Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 2

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 94

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 95

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 95

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm 95

3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm 95

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm 96

Tiểu kết chương 3 101

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 103

1. Kết luận 103

2. Khuyến nghị 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BD

Bồi dưỡng

BGDĐT

Bộ Giáo dục Đào tạo

CBQL

Cán bộ quản lý

CSVC

Cơ sở vật chất

CTGDPT

Chương trình giáo dục phổ thông

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GV

Giáo viên

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

HĐTVTLHĐ

Hoạt động tư vấn tâm lý học đường

HS

Học sinh

HSSV

Học sinh sinh viên

NL

Năng lực

NLTVTLHĐ

Năng lực tư vấn tâm lý học đường

NQ

Nghị quyết

NV

Nhân viên

QL

Quản lý

TCM

Tổ chuyên môn

TP

Thành phố

TT

Thông tư

TVTLHĐ

Tư vấn tâm lý học đường

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TW

Trung ương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Cấu trúc năng lực tư vấn tâm lý học đường của giáo viên trung học cơ sở 22

Bảng 2.1. Quy mô các trường THCS trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2018 39

Bảng 2.2. Đánh giá của khách thể điều tra về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên

ở các trường THCS 43

Bảng 2.3. Đánh giá của khách thể điều tra về nội dung bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh 46

Bảng 2.4. Ý kiến đánh giá của HS về mức độ hài lòng đối với hoạt động

tư vấn tâm lý học đường 48

Bảng 2.5. Đánh giá của khách thể điều tra về phương pháp bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS TP Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh 50

Bảng 2.6. Đánh giá của khách thể điều tra về hình thức bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS

thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh 53

Bảng 2.7. Ý kiến đánh giá của HS về các hình thức TVTLHĐ của GV thực hiện tại trường THCS 54

Bảng 2.8. Đánh giá của khách thể điều tra về thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh 57

Bảng 2.9. Đánh giá của khách thể điều tra về thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh 60

Bảng 2.10. Đánh giá của khách thể điều tra về thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh 62

Bảng 2.11. Đánh giá của khách thể điều tra về thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh 65

Bảng 2.12. Đánh giá của khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS TP Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh 67

Hình 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh 96

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành

phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh 97

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho GV ở trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh 99

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong giai đoạn hiện nay, khi đời sống kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, thanh niên, học sinh đang trải qua nhiều biến động tích cực lẫn tiêu cực, mặt trái của kinh tế thị trường và sự bùng nổ thông tin, với nhiều thông tin thiếu lành mạnh đang tác động mạnh đến đời sống làm cho thế hệ trẻ có nhiều biểu hiện nhận thức lệch lạc và sống xa rời các giá trị đạo đức truyền thống, tình trạng bạo lực học đường có tổ chức ngày một gia tăng. Có nhiều nguyên nhân khách quan như mặt trái của kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập quốc tế, nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng.

TVTLHĐ là hình thức trợ giúp tâm lý đắc lực không những cho HS mà còn cho các lực lượng giáo dục khác từ ban giám hiệu, GV, giám thị… Hoạt động TVTLHĐ giúp HS tự mình khắc phục khó khăn về các vấn đề tâm lý khác nhau nảy sinh trong học tập, hoạt động hướng nghiệp và trong các mối quan hệ xã hội (với bạn bè, thầy, cô giáo, người thân…) ở bất kỳ thời điểm nào.

Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT “Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông” có hiệu lực từ 2-2-2018 (Thông tư 31), góp phần giải quyết những tồn tại hiện nay. Tuy nhiên, một hạn chế lớn trong thực tiễn triển khai công tác tham vấn, tư vấn học đường chính là nguồn nhân lực có đủ trình độ và kỹ năng. Hiện hầu hết các nhà trường THCS chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác tham vấn tâm lý. Đội ngũ công tác tham vấn tâm lý trong nhà trường chủ yếu là giáo viên một số môn Ngữ văn, Giáo dục công dân. Một số khác là giáo viên dạy Lịch sử, Địa lý hay cán bộ chuyên trách tại các phòng ban như phòng Công tác học sinh, sinh viên, Đoàn Thanh niên, Đội TNTPHCM. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm công tác tham vấn tâm lý đều được tập huấn nâng cao trình độ nhưng nội dung tài liệu tập huấn còn chưa chuẩn hóa. Cán bộ tập huấn không phải là chuyên gia tham vấn học đường có nhiều kinh nghiệm thực tế làm hạn chế năng lực tham vấn tư vấn trên thực tế của đội ngũ này.

Ở Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh, những năm qua, vấn đề bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS bắt đầu được các cấp quản lý giáo dục quan tâm. Tuy nhiên, hiệu quả của việc tư vấn tâm lý học đường cho học sinh còn hạn chế. Trong quá trình tư vấn, không ít giáo viên chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân mà chưa có kĩ năng thực sự bài bản cho quá trình tư vấn. Những điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho đội ngũ giáo viên…

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn Thành phố.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở trường THCS.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

4. Giả thuyết khoa học

Quá trình triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh còn có những hạn chế nhất định như: nội dung, hình thức bồi dưỡng chưa phù hợp; phương pháp bồi dưỡng chưa giúp giáo viên nâng cao được năng lực tư vấn tâm lý cho học sinh …Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong

đó có nguyên nhân thuộc về quản lý; do vậy, nếu đề xuất và thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp quản lý phù hợp với tình hình thực tiễn thì hiệu quả của việc bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn Thành phố sẽ được nâng cao.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở trường THCS.

5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực TVTLHĐ cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lý cơ bản về bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

6.2. Về địa bàn khảo sát: Tiến hành khảo sát tại 6 trường THCS thuộc địa bàn Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh. Cụ thể: trường THCS Hải Xuân, THCS Hòa Lạc, THCS Trà Cổ, THCS Bình Ngọc, THCS Vạn Ninh, THCS Ka Long.

Tổng số khách thể điều tra: 305 người, trong đó có 35 cán bộ quản lý, 120 giáo viên và 150 học sinh ở các trường THCS được khảo sát.

6.3. Về thời gian khảo sát: Tiến hành tháng 3-6/2020.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp quan sát: Quan sát các biểu hiện của hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường của giáo viên cho học sinh ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh để thu thập thông tin thực tiễn cho đề tài.

7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng các mẫu phiếu điều tra để trưng cầu ý kiến của CBQL, giáo viên, học sinh về hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS được khảo sát.

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ CBQL, giáo viên về hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS được khảo sát để thu thập thông tin thực tiễn cho đề tài.

7.2.4. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý về việc đánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Dựa trên việc tổng kết, đánh giá nội dung, cách thức triển khai hoạt động bồi dưỡng, tiến hành đánh giá ưu điểm, hạn chế của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

7.3. Các phương pháp xử lý số liệu bằng toán học thống kê

Dùng các phần mềm thống kê để tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu thu được từ nhiều nguồn khác nhau.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu; Kết luận, khuyến nghị; Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở trường THCS.

Chương 2. Thực trạng quản lý quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Chương 3. Biện pháp quản lý quản lý bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý học đường cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 15/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí