Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc truy cứu TNHS đối với các hành vi xâm phạm quyền SHTT, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trong tội xâm phạm quyền SHCN - Điều 171 BLHS năm 1999 “là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ …”.
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 13 Luật SHTT năm 2005, hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý được hiểu là ―là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý‖. Với định nghĩa này có thể thấy rằng “hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý” là hàng hóa có yếu tố giả mạo “bên ngoài” (giả mạo về hình thức); không đề cập đến yếu tố “bên trong” (giả mạo về nội dung) như chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, giá trị sử dụng…
Như vậy, phạm vi đối tượng mà hành vi khách quan tác động tới trong tội xâm phạm quyền SHCN (nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý) rất hạn chế so với các đối tượng của quyền SHCN theo pháp luật chuyên ngành. Hiện nay, hành vi xâm phạm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trích mạch tích hợp bán dẫn, tên thương mại, bí mật kinh doanh chỉ có thể coi là vi phạm pháp luật khác mà không phải tội phạm, dù mức độ xâm phạm đến đâu.18
*Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm:
- Đối với Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan: hành vi khách quan của tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm hai dạng hành vi trái pháp luật sau đây:
+ Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình. Đây là hành vi tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử;
+ Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình. Theo giải thích về quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy
18 Phạm vi đối tượng mà hành vi khách quan của tội phạm tác động tác động tới được quy định như vậy là sự kế thừa quy định từ BLHS năm 1999 với những lý giải đã được tác giả trình bày tại mục 3.1.4 về quy định TNHS đối với các tội xâm phạm SHTT theo BLHS năm 1999.
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật SHTT năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan, “phân phối” được hiểu một cách gián tiếp là “bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm”.
Có thể bạn quan tâm!
- Yêu Cầu Thể Chế Hóa Chủ Trương, Đường Lối Của Đảng, Chính Sách Pháp Luật Của Nhà Nước
- Quy Định Của Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Về Các Tội Xâm Phạm Sở Hữu Trí Tuệ
- Phạm Tội Thuộc Một Trong Các Trường Hợp Sau Đây, Thì Bị Phạt Tiền Từ Bốn Trăm Triệu Đồng Đến Một Tỷ Đồng Hoặc Phạt Tù Từ Sáu Tháng Đến Ba
- Hình Phạt Quy Định Đối Với Các Tội Xâm Phạm Sở Hữu Trí Tuệ
- Quy định của pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ
- Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ theo pháp luật hình sự Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
So sánh với Luật SHTT năm 2005, các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được quy định là hành vi khách quan của tội phạm chiếm một tỷ lệ rất khiếm tốn (02 trong tổng số: 16 dạng hành vi vi phạm quyền tác giả (theo Điều 28 Luật SHTT) và 10 dạng hành vi xâm phạm quyền liên quan (theo Điều 35 Luật SHTT) được quy định là tội phạm trong BLHS năm 2015). Điều này phản ánh phần nào quan điểm truy cứu TNHS không phải là biện pháp chủ đạo cho xử lý các vi phạm SHTT, mà chủ yếu là biện pháp dân sự, hành chính.
- Đối với Tội xâm phạm quyền SHCN: hành vi khách quan của tội phạm là hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Xét về kỹ thuật lập pháp, BLHS không mô tả dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm mà chỉ nhắc lại hành vi trong tên điều luật kèm theo mô tả đặc trưng của đối tượng bị hành vi tác động tới. Trong khi đó, Điều 225 Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, hành vi khách quan được mô tả rõ ràng và sát với các hành vi xâm phạm được giải thích trong pháp luật chuyên ngành; và đặc biệt, không phải tất cả hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong Luật SHTT đều được coi là hành vi khách quan của tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong Điều 225 BLHS. Đây không chỉ phản ánh sự không thống nhất về kỹ thuật lập pháp
mà còn đặt ra vấn đề hành vi xâm phạm quyền SHCN theo Luật SHTT là hành vi “sử dụng…” – có nội hàm rộng19. Nội hàm hành vi khách quan của Tội xâm phạm
19 Những dạng cụ thể của hành vi xâm phạm này lại được quy định tại Điều 129 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009:
- Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
+ Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
+ Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
quyền SHCN trong BLHS hiện hành có trùng hoàn toàn với tất cả các hành vi xâm phạm quyền SHCN được quy định trong Luật SHTT hay không cần được làm rõ.
Hành vi khách quan của tội phạm còn phải có đặc điểm: tác động lên đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý, có nghĩa biểu hiện xâm phạm nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó phải thực tế đã gắn trên một thành phẩm hàng hóa giả mạo hoặc là một phần của quá trình sản xuất hàng hóa giả mạo đó, ví dụ: in/dán/dập/đúc… lên sản phẩm, bao bì sản phẩm “dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho hàng hóa cùng loại hoặc tương tự sản phẩm đó” (gọi tắt là dấu hiệu xâm phạm quyền); hoặc làm ra các sản phẩm, bộ phận sản phẩm có mang dấu hiệu xâm phạm quyền; tiến hành hoạt động buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm, bộ phận sản phẩm có mang dấu hiệu xâm phạm quyền nhằm bán lại…. Một hành vi xâm phạm sẽ không phải là hành vi khách quan của các tội xâm phạm SHTT nếu không có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý.
*Các dấu hiệu: hậu quả thiệt hại, thu lời bất chính, trị giá hàng hóa vi phạm, quy mô thương mại:
Dấu hiệu hậu quả thiệt hại trong Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan và Tội xâm phạm quyền SHCN, ở góc độ toàn diện nhất, phải bao gồm cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần (xem Điều 204 LSHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009). Song song với thiệt hại về vật chất là các thiệt hại về tinh thần. Thiệt
+ Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
+ Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
- Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ:
+ Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
+ Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;
+ Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
+ Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hóa hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.
hại về tinh thần có thể còn nghiêm trọng hơn, tác động trực tiếp tới tinh thần của chủ sở hữu quyền. Thực tế, các thiệt hại về tinh thần rất khó để xác định. Hiện nay, việc mô tả hậu quả thiệt hại trong quy định BLHS năm 2015 được định lượng bằng vật chất (được tính giá trị bằng tiền).20
Ngoài định tội thông qua dấu hiệu hậu quả thiệt hại, BLHS năm 2015 còn quy định các dấu hiệu định tội khác trong CTTP cơ bản, ví dụ: theo quy định tại khoản 1 Điều 225 Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan21 hành vi xâm phạm bị coi là tội phạm nếu được thực hiện với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100 triệu đồng trở lên hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100 triệu đồng trở lên. Trường hợp hành vi xâm hại không hoặc chưa gây ra hậu quả thiệt hại cho
chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan thì vẫn có thể cấu thành tội phạm nếu thuộc trường hợp xâm phạm với quy mô thương mại hoặc thu lời bất chính hoặc giá trị hàng hóa vi phạm thỏa mãn định lượng luật định.
Căn cứ vào những mô tả các dấu hiệu đặc trưng thuộc mặt khách quan của các tội xâm phạm SHTT có thể thấy rằng, CTTP cơ bản của các tội xâm phạm SHTT được xây dựng dưới dạng CTTP vật chất và cả CTTP hình thức. Kỹ thuật lập pháp này phản ánh quan điểm đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm phạm SHTT khá toàn diện: mức độ “đáng kể” của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm phạm SHTT có thể đạt được bởi nhiều yếu tố không nhất thiết chỉ dựa vào hậu quả thiệt hại.
Tội xâm phạm quyền SHCN cũng có cách quy định tương tự Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; tuy nhiên, mức định lượng một số dấu hiệu cao hơn.22 Theo đó, hành vi chỉ CTTP nếu có ít nhất một trong các dấu hiệu: xâm phạm
20 Ví dụ: gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng (thuộc CTTP cơ bản tại khoản 1 Điều 225); gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng (thuộc CTTP cơ bản – khoản 1 Điều 226).
21 Khoản 1 Điều 225 BLHS năm 2015 quy định: ―Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến
dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm‖.
22 Hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam chỉ bị coi là tội phạm nếu được thực hiện với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở
trên quy mô thương mại; thu một lượng lời bất chính nhất định hoặc gây hậu thiệt hại tài sản đủ mức định lượng cho chủ thể quyền. Trong số ba dấu hiệu này, dấu hiệu xâm phạm với “quy mô thương mại” là dấu hiệu định tính và không dễ để thống nhất nhận thức cũng như áp dụng. Quy định của BLHS năm 1999 và BLHS hiện hành đều chưa giải thích rõ dấu hiệu này. Thông tư Liên tịch số01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP, ngày 29/02/2008 hướng dẫn việctruy cứu TNHS đối với các hành vi xâm phạm quyền SHTT là một trong số rất ítvăn bản giải thích quy định của BLHS về các tội xâm phạm SHTT. “Quy mô và mục đích thương mại” nhằm giải thích cho dấu hiệu định tính gây hậu quả nghiêmtrọng/rất nghiêm trọng/đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của BLHS năm 1999.Việc đưa ra dấu hiệu này cũng không kèm theo định nghĩa hay hướng dẫn cách xácđịnh nó. Pháp luật chuyên ngành SHTT cũng chưa có quy định giải thích thuật ngữnày. Xây dựng một định nghĩa hay giải thích cụ thể khái niệm này cũng là một vấnđề không đơn giản đối với các nhà xây dựng và giải thích pháp luật.
*Các dấu hiệu thuộc về chủ thể là cá nhân người phạm tội và lỗi của họ:
Gắn với quy định của BLHS năm 2015, dấu hiệu thuộc về cá nhân người phạm tội và lỗi của họ được cụ thể như sau:
Thứ nhất, điều kiện để một cá nhân có thể phải chịu TNHS về các tội xâm phạm SHTT là tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, chủ thể: Một là, có độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên (theo quy định tại Điều 12 BLHS); hai là, không thuộc vào tình trạng không có năng lực TNHS. Tình trạng không có năng lực TNHS là tình trạng khi thực hiện hành vi xâm phạm SHTT, chủ thể đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình (xem Điều 21 BLHS).
Thứ hai, dấu hiệu lỗi trong các tội xâm phạm SHTT theo quy định của BLHS hiện hành đều là lỗi cố ý, đòi hỏi thái độ tâm lý chủ quan của người phạm tội phải thỏa mãn các dấu hiệu: người phạm tội nhận thức được hành vi của mình gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ SHTT, thấy trước được hậu quả thiệt hai cho chủ thể quyền SHTT và họ mong muốn hoặc bỏ mặt cho hậu quả đó xảy ra
lên hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên.
(xem Điều 10 BLHS). Trường hợp người phạm tội không có lỗi đối với biểu hiện xâm phạm hoặc có lỗi vô ý thì hành vi không CTTP.
*Dấu hiệu thuộc về điều kiện chịu TNHS của pháp nhân thương mại:
Khái niệm pháp nhân thương mại được xác định dựa trên quy định của Bộ luật dân sự hiện hành (Điều 74 và Điều 75)23. Các quy định về TNHS đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Phần chung (Chương XI BLHS năm 2015) và các Điều luật về tội cụ thể trong Phần các tội phạm. TNHS của pháp nhân thương mại được quy định với tất cả các Tội thuộc nhóm xâm phạm SHTT (Điều 76 BLHS năm 2015).
Để xác định một pháp nhân thương mại có phải chịu TNHS về tội xâm phạm SHTT (chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS) hay không cần phải dựa trên điều kiện tại khoản 1 Điều 75 BLHS năm 2015:
Một là, hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại. Điều kiện này đòi hỏi giữa người thực hiện hành vi phạm tội và pháp nhân thương mại phải có mối quan hệ đặc biệt. Để đảm bảo tính nhân danh đòi hỏi người thực hiện tội phạm phải là người lãnh đạo hoặc thuộc cơ quan lãnh đạo của tổ chức, có quyền quyết định hoạt động của tổ chức. Họ có thể trực tiếp thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện. [36, tr.247 – 248] Vì vậy, họ có thể là người đại diện (theo pháp luật của pháp nhân) hoặc người có trách nhiệm (họp bàn đưa ra các quyết định…) hoặc người được giao thực hiện nhiệm vụ nhất định, qua đó, họ có tư cách nhân danh pháp nhân tiến hành các hoạt động.
Hai là, hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại. Điều kiện này được hiểu rằng hành vi phạm tội nhân danh pháp nhân thương mại phải có lợi hoặc nhằm có lợi cho pháp nhân thương mại. “Qua đó, pháp nhân thương mại có thể nhận hoặc giữ lại được lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần hoặc lợi thế nhất định” [35, tr.87 – 88]. Những hành vi phạm tội vì lợi ích cá nhân hoặc nhóm cá nhân thuộc pháp nhân thương mại không phải là cơ sở để truy cứu TNHS của pháp nhân thương mại.
23 Một tổ chức có tư cách pháp nhân khi có đủ điều kiện: Được thành lập theo quy định Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan; có cơ cấu tổ chức theo quy định Điều 83 Bộ luật dân sự; có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh mình tham gia quan hệ một cách độc lập (Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015). Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên (Điều 75 Bộ luật dân sự năm 2015)
Ba là, hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại. Người đại diện theo pháp luật hoặc người có trách nhiệm trong pháp nhân đưa ra các chủ trương, chính sách, các quy định cụ thể, những mệnh lệnh, quyết định sai trái hoặc sự thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát để người được giao nhiệm vụ thực hiện hành vi phạm tội. [37, tr.345 – 346]
Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ TNHS của cá nhân. Quy định TNHS đối với pháp nhân thương mại bước đầu được giới hạn trong phạm vi nhất định đối với một số tội, trên cơ sở đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm và tính phổ biến của những hành vi vi phạm xảy ra trong thực tiễn. BLHS năm 2015 đã dành Điều 76 để liệt kê những tội phạm mà pháp nhân thương mại sẽ phải chịu TNHS, tập trung vào một số tội thuộc ba chương: các tội xâm phạm trật tự quan lý kinh tế, các tội phạm về môi trường và các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Trong đó, tất cả Điều luật quy định về các tội xâm phạm SHTT đều thuộc phạm vi truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại (Điều 225, Điều 226 BLHS năm 2015). Có thể thấy, SHTT là một trong những lĩnh vực tiềm năng mà pháp nhân thương mại hướng hoạt động tới, đồng thời cũng cho thấy rằng quan điểm xử lý của Nhà nước đối với chủ thể này là nghiêm khắc.
Đánh giá trong sự đối chiếu với quy định dành cho thể nhân phạm tội, mức định lượng các dấu hiệu pháp lý của tội phạm để truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại phạm tội là cao hơn.24 Sự khác biệt này là cần thiết để phản ánh đúng quy mô, mức độ nguy hiểm cho xã hội đối với trường hợp truy cứu TNHS của pháp nhân thương mại. Thay vì một hoặc một nhóm cá nhân gây thiệt hại cho xã hội thì pháp nhân là một thực thể pháp lý có tổ chức, có thiết chế, nguồn lực hoạt động vì
mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận (kể cả đó là lợi nhuận bất chính) thông qua việc thực hiện hành vi phạm tội.
Chính sách pháp luật hình sự đối với pháp nhân thương mại về các tội xâm phạm SHTT còn thể hiện tính nghiêm khắc thông qua việc quy định: trường hợp dấu hiệu pháp lý thông thường có mức định lượng thấp hơn mức tối thiểu của
24 Ví dụ: trong tội xâm phạm quyền SHCN, mức thu lời bất chính để truy cứu TNHS của cá nhân phạm tội là từ 100.000.000 đồng trở lên, đối với pháp nhân thương mại phạm tội là từ 200.000.000 đồng trở lên; mức thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý để truy cứu TNHS của cá nhân phạm tội là từ 200.000.000 đồng, đối với pháp nhân thương mại thương mại phạm tội là từ 300.000.000 đồng
trường hợp bình thường để CTTP nhưng―đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này… hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm‖ thì cũng bị coi là tội phạm25. Dấu hiệu này chỉ được quy định cho pháp nhân thương mại phạm tội mà không quy định cho cá nhân phạm tội. Vì vậy, phạm vi truy cứu TNHS dựa trên các dấu hiệu luật định đối với pháp nhân thương mại tội là rộng hơn so với cá nhân phạm tội.
3.1.4.3. Các dấu hiệu định khung tăng nặng của các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ
Các dấu hiệu định khung tăng nặng trong tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan và tội xâm phạm quyền SHCN tương tự nhau bao gồm các tình tiết cụ thể sau:
- Phạm tội có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 2 Điều 17 BLHS 2015). Trong đồng phạm với hình thức phạm tội có tổ chức, giữa những người vừa đồng phạm có sự liên kết chặt chẽ với nhau vừa có sự phân chia vai trò, phân công nhiệm vụ tương đối rõ rệt, cụ thể. Do đó, phạm tội có tổ chức có nhiều khả năng cho phép phạm tội nhiều lần, gây ra hậu quả lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn. Các biểu hiện cụ thể của phạm tôi có tổ chức được giải thích trong Nghị quyết 02-HĐTP/NQ ngày 16/11/1988 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao - Về việc hướng dẫn bổ sung nghị quyết số 02-HĐTP ngày 05/01/1986, chẳng hạn: những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo kế hoạch thống nhất trước (như nhiều lần in sao sách lậu, gắn nhãn hiệu giả mạo vào hàng hóa theo các công đoạn, trình tự đã bàn bạc trước); hoặc hình thành các đường dây, các tổ chức tội phạm có người cầm đầu (như tạo nên một đường dây, tổ chức chuyên in băng đĩa nhạc lậu; in ấn chỉ dẫn địa lý giả mạo lên hàng hóa đem bán…).
- Phạm tội 02 lần trở lên: được hiểu là đã có từ 02 lần phạm tội trở lên mà mỗi lần phạm tội có đủ yếu tố CTTP quy định tại điều luật tương ứng, đồng thời trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu TNHS và chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS.
25 Ví dụ: trong tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tại điểm a khoản 4 Điều 226 BLHS có quy định:
―Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này … thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.‖