Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế nuôi tôm hùm tỉnh Phú Yên - 2

0,0212 - 0,00159 = 0,8723< 1. Điều này cho thấy năng suất theo qui mô đầu tư trong nuôi tôm hùm là giảm dần.

Kết quả giá trị sản phẩm trung bình đều mang số dương và phù hợp với lý thuyết. Giá trị của sản phẩm biên (MPi) thấp hơn giá trị sản phẩm trung bình (APi) cho thấy năng suất tôm hùm ở tỉnh Phú Yên hiện nay là giảm dần theo quy mô đầu tư các yếu tố đầu vào.

Các hộ nuôi tôm hùm chưa sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào để đạt được lợi nhuận tối đa. Để có thể đạt được hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm hùm thì các hộ nuôi tôm có thể tăng mật độ nuôi thêm 2,417 con/m3 và giảm bớt lượng thức ăn 65,85 kg/m3 với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất các giải pháp và gợi ý các chính sách liên quan đến giống, thức ăn, thuốc cho tôm hùm cũng như các vấn đề liên quan đến việc tập huấn, tuyên truyền, nâng cao trình độ nuôi tôm của chủ hộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho tôm hùm nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Yên.


Chương 1: GIỚI THIỆU‌

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu:‌

Nuôi tôm hùm hiện nay mang lại giá trị kinh tế rất cao. Sau mỗi vụ thu hoạch tôm hùm, người nuôi trồng có thể thu được lợi nhuận gấp đôi chi phí bỏ ra. Theo báo cáo tại Hội thảo “Phát triển tôm hùm bền vững khu vực miền Trung” ngày 16/8/2015 thì từ đầu năm 2014 giá tôm hùm thương phẩm gần 2,5 triệu đồng/kg, đến năm 2015 còn khoảng 1,2-1,3 triệu đồng/kg cao hơn rất nhiều so với các mặt hàng nông, lâm, thuỷ hải sản khác ở nước ta. Nghề nuôi tôm hùm bằng lồng ở Việt Nam thực sự phát triển từ năm 2000. Đến tháng 8/2015, số lượng lồng nuôi ước tính hơn 53.000 lồng, trong đó Phú Yên có hơn 23.627 lồng, Khánh Hòa 28.455 lồng…với khoảng 8.000-10.000 hộ nuôi, sản lượng đạt khoảng 1.600 tấn/năm, đem lại nguồn thu 3.500 tỷ đồng/năm.

Phú Yên là một trong những tỉnh nuôi tôm hùm nhiều nhất Việt Nam. Với đường bờ biển dài 189km của tỉnh Phú Yên có tiềm năng lớn để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Nhiều dãi núi lan ra biển hình thành eo, vịnh, đầm phá và với nhiều hòn đảo có thể che chắn được sóng gió, tạo điều kiện cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản lồng bè cũng như nghề nuôi tôm hùm.

Tuy nhiên, nghề nuôi tôm hùm ở nước ta nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế. Sau hơn một thập kỷ phát triển, nghề nuôi tôm hùm vẫn còn bị động về nguồn giống, dịch bệnh ngày càng tăng xử lý môi trường nuôi chưa đúng cách, giá đầu vào ngày càng tăng, giá cả và thị trường đầu ra bấp bênh, thiếu quy hoạch, sản lượng tôm hùm không ổn định. Đây là một thách thức lớn cho các hộ nuôi tôm hùm và các nhà hoạch định chính sách. Mối quan tâm hàng đầu của các chủ hộ nuôi cũng như các nhà quản lý là khả năng sinh lời và ổn địnhcủa nghề nuôi. Do đó, phân tích khả năng sinh lời của nghề nuôi tôm hùm ở các góc độ tiếp cận khác nhau, nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế bằng cách sử dụng tối ưu các yếu tố đầu trong nuôi tôm hùm là một nhu cầu bức thiết nhằm giúp các nhà quản lý khuyến cáo chủ hộ nuôi và đề ra các biện pháp, chính sách nhằm phát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.


triển nghề nuôi tôm hùm.

Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế nuôi tôm hùm tỉnh Phú Yên - 2

Thông qua đề tài “Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế nuôi tôm hùm tỉnh Phú Yên” có thể sẽ cung cấp cái nhìn sâu hơn về các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất tôm hùm, từ đó phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của chúng tới hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng tôm hùm của các nông hộ ở tỉnh Phú Yên. Trên cơ sở đó sẽ gợi ý một số biện pháp và chính sách nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi trồng tôm hùm ở tỉnh Phú Yên.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:‌

1.2.1 Mục tiêu tổng quát‌

Nhận diện, phân tích sự tác động của các yếu tố đầu vào đến năng suất tôm hùm và phân tích hiệu quả kinh tế sẽ giúp cho việc đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng năng suất tôm hùm ở tỉnh Phú Yên.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể‌

- Xác định, phân tích tác động của yếu tố đầu vào đối với năng suất tôm hùm ở tỉnh Phú Yên.

- Phân tích hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm hùm tỉnh Phú Yên.

- Đề xuất các giải pháp và gợi ý một số chính sách nhằm góp phần làm tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm hùm tỉnh Phú Yên.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu:‌

- Các yếu tố đầu vào ảnh hưởng như thế nào đến năng suất tôm hùm ở tỉnh Phú Yên?

- Hiệu quả kỹ thuật của các yếu tố đầu vào sử dụng tại các hộ nuôi tôm hùm ở tỉnh Phú Yên? Các yếu tố đầu vào có được sử dụng hiệu quả để đạt lợi nhuận tối đa hay không?

- Làm sao để nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh Phú Yên?


1.4 Phương pháp phân tích số liệu:‌

Đề tài sử dụng Excel để nạp số liệu thu thập và tính toán những chỉ tiêu quan trọng trong sản xuất. Sử dụng phần mềm Stata, để phân tích thống kê mô tả, phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định các giả thiết cần thiết cho đề tài.

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:‌

Đối tượng nghiên cứu: về tình hình nuôi tôm hùm, các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, các chi phí, doanh thu và lợi nhuận từ việc nuôi tôm hùm của các hộ đại diện cho 09 huyện, thi xã và thành phố thuộc tỉnh Phú Yên.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung khảo sát thực tiễn số liệu tình hình nuôi tôm hùm vụ chính năm 2015 tại 5 xã, phường thuộc thị xã Sông Cầu, có diện tích, số lồng, số hộ nuôi tôm hùm lớn nhất và đặc trưng cho tỉnh Phú Yên là xã Xuân Cảnh, xã Xuân Phương, phường Xuân Yên, phường Xuân Thành, phường Xuân Đài.

1.6 Các bước tiến hành nghiên cứu:‌

- Xác định vấn đề cần nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, phương pháp phân tích số liệu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Xác định các cơ sở lý thuyết liên quan.


- Thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp.

- Phân tích số liệu, kiểm định giả thiết, mô hình.

- Đưa ra kết quả nghiên cứu chính của đề tài.

- Đề xuất biện pháp và gợi ý chính sách.

1.7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:‌

Đề tài đã vận dụng lý thuyết về kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng, lý thuyết về hàm sản xuất Cobb – Douglass… xác định được các yếu tố đặc trưng tác động đến năng suất của việc nuôi tôm hùm. Trên cơ sở số liệu thu thập thực tế từ các hộ nuôi tôm hùm, áp dụng các mô hình kinh tế


để chứng minh sự ảnh hưởng các yếu tố này đến hiệu quả kinh tế trong việc nuôi tôm hùm. Đề xuất các biện pháp và gợi ý các chính sách nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm hùm.

1.8 Cấu trúc của đề tài‌

Đề tài gồm có 6 Chương.


Chương 1: Giới thiệu.

Giới thiệu những vấn đề cơ bản của nghiên cứu như: đặt vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp phân tích số liệu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu; trình bày các bước tiến hành nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài và cấu trúc của đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan.

Trình bày các lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu bao gồm lý thuyết về nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, lý thuyết hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp, lý thuyết các yếu tố đầu vào, các phương pháp phân tích kinh tế sử dụng hàm sản xuất, định luật năng suất biên giảm dần và các ứng dụng của hàm sản xuất Cobb – Douglas; các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước liên quan đến đề tài.

Chương 3: Phương pháp thực hiện nghiên cứu.

Trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu bao gồm chọn mẫu nghiên cứu, thu thập số liệu và phân tích số liệu.

Chương 4: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.

Trình bày tổng quan đặc điểm địa bàn nghiên cứu, tình hình nuôi trồng thủy sản tỉnh Phú Yên, tình hình nuôi tôm hùm ở tỉnh Phú Yên, quy định kỹ thuật nuôi tôm.

Chương 5: Kết quả nghiên cứu về sản xuất và hiệu quả nuôi tôm hùm.


Phân tích thống kê mô tả về tình hình nuôi tôm hùm của các hộ và thống kê kết quả sản xuất, phân tích hạch toán từng phần, phân tích kết quả mô hình hàm sản xuất, phân tích lượng yếu tố đầu vào tối ưu.

Chương 6: Kết luận và đề xuất

Kết luận nội dung và kết quả nghiên cứu chính, đề xuất một số biện pháp và gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm hùm của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.


Chương 2: LÝ THUYẾT LIÊN QUAN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU‌

TRƯỚC ĐÂY


2.1 Các lý thuyết liên quan‌


2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nuôi trồng thuỷ sản:‌


2.1.1.1 Khái niệm


Kinh tế hộ gia đình được xem là tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, được pháp luật thừa nhận là đơn vị kinh tế cơ sở. Hộ nông dân trở thành đơn vị tự chủ trong sản xuất nông nghiệp. Các thành viên có tài sản chung, đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (Mai Thị Thanh Xuân và ctg, 2013).


Nuôi trồng thuỷ sản là quá trình nuôi trồng các loài thủy sinh bao gồm cá, nhuyễn thể, giáp xác và thuỷ thực vật ở trong đất liền và vùng ven bờ, bao gồm cả sự can thiệp vào quá trình ương nuôi để tăng sản lượng và các tổ chức và cá nhân thực hiện hoạt động nuôi trồng thủy sản (FAO, 2008). Nghề nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới có lịch sử từ khoảng 500 năm trước công nguyên ở Trung Quốc. Nghề nuôi thủy sản ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 1960 và phát triển nhanh chóng từ những năm thập niên 1970 (Nguyễn Thanh Phương và ctg, 2009).

2.1.1.2 Đặc điểm nuôi trồng thuỷ sản:

Hoạt động nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản xuất ngoài trời và đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng là các loại động vật sống trong môi trường nước, có máu lạnh, chịu ảnh hưởng trực tiếp của rất nhiều các yếu tố môi trường. Sinh vật và các điều kiện sản xuất như thời tiết, khí hậu các yếu tố môi trường (thuỷ lý, thuỷ hoá, thuỷ sinh)…tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và có sự biến đổi khôn lường. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất giúp đối tượng nuôi trồng phát triển tốt, đạt được năng suất, sản lượng cao và ổn định chỉ khi nào phù hợp với các yêu cầu sinh thái, phù hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển và sinh sản của các đối tượng nuôi


trồng thì mới. Do đó, muốn cho các đối tượng nuôi trồng phát triển tốt, con người phải tạo được môi trường sống phù hợp cho từng đối tượng.

Trong quá trình sản xuất, ngành nuôi trồng thủy sản vừa chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên, vừa chịu sự chi phối của quy luật kinh tế. Điều kiện khí hậu, thời tiết của từng vùng ở Việt Nam có sự khác nhau. Cùng một đối tượng nuôi nhưng ở những địa phương khác nhau thì mùa vụ sản xuất khác nhau, do đó, hiệu quả kinh tế của nó cũng không giống nhau. Hơn nữa, mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng cũng quyết định trình độ thâm canh và khả năng sản xuất của nghề nuôi trồng thủy sản.

Nghề nuôi trồng thủy sản mang tính thời vụ rất rõ rệt. Trong nuôi trồng thủy sản bên cạnh sự tác động trực tiếp của con người, các đối tượng nuôi còn chịu sự tác động của môi trường tự nhiên. Vì vậy, trong nuôi trồng thủy sản, thời gian lao động không hoàn toàn ăn khớp với thời gian sản xuất. Nhân tố cơ bản quyết định tính thời vụ là quy luật sinh trưởng và phát triển của các đối tượng nuôi trồng. Mặt khác, tính thời vụ của ngành nuôi trồng thủy sản đòi hỏi mỗi hộ nông dân phải có kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt việc thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm như việc xác định giá bán theo mùa cho phù hợp.

2.1.2 Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng‌


Hiệu quả kinh tế hay hiệu quả sản xuất là phạm trù kinh tế bao gồm hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Hiệu quả kỹ thuật là khả năng một hộ sản xuất có thể đạt đến mức sản lượng tối đa từ một tập hợp nhất định các yếu tố đầu vào cho trước ứng với trình độ kỹ thuật nhất định. Hiệu quả phân phối được xem là việc phối hợp tối ưu về giá trị các yếu tố đầu vào để tối thiểu hoá chi phí cho một mức sản lượng hay tối đa hoá lợi nhuận. Hiệu quả kinh tế là tích số giữa hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối (Farrel, 1957).


Đánh giá về hoạt động kinh tế của hệ thống nuôi trồng là đánh giá về số lượng một cách tổng thể của toàn bộ hệ thống và các hoạt động sản xuất diễn ra trong hệ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023