãi chủ trương tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng để dành vốn cho đầu tư phát triển. Có chính sách huy động các nguồn vốn, lao động trong dân cư để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng như làm giao thông - thuỷ lợi. Tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài như vốn đầu tư qua các Bộ, ngành Trung ương, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, các nguồn ODA, nguồn vốn của tổ chức phi Chính phủ. Vốn tín dụng đầu tư qua các ngân hàng. Tạo môi trường thu hút vốn đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư sản xuất kinh doanh.

- Thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo ra nhiều lợi thế trong hội nhập. Thực hiện tăng đáng kể mức đầu tư cho nông lâm nghiệp, giao thông thuỷ lợi, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến gắn với phát triển vùng nguyên liệu tại địa phương. Sớm hình thành một số ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh đã xác định được ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội để tập trung chỉ đạo đó là phát triển ngành công nghiệp thế mạnh của tỉnh, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phát triển làng nghề truyền thống và phát triển du lịch - dịch vụ. Lựa chọn và tập trung đầu tư cho các công trình trọng điểm của tỉnh như:


Một là, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, lấp đầy các khu công nghiệp Bình Vàng, cụm công nghiệp Nam Quang; phát triển các cụm công nghiệp theo quy hoạch; quy hoạch nâng cấp các cặp cửa khẩu Săm Pun ( huyện Mèo Vạc), cửa khẩu Phó Bảng (huyện Đồng Văn), cửa khẩu Mốc 5 (huyện Xín Mần) với phía đối đẳng thuộc tỉnh Vân Nam - Trung Quốc nhằm đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, xuất nhập khẩu.

Hai là, Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để các Bộ, ngành, các tập đoàn kinh tế triển khai xây dựng các cơ sở công nghiệp lớn, có tác động trực tiếp đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn: xi măng, chế biến quặng, chế biến gỗ, sản xuất dược liệu. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư lấp đầy các khu, cụm công nghiệp hiện có. Khuyến khích phát triển thủ công nghiệp và các ngành nghề mới, làng nghề truyền thống.

Ba là, tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, di tích ruộng bậc thang Hoàng Su phì gắn liền với bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử - văn hoá của khu di tích Nhà Vương, căng Bắc Mê và các khu du lịch khác.

Bốn là, cùng với việc phát triển các khu du lịch, tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để phát triển mạnh, đồng bộ và nâng cao chất lượng các hoạt động thương mại, dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển. Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, xuất - nhập khẩu tại Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, các chợ cửa khẩu; phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các chợ đầu mối, chợ nông thôn, các khách sạn, nhà hàng, siêu thị.

Khuyến khích và tạo đột phá trong hoạt động du lịch. Xây dựng và phát triển các tua, tuyến, điểm, khu du lịch đã được quy hoạch, xây dựng thương


hiệu, điểm nhấn trong hoạt động du lịch, các làng văn hoá dân tộc, sản phẩm văn hoá dân tộc đặc trưng.

Năm là, hoàn thiện một bước cơ bản về cơ sở hạ tầng then chốt về giao thông, thuỷ lợi, điện, bưu chính viễn thông, các công trình văn hoá xã hội, trường học, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí, công viên, quảng trường ...

Sáu là, xây dựng Bệnh viện Đa khoa 500 giường và nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh tại các huyện trong tỉnh.

Bảy là, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo không gian và lãnh thổ, phát triển đô thị gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ; phát triển nông thôn gắn với công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp nông thôn; quy hoạch khu dân cư, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trước hết là giao thông nông thôn, kiên cố kênh mương, nước sạch và vệ sinh môi trường nhằm thực hiện tốt. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đây là nhiệm vụ quan trọng thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, Khoá X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Tám là, kết hợp đầu tư mới với đầu tư chiều sâu cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, kết hợp đầu tư của Nhà nước với chủ trương xã hội hoá các lĩnh vực văn hoá, xã hội. Chú ý đầu tư cho vùng nghèo và các xã đặc biệt khó khăn. Cải cách thủ tục hành chính để nâng cao chất lượng lập, thẩm định dự án, các thủ tục xây dựng cơ bản, các khâu của quá trình quản lý đầu tư và xây dựng. Tranh thủ khai thác tối đa các công trình đã đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng.

4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Để hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn NSNN, nhiệm vụ đặt ra không chỉ chủ đầu tư, ban quản lý dự án mà trong tất


cả các khâu, các giai đoạn của dự án từ nghiên cứu cơ hội dự án cho đến khi dự án kết thúc xây lắp đi vào hoạt động. Dự án đầu tư vốn NSNN là công cụ cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút được các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tận dụng mọi cơ hội từ bên ngoài cho phát triển kinh tế của tỉnh. Do đó để khắc phục những tồn tại trong quản lý dự án trên địa bàn tỉnh, em xin phép được đưa ra một số kiến nghị sau:

4.3.1. Đổi mới công tác kế hoạch hoá đầu tư:

Kế hoạch hoá đầu tư là khâu tiền đề rất quan trọng trong quá trình đầu tư, là cơ sở để tiến hành đầu tư. Kế hoạch hoá đầu tư lập trên cơ sở chương trình và dự án được duyệt phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đồng thời phản ánh tất cả các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn. Kế hoạch đầu tư bao gồm: kế hoạch quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch chuẩn bị đầu tư, kế hoạch chuẩn bị thực hiện dự án; kế hoạch thực hiện dự án.

Để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cần khẩn trương đổi mới công tác kế hoạch hoá đầu tư theo hướng lập kế hoạch đầu tư dài hạn (5 năm hoặc ít nhất 3 năm) nhằm xác định cho được chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch đầu tư hàng năm. Tiến hành điều chỉnh cơ cấu đầu tư. Rà soát lại mục tiêu đầu tư, nguồn vốn và cơ cấu vốn của từng dự án bảo đảm tính hợp lý, hiệu quả. Lựa chọn dự án đầu tư hiệu quả đi đôi với tập trung vốn cho những công trình then chốt thuộc hạ tầng kinh tế xã hội, một số ngành công nghiệp quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế, những dự án có tính khả thi cao về vốn, có lợi thế về tài nguyên và đạt hiệu quả cao đối với toàn bộ nền kinh tế. Kiên quyết đình hoãn hoặc dãn tiến độ các công trình quy mô lớn thiếu tính khả thi về vốn và hiệu quả kinh tế xã hội thấp. Cần


cắt giảm các dự án không có hoặc có ít khả năng cạnh tranh, có nguy cơ lãng phí vốn gây gánh nặng cho nền kinh tế. Giảm dự án nhóm C đi đôi với việc rà soát và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các công trình và dự án nhằm tập trung vốn đầu tư cho những công trình quan trọng hiệu quả và cần thiết trước.

a. Về bố trí kế hoạch vốn đầu tư.

- Soát xét lại các công trình và nguồn vốn để cân đối đầu tư tập trung, dứt điểm. Xem xét một số công trình đã bố trí chuẩn bị đầu tư có thể ngừng triển khai nếu thấy chưa cấp bách để tập trung cho các dự án trọng điểm. Các dự án không trong quy hoạch, không rõ mục tiêu, không giải phóng được mặt bằng thì chưa đầu tư xây dựng.

- Trong việc bố trí kế hoạch đầu tư các năm sau cần quan tâm ưu tiên đầu tư cho vùng cao, vùng sâu, vùng xa, nhất là đối với một số xã đặc biệt khó khăn. Đề nghị các cấp lãnh đạo tỉnh cần thống nhất chủ trương, mục tiêu đầu tư, thống nhất giải thích thuyết phục một số huyện, ngành không được bố trí dự án thông suốt trong việc thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư khắc phục tư tưởng nể nang, chia vốn.

- Đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ phê duyệt những dự án hiệu quả khả thi và đảm bảo nguồn vốn, chỉ ghi kế hoạch thực hiện dự án đối với các dự án đã hoàn thành kế hoạch chuẩn bị đầu tư. Phấn đấu các dự án đưa vào kế hoạch cần tập trung vốn dứt điểm, đúng tiến độ, tránh dàn trải, kéo dài để sớm đưa công trình vào sử dụng phát huy hiệu quả.

- Trong công tác kế hoạch hoá đầu tư cần chú ý kết hợp giữa đầu tư mới với đầu tư chiều sâu để nâng cao hiệu quả kinh tế. Cần khắc phục ngay tình trạng dự án đã được bố trí kế hoạch vẫn chưa đủ thủ tục.

- Đề nghị cấp có thẩm quyền giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ động phối hợp với các Sở, ngành liên quan trong việc nắm đầy đủ và kịp thời toàn bộ các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn như nguồn vốn đầu tư của các Bộ,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/05/2022