Mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân – Chi nhánh Tiền Giang - 10


tiến, hiện đại và nâng cấp để thực sự trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhân viên ngân hàng. Lựa chọn đúng công nghệ để ứng dụng trong hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh của NCB có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển các hoạt động dịch vụ, tăng quy mô vốn huy động một cách vững chắc, quyết định hiệu quả vốn đầu tư.

Để đảm bảo được việc quản lý huy động vốn đầy đủ, hệ thống công nghệ thông tin cần xây dựng hệ thống đáp ứng được việc quản lý thông tin huy động vốn trên một số phân hệ như sau: Quản lý các nguồn vốn huy động từ tiền gửi, trong đó bao gồm tiền gửi thanh toán (không kỳ hạn), tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm; Quản lý các nguồn vốn huy động từ phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn; Quản lý các nguồn vốn huy động từ đi vay, vay từ Ngân hàng Nhà nước, vay từ các định chế tài chính; Quản lý các nguồn vốn từ các nguồn khác, sử dụng các luồng tiền nhàn rỗi trong hệ thống...

Bên cạnh đó, NCB cần phải đẩy nhanh tiến độ các dự án CNTT là nền tảng để phát triển các sản phẩm huy động vốn hiện đại, cạnh tranh với các NHTM khác; Triển khai mới hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM – Customer Relationship Management) được tích hợp chặt chẽ với phân hệ CIF với khả năng mở rộng tín năng của phân hệ CIF cũng như các phân hệ tiếp thu, liên lạc và hỗ trợ khách hàng.

Về cơ chế khuyến khích trong huy động vốn


Thành lập Tổ chỉ đạo huy động vốn giai đoạn 2019 - 2020 với nhiệm vụ là xây dựng và chỉ đạo kịp thời các cơ chế, giải pháp… liên quan đến phát triển nguồn vốn của NCB.

Xây dựng cơ chế khuyến khích nội bộ, phân vùng, địa bàn hoạt động để xây dựng cơ chế thưởng huy động vốn phù hợp; xây dựng cơ chế phí, lãi suất theo hướng khuyến khích các đơn vị huy động thừa vốn…

Cơ chế khuyến khích đối với khách hàng, xây dựng chính sách khách hàng áp dụng thống nhất trong hệ thống NCB…

Chính sách chăm sóc khách hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.


Từng bước xây dựng và triển khai đề án Chiến lược quản lý quan hệ và chăm sóc khách hàng (CRM – Customer Relationship Management), bao gồm Quy trình tiếp thị, chăm sóc khách hàng; Hoàn thiện hệ thống dữ liệu khách hàng tập trung; hệ thống tiếp nhận thông tin khách hàng qua contact center, website, mạng xã hội… để gia tăng sự tương tác, gắn kết với khách hàng.

Mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân – Chi nhánh Tiền Giang - 10


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3‌


Căn cứ vào cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng về hiệu quả huy động vốn tại NCB – Chi nhánh Tiền Giang trong chương 2. Đồng thời căn cứ vào định hướng và mục tiêu phát triển của NCB – Chi nhánh Tiền Giang, trong chương 3 luận văn đã đề xuất nhóm giải pháp nhằm mở rộng huy động vốn tại chi nhánh. Ngoài ra, chương 3 tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân nhằm tạo điều kiện cho chi nhánh nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn, từ đó giúp cho chi nhánh giữ vững, ổn định và phát triển hơn nữa trong tương lai.


KẾT LUẬN‌


Với kinh nghiệm, vốn, kỹ thuật hiện đại, với mạng lưới rộng khắp trên toàn thế giới, cạnh tranh của các NH quốc tế đối với chúng ta sẽ mạnh hơn và khắc nghiệt hơn. Để thích ứng và nâng cao sức cạnh tranh mãnh liệt đó các tổ chức tín dụng trong nước cũng không ngừng phát triển và vững mạnh, hệ thống NH, tài chính trên quốc gia chúng ta không ngừng được cải tiến, đổi mới và hoạt động rộng khắp lãnh thổ. Trong đó, hoạt động của NCB Tiền Giang đang ngày càng được chú trọng và phát triển bền vững. Hiện tại, NCB Tiền Giang là một trong những Ngân hàng có mức độ HĐV cao trong các TCTD tại tỉnh Tiền Giang (đứng thứ 10/28 TCTD tại Tiền Giang về HĐV).

Qua phân tích và đánh giá hoạt động HĐV tại NCB Tiền Giang đang diễn biến khá tốt, đạt được những thành tựu to lớn trong kinh doanh mặt dù nền kinh tế trong những năm vừa qua có nhiều biến động, gây khó khăn cho hoạt động tổ chức tín dụng. Đạt được những thành tựu này chính là nhờ sự chỉ đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo cùng với sự đóng góp đáng kể của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ NH hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Trong hoạt động HĐV thì nguồn vốn huy động có sự chuyển biến tích cực, tiền gửi dân cư tăng nhanh qua các năm. Đối với bất kỳ ngân hàng nào, nguồn huy động từ tiền gửi của KH luôn là kênh quan trọng, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng vốn huy động. Dù vậy, để đảm bảo thanh khoản và bổ sung nguồn vốn phục vụ cho tăng trưởng tín dụng, NCB Tiền Giang cũng phải tìm đến một số kênh khác như vay trên liên NH hoặc phát hành giấy tờ có giá.

Bên cạnh nhưng thành tựu đạt được, NH cần tiếp tục phát huy và quan tâm nhiều đến hoạt động HĐV, để có sự tăng trưởng nhiều hơn nữa trong hoạt động kinh doanh, góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh Tiền Giang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian tới biến động của nền kinh tế sẽ khó dự đoán được, điều này đặt ra cho NH không ít thử thách, vì vậy muốn gia tăng lợi nhuận thì NH cũng phải dự đoán những rủi ro tiềm ẩn trong nó để không phải mang lại thiệt hại cho NH, góp phần thiết thực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


1. Nguyễn Đăng Dờn (2014), giáo trình “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

2. Nguyễn Đăng Dờn (2016), giáo trình “Quản trị kinh doanh ngân hành II”, nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh;

3. Đường Thị Thanh Hải (2014). “Nâng cao mở rộng huy động vốn”. Tạp chí Tài chính, số 05/2014;

4. Đoàn Thị Hồng (2017), tài liệu bài giảng “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”,

trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An;


5. Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân – Chi nhánh Tiền Giang, Báo cáo hoạt động kinh doanh từ năm 2016 đến năm 2018;

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 32/2016/TT-NHNN ngày 26/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 14/2017/TT-NHNN ngày 29/09/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng;

8. Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân, Quyết định số 12/2017/QĐ-NCB ngày 12/01/2017 quy định về lãi suất trên toàn hệ thống Ngân hàng Quốc Dân;

9. Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân, Quyết định số 08.01.2018 Điều chỉnh về lãi suất Ngân hàng Quốc Dân ngày 08/01/2018;

10. Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân, Quyết định số 02/2019/QĐ-NCB ngày 02.01.2019 Về việc điều chỉnh lãi suất kỳ hạn trên 06 tháng đối với hệ thống Ngân hàng Quốc Dân ngày 01/01/2019;


11. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010;

12. Quốc hội (2012), Luật bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 ngày 18/6/2012;


13. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 15/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về hạn mức trả tiền bảo hiểm;

14. Nguyễn Hồng Yến & Vũ Thị Kim Thanh (2017), “Nâng cao mở rộng huy động vốn của các ngân hàng thương mại”. Tạp chí Tài chính, 2017.

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 06/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí