Sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản theo pháp luật ở Việt Nam - 15

KẾT LUẬN


Quyền tài sản là một loại tài sản có vai trò đặc biệt quan trọng và chiếm tỉ trọng rất lớn trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Ngày nay, giá trị của quyền tài sản được đánh giá lớn hơn rất nhiều lần so với giá trị của các tài sản hữu hình khác. Các quyền tài sản ngày càng được khai thác nhiều hơn và phát huy giá trị một cách tối đa để phục vụ cho nền kinh tế. Do khoa học kỹ thuật và kinh tế ngày càng phát triển, trên thế giới lại xuất hiện thêm nhiều loại quyền tài sản mới rất cần được pháp luật ghi nhận và bảo hộ.

Quyền tài sản là một loại tài sản cơ bản được thừa nhận trong các hệ thống pháp luật trên thế giới tuy nhiên quan niệm về quyền tài sản ở mỗi hệ thống pháp luật lại có sự khác biệt nhất định. Trong khoa học pháp lý ở Việt Nam hiện nay, khái niệm quyền tài sản, sự phân loại và bản chất của quyền tài sản vẫn là vấn đề được các luật gia thảo luận sôi nổi. BLDS 2005 là một đạo luật cơ bản quy định về tài sản trong đó có quyền tài sản lại chưa đưa ra được khái niệm quyền tài sản một cách chính xác. Pháp luật dân sự cũng chưa có sự phân loại quyền tài sản một cách rõ ràng, chưa nhận thức được hết bản chất của từng loại quyền tài sản cũng như chưa ghi nhận đầy đủ các loại quyền tài sản vào trong luật. Chính vì vậy nhu cầu sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật quy định về tài sản nói chung và quyền tài sản nói riêng đang được đặt ra rất bức thiết.

Với tư cách là một tài sản, quyền tài sản có thể là đối tượng thuộc sở hữu chung của vợ, chồng. Các căn cứ phát sinh quyền tài sản thuộc sở hữu chung của vợ, chồng cũng tương tự với các căn cứ phát sinh tài sản thông thường tuy nhiên có một số quyền mang tính chất tài sản nhưng lại gắn với nhân thân thì không thể được coi là tài sản chung của vợ chồng mà tài sản thu được từ việc khai thác các quyền đó mới có thể là tài sản chung của vợ chồng. Do tính chất vô hình nên việc vợ, chồng thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với quyền tài sản thuộc sở hữu chung có nhiều điểm khác biệt so với các tài sản hữu hình khác. Tuy nhiên các quy định của pháp luật về việc thực hiện các quyền năng trên của vợ,

chồng đối với quyền tài sản thuộc sở hữu chung vẫn chưa rõ ràng, dẫn đến nhiều bất cập trên thực tế áp dụng. Trong pháp luật dân sự hiện hành mặc dù đã có quy định về khả năng khai thác quyền tài sản trong các trường hợp như cầm cố, thế chấp nhưng lại chưa có cơ chế cụ thể để chủ sở hữu quyền tài sản có thể thực hiện các quyền năng đó. Do hạn chế về quy định của pháp luật về quyền tài sản và việc thực hiện quyền sở hữu của vợ, chồng đối với quyền tài sản mà các chủ thể chưa khai thác được tối đa quyền tài sản của mình.

Từ việc phân tích những hạn chế của pháp luật hiện hành về quyền tài sản nói chung và sở hữu chung của vợ chồng nói riêng đối với quyền tài sản, tác giả đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật đó là: xây dựng lại một cách chính xác khái niệm tài sản và quyền tài sản; ghi nhận đầy đủ và đúng bản chất các loại quyền tài sản và đưa ra chế độ pháp lý phù hợp đối với từng loại quyền tài sản đó; quy định cụ thể trình tự, thủ tục cầm cố, thế chấp quyền tài sản nói chung và quyền tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng nói riêng ; cần có quy định rõ ràng để đảm bảo khả năng thực hiện quyền sở hữu của vợ chồng đối với một số quyền tài sản đặc biệt và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là cần ghi nhận nguyên tắc tôn trọng và đảm bảo quyền tự định đoạt của vợ chồng về tài sản, quyền tự do thỏa thuận của vợ chồng trong việc lựa chọn chế độ tài sản phù hợp miễn là không trái với đạo đức xã hội và đảm bảo thực hiện tốt các chức năng của gia đình và duy trì được ý nghĩa tốt đẹp của gia đình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Hồng Anh, “Phần vốn góp trong công ty có tư cách pháp nhân – tiếp cận từ góc độ luật tài sản” http://www.facebook.com/note.php?note_id=91920732258

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

2. Bộ Tư pháp – Viện khoa học pháp lý - PGS. TS Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2008), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2005 tập 1, 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

Sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản theo pháp luật ở Việt Nam - 15

4. Chính phủ (2002), Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 quy định việc áp dụng Luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Cừ (chủ biên) (2008), Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Cừ (2008), Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

7. Ngô Huy Cương (2006), Bài giảng Luật tài sản dùng cho cao học, Hà Nội


8. Ngô Huy Cương (2003), “Tổng quan về Luật tài sản”, Tạp chí Kinh tế - Luật, http://www.vnu.edu.vn

9. Ngô Huy Cương (2008), “Nghĩa vụ dân sự và quan niệm nghĩa vụ dân sự ở Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, 5(121), tr. 17 – 26.

10. Ngô Huy Cương (2008), “Nguồn gốc nghĩa vụ và phân loại nghĩa vụ”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, 8(124), tr. 05- 14.

11. Ngô Huy Cương (2010), “Ý tưởng về chế định quyền hưởng dụng trong Bộ luật Dân sự tương lai của Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số

chuyên đề về sửa đổi BLDS phần liên quan đến quyền sở hữu tài sản và hợp đồng, tr. 19 – 26.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội

15. Nguyễn Ngọc Điện (2001), “Một số vấn đề về quyền tài sản và hướng hoàn thiện” - (Tham luận - Hội thảo Cần Thơ ngày 14/6/2001)

16. Nguyễn Ngọc Điện (2005), “Cần xây dựng lại khái niệm "Quyền tài sản" trong Luật dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (3), tr. 16 – 21.

17. Nguyễn Ngọc Điện (2010), “Lợi ích của việc xây dựng chế định vật quyền đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật tài sản”– Tạp chí Dân chủ và pháp luật số chuyên đề về sửa đổi BLDS phần liên quan đến quyền sở hữu tài sản và hợp đồng, tr. 38 – 45.

18. Nguyễn Ngọc Điện (2000), Bình luận khoa học về tài sản trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

19. Nguyễn Ngọc Điện (2010), “Chế định vật quyền: cơ sở lý luận và khả năng vận dụng vào luật Việt Nam” – Kỷ yếu toạ đàm “Một số vấn đề về cấu trúc bộ luật dân sự và vật quyền”.

20. Đoàn Thị Phương Diệp (2008), “Nguyên tắc suy đoán tài sản chung trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và Luật Dân sự Pháp”, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/11/10/1932/

21. Nguyễn Hồng Hải (2008), “Khái quát tài sản của vợ chồng trong pháp luật hôn nhân và gia đình của một số nước trên thế giới”, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/10/08/1791-2/

22. Nguyễn Hồng Hải (2003), “Bàn thêm về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành”, Tạp chí luật học, (5).

23. Hà Thị Mai Hiên (2010), Tài sản và quyền sở hữu của công dân ở Việt Nam,

NXB CAND, Hà Nội.


24. Bùi Minh Hồng, "Quan hệ về tài sản của vợ chồng trong hoạt động hợp tác sản xuất, kinh doanh theo pháp luật của cộng hòa Pháp", http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/10/07/1786-2/

25. Bùi Minh Hồng, “Chế độ tài sản theo thoả thuận của vợ chồng liên hệ từ pháp luật nước ngoài đến pháp luật Việt Nam” http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/01/05/4322-2/

26. Bùi Minh Hồng, “Chế độ tài sản theo thoả thuận trong pháp luật Cộng hoà Pháp và pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (11), tr. 18 – 25.

27. Nguyễn Thị Lan, “Một số ý kiến về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng”, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/01/06/2531/

28. Nguyễn Phương Lan (2002), "Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân", Tạp chí luật học, (22).

29. C.Mác, Ph.Anghen (1976), Tuyên ngôn Đảng cộng sản, NXB Sự thật, Hà Nội.

30. Vũ Văn Mẫu (1963), Việt Nam dân luật lược khảo - Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước - In lần thứ nhất, Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn.

31. Trần Quang Minh, “Bảo đảm nghĩa vụ bằng tiền vay của vợ, chồng”, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/05/23/675/

32. Lê Mỹ, “Chưa thể công nhận tài sản ảo trong game online”, http://tintuc.xalo.vn/00184356032/Chua_the_cong_nhan_tai_san_ao_trong_game_online.html

33. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

34. Phạm Duy Nghĩa (2002), “Quyền tài sản trong cải cách kinh tế : quan niệm,

một vài bài học nước ngoài và kiến nghị” - Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (11), tr. 42 – 51.

35. Nhà pháp luật Việt - Pháp (2005), Bộ luật dân sự Pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

36. Nguyễn Minh Oanh (2009), “Các loại tài sản trong luật dân sự Việt Nam” –

Tạp chí Luật học, (1), tr. 14 – 24.


37. Trần Thị Mai Phước (2004), “Vấn đề xác định và đăng ký tài sản của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000” - Tạp chí khoa học pháp lý, (1).

38. Nguyễn Văn Phương (2002), Sổ tiết kiệm: tài sản chung hay tài sản riêng”,

Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (1).


39. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội


40. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội


41. Quốc hội (1959), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.


42. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.


43. Quốc hội (1986), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.


44. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.


45. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội

46. Quốc hội (2000), Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình

47. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.


48. Nguyễn Quang Quýnh (1972), Dân luật, Nxb Lửa Thiêng, Sài gòn.


49. Phùng Trung Tập (2006), “Quyền tài sản: Đặc điểm và các loại quyền tài sản” – Đề tài NCKH cấp trường “Tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” – Đại học Luật Hà Nội.

50. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

51. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp (2001), Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-TANDTC-VKS-BTP ngày 3/01/2001 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

52. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2005), Báo cáo rút kinh nghiệm giải quyết án dân sự, hôn nhân và gia đình do Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm và phúc thẩm năm 2005, Hà Nội.

53. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Báo cáo tổng kết công tác năm 2004 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2005 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội

54. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tổng kết công tác năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2006 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.

55. Tòa án nhân dân tối cao (2007), Báo cáo tổng kết công tác năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2007 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.

56. Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết công tác năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2008 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.

57. Tổng thuật nội dung các chuyên đề nghiên cứu – Đề tài NCKH cấp trường “Tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” – Đại học Luật Hà Nội, tr. 5- 24.

58. Đoàn Văn Trường (2006), “Những tiêu chí để nhận dạng một tài sản vô hình” – Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (339), tr. 51.

59. Đinh Trung Tụng (chủ biên) (2005), Bình luận những nội dung mới của Bộ luật Dân sự 2005, NXB Tư pháp, Hà nội.

60. Nguyễn Văn Tuyến (2005), Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam – NXB Tư pháp, Hà nội.

61. Nguyễn Thị Hồng Vân, “Quyền được mua căn hộ tái định cư giá ưu đãi có là quyền tài sản?”, http://www.vinabiz.vn/KnowLedge/66/

62. Nguyễn Thị Thu Vân (2009), “Từ tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến, suy nghĩ về quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số chuyên đề về sửa đổi BLDS phần liên quan đến quyền sở hữu tài sản và hợp đồng, tr. 95 – 103.

63. Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa và Nxb Tư pháp, Hà Nội.

64. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng


65. Viện sử học Việt Nam (1991), Quốc triều hình luật, NXB Khoa học pháp lý.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 01/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí