Những Công Trình Nghiên Cứu Về Pháp Luật Đầu Tư Theo Hình Thức Đối Tác Công Tư Nói Chung Và Về Hợp Đồng Bot Nói Riêng

tâm nghiên cứu Công ích), Đại học Florida. Bài báo đăng vào 1 tháng 6 năm 2010, trong Public Administration.

Bài viết này phân tích quy định của hợp đồng trong quan hệ đối tác công tư (PPP) cho các dịch vụ kết cấu hạ tầng. Công trình đưa ra nghiên cứu tại EU, hợp đồng BOT với việc thực hiện các bước chuyển nhượng, giao thầu và quản lý. Một số tính năng của các hợp đồng BOT bao gồm việc chia sẻ trách nhiệm và rủi ro giữa các đối tác nhà nước và tư nhân, một cách tiếp cận vòng đời dự án, và khuyến khích (đầu ra) thanh toán đề án. Công trình cho thấy rất nhiều nghiên cứu về BOT đã tập trung vào các nước đang phát triển, nơi mà thường là thiếu minh bạch và chuyên nghiệp trong thực hiện và quản lý các dự án BOT, thiếu các thủ tục để ngăn chặn tham nhũng. Nghiên cứu này rút ra bài học từ một phân tích chi tiết hợp đồng BOT tại Bồ Đào Nha, Phân tích này giúp bước đầu có thể tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa đầy đủ của thỏa thuận thể chế được rộng rãi sử dụng. Công trình này đã nghiên cứu khái quát về hợp đồng BOT, đồng thời chỉ ra thế mạnh và hạn chế, vấn đề thiết kế hợp đồng và các lý do phổ biến của một số hợp đồng thất bại. Nghiên cứu này giúp cho tác giả luận án thấy được tầm quan trọng của việc thiết kế và giám sát, quản lý các hợp đồng BOT để từ đó nghiên cứu các quy định pháp luật của Việt Nam khi điều chỉnh vấn đề này như thế nào? Việc kiểm soát các thủ tục đấu thầu và thiết kế hợp đồng được pháp luật quy định ra sao? Trên cơ sở đó, tác giả luận án có thể đưa ra các khuyến nghị về việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng BOT.

- (Roberto, 2004) Resource Book On PPP Case Studies, Sách xuất bản vào tháng 6/2004 bởi Liên minh châu Âu, tác giả: Roberto Ridolfi.

Công trình nghiên cứu về nhu cầu hỗ trợ chính trị và cam kết bền vững được thể hiện rõ ràng nhất là đối với các dự án lớn và những dự án đầu tiên mà phát triển và thực hiện theo hình thức BOT như thế nào? Kết hợp với đó là sự cần thiết nhận ra giá trị rõ ràng với tiền từ dự án và nêu lên một minh chứng rằng các cấu trúc hợp đồng dự án BOT sẽ sử dụng chi phí hiệu quả hơn so với phương thức mua sắm truyền thống và sẽ mang lại giá trị vượt trội về tiền. Điểm đáng lưu ý của công trình này là những phân tích, đánh giá về rủi ro, chia sẻ rủi ro trong các dự án theo hợp đồng BOT giữa các bên đối tác công tư như thế nào. Những yếu tố nào góp phần tạo nên sự thành công của các dự án theo hợp đồng BOT như: sự cần thiết của một môi trường pháp lý và quy định có hiệu lực và được quy định rõ ràng. Điều này cho phép các hợp đồng được xác định chắc chắn và cho phép các bên hiểu được ranh giới của sự tương tác lẫn nhau; việc phân tích dự án chặt chẽ được thực hiện bởi cả hai bên. Những vấn đề này sẽ được tác giả nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay, các quy định pháp luật hiện hành được ban hành để điều chỉnh về vấn đề chia sẻ rủi ro

như thế nào, có bảo đảm nguyên tắc chung là rủi ro tốt nhất cần được chịu bởi bên có khả năng quản lý chi phí hiệu quả hay không?

- (Yongjian K., ShouQing W., Albert P.C., Patrick T.I., 2010) Preferred Risk Allocation in China's Public- Private Partnership (PPP) Projects (Phân bổ rủi ro ưu tiên trong các dự án PPP tại Trung Quốc), tác giả: Yongjian K., ShouQing W., Albert P.C., Patrick T.I. Bài báo đăng 7/2010, trong tạp chí International Journal of Project Management (Tạp chí Quốc tế về Quản lí dự án), trang 482-492.

Công trình nghiên cứu về việc phân bổ rủi ro trong các dự án theo hợp đồng BOT của Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực công chịu phần lớn trách nhiệm cho 12 rủi ro khác liên quan đến chính phủ hay quan chức chính phủ và những hành động của họ. Mười bốn rủi ro không thuộc về khu vực công, cũng không thuộc về khu vực tư nhân mà có thể tự giải quyết thì được ưu tiên phân bổ đồng đều. Khu vực tư nhân chịu phần lớn trách nhiệm cho 10 rủi ro ở cấp độ dự án. Điều thú vị là, không có rủi ro nào phân bổ riêng chỉ cho khu vực tư nhân. Phân tích sâu hơn về những lý do đằng sau các ưu đãi phân bổ cũng được tiến hành. Bài viết này cố gắng phát triển một cơ chế phân bổ rủi ro công bằng cho việc thực hiện các dự án theo hợp đồng BOT ở Trung Quốc. Các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc thực hành và nghiên cứu quản lý rủi ro cho các dự án BOT tại Trung Quốc và cũng cung cấp thông tin có giá trị cho những công ty quốc tế có ý định đầu tư vào xây dựng hạ tầng ở Trung Quốc. Công trình này chỉ nghiên cứu về việc phân bổ rủi ro trong các dự án PPP được thực hiện tại Trung Quốc. Công trình này là tài liệu rất có giá trị để tác giả luận án tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế trong việc phân bổ rủi ro ra sao. Ở Việt Nam, pháp luật có vai trò như thế nào trong việc giảm thiểu rủi ro của các dự án đầu tư theo phương thức hợp đồng BOT.

- Luận án tiến sĩ của tác giả Thân Thanh Sơn (2015) với đề tài: “Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức đối tác công tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam”. Về cơ sở lý luận, luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về hình thức hợp đồng BOT, lựa chọn, bổ sung một số khái niệm trong việc xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT giao thông đường bộ theo hình thức hợp đồng BOT. Xác định danh mục các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức BOT phù hợp với điều kiện chính trị - luật pháp - KTXH ở Việt Nam. Về mặt thực tiễn, luận án xác định các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức hợp đồng BOT ở Việt Nam, từ đó, thực hiện phân bổ các yếu tố rủi ro đến các bên đối tác. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất kiểm soát một số yếu tố rủi ro cơ bản nhằm phát triển CSHT giao thông đường bộ ở Việt Nam. Ý nghĩa khoa học của đề tài thể hiện ở việc luận án góp phần làm rõ, bổ sung thêm lý luận về rủi ro và phân bổ rủi ro trong hình thức hợp đồng BOT

về phát triển CSHT giao thông đường bộ. Đồng thời, đề tài luận án nhận diện được danh mục các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT theo hình thức BOT phù hợp với điều kiện chính trị - luật pháp - KTXH ở Việt Nam. Đây là một trong những công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển kết cấu hạ tầng. Công trình này là một trong các nguồn tài liệu để tác giả của luận án tiếp tục nghiên cứu dưới góc độ pháp lý các quy định pháp luật hiện nay ở Việt Nam trong việc điều chỉnh phân bổ rủi ro như thế nào trong các dự án PPP.

- Young và cộng sự (2009) đã phân tích dự án BOT trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ gắn liền với sự tham gia của nhà nước, nhà đầu tư tư nhân, đối tượng thụ hưởng và các bên có liên quan và đã chỉ ra bốn yếu tố tác động đến dự án PPP nói riêng và BOT nói chung là nhà nước, lựa chọn nhượng quyền, rủi ro dự án và tài chính cho dự án. Để đảm bảo dự án BOT đường bộ thành công, nhà nước cần hoàn thiện chính sách theo hướng tạo môi trường đầu tư thuận lợi, phân bổ rủi ro hợp lý, lựa chọn đối tác có năng lực, bảo lãnh tỷ giá và doanh thu tối thiểu, ổn định vĩ mô.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

- Cuttaree (2008) xác định các yếu tố thành công của PPP tại Chile và Mexico trong điều kiện sau khủng hoảng bao gồm: quy hoạch dự án PPP tốt, nghiên cứu khả thi dự án tốt, dự báo doanh thu và chi phí chính xác, khuôn khổ luật pháp phù hợp, thể chế nhà nước mạnh, quản lý kinh tế vĩ mô tốt, người sử dụng có khả năng thanh toán, đấu thầu cạnh tranh và minh bạch. Mặc dù vậy, tác giả chưa chỉ ra được mức độ quan trọng của từng nhân tố đối với thành công của dự án PPP.

Nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện các dự án PPP trong lĩnh vực đường bộ của Australia với nghiên cứu sâu Dự án Airport Link, Banks (2008) đã chỉ ra rằng những điều kiện thành công của dự án PPP ngành đường bộ là: (i) cam kết chính trị mạnh mẽ của Nhà nước; (ii) có luận chứng kinh tế đúng đắn, (iii) tìm hiểu kỹ thị trường trước khi tiến hành quá trình đấu thầu; (iv) năng lực của nhóm cán bộ chuẩn bị dự án. Pascual (2008) nghiên cứu dự án đường cao tốc theo hình thức PPP tại Philipin đã chỉ ra điều kiện tiên quyết cho thành công dự án là việc thể chế hóa PPP thông qua khung chính sách, pháp lý và chương trình truyền thông toàn diện về PPP.

Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 3

- Trên cổng thông tin điện tử của Viện chiến lược và chính sách tài chính thuộc Bộ Tài chính có bài viết về “Xã hội hóa đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức BOT” được đăng ngày 29/09/2017 đã cung cấp các số liệu về lượng vốn đấu tư, vốn giải ngân theo hình thức hợp đồng BOT của ngành GTVT giai đoạn 2011 - 2016, một số thành quả mà các dự án BOT giao thông đã đạt được đồng thời cũng đồng thời cũng phân tích những bất cập, hạn chế của hình thức hợp đồng BOT.

- Về thực trạng các dự án BOT cũng có một số bài báo, bài viết phân tích, điểm qua tình hình thực hiện dự án như: bài viết “Bí ẩn hợp đồng BOT đường bộ: Nhà đầu tư luôn có lãi?” đã được một số chuyên gia phản ánh và nhà báo Hà Duy thông tin trên Báo điện tử Vietnamnet ngày 16/05/2016. Thực trạng thu phí hợp đồng BOT trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã được phản ánh qua bài “Tiền dân vào túi ai ?” của tác giả Sỹ Lực đăng trên Báo tiền phong điện tử ngày 26/12/2016. Sai phạm trong công tác quản lý và khai thác dự án BOT đã được tác giả Tuấn Dũng thông tin trong bài viết “ Dự án BOT ký hợp đồng khi chưa cấp phép đầu tư”, Báo tuổi trẻ ngày 28/11/2016. Tác giả Bảo Như có bài viết “Sai phạm dày đặc tại Dự án BOT cầu Đồng Nai” đăng trên Báo đầu tư Online ngày 29/10/2016.

- Tác giả Werner Rugermer trong cuốn sách “Heuschrecken” im offentlichan Raum: Public Private Partnéhip - Anatomie einé globalen Finanzinstruments, đã cho rằng các nguyên tắc của quan hệ đối tác công tư (PPP) phát triển tại Anh và được áp dụng ở EU và ở Đức như một phương thuốc mới cho giải quyết các khoản nợ tồn đọng và đầu tư. Ở đó, nhà đầu tư không chỉ đảm nhiệm việc xây dựng, chẳng hạn một trường học, một con đường hay nhà máy xửa lý mà cả kế hoạch, tài chính hóa và hoạt động dài hạn. Bên cạnh những đặc điểm và kết quả ở Anh, cuốn sách này cung cấp các nghiên cứu trường hợp mạng lưới vận động hành lang và pháp luật ở Đức.

- Nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện các dự án PPP trong lĩnh vực đường bộ của Australia với nghiên cứu sâu Dự án Airport Link, Banks (2008) đã chỉ ra rằng những điều kiện thành công của dự án PPP ngành đường bộ là: (i) cam kết chính trị mạnh mẽ của Nhà nước; (ii) có luận chứng kinh tế đúng đắn, (iii) tìm hiểu kỹ thị trường trước khi tiến hành quá trình đấu thầu; (iv) năng lực của nhóm cán bộ chuẩn bị dự án. Pascual (2008) nghiên cứu dự án đường cao tốc theo hình thức PPP tại Philipin đã chỉ ra điều kiện tiên quyết cho thành công dự án là việc thể chế hóa PPP thông qua khung chính sách, pháp lý và chương trình truyền thông toàn diện về PPP.

Tác động của khủng hoảng đến PPP là chủ đề được tập trung nghiên cứu trong lĩnh vực này kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định bối cảnh hiện nay tạo điều kiện cho các nước phát triển PPP ở cấp độ cao hơn, thích nghi với điều kiện môi trường sau khủng hoảng.

- Dự án đầu tư theo hình thức BOT ở các nước đang pháp triển và các nước mới nổi cũng được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu và chỉ ra nét đặc thù. Finlayson (2008) nghiên cứu về xu thế mới trong việc tạo nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng ở Hàn Quốc và Ấn độ, từ đó đưa ra những thách thức trong việc tạo nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức hợp đồng BOT bao gồm: Tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định; Xây dựng khung pháp lý cho việc nhượng quyền khai thác công trình hạ tầng; Xây dựng quy trình giải quyết tranh chấp; Đưa ra

khung chính sách ổn định cho dự án; Đảm bảo biện pháp khắc phục về mặt pháp lý cho các tổ chức cho vay trong trường hợp rủi ro; Thiết kế dự án hiệu quả và có khả năng gọi vốn; Xây dựng cơ chế giảm nhẹ rủi ro.

- UNESCAP (2011) đã chỉ ra các vấn đề của PPP trong đầu tư xây dựng hạ tầng tại các nước đang phát triển khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khu vực công chưa đủ năng lực thực thi dự án PPP thiếu thể chế, văn bản hướng dẫn và tài liệu kỹ thuật khiến công chức khó khăn trong việc phát triển và thực hiện dự án trong khi công chúng có thể có nhiều hiểm lầm về PPP.

- Những nguyên nhân dẫn đến thất bại của BOT trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại một quốc gia Đông Nam Á là Malaysia được Ward, J.L. anh Sussman, J.M (2005) đưa ra bao gồm: hạn chế trong khả năng hỗ trợ của Chính phủ, chính sách không đồng bộ, bất ổn về chính trị, thiếu minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư và mức giá thu phí thấp. Để đảm bảo sự thành công của dự án BOT, những thay đổi chính sách cần thiết là: (i) Nhà nước không nên giới hạn các đề xuất dự án của khu vực tư nhân, với điều kiện những đề xuất đó hướng tới mục tiêu của Nhà nước; (ii) Nhà nước cần có những giải pháp phù hợp để giảm thiểu chi phí cho các dự án BOT; (iii) Cần chuẩn hóa một quy trình đánh giá cạnh tranh trọng lựa chọn nhà đầu tư để tăng hiệu quả đầu tư; (iv) Các điều khoản hợp đồng nên linh hoạt.

- Yescombe (2007) và Maluleke, K.J (2008) khẳng định rằng vai trò của nhà nước được coi là một trong những yếu tố quyết định thành công của dự án BOT. Nhà nước giữ vai trò phát triển và quản lý dự án BOT. Một cơ chế không phù hợp và năng lực nhà nước yếu kém sẽ dẫn đến nhiều thất bại. Nhiệm vụ của nhà nước là tạo lập những điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tiếp cận, tham gia dự án BOT, cụ thể: (i) Tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn với điều kiện xã hội, pháp luật, kinh tế và tài chính ổn định, cung cấp thêm các hỗ trợ riêng biệt hoặc thực hiện bảo lãnh. (ii) Thiết lập khung chính sách và pháp luật đầy đủ. Chính sách hỗ trợ của chính phủ là rất cần thiết nhất là đối với các nước đang phát triển. Pháp luật đầy đủ, minh bạch, thống nhất là điều kiện tiên quyết để gia tăng niềm tin của nhà đầu tư tư nhân, phân chia rủi ro phù hợp và tránh những rủi ro tiềm tàng, đảm bảo hiệu quả cho dự án BOT. (iii) Cần có cơ quan quản lý và giám sát chuyên biệt để thực hiện việc xúc tiến các mối quan hệ, làm cầu nối giữa các nhà đầu tư nước ngoài với chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước, hòa giải các xung đột phát sinh.

- Luận án tiến sĩ của Miranda Sarmento J.J. tại Trường Kinh doanh và Kinh tế Catolica Lisbon School, Bồ Đào Nha (Miranda Sarmento, 2014) Public Private Partnerships (Đầu tư theo quan hệ đối tác công tư). Công trình đã nghiên cứu vấn đề này từ góc độ tài chính, do đó công trình nghiên cứu này xem xét một số khía cạnh PPP như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu về phân bổ rủi ro, định giá và VFM (Value for money), sử dụng một số ví dụ từ Bồ Đào Nha. Công trình nghiên cứu cụ thể đối với trường hợp Bồ Đào Nha, vì đây là một trong những nước áp dụng PPP sớm từ năm 1993, Bồ Đào Nha đã được sử dụng PPP mạnh mẽ, chủ yếu để xây dựng đường cao tốc và trong ngành y tế. Bồ Đào Nha đã sử dụng PPP để xây dựng một mạng lưới đường cao tốc rộng khắp. Nhờ đó, Bồ Đào Nha trở thành một trong những nước có mật độ đường cao tốc nhiều nhất ở châu Âu.

Thứ hai, công trình chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của mô hình PPP là gì, và chúng tương tác với nhau như thế nào - khi mà một số lợi thế có thể dẫn đến một số bất lợi.

Thứ ba, mô tả các kinh nghiệm của Bồ Đào Nha trong đàm phán lại PPP từ đó rút ra kết luật: Một khuôn khổ thể chế tốt hơn, được định nghĩa khi rủi ro chính trị thấp, một bộ quy tắc pháp luật mạnh, và tình hình tham nhũng thấp hơn, sẽ có xu hướng giảm xác suất của đàm phán lại. Cũng có bằng chứng rằng trong thời kỳ tham nhũng cao, nhiều đàm phán lại xảy ra. Thứ tư, công trình đề cập đến hiệu quả của khu vực công trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng bằng cách mua sắm công. Có một mối quan hệ rõ ràng giữa hiệu quả của khu vực công trong các dự án kết cấu hạ tầng và PPP. Để đạt được VfM, chi phí PPP phải thấp hơn chi phí của khu vực công.

Công trình nghiên cứu là căn cứ để cho tác giả của luận án tiếp tục nghiên cứu dưới góc độ pháp lý và áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị xây dựng pháp luật để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án PPP. Ngoài ra, công trình đã cung cấp cho tác giả của luận án kinh nghiệm của Bồ Đào Nha khi thực hiện PPP.

- Luận án tiến sĩ của tác giả Huỳnh Thị Thúy Giang (2012) với đề tài: “Hình thức đối tác công tư để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam”. Luận án nghiên cứu cho thấy sự tương tác chặt chẽ giữa khu vực khu vực tư nhân và nhà nước trong suốt quá trình đối tác là tuyệt đối cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn đầu mới áp dụng PPP. Sự tương tác này phải hướng đến dung hòa sự khác biệt giữa hai khu vực và quan trọng nhất là đạt được các mục tiêu khẩn cấp là vốn đầu tư và chất lượng hạ tầng. Nếu không, bất kỳ nỗ lực nào hướng tới một quan hệ đối tác công tư đều có thể thất bại. Đây là phương pháp tiếp cận phù hợp cho những nền kinh tế đang phát triển chưa sử dụng hợp đồng BOT là chính phủ cần nắm bắt chính xác các kỳ vọng của nhà đầu tư để có những điều chỉnh chính sách hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu mong đợi thông qua PPP. Luận án đã phân tích, đánh giá tình hình đầu tư tư nhân trong lĩnh vực giao thông đường bộ Việt Nam thời gian qua cho thấy hiệu quả đầu tư thấp, nhiều rào cản khiến tư nhân không thể tham gia. Công trình này chỉ nghiên cứu trong một lĩnh vực, đó là giao thông đường bộ và nghiên

cứu mối quan hệ này dưới góc độ kinh tế. Hiện nay, chính phủ Việt Nam muốn áp dụng hình thức PPP cho tất cả các dự án kết cấu hạ tầng như đường sắt, cảng biển, sân bay. Vì vậy, đây chính là hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả cho luận án của mình là nghiên cứu dưới góc độ pháp lý và mở rộng xem xét hình thức PPP ở tất cả các lĩnh vực.

- Luận án tiến sĩ của tác giả Ngô Thế Vinh (2015) với đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng hình thức đối tác công tư trong quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị”. Luận án nghiên cứu việc ứng dụng hình thức đối tác công tư trong quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân, nâng cao chất lượng quản lý công trình giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội phù hợp với các giai đoạn phát triển trong tương lai.

Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau: Tổng kết, nghiên cứu và làm rõ khái niệm hình thức đối tác công tư; hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc ứng dụng hình thức đối tác công tư trong quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị; lựa chọn, ứng dụng mô hình đối tác công tư phù hợp với công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội; đề xuất một số giải pháp nhằm ứng dụng hình thức đối tác công tư trên thực tế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thành phố Hà Nội. Luận án góp phần bổ sung phương pháp luận trong việc ứng dụng hình thức đối tác công tư vào quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị nhằm khai thác hợp lý và tối ưu vai trò của các bên liên quan trong lĩnh vực giao thông đô thị, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư trong hoạt động xây dựng. Công trình này của tác giả gắn liền với nhu cầu bức thiết hiện nay trong việc thu hút nguồn lực đầu tư, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư xây dựng công trình có ý nghĩa thực tiễn cao. Luận án đã đưa ra những giải pháp đồng bộ cho việc ứng dụng hình thức đối tác công tư trong quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị gắn liền với điều kiện thực tiễn của thành phố Hà Nội. Công trình này là tài liệu để tác giả của luận án tham khảo và nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về pháp luật đầu tư, trên cơ sở đó đề xuất hướng xây dựng pháp luật về PPP như thế nào để đảm bảo tính hiểu quả khi điều chỉnh quan hệ đầu tư theo hình thức PPP.

- Luận án tiến sĩ của tác giả Thân Thanh Sơn (2015) với đề tài: “Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức đối tác công tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam”. Về cơ sở lý luận, luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về hình thức PPP nói chung với những nghiên cứu thiên về hợp đồng BOT, lựa chọn, bổ sung một số khái niệm trong việc xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT giao thông đường bộ theo hình thức PPP. Xác định danh mục các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP phù

hợp với điều kiện chính trị - luật pháp - KTXH ở Việt Nam. Về mặt thực tiễn, luận án xác định các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam, từ đó, thực hiện phân bổ các yếu tố rủi ro đến các bên đối tác. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất kiểm soát một số yếu tố rủi ro cơ bản nhằm phát triển CSHT giao thông đường bộ ở Việt Nam. Ý nghĩa khoa học của đề tài thể hiện ở việc luận án góp phần làm rõ, bổ sung thêm lý luận về rủi ro và phân bổ rủi ro trong hình thức PPP phát triển CSHT giao thông đường bộ. Đồng thời, đề tài luận án nhận diện được danh mục các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT theo hình thức PPP phù hợp với điều kiện chính trị - luật pháp - KTXH ở Việt Nam. Đây là một trong những công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển kết cấu hạ tầng. Công trình này là một trong các nguồn tài liệu để tác giả của luận án tiếp tục nghiên cứu dưới góc độ pháp lý các quy định pháp luật hiện nay ở Việt Nam trong việc điều chỉnh phân bổ rủi ro như thế nào trong các dự án PPP.

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về pháp luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư nói chung và về hợp đồng BOT nói riêng

Ở mức độ khái quát, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu dưới đây về pháp luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư nói chung và pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT nói riêng:

- Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Hoàng Thị Ngọc Lan với đề tài “Quy định về hợp đồng BOT, BTO, BT theo pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước” bảo vệ năm 2013 tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội: luận văn đã đưa ra được khái niệm về hợp đồng BOT, phân tích những vấn đề cơ bản về pháp lý của hợp đồng BOT, phân tích được vai trò, ý nghĩa của đầu tư theo hợp đồng BOT.

- Luận văn của thạc sỹ Trần Mai Hương với đề tài “Pháp luật về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT ở Việt Nam” bảo vệ năm 2015 tại Trường Đại học Luật Hà Nội đã phân tích tổng quan một số vấn đề lý luận về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT và pháp luật đầu tư theo 03 dạng hợp đồng trên.

- Luận văn của thạc sỹ Vũ Trường Thọ với đề tài “ Hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) theo quy định của pháp luật Việt Nam” bảo vệ năm 2011 tại trường Đại học Ngoại thương đã phân tích khá sâu về khái niệm hợp đồng BOT bao gồm khái niệm trên thế giới và khái niệm tại Việt Nam, đã có những so sánh để thấy được sự khác biệt giữa hợp đồng BOT và một số loại hợp đồng tương tự, phân tích được một số ưu và nhược điểm của hợp đồng BOT cũng như phân tích pháp luật Việt Nam về hợp đồng BOT thiên về phân tích tài chính và bảo đảm đầu tư, từ đó đưa ra các giải pháp đối với nhà nước, đối với chủ đầu tư nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/02/2023